Lilia Nguyễn
(Lilia Nguyễn)
New Member
Bên cạnh „Hồ Thiên Nga” và „Người đẹp ngủ trong rừng”, thì „Kẹp hạt dẻ” là vở ballet nổi tiếng của P.I. Tchaikovsky mà có lẽ bất cứ ai yêu thích môn nghệ thuật này đều không thể không biết đến.
Nội dung vở ballet dựa theo câu chuyện cổ tích viết cho thiều nhi „Chiếc kẹp hạt dẻ và vua chuột” của nhà văn Đức E.T.A. Hoffmann. Khó mà biết được tại sao ông giám đốc nhà hát Mariinsky của St. Petersburg khi đó – Ivan Vsevoloshky – lại chọn câu chuyện không mấy trữ tình này. Có thể là do một bộ phận trong giới trí thức St. Petersburg đương thời bắt đầu quan tâm đến Hoffmann, và đây là một lựa chọn theo „mốt”, cho nó „sành điệu”
Câu chuyện mở đầu bằng khung cảnh một đêm Giáng sinh, trong không khí đông vui đầm ấm của một gia đình thượng lưu. Clara, cô con gái của chủ nhà, cùng đám trẻ mê mẩn với Drosselmeyer (cha đỡ đầu của Clara) và những món đồ chơi mà ông mang đến. Trong số đồ chơi đó có con kẹp hạt dẻ khiến Clara rất thích thú. Cô bé say sưa với món đồ chơi và khi khách khứa đã ra về hết, Clara ôm món đồ chơi đi ngủ...
Từ đây bắt đầu một không gian pha trộn giữa hư và thực, những đan xen của trí tưởng tượng và hiện thật... Lũ chuột cùng vua chuột xuất hiện, chúng nhảy múa hò hét và đánh nhau với các món đồ chơi của Clara. Kẹp hạt dẻ „anh dũng chiến đấu”, và cuối cùng – với sự giúp sức của Clara – đã đánh thắng vua chuột, khiến lũ chuột phải rút lui. Lúc này, (theo đúng logic của các câu chuyện cổ tích ) Kẹp hạt dẻ biến thành chàng hoàng tử đẹp trai, cùng Clara say đắm trong không gian thần tiên ở Xứ sở Mùa Đông của bà chúa Tuyết. Màn múa „Vũ điệu của những bông tuyết” là cao trào và cũng là man kết thúc hồi I, đưa các nhân vật và người xem hoàn toàn bước vào thế giới hư ảo của những câu chuyện cổ tích và của những giấc mơ...
Dance of the Snowflakes, Moscow Ballet
Hồi II mở ra với khung cảnh lễ đính hôn của Clara và Hoàng tử. Đôi bạn trẻ và các vị khách như được viễn du đến những miền đất xa xôi : Tây Ban Nha, miền Cận Đông, Trung Quốc và nước Nga qua các vũ điệu Spanish Dance, Arabian Dance, Chinese Dance và Russian Dance... Các vũ điệu này, với cách diễn giải khác, tượng trưng cho những hương vị khác nhau của bữa tiệc: Spanish Dance tượng trưng cho mùi vị chocolate, Arabian Dance tượng trưng cho vị cà phê, Chinese Dance – vị trà và Russian Dance – bánh kẹo...
Trích đoạn này có thể down load tại đây:
http://www.yousendit.com/transfer.php?action=download&ufid=354067A8122FBC9A
(Boston Symphony Orchestra, nhạc trưởng: Seiji Ozawa.
Spanish dance - đoạn từ 0:00' đến 1:11'
Arabian Dance - từ 1:12' đến 4:46'
Chinese Dance - từ 4:48' đến 5:58'
Russian Dance - từ 6:00' đến 7:05')
Tiếp theo là Điệu valse của những bông hoa ( Waltz of the Flowers) - cao trào của hồi II, như đưa khán giả lạc vào một chốn thần tiên. Hãy thử tuởng tượng xem, trong không khí vui tươi và thơ mộng, những bông hoa đang khiêu vũ, mà mỗi bông hoa là một nàng ballerina xinh đẹp...
