Các bác chọn cho mình một cái nhé
Phong tục cưới lạ ở các nước
Chợ chồng ở Ấn Độ
Ở Ấn Độ, khi con gái đi lấy chồng phải mang theo nhiều tiền bạc, đồ dùng để làm của hồi môn. Trước kia của hồi môn là xe bò, đồ cổ; ngày nay là xe hơi nhỏ, tivi, tủ lạnh, xe máy. Vì hồi môn là quy định bắt buộc, do đó đã xảy ra nhiều bi kịch trong cuộc sống. Hàng năm không ít phụ nữ trở thành vật hy sinh, vì sau khi cưới rồi, nhà trai vẫn tiếp tục đòi của hồi môn. Và nếu nhà gái không trả đủ, nhà trai sẽ hành hạ con dâu cho tới khi đòi đủ của hồi môn mới thôi. Cũng vì món nợ hồi môn mà nhiều cô gái khi về nhà mẹ đẻ không muốn trở lại nhà chồng nữa. Song bố mẹ đẻ lại tìm hết cách khuyên con gái trở lại nhà chồng. Dù cho cha mẹ rất thương con nhưng vẫn phải hành động như vậy, vì tục lệ nhà nào có con gái lấy chồng bỏ về thì các em gái của cô sẽ không ai lấy nữa. Mặt khác, khi cô dâu quay lại nhà chồng sẽ bị ngược đãi: nhẹ thì bị nhà chồng khinh ghét, đánh đập; nặng thì bị thiêu sống.
Tục lệ "hồi môn" đã làm nhiều cô gái con nhà nghèo rất khó lấy chồng, nên ở một số vùng Ấn Độ hiện nay, cha mẹ các cô gái nghèo rất lo lắng về việc cưới xin của con. Vì hồi môn quá đắt, nên một số nhà gái thuê người "cướp" con trai về làm rể: vì thế xuất hiện "chợ chồng". Hiện nay "chợ chồng" vẫn tồn tại ở nhiều vùng nông thôn Ấn Độ. Đó là loại chợ đặc biệt nhất thế giới.
Hàng năm, vào tháng bảy, "chợ chồng" mở cửa. Trong chợ dựng nhiều phên ngăn, các chàng "đợi giá để bán". Họ ngồi lặng lẽ phía sau tấm màn che trong các phên ngăn ấy, trên lưng chàng trai có đề giá bán. Các cô gái không thể tự mình tới chọn mua chồng được, mà phải nhờ một số người am hiểu nguồn gốc gia đình, trình độ văn hoá, tính tình, nếp sống... của các vị "chồng" đem bán đó.
Nhà gái chỉ quan tâm nhiều về giá cả, ít để ý đến chàng rể tương lai trẻ hay già, xấu hay đẹp. Mấy năm gần đây, giá một vị "chồng" ở Ấn Độ từ 200 đến 1.200 bảng Anh.
Sau khi giá cả đã xong xuôi, người môi giới có thể nhận một số tiền hoa hồng của nhà gái. Cuối cùng phía trai gái cùng người môi giới đưa nhau tới "Phansicơ" - người nắm vững lý lịch các dòng họ. Nếu xét thấy đôi trai gái còn có mối quan hệ dòng máu trong sáu đời thì "Phansicơ" sẽ cắt đứt, ngược lại, "Phansicơ" sẽ cấp cho một tờ "hôn thú". Tờ "hôn thú" này được viết trên lá cọ và có ký tên chứng thực. Sau khi nhận được tờ "hôn thú", nhà gái phải biếu "Phansicơ" một số tiền và mọi việc được coi là hợp pháp.
Đám cưới trên mặt nước ở Trung Quốc
Ở một số vùng của Trung Quốc có phong tục rất thú vị là: tổ chức đám cưới trên mặt nước, với những nhà thuyền lộng lẫy trên sông. Người dân trên dòng sông Long, thuộc thị trấn Hà Trì, Quảng Tây, Trung Quốc trong ngày lễ cưới, trước lúc đón dâu, cô dâu hát những bài ca "than vãn" tỏ ý lưu luyến gia đình cha mẹ đẻ và cuộc sống hạnh phúc thời con gái của mình. Đôi khi còn hát những bài hát với nội dung bộc lộ sự bất bình của người đời.
Ngày cưới được tổ chức tưng bừng náo nhiệt, nhà trai đem một chiếc thuyền nhỏ, kết hoa chăng đèn rực rỡ, trên thuyền có bà mối, các "ca sĩ" cùng nhiều lễ vật đưa đến nhà gái, bạn bè nhà gái cùng các "ca sĩ" đi cùng cô dâu ra mũi thuyền để đón. Bên nhà trai hát trước, sau đó nhà gái hát tiếp lời; hai bên hát đối đáp nhau. Nếu nhà trai hát đối lại trôi chảy thì lễ cưới thuận lợi. Nếu hát lúng túng nhà gái sẽ dùng sào tre đẩy thuyền nhà trai ra xa. Nếu nhà trai hát đối đáp hay và trôi chảy thì hai thuyền sẽ áp lại gần nhau. Tiếp đó, nhà trai cho người chuyển lễ vật sang thuyền nhà gái và gửi tặng "phong bao" cho từng người trên thuyền nhà gái. Khi nhà trai đưa cô dâu sang thuyền nhà mình, cô dâu khóc lóc, bịn rịn, dùng dằng nấn ná. Lúc này nhà gái "hát" để mắng người làm mối, cô dâu mới bước sang thuyền kia. Lúc này chú rể đưa cô dâu một chiếc kéo. Cô dâu dùng kéo cắt các dải lụa buộc trên thuyền nhà trai cho bằng các đầu với nhau, việc làm đó tượng trưng cô dâu sẽ là người thu xếp, lo liệu mọi việc nhà chồng thật chu đáo, êm đẹp.
Bán đấu giá cô dâu ở Philippines
Ở đảo Palaoan (Philippines) có tộc người Miêu. Phong tục hôn thú ở đây khá kỳ lạ. Họ coi con gái như một món hàng đem bán; không hơn không kém và chi tiêu đàng hoàng. Ai trả giá cao hơn thì chiếm được cô gái. Cũng không phải chỉ có các cô gái "khuê các" mới được như vậy, chỉ cần cô gái không đến nỗi quá xấu là đều có giá. Hôn nhân của người đàn bà Miêu không chỉ có một lần, mà có thể tái giá. Thậm chí, người đàn bà có thể tái giá nhiều lần mà vẫn có giá. Ngay cả với những người đàn bà lấy chồng muộn, cơ sở hôn nhân của họ vẫn luôn lỏng lẻo. Là người chồng, anh ta luôn phải đối phó với kẻ thứ ba. Chỉ cần người thứ ba chồng một món tiền cao hơn mà anh chồng thực sự không thể tố cao hơn được là người vợ bị người thứ ba mang đi. Do vậy, không thể nói cô gái Miêu là vợ vĩnh viễn của một người đàn ông nào. Trừ phi, cô gái xấu đến mức không ai thèm ngó ngàng đến hoặc là vợ của một đại phú ông luôn luôn "trên tiền" người khác. Điều trớ trêu là khi vợ bị kẻ thứ ba kéo đi anh chồng cũng không có gì để biện hộ cả. Anh phải giữ phong thái của người quân tử.
Tục lệ này có lợi cho những gia đình có nhiều con gái, gọi là những cây tiền. Cành nhiều người đến chồng tiền có nghĩa là giá trị của cô gái càng cao; khi con gái được qua tay nhiều ông chồng, gia đình lại càng vinh dự.
Đua lạc đà trong lễ cưới ở Ba Tư
Người Aiji ở vịnh Ba Tư có phong tục tổ chức đua lạc đà trong ngày cưới. Đúng vào ngày cưới, một đội hình gồm các chàng trai khôi ngô, khoẻ mạnh cưỡi lạc đà từ các ngả tới đường đua. Mọi người già trẻ gái trai, quần áo dân tộc sặc sỡ, hân hoan chờ đợi cuộc đua. Điểm xuất phát cách nhà chú rể 20 km, đích là cổng nhà chú rể. Đoàn lạc đà dàn hàng chờ đợi. Khi tiếng trống lệnh vang lên, đoàn lạc đà lao vút vào đống cát như tên bắn, tốc độ có thể tới 60 km/giờ. Người nào đến nhà chú rể trước tiên là thắng cuộc. Mọi người đứng hai bên đường hò reo, rồi tụ tập trước cổng nhà chú rể nhẩy múa hoan nghênh người thắng cuộc. Tiếp đó vẩy rượu thơm, tung hoa đỏ và nhấc bổng người thắng cuộc tung lên cao. Sau cuộc đua, nhà chú rể thường đem một món tiền khoảng 1.000 hoặc 2.000 đồng Arab để tặng người thắng cuộc.
Cưới hai lần ở Kuwait
Kuwait có tục lệ thanh niên phải cưới hai lần. Không phải cưới hai vợ trong đời, mà hai lần nhưng vẫn chỉ với một cô dâu mà thôi. Thông thường chú rể là người trong họ. Việc cưới xin do mối lái (Hataba) quán xuyến vì trước khi cưới, trai gái không được gặp nhau.
Khi bố mẹ nhà trai đã đồng ý cô gái, thì bắt đầu chuẩn bị lễ vật, đồng thời cũng chuẩn bị thêm một túi tiền để đảm bảo cho vợ chồng mới cưới đủ sống một cuộc sống trong một thời gian dài.
Hôn lễ cử hành ở nhà gái. Họ hàng, bạn bè, xóm giềng nhà trai đều được mời. Mọi người đều mặc quần áo đẹp, trò chuyện vui vẻ. Cô dâu được dắt tới trước mặt chú rể. Khi chỉ còn hai người, chú rể liền nâng tấm khăn che mặt của cô dâu ra và ném xuống dưới chân mình, rồi quỳ hai chân xuống một góc tấm khăn. Tiếp theo chú rể cúi đầu xuống để trán chạm vào một góc khăn. Nghi lễ này biểu thị lời chúc phúc đối với người vợ trẻ. Sau đêm tân hôn, chồng phải tặng quà cho vợ, quà là một túi tiền hoặc những đồ trang sức quý giá.
Sau bữa ăn sáng của ngày hôm sau, chú rể về nhà cha mẹ đẻ, đến khoảng 10 giờ sáng chú rể cùng họ hàng và bạn bè tới nhà mới. Ở đó lại diễn ra đúng những nghi thức như hôm trước. Đó là lễ cưới lần thứ hai.
Ba ngày sau lễ cưới, cha mẹ cô dâu mời bà mẹ chồng đến nhà chơi, bà mẹ chồng đưa theo những người thân thích của mình cùng đi. Họ vui chơi trong điệu nhạc dân gian truyền thống, chúc mừng và tặng quà cho cô dâu. Cuối cùng cô dâu tặng quà lại mẹ chồng với giá trị tương đương. Đây là giờ phút trang nghiêm nhất trong suốt cuộc đời cô dâu.
Theo Sắc mầu văn hóa
Phong tục cưới lạ ở các nước
Chợ chồng ở Ấn Độ
Ở Ấn Độ, khi con gái đi lấy chồng phải mang theo nhiều tiền bạc, đồ dùng để làm của hồi môn. Trước kia của hồi môn là xe bò, đồ cổ; ngày nay là xe hơi nhỏ, tivi, tủ lạnh, xe máy. Vì hồi môn là quy định bắt buộc, do đó đã xảy ra nhiều bi kịch trong cuộc sống. Hàng năm không ít phụ nữ trở thành vật hy sinh, vì sau khi cưới rồi, nhà trai vẫn tiếp tục đòi của hồi môn. Và nếu nhà gái không trả đủ, nhà trai sẽ hành hạ con dâu cho tới khi đòi đủ của hồi môn mới thôi. Cũng vì món nợ hồi môn mà nhiều cô gái khi về nhà mẹ đẻ không muốn trở lại nhà chồng nữa. Song bố mẹ đẻ lại tìm hết cách khuyên con gái trở lại nhà chồng. Dù cho cha mẹ rất thương con nhưng vẫn phải hành động như vậy, vì tục lệ nhà nào có con gái lấy chồng bỏ về thì các em gái của cô sẽ không ai lấy nữa. Mặt khác, khi cô dâu quay lại nhà chồng sẽ bị ngược đãi: nhẹ thì bị nhà chồng khinh ghét, đánh đập; nặng thì bị thiêu sống.
Tục lệ "hồi môn" đã làm nhiều cô gái con nhà nghèo rất khó lấy chồng, nên ở một số vùng Ấn Độ hiện nay, cha mẹ các cô gái nghèo rất lo lắng về việc cưới xin của con. Vì hồi môn quá đắt, nên một số nhà gái thuê người "cướp" con trai về làm rể: vì thế xuất hiện "chợ chồng". Hiện nay "chợ chồng" vẫn tồn tại ở nhiều vùng nông thôn Ấn Độ. Đó là loại chợ đặc biệt nhất thế giới.
Hàng năm, vào tháng bảy, "chợ chồng" mở cửa. Trong chợ dựng nhiều phên ngăn, các chàng "đợi giá để bán". Họ ngồi lặng lẽ phía sau tấm màn che trong các phên ngăn ấy, trên lưng chàng trai có đề giá bán. Các cô gái không thể tự mình tới chọn mua chồng được, mà phải nhờ một số người am hiểu nguồn gốc gia đình, trình độ văn hoá, tính tình, nếp sống... của các vị "chồng" đem bán đó.
Nhà gái chỉ quan tâm nhiều về giá cả, ít để ý đến chàng rể tương lai trẻ hay già, xấu hay đẹp. Mấy năm gần đây, giá một vị "chồng" ở Ấn Độ từ 200 đến 1.200 bảng Anh.
Sau khi giá cả đã xong xuôi, người môi giới có thể nhận một số tiền hoa hồng của nhà gái. Cuối cùng phía trai gái cùng người môi giới đưa nhau tới "Phansicơ" - người nắm vững lý lịch các dòng họ. Nếu xét thấy đôi trai gái còn có mối quan hệ dòng máu trong sáu đời thì "Phansicơ" sẽ cắt đứt, ngược lại, "Phansicơ" sẽ cấp cho một tờ "hôn thú". Tờ "hôn thú" này được viết trên lá cọ và có ký tên chứng thực. Sau khi nhận được tờ "hôn thú", nhà gái phải biếu "Phansicơ" một số tiền và mọi việc được coi là hợp pháp.
Đám cưới trên mặt nước ở Trung Quốc
Ở một số vùng của Trung Quốc có phong tục rất thú vị là: tổ chức đám cưới trên mặt nước, với những nhà thuyền lộng lẫy trên sông. Người dân trên dòng sông Long, thuộc thị trấn Hà Trì, Quảng Tây, Trung Quốc trong ngày lễ cưới, trước lúc đón dâu, cô dâu hát những bài ca "than vãn" tỏ ý lưu luyến gia đình cha mẹ đẻ và cuộc sống hạnh phúc thời con gái của mình. Đôi khi còn hát những bài hát với nội dung bộc lộ sự bất bình của người đời.
Ngày cưới được tổ chức tưng bừng náo nhiệt, nhà trai đem một chiếc thuyền nhỏ, kết hoa chăng đèn rực rỡ, trên thuyền có bà mối, các "ca sĩ" cùng nhiều lễ vật đưa đến nhà gái, bạn bè nhà gái cùng các "ca sĩ" đi cùng cô dâu ra mũi thuyền để đón. Bên nhà trai hát trước, sau đó nhà gái hát tiếp lời; hai bên hát đối đáp nhau. Nếu nhà trai hát đối lại trôi chảy thì lễ cưới thuận lợi. Nếu hát lúng túng nhà gái sẽ dùng sào tre đẩy thuyền nhà trai ra xa. Nếu nhà trai hát đối đáp hay và trôi chảy thì hai thuyền sẽ áp lại gần nhau. Tiếp đó, nhà trai cho người chuyển lễ vật sang thuyền nhà gái và gửi tặng "phong bao" cho từng người trên thuyền nhà gái. Khi nhà trai đưa cô dâu sang thuyền nhà mình, cô dâu khóc lóc, bịn rịn, dùng dằng nấn ná. Lúc này nhà gái "hát" để mắng người làm mối, cô dâu mới bước sang thuyền kia. Lúc này chú rể đưa cô dâu một chiếc kéo. Cô dâu dùng kéo cắt các dải lụa buộc trên thuyền nhà trai cho bằng các đầu với nhau, việc làm đó tượng trưng cô dâu sẽ là người thu xếp, lo liệu mọi việc nhà chồng thật chu đáo, êm đẹp.
Bán đấu giá cô dâu ở Philippines
Ở đảo Palaoan (Philippines) có tộc người Miêu. Phong tục hôn thú ở đây khá kỳ lạ. Họ coi con gái như một món hàng đem bán; không hơn không kém và chi tiêu đàng hoàng. Ai trả giá cao hơn thì chiếm được cô gái. Cũng không phải chỉ có các cô gái "khuê các" mới được như vậy, chỉ cần cô gái không đến nỗi quá xấu là đều có giá. Hôn nhân của người đàn bà Miêu không chỉ có một lần, mà có thể tái giá. Thậm chí, người đàn bà có thể tái giá nhiều lần mà vẫn có giá. Ngay cả với những người đàn bà lấy chồng muộn, cơ sở hôn nhân của họ vẫn luôn lỏng lẻo. Là người chồng, anh ta luôn phải đối phó với kẻ thứ ba. Chỉ cần người thứ ba chồng một món tiền cao hơn mà anh chồng thực sự không thể tố cao hơn được là người vợ bị người thứ ba mang đi. Do vậy, không thể nói cô gái Miêu là vợ vĩnh viễn của một người đàn ông nào. Trừ phi, cô gái xấu đến mức không ai thèm ngó ngàng đến hoặc là vợ của một đại phú ông luôn luôn "trên tiền" người khác. Điều trớ trêu là khi vợ bị kẻ thứ ba kéo đi anh chồng cũng không có gì để biện hộ cả. Anh phải giữ phong thái của người quân tử.
Tục lệ này có lợi cho những gia đình có nhiều con gái, gọi là những cây tiền. Cành nhiều người đến chồng tiền có nghĩa là giá trị của cô gái càng cao; khi con gái được qua tay nhiều ông chồng, gia đình lại càng vinh dự.
Đua lạc đà trong lễ cưới ở Ba Tư
Người Aiji ở vịnh Ba Tư có phong tục tổ chức đua lạc đà trong ngày cưới. Đúng vào ngày cưới, một đội hình gồm các chàng trai khôi ngô, khoẻ mạnh cưỡi lạc đà từ các ngả tới đường đua. Mọi người già trẻ gái trai, quần áo dân tộc sặc sỡ, hân hoan chờ đợi cuộc đua. Điểm xuất phát cách nhà chú rể 20 km, đích là cổng nhà chú rể. Đoàn lạc đà dàn hàng chờ đợi. Khi tiếng trống lệnh vang lên, đoàn lạc đà lao vút vào đống cát như tên bắn, tốc độ có thể tới 60 km/giờ. Người nào đến nhà chú rể trước tiên là thắng cuộc. Mọi người đứng hai bên đường hò reo, rồi tụ tập trước cổng nhà chú rể nhẩy múa hoan nghênh người thắng cuộc. Tiếp đó vẩy rượu thơm, tung hoa đỏ và nhấc bổng người thắng cuộc tung lên cao. Sau cuộc đua, nhà chú rể thường đem một món tiền khoảng 1.000 hoặc 2.000 đồng Arab để tặng người thắng cuộc.
Cưới hai lần ở Kuwait
Kuwait có tục lệ thanh niên phải cưới hai lần. Không phải cưới hai vợ trong đời, mà hai lần nhưng vẫn chỉ với một cô dâu mà thôi. Thông thường chú rể là người trong họ. Việc cưới xin do mối lái (Hataba) quán xuyến vì trước khi cưới, trai gái không được gặp nhau.
Khi bố mẹ nhà trai đã đồng ý cô gái, thì bắt đầu chuẩn bị lễ vật, đồng thời cũng chuẩn bị thêm một túi tiền để đảm bảo cho vợ chồng mới cưới đủ sống một cuộc sống trong một thời gian dài.
Hôn lễ cử hành ở nhà gái. Họ hàng, bạn bè, xóm giềng nhà trai đều được mời. Mọi người đều mặc quần áo đẹp, trò chuyện vui vẻ. Cô dâu được dắt tới trước mặt chú rể. Khi chỉ còn hai người, chú rể liền nâng tấm khăn che mặt của cô dâu ra và ném xuống dưới chân mình, rồi quỳ hai chân xuống một góc tấm khăn. Tiếp theo chú rể cúi đầu xuống để trán chạm vào một góc khăn. Nghi lễ này biểu thị lời chúc phúc đối với người vợ trẻ. Sau đêm tân hôn, chồng phải tặng quà cho vợ, quà là một túi tiền hoặc những đồ trang sức quý giá.
Sau bữa ăn sáng của ngày hôm sau, chú rể về nhà cha mẹ đẻ, đến khoảng 10 giờ sáng chú rể cùng họ hàng và bạn bè tới nhà mới. Ở đó lại diễn ra đúng những nghi thức như hôm trước. Đó là lễ cưới lần thứ hai.
Ba ngày sau lễ cưới, cha mẹ cô dâu mời bà mẹ chồng đến nhà chơi, bà mẹ chồng đưa theo những người thân thích của mình cùng đi. Họ vui chơi trong điệu nhạc dân gian truyền thống, chúc mừng và tặng quà cho cô dâu. Cuối cùng cô dâu tặng quà lại mẹ chồng với giá trị tương đương. Đây là giờ phút trang nghiêm nhất trong suốt cuộc đời cô dâu.
Theo Sắc mầu văn hóa