Du học “trời tây” luôn là niềm ao ước của bất kỳ một học sinh, sinh viên nào! Có con đi học nước ngoài, dù là tự túc, hay là được học bổng thì vẫn luôn là niềm tự hào của của bất kỳ ông bố và bà mẹ nào! Ước vọng du học của sinh viên đều mang một ý nghĩa kỳ vọng là mở ra một chân trời mới, trong đó đầy ắp những kiến thức mới, phương pháp mới, khoa học hơn…, tất cả đều muốn hướng tới một tương lai rực rỡ cho mình và cho đất nước.
Trong mấy năm gần đây khi mà nền kinh tế Việt Nam đang có sự khởi sắc, nhiều gia đình đã có “của ăn, của để” đã bắt đầu tính tới việc đầu tư cho con cái, tất cả chỉ với một mong muốn là cho con được học hành đến nơi đến chốn và cũng từ đây xu hướng đi du học nước ngoài đã nảy nở và phát triển hết sức nhanh chóng như “trăm hoa đua nở”, với vô vàn hình thức. Bên cạnh những chương trình du học phải qua các kỳ sát hạch, tuyển chọn mang tính chất truyền thống, thì một loại hình du học tự túc đang rất được phổ biến, hiện đang được quảng bá rất rầm rộ mà dù ở đầu, trên bất cứ tờ báo nào ta cũng có thể thấy và lựa chọn được một số trong số các trường học ở châu Âu, Châu Á, Châu Úc… Hơn nữa lại có rất nhiều ưu đãi như không phải qua các kỳ thi sát hạch, không cần phải phỏng vấn đề kiểm tra ngoại ngữ, lại được các “hỗ trợ học phí, hỗ trợ nhà ở…”, giấy tờ được “dịch vụ” lo hoàn tất từ A đến Z…
Có thể nói là sự đa dạng này đã tạo điều kiện cơ hội mở rộng hơn cho một bộ phận những người có nhu cầu học hành, muốn được tiếp cận và khám phá tri thức mới, phương pháp mới, công nghệ mới và hiện đại… Tuy nhiên, hình thức du học này cũng đã mở ra một cơ hội cho một bộ phận không nhỏ những gia đình và một số hoc sinh, sinh viên không đủ điều kiện học hành ở trong nước đi ra nước ngoài gắn mác là “du học trời tây”. Đây, chính “bộ phận này” mới là đối tượng mà tôi muốn nói tới, bởi tôi cảm thấy xung quanh bộ phận này có nhiều vấn đề hết sức phức tạp không chỉ xuất phát từ chính các đối tượng này. Một số vấn đề khác do khách quan bên ngoài tác động đã đưa một bộ phận những những sinh viên này đến với phương “trời tây” nơi đầy rẫy những cơ hội, nhưng cũng đầy rẫy những cạm bẫy sẵn sàng đón và tạo điều kiện cho con người “hưởng lạc” chỉ với một yêu cầu nhỏ là “có nhiều tiền” mà thôi.
Thực tế hiện nay, phần lớn học sinh, sinh viên đều luôn nghĩ rằng nơi phương trời Tây học hành sẽ dễ dàng hơn, và nơi đó như là một “thiên đường” đầy hứa hẹn và quyết chí “lên đường” và rồi để đối diện với một thực tại là “học cũng dở, bỏ cũng dở” khi mà bản thân họ còn thiếu cả kiến thức cơ bản, kiến thức ngoại ngữ để đảm bảo cho quá trình học tập. Điều đó khiến cho bao người trăn trở. Tuy nhiên, trong số này, cũng phải kể đến một số lượng không nhỏ gia đình mà con cái có “vấn đề” muốn mượn con đường du hoc để “cách ly” cậu ấm, cô chiêu của mình khỏi một số tệ nạn đã chót “nghiện” khi mà ở trong nước gia đình bất lực không thể quản lý… Tôi có điều kiện tiếp xúc được với khá nhiều học sinh và sinh viên Việt Nam đang sinh sống và du học ở nước ngoài nên tôi được “mục kích sở thị” một bộ phận không nhỏ những học sinh, sinh viên mang tính chất đi du học tại đây, nhưng đối với họ việc học luôn được xếp xuống hàng thứ yếu, những khát vọng sống và hưởng thụ được ưu tiên hàng đầu, và cuộc sống nơi trời tây đã trở thành “thiên đường” cho một số cậu ấm, cô chiêu hưởng thụ. Họ luôn mua những đồ hàng hiệu đắt nhất, họ nhìn nhau, kết bạn với nhau dựa trên cơ sở loại quần áo mặc trên người, mẫu mã đồ dùng, cũng như là khả năng tiềm lực tài chính của mỗi người… Thực tế cho thấy có nhiều cậu sinh viên “choai” sau gần một năm đi học thì số buổi có mặt ở giảng đường có thể đếm được trên đầu ngón tay, về ngôn ngữ thì có lẽ chỉ nói được mấy từ chào hỏi thông thường và số đếm để tính tiền mà thôi. Có cậu khi thi tiếng nghe rõ tiếng cô giáo hỏi “bạn tên là gì…” thì lại trả lời bằng một câu tiếng Anh quen miệng khiến cho giáo viên thương cảm muốn “vớt” cũng không đủ dũng cảm để đưa bàn tay ra kéo cậu ta qua “bờ bên kia” kỳ thi tiếng. Hoặc có cậu học sinh ở nhà thi trượt hai lần đại học được bố mẹ đưa đi du học, mặc dù không hề muốn đi, nhưng cậu ta vẫn phải lên đường để bố mẹ cậu ta được “mát mặt” với bạn bè, hoặc là vì phải chiều lòng làm tôn thêm các danh tiếng và “tương xứng” với địa vị mà bố mẹ cậu ta đảm nhiệm… Có cậu sinh viên khi sang đến trời tây mới như một tờ giấy trắng, nhưng chỉ trong mấy tháng cậu ta đã thông thuộc và trở thành khách quen của mấy nhà hàng “buôn hoa quả“ và trò chơi “chiếc nón kỳ diệu”… Có cậu sinh viên đã tâm sự rất thực rằng: “bọn em từ xưa tới nay luôn chịu sự quản lý của gia đình, bây giờ mới biết được chút tự do lên tận hưởng một chút. Tiền bây giờ tự mình quản lý, tự do tiêu, tự do mua sắm… Chính vì vậy có cậu buổi sáng nhận được 1000 USD của bố mẹ gửi sang, nhưng chỉ đến chiều là đã “buôn hoa quả” gần hết. Có cậu sinh viên mỗi tháng nhà gửi cho 2.500 USD mà vẫn kêu là không có tiền, không biết tiêu vào việc gì, chưa hết tháng đã hết tiền… Quả thực có một số sinh viên đã trở thành cái “máy” tiêu tiền của gia đình, thử hỏi nếu bố mẹ không buôn bán kinh doanh, không phải là “ông này, bà nọ” thì thử hỏi con cái họ có phung phí như vậy không. Nhưng đáng tiếc hơn là bố mẹ cứ tưởng con cái mình sẽ học hành chăm chỉ, có không ít trường hợp, học và thi vẫn qua, nhưng kiến thức thì không hiểu, nếu có chăng chỉ là rất ít, và tôi cũng không hiểu là gia đình họ lấy tiền ở đâu ra mà nhiều vậy? Nếu như họ phải bỏ mồ hôi và công sức ra để kiếm đồng tiền thì tôi thiết nghĩ họ không bao giờ dám đưa con em mình ra nước ngoài như vậy, đồng ý cho cách tiêu tiền như vậy!
Do nhu cầu nảy nở “có cầu, ắt có cung” chính vì vậy mà loại hình du hoc này hiện nay đang trở thành một thị trường làm ăn đầy béo bở cho một bộ phận những người làm trong lĩnh vực này. Một người để đủ giấy tờ sang được đến bên Séc này phải chi ra khoảng 6.500 USD. Sau đó được học ngôn ngữ 8 tháng. Thử hỏi với một ngôn ngữ mới hoàn toàn, với 8 tháng trời một người có đủ khả năng học và đạt trình độ để tiếp thu kiến thức ở giảng đường đại học không? Nếu có thì sẽ được bao nhiêu? Cũng có một số cô cậu khi được sống cuộc sống “thực” nơi trời tây này mới thấm thía khoảng thời gian trước đó đã bỏ bê việc học hành trước đó, giờ muốn quay trở lại thì lại sợ thẹn với gia đình, xấu hổ với bạn bè. Thôi thì đã chót “phóng lao” thì cứ phải lao theo, còn đi đến đâu thì chưa biết!
Có thể nói việc mở rộng các loại hình du học hiện nay là điều kiện rất tốt cho những nước có nền giáo dục lạc hậu tiếp cận với nền giáo dục tiên tiến và hiện đại, cũng như là nhanh chóng rút ngắn khoảng cách về giáo dục về kiến thức nhanh nhất. Tuy nhiên, hiện nay hình thức này đang bị lạm dụng để một số quan chức đưa con cháu ra nước ngoài để gắn “mác”. Thật không thể tưởng được khi mà một số những người này trở về Việt Nam với nhãn hiệu “tốt nghiệp ở nước ngoài” và có có được địa vị xã hội. Đây là điều hoàn toàn có thể, bởi họ đều thuộc vào những gia đình có thế lực, có tiền bạc… đủ khả năng để làm những điều họ muốn. Tôi không dám tưởng tượng tiếp nữa!
Có thể nói các hình thức du học này đã và đang tạo lên một bức tranh du học muôn hình muôn vẻ, làm lệch lạc dần cái quy luật vốn có của nó là sự chọn lọc những cá nhân có đủ kiến thức, khả năng theo học. Yếu tố cơ bản, tối thiểu này ngày nay đã trở thành thứ yếu và đây mới là điều đang nói trong vấn đề du học ngày nay. Ở đây tôi không dám “vơ đũa cả nắm”, bởi vì có nhiều học sinh, sinh viên đã ý thức được giá trị thức tế của vấn đề và quyết tâm học hành tới nơi, tới chốn. Họ biết sống và học tập xứng đáng với giá trị mà gia đình đã bỏ ra với mong muốn tạo lập một nền tảng tốt cho mình và sau đó là cống hiến cho quê hương đất nước. Tôi cũng đã trăn trở rất nhiều, tôi thấy rằng mình không thể không nói ra, dẫu có làm một vài bạn phật ý thì tôi cũng thành thật xin lỗi.
*Bài này tôi vô tình đọc được trên Net của một tác giả từ Cộng hòa Séc nên post lên cho các bạn cùng đọc cùng suy ngẫm.
Trong mấy năm gần đây khi mà nền kinh tế Việt Nam đang có sự khởi sắc, nhiều gia đình đã có “của ăn, của để” đã bắt đầu tính tới việc đầu tư cho con cái, tất cả chỉ với một mong muốn là cho con được học hành đến nơi đến chốn và cũng từ đây xu hướng đi du học nước ngoài đã nảy nở và phát triển hết sức nhanh chóng như “trăm hoa đua nở”, với vô vàn hình thức. Bên cạnh những chương trình du học phải qua các kỳ sát hạch, tuyển chọn mang tính chất truyền thống, thì một loại hình du học tự túc đang rất được phổ biến, hiện đang được quảng bá rất rầm rộ mà dù ở đầu, trên bất cứ tờ báo nào ta cũng có thể thấy và lựa chọn được một số trong số các trường học ở châu Âu, Châu Á, Châu Úc… Hơn nữa lại có rất nhiều ưu đãi như không phải qua các kỳ thi sát hạch, không cần phải phỏng vấn đề kiểm tra ngoại ngữ, lại được các “hỗ trợ học phí, hỗ trợ nhà ở…”, giấy tờ được “dịch vụ” lo hoàn tất từ A đến Z…
Có thể nói là sự đa dạng này đã tạo điều kiện cơ hội mở rộng hơn cho một bộ phận những người có nhu cầu học hành, muốn được tiếp cận và khám phá tri thức mới, phương pháp mới, công nghệ mới và hiện đại… Tuy nhiên, hình thức du học này cũng đã mở ra một cơ hội cho một bộ phận không nhỏ những gia đình và một số hoc sinh, sinh viên không đủ điều kiện học hành ở trong nước đi ra nước ngoài gắn mác là “du học trời tây”. Đây, chính “bộ phận này” mới là đối tượng mà tôi muốn nói tới, bởi tôi cảm thấy xung quanh bộ phận này có nhiều vấn đề hết sức phức tạp không chỉ xuất phát từ chính các đối tượng này. Một số vấn đề khác do khách quan bên ngoài tác động đã đưa một bộ phận những những sinh viên này đến với phương “trời tây” nơi đầy rẫy những cơ hội, nhưng cũng đầy rẫy những cạm bẫy sẵn sàng đón và tạo điều kiện cho con người “hưởng lạc” chỉ với một yêu cầu nhỏ là “có nhiều tiền” mà thôi.
Thực tế hiện nay, phần lớn học sinh, sinh viên đều luôn nghĩ rằng nơi phương trời Tây học hành sẽ dễ dàng hơn, và nơi đó như là một “thiên đường” đầy hứa hẹn và quyết chí “lên đường” và rồi để đối diện với một thực tại là “học cũng dở, bỏ cũng dở” khi mà bản thân họ còn thiếu cả kiến thức cơ bản, kiến thức ngoại ngữ để đảm bảo cho quá trình học tập. Điều đó khiến cho bao người trăn trở. Tuy nhiên, trong số này, cũng phải kể đến một số lượng không nhỏ gia đình mà con cái có “vấn đề” muốn mượn con đường du hoc để “cách ly” cậu ấm, cô chiêu của mình khỏi một số tệ nạn đã chót “nghiện” khi mà ở trong nước gia đình bất lực không thể quản lý… Tôi có điều kiện tiếp xúc được với khá nhiều học sinh và sinh viên Việt Nam đang sinh sống và du học ở nước ngoài nên tôi được “mục kích sở thị” một bộ phận không nhỏ những học sinh, sinh viên mang tính chất đi du học tại đây, nhưng đối với họ việc học luôn được xếp xuống hàng thứ yếu, những khát vọng sống và hưởng thụ được ưu tiên hàng đầu, và cuộc sống nơi trời tây đã trở thành “thiên đường” cho một số cậu ấm, cô chiêu hưởng thụ. Họ luôn mua những đồ hàng hiệu đắt nhất, họ nhìn nhau, kết bạn với nhau dựa trên cơ sở loại quần áo mặc trên người, mẫu mã đồ dùng, cũng như là khả năng tiềm lực tài chính của mỗi người… Thực tế cho thấy có nhiều cậu sinh viên “choai” sau gần một năm đi học thì số buổi có mặt ở giảng đường có thể đếm được trên đầu ngón tay, về ngôn ngữ thì có lẽ chỉ nói được mấy từ chào hỏi thông thường và số đếm để tính tiền mà thôi. Có cậu khi thi tiếng nghe rõ tiếng cô giáo hỏi “bạn tên là gì…” thì lại trả lời bằng một câu tiếng Anh quen miệng khiến cho giáo viên thương cảm muốn “vớt” cũng không đủ dũng cảm để đưa bàn tay ra kéo cậu ta qua “bờ bên kia” kỳ thi tiếng. Hoặc có cậu học sinh ở nhà thi trượt hai lần đại học được bố mẹ đưa đi du học, mặc dù không hề muốn đi, nhưng cậu ta vẫn phải lên đường để bố mẹ cậu ta được “mát mặt” với bạn bè, hoặc là vì phải chiều lòng làm tôn thêm các danh tiếng và “tương xứng” với địa vị mà bố mẹ cậu ta đảm nhiệm… Có cậu sinh viên khi sang đến trời tây mới như một tờ giấy trắng, nhưng chỉ trong mấy tháng cậu ta đã thông thuộc và trở thành khách quen của mấy nhà hàng “buôn hoa quả“ và trò chơi “chiếc nón kỳ diệu”… Có cậu sinh viên đã tâm sự rất thực rằng: “bọn em từ xưa tới nay luôn chịu sự quản lý của gia đình, bây giờ mới biết được chút tự do lên tận hưởng một chút. Tiền bây giờ tự mình quản lý, tự do tiêu, tự do mua sắm… Chính vì vậy có cậu buổi sáng nhận được 1000 USD của bố mẹ gửi sang, nhưng chỉ đến chiều là đã “buôn hoa quả” gần hết. Có cậu sinh viên mỗi tháng nhà gửi cho 2.500 USD mà vẫn kêu là không có tiền, không biết tiêu vào việc gì, chưa hết tháng đã hết tiền… Quả thực có một số sinh viên đã trở thành cái “máy” tiêu tiền của gia đình, thử hỏi nếu bố mẹ không buôn bán kinh doanh, không phải là “ông này, bà nọ” thì thử hỏi con cái họ có phung phí như vậy không. Nhưng đáng tiếc hơn là bố mẹ cứ tưởng con cái mình sẽ học hành chăm chỉ, có không ít trường hợp, học và thi vẫn qua, nhưng kiến thức thì không hiểu, nếu có chăng chỉ là rất ít, và tôi cũng không hiểu là gia đình họ lấy tiền ở đâu ra mà nhiều vậy? Nếu như họ phải bỏ mồ hôi và công sức ra để kiếm đồng tiền thì tôi thiết nghĩ họ không bao giờ dám đưa con em mình ra nước ngoài như vậy, đồng ý cho cách tiêu tiền như vậy!
Do nhu cầu nảy nở “có cầu, ắt có cung” chính vì vậy mà loại hình du hoc này hiện nay đang trở thành một thị trường làm ăn đầy béo bở cho một bộ phận những người làm trong lĩnh vực này. Một người để đủ giấy tờ sang được đến bên Séc này phải chi ra khoảng 6.500 USD. Sau đó được học ngôn ngữ 8 tháng. Thử hỏi với một ngôn ngữ mới hoàn toàn, với 8 tháng trời một người có đủ khả năng học và đạt trình độ để tiếp thu kiến thức ở giảng đường đại học không? Nếu có thì sẽ được bao nhiêu? Cũng có một số cô cậu khi được sống cuộc sống “thực” nơi trời tây này mới thấm thía khoảng thời gian trước đó đã bỏ bê việc học hành trước đó, giờ muốn quay trở lại thì lại sợ thẹn với gia đình, xấu hổ với bạn bè. Thôi thì đã chót “phóng lao” thì cứ phải lao theo, còn đi đến đâu thì chưa biết!
Có thể nói việc mở rộng các loại hình du học hiện nay là điều kiện rất tốt cho những nước có nền giáo dục lạc hậu tiếp cận với nền giáo dục tiên tiến và hiện đại, cũng như là nhanh chóng rút ngắn khoảng cách về giáo dục về kiến thức nhanh nhất. Tuy nhiên, hiện nay hình thức này đang bị lạm dụng để một số quan chức đưa con cháu ra nước ngoài để gắn “mác”. Thật không thể tưởng được khi mà một số những người này trở về Việt Nam với nhãn hiệu “tốt nghiệp ở nước ngoài” và có có được địa vị xã hội. Đây là điều hoàn toàn có thể, bởi họ đều thuộc vào những gia đình có thế lực, có tiền bạc… đủ khả năng để làm những điều họ muốn. Tôi không dám tưởng tượng tiếp nữa!
Có thể nói các hình thức du học này đã và đang tạo lên một bức tranh du học muôn hình muôn vẻ, làm lệch lạc dần cái quy luật vốn có của nó là sự chọn lọc những cá nhân có đủ kiến thức, khả năng theo học. Yếu tố cơ bản, tối thiểu này ngày nay đã trở thành thứ yếu và đây mới là điều đang nói trong vấn đề du học ngày nay. Ở đây tôi không dám “vơ đũa cả nắm”, bởi vì có nhiều học sinh, sinh viên đã ý thức được giá trị thức tế của vấn đề và quyết tâm học hành tới nơi, tới chốn. Họ biết sống và học tập xứng đáng với giá trị mà gia đình đã bỏ ra với mong muốn tạo lập một nền tảng tốt cho mình và sau đó là cống hiến cho quê hương đất nước. Tôi cũng đã trăn trở rất nhiều, tôi thấy rằng mình không thể không nói ra, dẫu có làm một vài bạn phật ý thì tôi cũng thành thật xin lỗi.
*Bài này tôi vô tình đọc được trên Net của một tác giả từ Cộng hòa Séc nên post lên cho các bạn cùng đọc cùng suy ngẫm.