Waltz of the Flowers, Norwest Florida Ballet
Vở ballet kết thúc khi Clara tỉnh giấc, vẫn ôm món đồ chơi kẹp hạt dẻ trong tay...
„Kẹp hạt dẻ” ra mắt công chúng lần đầu vào tháng 12.1892. Trái với mong đợi, phản ứng của khán giả không lấy gì làm mặn mà cho lắm. Giới thị dân St.Petersburg không cảm thấy gần gũi với đề tài thế giới đồ chơi của lũ trẻ nhà giàu bên Đức. Họ chê vở ballet là „ngây thơ” và buồn tẻ, chán ngắt, nhất là hồi I. Báo chí phê phán kịch liệt phần nhạc của Tchaikovsky, cho rằng nó xa rời truyện thống nghệ thuật ballet, không có màu sắc, không thích hợp cho ballet... Chỉ có duy nhất tờ „Artist” là đánh giá nhạc Tchaikovsky có đầy đủ mọi yếu tố của một tác phẩm ballet và „được viết bởi một tài năng xuất chúng”. Đến nay thì chúng ta đều biết, giá trị cốt yếu của vở ballet „Kẹp hạt dẻ” chính là âm nhạc của Tchaikovsky.
Bản thân Tchaikovsky khi viết vở ballet này cũng không mấy chú tâm, và ông luôn coi „Người đẹp ngủ trong rừng” mới là vở „đỉnh” nhất của mình. Tuy nhiên, hậu thế lại không công nhận điều đó mà xếp „Kẹp Hạt dẻ” lên trên. So với 2 vở ballet Tchaikovsky viết trước đó („Hồ Thiên Nga” và „Người đẹp ngủ trong rừng”), „Kẹp Hạt dẻ” có rất nhiều cái mới trong giai điệu cũng như cách sử dụng các nhạc cụ, nó có một vẻ duyên dáng, đơn giản, nhẹ nhàng và hóm hỉnh khác biệt.
Nội dung vở ballet dựa theo câu chuyện cổ tích viết cho thiều nhi „Chiếc kẹp hạt dẻ và vua chuột” của nhà văn Đức E.T.A. Hoffmann. Khó mà biết được tại sao ông giám đốc nhà hát Mariinsky của St. Petersburg khi đó – Ivan Vsevoloshky – lại chọn câu chuyện không mấy trữ tình này. Có thể là do một bộ phận trong giới trí thức St. Petersburg đương thời bắt đầu quan tâm đến Hoffmann, và đây là một lựa chọn theo „mốt”, cho nó „sành điệu”
Câu chuyện mở đầu bằng khung cảnh một đêm Giáng sinh, trong không khí đông vui đầm ấm của một gia đình thượng lưu. Clara, cô con gái của chủ nhà, cùng đám trẻ mê mẩn với Drosselmeyer (cha đỡ đầu của Clara) và những món đồ chơi mà ông mang đến. Trong số đồ chơi đó có con kẹp hạt dẻ khiến Clara rất thích thú. Cô bé say sưa với món đồ chơi và khi khách khứa đã ra về hết, Clara ôm món đồ chơi đi ngủ...
Từ đây bắt đầu một không gian pha trộn giữa hư và thực, những đan xen của trí tưởng tượng và hiện thật... Lũ chuột cùng vua chuột xuất hiện, chúng nhảy múa hò hét và đánh nhau với các món đồ chơi của Clara. Kẹp hạt dẻ „anh dũng chiến đấu”, và cuối cùng – với sự giúp sức của Clara – đã đánh thắng vua chuột, khiến lũ chuột phải rút lui. Lúc này, (theo đúng logic của các câu chuyện cổ tích ) Kẹp hạt dẻ biến thành chàng hoàng tử đẹp trai, cùng Clara say đắm trong không gian thần tiên ở Xứ sở Mùa Đông của bà chúa Tuyết. Màn múa „Vũ điệu của những bông tuyết” là cao trào và cũng là man kết thúc hồi I, đưa các nhân vật và người xem hoàn toàn bước vào thế giới hư ảo của những câu chuyện cổ tích và của những giấc mơ...
Dance of the Snowflakes, Moscow Ballet
Hồi II mở ra với khung cảnh lễ đính hôn của Clara và Hoàng tử. Đôi bạn trẻ và các vị khách như được viễn du đến những miền đất xa xôi : Tây Ban Nha, miền Cận Đông, Trung Quốc và nước Nga qua các vũ điệu Spanish Dance, Arabian Dance, Chinese Dance và Russian Dance... Các vũ điệu này, với cách diễn giải khác, tượng trưng cho những hương vị khác nhau của bữa tiệc: Spanish Dance tượng trưng cho mùi vị chocolate, Arabian Dance tượng trưng cho vị cà phê, Chinese Dance – vị trà và Russian Dance – bánh kẹo...
Trích đoạn này có thể down load tại đây:
http://www.yousendit.com/transfer.php?action=download&ufid=354067A8122FBC9A
(Boston Symphony Orchestra, nhạc trưởng: Seiji Ozawa.
Spanish dance - đoạn từ 0:00' đến 1:11'
Arabian Dance - từ 1:12' đến 4:46'
Chinese Dance - từ 4:48' đến 5:58'
Russian Dance - từ 6:00' đến 7:05')
Tiếp theo là Điệu valse của những bông hoa ( Waltz of the Flowers) - cao trào của hồi II, như đưa khán giả lạc vào một chốn thần tiên. Hãy thử tuởng tượng xem, trong không khí vui tươi và thơ mộng, những bông hoa đang khiêu vũ, mà mỗi bông hoa là một nàng ballerina xinh đẹp...
Waltz of the Flowers, Norwest Florida Ballet
Còn đây là bản Waltz of the Flowers do Boston Symphony Orchestra trình tấu, do nhạc trưởng Seiji Ozawa chỉ huy:
http://www.box.net/public/ryr1rt2gh4#main
http://www.box.net/public/ryr1rt2gh4#main
„Kẹp hạt dẻ” ra mắt công chúng lần đầu vào tháng 12.1892. Trái với mong đợi, phản ứng của khán giả không lấy gì làm mặn mà cho lắm. Giới thị dân St.Petersburg không cảm thấy gần gũi với đề tài thế giới đồ chơi của lũ trẻ nhà giàu bên Đức. Họ chê vở ballet là „ngây thơ” và buồn tẻ, chán ngắt, nhất là hồi I. Báo chí phê phán kịch liệt phần nhạc của Tchaikovsky, cho rằng nó xa rời truyện thống nghệ thuật ballet, không có màu sắc, không thích hợp cho ballet... Chỉ có duy nhất tờ „Artist” là đánh giá nhạc Tchaikovsky có đầy đủ mọi yếu tố của một tác phẩm ballet và „được viết bởi một tài năng xuất chúng”. Đến nay thì chúng ta đều biết, giá trị cốt yếu của vở ballet „Kẹp hạt dẻ” chính là âm nhạc của Tchaikovsky.
Bản thân Tchaikovsky khi viết vở ballet này cũng không mấy chú tâm, và ông luôn coi „Người đẹp ngủ trong rừng” mới là vở „đỉnh” nhất của mình. Tuy nhiên, hậu thế lại không công nhận điều đó mà xếp „Kẹp Hạt dẻ” lên trên. So với 2 vở ballet Tchaikovsky viết trước đó („Hồ Thiên Nga” và „Người đẹp ngủ trong rừng”), „Kẹp Hạt dẻ” có rất nhiều cái mới trong giai điệu cũng như cách sử dụng các nhạc cụ, nó có một vẻ duyên dáng, đơn giản, nhẹ nhàng và hóm hỉnh khác biệt.
Chỉnh sửa lần cuối: