bạn hãy cho ý kiến của mình về Kinh tế/Giáo dục Việt Nam trong 20 năm tới

Lê Nguyễn Ngọc Tâm
(Youngexplorer)

New Member
Xin bạn hãy cho ý kiến của mình

1) Theo bạn nghĩ, trong vòng 20 năm tới nền kinh tế Việt Nam nên đứng thứ bao nhiêu thế giới? Nói một cách khác, bạn cho rằng tiềm năng về kinh tế của Việt Nam mạnh đến mức nào? Nếu có thể thì hãy nói rõ lý do của bạn.

2) Cùng câu hỏi trên nhưng là về hệ thống giáo dục của đất nước. Bạn cho rằng hệ thống giáo dục của Việt Nam có thể đứng thứ bao nhiêu trên thế giới sau 20 năm ? Nếu có thể, xin hãy nói ra lý do đã đưa bạn đến kết luận trên.






Bạn có thể làm gì liên quan rất chặt đến cách suy nghĩ của bạn. Nếu bạn đánh giá mình cao thì bạn sẽ tự tin hơn và có khả năng đạt kết quả cao. Nếu bạn đánh giá mình thấp thì bạn sẽ có kết quả thấp. Điều này đúng đối với phần lớn mọi người bởi vì thường thì ai cũng biết khả năng thực sự của mình. Tôi muốn qua cuộc thăm dò này để nắm bắt phần nào cái nhìn của giới trẻ VN về tương lai đất nước. Phần lý do tại sao là để khẳng định mức độ thực tiễn của cách nhìn.
 
Re: Quan trọng, bạn hãy cho ý kiến của mình.

anh Tâm nói em thấy hơi mâu thuẫn. Nếu ai cũng biết khả năng thực sự của mình, ở đây là tiềm năng của đất nuớc. Vậy thì chỉ có thể nói đúng nó đang ở đâu chứ sao lại nói cao thì làm đuợc mà nói thấp thì kết quả thấp là thế nào? đành là tự tin là tốt, có động lực, niềm tin. Nhưng nếu theo cách anh nói thì nếu biết kém mà lại cứ tâng lên cao thì có thể sẽ bị hụt buớc anh ạ :D

TRuớc khi trả lời câu hỏi , mọi người có thể cho em biết hiện tại vị trí của Vn về kinh tế và giáo dục đang đứng thứ bao nhiêu thế giới rồi ạ? em nghĩ nếu có thêm một ít số liệu thì sẽ dễ dàng trả lời hợp hơn...
KHái quát thì em nghĩ kinh tế khả quan hơn giáo dục. Vn ít nhất cũng có tốc độ tăng truởng nhanh chỉ sau TQ, tuy còn kém TQ nhiều(nhưng ko so kiểu đấy đuợc, dân số nó hơn mình gần 20 lần 8-} ), nhưng VN có lợi thế có thể học hỏi những bài học, cả thành công và thất bại do phát triển ngay sát cả về thời gian và vị trí bên TQ.
Giáo dục là chủ đề khó và ko đơn giản, trong hoàn cảnh bộ máy nhà nuớc còn nhiều cồng kềnh và chưa có những buơc đáng kể trong việc ủng hộ cải cách toàn phần....tuy sẽ tiến bộ chậm hơn nhưng hi vọng một nền kinh tế phát triển,sức ép kinh tế thị truờng+ một thế hệ mới có khả năng cao và bao quát hơn có thể làm tình hình khả quan hơn nhiều , ví dụ như các mô hình truờng tư, truờng quốc tế mới, các mô hình trung tâm cạnh tranh,mở rộng lựa chọn+nhận thức của phụ huynh và người tiêu dùng mặt hàng giáo dục.
 
Re: Quan trọng, bạn hãy cho ý kiến của mình.

Em thì tuy còn bé, nhưng cũng sẽ đóng góp 1 số ít ý kiến về giáo dục, còn kinh tế thì chưa biết! Đúng như chị Yến nói, kinh tế của VN sẽ phát triển nhanh hơn giáo dục! Có thể trên thế giới, VN được là 1 đất nước có nhiều nhân tài, nhiều HS học rất giỏi, các HS đi thi quốc tế đạt được giải rất cao, nhưng với hệ thống giáo dục còn nhiều bất cập như hiện nay, nhân tài có thì vẫn có nhưng sẽ chỉ được đi chăn trâu, hoặc ở quê làm gì đó! Nếu HS càng về sau này càng bị sức ép về học hành, về thành tích thì dù có thông minh đến mấy cũng sẽ thành NGU, suốt ngày chỉ lo cho cái thành tích của mình mà vô tình làm mất mất cái mục đích lớn nhất của việc học là thu nạp kiến thức! Có thể cải cách giáo dục của nước ta đem lại nhiều hiệu quả, vì càng về sau này, các đàn em của chúng ta sẽ phải bước vào 1 thế giới mới, với rât nhiều điều còn chưa biết, nên các em phải trang bị 1 lượng kiến thức tương đối lớn!!!??? Nhưng các nhà cải cách có nghĩ rằng các em còn quá bé để phải hiểu những kiến thức ấy 1 cách "hơi gò bó và gượng ép"???
Tiếp nữa, với hiện tượng chạy điểm, nâng thành tích, bằng giả, chạy giải hiện nay thì còn lâu chúng ta mới có được những nhân tài thực sự!
Có thể sau 20 năm nữa, giáo dục VN sẽ thuộc top5 Châu Á! Em cũng không biết nữa
Còn về kinh tế, vì không xem, đọc nhiều nên em cũng không được biết nhiều về tình hình kinh tế hiện này của đất nước, nhưng với vốn kiến thức ít ỏi, em thấy, nước ta đang phát triển rất nhanh về kinh tế, điển hình là việc chuẩn bị gia nhập WTO, rất năng nổ trong các diễn đàn hợp tác kinh tế như ASEM, rồi Á-Phi, rồi EU, rồi Cộng đồng các nước nói tiếng Pháp! Còn nữa, hình như, VN đang chuẩn bị để được công nhận là quốc gia phát triển kinh tế!
20 năm nữa, chắc chắn nhân dân VN sẽ được sống sung túc hơn nhờ vào nền kinh tế phát triển! :D
 
Re: Quan trọng, bạn hãy cho ý kiến của mình.

có cái bài này bên thời báo kinh tế post lên để mọi người đọc, xin chú ý đoạn in đậm, thê thảm quá 8-}

Hiện đại hoá giáo dục Việt Nam: Bắt đầu từ trên xuống

VNECONOMY cập nhật: 18/04/2005


Lần đầu tiên, một đề tài nghiên cứu đề xuất các giải pháp hiện đại hoá giáo dục Việt Nam được chuẩn bị một cách khá kỹ lưỡng. Kết quả của đề án nghiên cứu này đã được Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam công bố vừa qua với sự có mặt của bà Trần Thị Tâm Đan, chủ nhiệm Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội.

Nhận định khái quát đầu tiên mà báo cáo này đưa ra về thực trạng GDĐT nước ta hiện nay là: "... Chất lượng GD đang có xu hướng xa rời mục tiêu chung, nhìn chung còn thấp, thậm chí nhiều mặt còn sa sút rõ rệt, không đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước".

Để minh chứng cho nhận định này, báo cáo đã đưa ra mấy dẫn chứng chủ yếu: GD phổ thông thì nặng nề, sách vở. Sản phẩm đào tạo của GD phổ thông không tương xứng với công sức bỏ ra của cả thầy lẫn trò. Học sinh giỏi thì không kém, nhưng nặng về lý thuyết. Chất lượng đại trà còn yếu, cả về kiến thức cơ bản.

Báo cáo cũng nhận định chất lượng GD ở bậc đại học còn thấp, phương pháp GD còn lạc hậu và chậm đổi mới. Chương trình đại học ở VN không phải là dạy nghề, cũng không phải là đào tạo những người có kiến thức sâu sắc và sáng tạo. Cơ cấu đào tạo còn lệch lạc: 42,78% số sinh viên theo học ngành luật và kinh tế. Tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp bị thất nghiệp tăng dần qua từng năm (64% năm 1997, 80% năm 1998 và 90% năm 1999).

Những thông tin mới nhất cho thấy chất lượng nguồn nhân lực của VN đang giảm dần, có sự mất cân đối nghiêm trọng trong cơ cấu nguồn nhân lực, "thầy" nhiều hơn "thợ". Theo xếp hạng của quốc tế, năm 2000, chất lượng nguồn nhân lực của VN xếp thứ 53/59, thay cho mức 39/59 năm 1998. Chỉ có 17% lao động được đào tạo nghề, trên 85% lao động có việc làm.

Báo cáo cũng chỉ rõ những mâu thuẫn giữa đầu tư lớn về chất xám, sức lực, tiền của của Nhà nước, nhân dân, nhưng hiệu quả đào tạo thấp. Để hoàn tất chương trình GD phổ thông, mỗi học sinh phải mất 12 năm (mỗi ngày trung bình từ 8 đến 10 giờ). Tuy nhiên, theo các chuyên gia, thì nội dung chủ yếu trong sách vở có không dưới 30% là những điều không cần thiết. Học sinh đại học và trung học chuyên nghiệp thì không được dùng thời gian vào nghiên cứu, sáng tạo và thực hành. Việc sử dụng các nguồn đầu tư cho GD còn lãng phí. Hậu quả, nền GD của ta bị mất rất lớn về thời gian và lỡ cơ hội, GD đã tụt hậu tới 5-7 năm, so với sự phát triển hợp lý của nó.

Phát biểu tại cuộc toạ đàm được tổ chức sáng 15/4, GS Hoàng Tụy cho rằng, Hội đồng quốc gia về GD cần phải gấp rút đưa ra những nghiên cứu bài bản và lộ trình thực hiện kế hoạch đó.

Cụ thể: Trình độ, năng lực tư vấn, chỉ đạo của số đông cán bộ quản lý GDĐT, đặc biệt là đội ngũ cán bộ quản lý cấp chiến lược, vĩ mô rất hạn chế. Tư duy quản lý GD đang tỏ ra cũ kỹ, lạc hậu trước những thay đổi rất lớn của GD trong nước và thế giới. Theo GS Hoàng Tụy, trong bối cảnh như vậy, GD VN được như hiện nay đã là thành tựu.

Luật GD và chiến lược phát triển GD VN chưa hoàn thiện về chính sách và những biện pháp lớn đảm bảo phát triển cân đối giữa GD tinh hoa và GD cộng đồng, giữa GD hàn lâm đỉnh cao và GD nghề nghiệp. Chủ trương xã hội hoá GD vẫn chưa được thể chế hoá đầy đủ và có hệ thống. Quan điểm, chính sách và biện pháp khung về mức độ chấp nhận vận dụng cơ chế thị trường vào GD và vấn đề thương mại hoá GD chưa rõ.

Ngay tại toạ đàm này, vấn đề thương mại hoá GD cũng vẫn còn nhiều tranh cãi. Trong khi GS Phạm Minh Hạc bảo lưu ý kiến cho rằng về cơ bản Nhà nước phải lo cho GD thì GS Hoàng Tụy lại khẳng định: Xã hội hoá GD là một xu thế tất yếu. Vấn đề là phải nghiên cứu xem nên xã hội hoá đến mức nào.

nghe để mà thấy thê thảm....nhiều người tâm huyết lắm, nhiều người muốn thay đổi lắm...cái gọi là lần đầu tiên chứ chắc đã có hàng nghìn lần vấn đề này bị lật lên lật xuống rồi mà đã thay đổi đuợc gì tử tế. Theo em muốn có tiến bộ vuợt bậc phải " dũng cảm" mà rũ bỏ toàn bộ những cái cũ cái cồng kềnh mà làm một cuộc cách mạng về giáo dục thì mới khá lên đuợc. KHổ thân nhất bọn trẻ con, cải tiến đâu ko thấy chỉ thấy ngày càng lùi lại, học ngày càng khổ sở và nặng nề mà chưa đâu vào đâu cả....:(....anh em về nhanh chóng xây các truờng tư để giảm giá thành cho con em vào học đi :x....:D j/k

Nếu nói Vn còn lâu mới có nhân tài thực sự thì ko phải....Học sinh Vn thực sự có nhiều tài năng, cũng có thể vì chúng ta là đất nuớc vốn nhiều tiềm năng ( con cháu cụ Hồ mà :> :x :D) nhưng điều kiện đã dập tắt tài năng, sang nuớc ngoài học lại nở rộ như hoa mùa xuân - thành tích của hs Vn ở nuớc ngoài chắc chỉ kém bọn TQ đông dã man, chứ ko thì hào hùng lắm( khách quan tí ;) )...nhưng con số là ít và ko đồng đều...ở đây nói đến nền giáo dục trong nuớc nói chung...học sinh có tư chất mà cứ bị nền giáo dục'vùi dập' thế này rồi cũng thành gà nhồi cả mất thôi...

theo em Vn đang đứng thứ mấy Châu Á mà mong sẽ thành thứ 5 châu Á :D....xin chú ý
là Vn đã' phi nuớc đại' từ thứ 39/59 theo xếp hạng nhân lực quốc tế năm 98 xuống 53/59 năm 00.....kinh thật :eek: :eek: giá tiến mà nhanh bằng nửa lùi thế thì phúc đức quá...:D

bé nói chung chung quá....20 năm nữa thì cả thế giới có lẽ đều phần lớn tốt lên chứ ko nói Vn đang xu huớng tăng truởng vù vù thế này.... :x ....vấn đề là tăng truởng kinh tế nhanh mà giáo dục và các vấn đề khác lại trở thành rào cản nghiêm trọng rồi 30 năm nữa lại ngồi đau đầu đi giải quyết....nhất là chuyện giáo dục thì cũng chưa cần đến 20 năm đâu.......nghiêm trọng rồi đấy....

việc Vn tham gia những cái khối hay liên minh gì gì ấy mà em nói là đáng khích lệ, nhưng ko phải vì " trông nó có vẻ năng nổ hay phát triển, oai" mà bởi vì nó là sức ép lên bộ máy cũ kĩ và nghèo nàn của Vn, bắt buộc chúng ta phải thay đổi, phải sửa đổi luật, phải chấp nhận cạnh tranh,chấp nhận từ bỏ những yếu tố tiêu cực dần đi ....chứ mấy cái này chỉ là yếu tố tiên quyết để hội nhập thôi mà...vào đuợc có trụ đuợc ko mới là quan trọng.....
mà thôi cũng chẳng nóng đuợc........phải cho các cụ thời gian chứ :D.........anh em mình lớn cứ đánh tỉa thị truờng cho nó nóng lên rồi các cụ khắc sửa cơ chế :D

hi`hi`.....hôm nay trời đẹp đùa mọi người tí ạ :">...nắng ấm quá....nhưng mà ứ nóng bằng VN :D
 
Re: Quan trọng, bạn hãy cho ý kiến của mình.

Sẽ xây dựng hai trường đại học có trình độ quốc tế

VNECONOMY cập nhật: 04/04/2005


Tin từ Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày 2/4 cho hay, Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa hoàn thiện, trình Chính phủ 33 chương trình hành động thực hiện nghị quyết của Quốc hội về giáo dục. Theo đó, trong năm nay, Chính phủ sẽ xây dựng 2 trường đại học có trình độ ngang bằng hoặc tiên tiến trong khu vực và quốc tế.

Hai trường đại học này sẽ được đào tạo bằng những kiến thức, phương pháp tiên tiến nhất của thế giới và được cấp tín chỉ cho mỗi học phần của học viên. Ngoài ra, đầu tư xây dựng các phòng thí nghiệm và hiện đại hóa phương tiện giảng dạy ở các trường ĐH là một yêu cầu cấp bách.

Được biết, để hoàn thiện các chương trình hành động trên, Thủ tướng đã yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo trong năm nay phải xây dựng chương trình đào tạo ngoại ngữ cho các học sinh từ cấp học mầm non ở một số thành phố. Đồng thời, dạy chương trình song ngữ ở một số bộ môn trong các trường đại học.

Theo chương trình hành động này, Chính phủ sẽ giảm bớt một số kỳ thi, sử dụng kết quả thi cuối cấp, bậc học để xét tuyển vào các lớp, bậc học kế tiếp. Ngân sách dành cho giáo dục cũng sẽ được tăng lên hàng năm, đạt 20% tổng chi ngân sách vào năm 2008.

--------> đọc cái này tự nhiên nghĩ vớ vẩn sao ko làm như kiểu bọn TQ, mời Nottingham University , hay bất kì cái uni nào đấy chẳng hạn, về Vn mà đầu tư, tự nó đi mà xây dựng, chỉ cần mở cơ chế cho nó vào thôi...như RMIT ấy...nhu cầu bây giờ đâu có ít ...
 
Re: Quan trọng, bạn hãy cho ý kiến của mình.

chà, vừa đọc bài của một giáo sư nghiên cứu ở Oxford về vì sao tốc độ tăng truởng kinh tế của TQ.
Mình vẫn cứ tuởng nguyên nhân chủ yếu là do luợng nhân công lớn+ giá rẻ mạt , nhưng bài viết chỉ ra rằng ko phải, mà nguyên nhân chính là do sự tăng năng suất nhanh đáng nể của nhân công TQ.Bằng chứng là các doanh nghiệp liên tục sa thải nhân công số luợng lớn nhưng năng suất vẫn tăng vùn vụt. Thế này mới càng thấy giáo dục và tư nhân hóa thật là quan trọng cho Vn hiện tại. :x
 
Re: Quan trọng, bạn hãy cho ý kiến của mình.

Có cái bài này cũng vui vui, vác lên mọi người đọc :D
-------------------------------------------------


Du lịch Việt Nam tăng trưởng nhanh thứ 7 thế giới

VNECONOMY cập nhật: 19/04/2005


Biển Nha Trang, một điểm du lịch hấp dẫn của Việt Nam


Hội đồng Du lịch và lữ hành thế giới (WTTC) vừa công bố bản dự báo tình hình du lịch và lữ hành năm 2005 đối với 174 quốc gia, trong đó tốc độ tăng trưởng ngành du lịch của Việt Nam sẽ cao thứ 7 thế giới.


Các quốc gia đứng đầu danh sách là Montenegro (9,9%), Ấn Độ (9,2%), Trung Quốc (8,6%). Việt Nam được dự báo là duy trì ở mức 7,7%. Hội đồng Du lịch và lữ hành thế giới nhận định rằng sự hồi phục kỷ lục của ngành du lịch toàn cầu bắt đầu từ năm 2004 và liên tục tăng vào các năm tới.


Theo số liệu Tổng cục Du lịch Việt Nam, lượng du khách nước ngoài đến Việt Nam trong quý đầu năm 2005 tăng gần 23%, so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 900.000 khách. Việt Nam đang hy vọng sẽ thu hút 3,2 triệu du khách nước ngoài năm nay.


Trước đó, năm 2004 được xem là năm du lịch Việt Nam gặt hái nhiều thành công, khi lần đầu tiên du lịch Việt Nam lập kỷ lục thu hút 2,9 triệu khách quốc tế trong năm 2004, tăng 19% so năm 2003.
--------------------
thêm một số liệu là du lịch HN tăng đến 250% trong 5 năm. Tiêu điểm vấn đề là năm nay HN phải từ chối 50% luợng khách du lịch đặt khách sạn :((

ak, sao một mình mình lại cứ độc thoại như dở hơi thế này....:(.....đi học bài :p...:p
 
Re: Quan trọng, bạn hãy cho ý kiến của mình.

Tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp bị thất nghiệp tăng dần qua từng năm (64% năm 1997, 80% năm 1998 và 90% năm 1999).
Số liệu này có tin tưởng được không nhỉ ???? năm 99 nước mình có thảm họa kinh tế à? không hiểu viện nào làm khảo sát đây?

Về bài của OP, theo y kiến của mình thì quan trọng gì cái con số xếp hạng trên 1 tờ giấy báo cáo nào đó của 1 hiệp hội kinh tế. Thứ 100 hay 50 có khác biệt gì mấy không? Cái quan trong là chất lượng cuộc sống của con người VN được cải thiện(so với chính bản thân mình) và tài nguyên thiên nhiên và xã hội không bị lạm dụng quá mức.

Ngoài ra, so sánh để xếp thứ hạng nền giáo dục của các quốc gia với nhau để làm cái quái gì? Đúng là nền giáo dục nước mình gặp nhiều khó khăn thật nhưng cũng chỉ vì người dân nước ta(phần lớn) không phải là người có vài trăm ngàn đô la để đầu tư vào 1 cái bằng PhD như dân ở các nước phát triển.
Mọi người cứ hô hào đầu tư cải cách, đổi mới nền giáo dục thế các bác đi ra ngoài ngoại ô vài trăm cây mà xem các em học sinh họ học bằng sách giáo khoa in từ năm nào:(

Nói thế thôi nhưng nền giáo dục ở các nước khác chắc cũng có nhiều bất cập. Cứ nhìn thử nền giáo dục Mĩ chẳng hạn- chắc không phải 30% kiến thức là vô dụng mà chắc 60-70% cơ:p(vì học sinh có tự do hơn trong việc lựa chon lớp học dẫn tới học nhưng cái không cần). Sách giáo khoa trong các trường thì khác nhau nên trình độ không đồng đều trong cả nước. Để có được cái bằng đai học thì nhiều người dân Mĩ phải tốn cả chục năm thậm chí vài chục năm để trả hết nợ. Trên thị trường sách báo của Mĩ thì những thứ bán chạy nhất là sách về sex, chó, và Abraham Lincoln(có người nói đùa, quyển sách bán chạy nhất nước Mĩ trong tương lai sẽ là The sex life of Abraham Lincoln's dog).Đấy nền giáo dục tiên tiến đấy.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Re: Quan trọng, bạn hãy cho ý kiến của mình.

Em thấy có muốn so sánh xếp hạng các nền giáo dục với nhau chắc cũng khó có thước đo nào thích hợp. Giáo dục để phục vụ kinh tế, phục vụ đời sống. So sánh giáo dục chung chung chắc không so được, chẳng nhẽ cứ đem mấy bác "quái vật" ra cho thi đấu rồi đem xếp hạng??.

Em nghĩ Giáo Dục - Kinh Tế - Văn Hóa - Đời sống v.v là một chùm kết nối với nhau, kéo một thằng lên tất các thằng kia sẽ được cải thiện. Mà nếu muốn kéo thì cũng phải kéo dần dần mà kéo đều các mặt, tập trung một chỗ chắc không ổn.
 
Re: Quan trọng, bạn hãy cho ý kiến của mình.

Vũ Hoàng Yến đã viết:
anh Tâm nói em thấy hơi mâu thuẫn. Nếu ai cũng biết khả năng thực sự của mình, ở đây là tiềm năng của đất nuớc. Vậy thì chỉ có thể nói đúng nó đang ở đâu chứ sao lại nói cao thì làm đuợc mà nói thấp thì kết quả thấp là thế nào? đành là tự tin là tốt, có động lực, niềm tin. Nhưng nếu theo cách anh nói thì nếu biết kém mà lại cứ tâng lên cao thì có thể sẽ bị hụt buớc anh ạ :D

Ừ, thì đúng là thế. Khả năng ít tự tâng bốc mình lên thì sẽ bị hụt bước, nhưng đó là cho nhưng người ít khả năng nhưng huyênh hoang, anh thì không nghĩ người trong box này như thế nên vẫn hỏi. Thế nhưng cho đến giờ vẫn chưa thấy ai đề cập đến con số nào cụ thể nhỉ.

Nếu ai muốn đọc thêm chút thì thử link này
http://www.ksg.harvard.edu/cbg/research/d.dapice_Helping.VN.Make.Better.Choices.pdf
 
Re: Quan trọng, bạn hãy cho ý kiến của mình.

thì em cũng nghĩ là anh phải cho số lên truớc ví dụ như anh nghĩ hiện nay đang ở đâu thì mới có thể ít nhất từ đó đại khái lên chứ :D
nói bảo số ko chính xác cũng chẳng đúng...nhiều khi nhìn số liệu mà phải mở mắt ra ý chứ...em cũng chưa hiểu số liệu của thời báo kt là chính xác đến đâu vì ko đuợc rõ nguồn của báo cáo nhưng em tin là ko phải báo lá cải.Cái số liệu đó cũng chưa có gì là ko thể tin nổi đâu.Sv tốt nghiệp thất nghiệp thì có lẽ nó tính từ 6 tháng trở ra thì phải.

bảo là số liệu ko có ý nghĩa thì em cũng ko đồng ý.cứ nghĩ mình giỏi lắm rồi cuối cùng so ra thì cũng tự biết đuờng mà tự hiểu.Nếu nó đo thì chẳng hơi đâu nó lấy mấy 'quái vật' ra đâu..số liệu thì phải dựa trên toàn quốc, mà quá nửa sống vùng nông thôn miền núi...có thấp kinh khủng cũng chẳng có gì lạ...chứ mình cứ lấy riêng mấy cái bét rồi nhất của Hn ra mà so thì khéo vẫn ngồi khen nhau thiên tài ...mà chính thế mới nói...có phải cứ giàu là giáo dục nhất đâu...tiền cũng là chuớng ngại vật nhưng thực chất mình lại chưa làm tốt nhất với số tiền hiện tại đang có mới là bất cập...đâu phải lúc nào cũng đổ cho tiền...mà sao lại ko so sánh....giáo dục cũng là một trong hàng trăm cái để đo chất luợng cuộc sống...cái Human development index của Vn bây giờ ko bít lênh đênh ở đâu rồi nhỉ.....em nhớ mấy năm truớc xem thời sự thấy chúc mừng nhau VN lên đuợc 7 bậc...ko biết bây giờ lên bao nhiêu hay có bị tụt tí nào ko...

cái chùm kinh tế-giáo dục-văn hóa- đời sống có thể kéo nhau theo cả chùm nhưng chưa chắc...đặc biệt là có kéo nhau đồng đều ko , càng bởi vì nó quan hệ chặt chẽ với nhau mà chuyện lệch nhau càng nghiêm trọng...kiểu như kinh tế phát triển nhanh quá xong tầm 10 năm nữa thảm họa giáo dục mới bắt đầu thể hiện , lúc đấy lại ngồi mà đổ lỗi cho nhau...hay kinh tế phát triển ko cẩn thận sẽ phá hoại văn hóa- đồng hóa -mất văn hóa nghiêm trọng...đời sống thì có thể tốt lên nhiều theo kinh tế nhưng ranh giới giàu nghèo lại càng nghiêm trọng hơn chẳng hạn........chẳng thể nói là nó thành chùm nó sẽ kéo nhau lên đuợc.....nói cho cùng...em cá nhân nghĩ giáo dục phải phát triển mạnh đầu tiên thì những mục tiêu kinh tế, giáo dục và đời sống tất sẽ đạt đuợc...
 
Re: Quan trọng, bạn hãy cho ý kiến của mình.

Giáo dục dĩ nhiên là mắt xích quan trọng nhất, nhưng để phát triển được giáo dục thì các vấn đề kia quan trọng lắm chứ. Bây giờ cứ thế này nhé, chọn đại một nước nào đấy, Nam Phi đi, không cần đọc số liệu mình đã có thể mường tượng được mức giáo dục của họ rồi. Muốn giáo dục phát triển "mạnh" thì phải dựa vào đâu để phát triển chứ, giáo dục tự phát triển không sao được.

Dân mình hay than phiền các chuyện tiêu cực liên quan đến văn hóa và con người như chuyện gian lận, hay chuyện học sinh này nọ. Nhưng có mấy ai sửa được gì, sửa người tưởng là dễ chứ cần rất nhiều thời gian,.Thay đổi cách nhìn bảo là chả liên quan gì đến chuyện kinh tế, thực chất là có chứ, ít nhiều thế nào thì chưa rõ.

Chuyện không đồng đều như bạn Yến nêu đấy, cũng là do không chịu kéo đều. Trung Quốc đang phải hãm phát triển kinh tế lại, bởi vì phát triển nhanh quá, xã hội không ổn định, các thứ khác không theo kịp rất nguy hiểm. Thế nên em mới nói phải kéo đều. Còn kinh tế phát triển tốt thì các mặt khác sẽ có điều kiện phát triển, cái này thì rõ ràng.

Chuyện so sánh giáo dục thì mình đem so với mình trước đây là hay nhất, chứ bảo mình so với nước khác thì so kiểu gì, :-/ . Bảo so tiến sĩ với thạc sĩ thì mình không có điều kiện đào tạo, kiểu đấy thì đúng là vác "quái vật" ra còn gì. Còn so mặt bằng chung thì so thế nào, chắc lại lôi kinh tế, văn hóa với xã hội ra so, mà đấy mới là thứ cần so sánh, chứ giáo dục không thì làm gì. Mà hệ thống thì khác nhau, nói ví dụ thôi điểm văn mình 8 phẩy em đã thấy siêu rồi, vác sang Mỹ 8/10 chắc được "C", cô giáo phê cần cố gắng .

Em thấy giáo dục là then chốt, thiết yếu cho các mặt khác phát triển. Nhưng phát triển vẫn phải phát triển song song. Phát triển các mặt là để xã hội phát triển. Tất cả hướng về xã hội. Chứ hỏi khi không phải các bác học giỏi thông minh, kiếm được tiền tấn thì mục đích cuối cùng là gì :-/ .

Mà quan trọng nhất là nhận thức con người, chứ toàn đầu tư "kinh tế" đi du học cho "giáo dục" nó phát triển để rồi BB GL HF thì vứt. Gặp mấy đứa sang ngồi lâu lâu ấm đít hay mở mồm ra chê Việt Nam, chỉ muốn đấm cho cái vào mõm.
 
Re: Quan trọng, bạn hãy cho ý kiến của mình.

Tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp bị thất nghiệp tăng dần qua từng năm (64% năm 1997, 80% năm 1998 và 90% năm 1999).
Khó tin quá! Thế nào là thất nghiệp theo số liệu này định nghĩa? Nếu thất nghiệp ở đây bao gồm cả thành phần lao động tự do không trong biên chế thì 90% vẫn là quá cao. Nếu thất nghiệp ở đây hoàn toàn là vô công rồi nghề, 90% sinh viên ra trường là thành phần chết trong lực lượng lao động thì Việt Nam lấy đâu ra tăng trưởng hơn 7 % ?
 
Re: Quan trọng, bạn hãy cho ý kiến của mình.

năm 99 đâu có tăng truởng 7% nhỉ ?
bây giờ là 04 sau 5 năm năm đấy chứ..ai có số liệu gì ko ạ vác lên đây đi ạ
ko hiểu là tính như thế nào nhưng tớ nghĩ là ko sai...chỉ là tính theo kiểu gì thôi...mà kiểu gì thì nghe cũng khiếp thật....thất nghiệp thì có loại tính theo kiểu trong 6 tháng..hoặc tính theo kiểu có việc làm theo kiểu gì...kiểu part time làm hàng rong , lệch nghề hay là đổi nghề liên tục...chẳng hiểu nữa...hic..cái cảnh ra truờng thất nghiệp 1,2 năm của vn thì cũng còn lạ gì nữa....
 
Re: Quan trọng, bạn hãy cho ý kiến của mình.

trời, năm 99 em yến còn bé tí đã biết gì đâu, nếu hồi đó mà 90% thì chắc là chỉ tính những người có được công việc ở cơ quan nhà nước là có việc, còn lại những công việc ở cty tư nhân, các tổ chức cá nhân thì không tính là có việc làm, hoặc khả năng thứ 2 là họ phỏng vấn 1 số sv ra trường năm đó, những ai ra trường là 100% có chỗ làm sẵn, như vậy thì đúng là 10 sv chỉ có 1 sv là ra khỏi cổng trường là có người nhận làm ngay, trong số này chắc có tới hơn nửa là con em trong ngành.

2 câu hỏi của topic này chung chung quá và sẽ có rất nhiều cách suy nghĩ vì mỗi người ở 1 vị trí khác nhau lại có 1 cái nhìn khác nhau về con số 7% phát triển của nền KT Việt Nam, hay mỗi người ở 1 môi trường GD khác nhau lại có 1 cái nhìn khác nhau về GD ở VN. Kiến thức các thành viên đóng góp sẽ rất nhiều, nhưng lại chẳng có định hướng chính vì vậy kết quả thu lại sẽ chỉ là 1 mớ kiến thức chung chung và không có sự khẳng định chính xác vì đại đa phần kiến thức thu được là từ Internet, mà Internet lại là 1 trong số những nguồn thông tin nhiều nhất và cũng nhiều sai lạc nhất
 
Re: Quan trọng, bạn hãy cho ý kiến của mình.

2 câu hỏi của topic này chung chung quá và sẽ có rất nhiều cách suy nghĩ vì mỗi người ở 1 vị trí khác nhau lại có 1 cái nhìn khác nhau về con số 7% phát triển của nền KT Việt Nam, hay mỗi người ở 1 môi trường GD khác nhau lại có 1 cái nhìn khác nhau về GD ở VN. Kiến thức các thành viên đóng góp sẽ rất nhiều, nhưng lại chẳng có định hướng chính vì vậy kết quả thu lại sẽ chỉ là 1 mớ kiến thức chung chung và không có sự khẳng định chính xác vì đại đa phần kiến thức thu được là từ Internet, mà Internet lại là 1 trong số những nguồn thông tin nhiều nhất và cũng nhiều sai lạc nhất

Anh không nên lo lắng về việc em xử lý thông tin thế nào, em biết cách thu nhập và phân tích thông tin.

Còn với mọi người muốn một vài con số thì đây

http://www.cia.gov/cia/publications/factbook/geos/vm.html <= đáng chú ý, các con số đầu khá đáng tin cậy, họ có nói về cả kinh tế VN.

Nếu bạn ngại đọc tiếng Anh thì nên chú ý vào phần gạch chânin đậm thôi
[font=Verdana, Arial, Helvetica][size=-1]HANOI, VIET NAM (28 April 2004) - Viet Nam recorded a vigorous macroeconomic performance in 2003, being one of the world's fastest growing economies. Buoyed by the improvements in the business environment and the recovery of external demand, Viet Nam is expected to maintain growth above 7% in 2004 and 2005, according to a major Asian Development Bank (ADB) report released today.
...
[/size][/font](Tuy nhiên bạn cũng nên nhớ là nền kinh tế càng nhỏ thì phát triển càng nhanh.)
...
[font=Verdana, Arial, Helvetica][size=-1]Viet Nam's GDP growth will be underpinned by strong domestic demand, forecast to rise by 10.1% in 2004 and by 8.1% in 2005, and by annual export growth of 12.0%. The government policy of maintaining an expansionary but manageable fiscal stance will help keep domestic demand strong. Fiscal deficits are estimated to be 4.6% in 2004 and 4.2% in 2005.[/size][/font]
[font=Verdana, Arial, Helvetica][size=-1][font=Verdana, Arial, Helvetica][size=-1] 28 April 2004 [/size][/font][/size][/font]Asian Development Bank (base in Philippines)


Vị trí nền kinh tế VN: chỉ số này được đo bởi rất nhiều các tiêu chí khác nhau nhưng nói chung VN ở khoảng 165-180/200+ nước.

Vị trí giáo dục VN: chỉ số này cực kỳ khó tìm bởi vì người ta không xếp hạng nền giáo dục của cả một quốc gia nhiều, theo như ý kiến của một tiến sĩ trong trường mình khi làm nghiên cứu giáo dục của các quốc gia thế giới thì VN ước tính khoảng 135-150/200+. Con số này có thể cao hơn thực tế vì ông này biết mình là người Việt Nam :-$.

Có lẽ các con số trên sẽ giúp mọi người phần nào có một tiên đoán tốt hơn về tương lai VN trong 20 năm tới. Thế mọi người nghĩ là vị trí chúng ta sẽ ở đâu ???
 
Nói thật cho đến lúc về cõi vĩnh hằng em cũng không hy vọng sẽ thấy được nền kinh tế việt nam bằng một nửa của nhật bây giờ. Nhất là khi những người đưa ra các chính sách kinh tế có phần hơi cổ hủ và vn lại đang phải chịu sự vùi đập bất công từ phía các nước tư bản lớn.
Sự thất bại của chính sách bao cấp cách đây 20 năm là một bài học lớn cho nuớc ta. Đó chính là do sự bảo thủ, làm theo liên xô một cách không suy xét, khiến cho nền kinh tế của nước ta tụt hậu. những thế hệ hồi đó vẫn còn và vẫn đang giữ vị trí cao. Muốn phát triển nền kinh tế, có lẽ nước ta phải trẻ hóa đội ngũ quản lí. _Dù sao là người việt nam em cũng hi vọng một tương lai sáng lạng cho nước mình_

Còn về vấn đề giáo dục thì em thấy rất bức xúc. Nhiều chính sách GD của chúng ta giờ đây đang chạy theo hướng "gió chiều nào, che chiều nấy". Đơn cử như việc bộ giáo dục bỏ thi tốt nghiệp tiểu học hay hủy bỏ việc thi HSG ở khối 6,7,8,10,11. Lí do là không nên để trẻ em phải trải qua tâm lí thi cử nặng nề (lớp 10 rồi còn trẻ con cái quái gì nữa). Sao người ta không nghĩ rằng làm thế sẽ làm hỏng tư tưởng cầu tiến của "trẻ em" - Những người mà sau này sẽ thành "người lớn"?

Mà mọi người nếu đọc các tạp chí giáo dục sẽ thấy người ta châm chích nhau về chương trình mới cải cách. Chính sự ghen ăn tức ở trong giáo dục đã làm cho nền giáo dục hỗn loạn -> Mặc dù rất hy vọng nhưng chắc nền giáo dục việt nam chỉ đứng 180/200 là giỏi.
 
ak..em bảo đến cõi vĩnh hằng ko mong đuợc bằng Nhật...xong lại bảo mong một tuơng lai sáng lạn...em có biết Nhật nó đi lên từ thế nào ko?
nên post một cách có đóng góp, chứ cứ nêu ra những chuyện đã quá nhàm tai ai cũng đọc cả rồi...lôi từ topic này sang topic khác , đâm ra topic rất hay của anh Tâm lại thành những chỗ chả khác gì nhau ngồi chê bai cổ hủ lạc hậu và bức xúc giáo dục...
Kinh tế thì 7% như vậy nhưng tiêu biểu là HCM thậm chí lên đến 10,11%..các ngành riêng biệt con số xuất khẩu toàn tăng đến mấy chục phần trăm,,, thêm nữa đi sau TQ lại có thể học đuợc những bài học của tàu...nếu đọc bài nào huớng tích cực thì sẽ thấy Vn ko làm ăn tồi tí nào...còn đừng chê các cụ....Vn chẳng kém tí nào đâu.....chẳng đơn giản mà lèo lái đuợc mọi chuyện....giáo dục tuy cần đổi mới nhiều nhưng cứ đà kinh tế kéo lên thì cũng hi vọng đuợc. Nhưng đại cách mạng giáo dục là ko thể lờ đi- và làm càng sớm chừng nào tốt chừng nấy- giáo dục bây giờ đã quá nhiều bất cập :(
 
Em thấy, muốn phát triển kinh tế thì phải dập cái nạn tham nhũng trước đã. Bao nhiêu vốn đầu tư toàn vào tay các bố :))
 
Nói thật cho đến lúc về cõi vĩnh hằng em cũng không hy vọng sẽ thấy được nền kinh tế việt nam bằng một nửa của nhật bây giờ. Nhất là khi những người đưa ra các chính sách kinh tế có phần hơi cổ hủ và vn lại đang phải chịu sự vùi đập bất công từ phía các nước tư bản lớn.
Sự thất bại của chính sách bao cấp cách đây 20 năm là một bài học lớn cho nuớc ta. Đó chính là do sự bảo thủ, làm theo liên xô một cách không suy xét, khiến cho nền kinh tế của nước ta tụt hậu. những thế hệ hồi đó vẫn còn và vẫn đang giữ vị trí cao. Muốn phát triển nền kinh tế, có lẽ nước ta phải trẻ hóa đội ngũ quản lí. _Dù sao là người việt nam em cũng hi vọng một tương lai sáng lạng cho nước mình

Sao lại không bằng được Nhật bây giờ, :nono: . Nói gì thì nói mười năm qua mình thay đổi nhiều chứ, quá nhiều là đằng khác. Nước mình thuộc vào loại đang phát triển mạnh đấy chứ.

Còn chính sách bao cấp em nghe ai mà lại bảo là thất bại, thất bại ở chỗ nào ??? Thất bại gì ở đâu không biết nhưng sau chiến tranh nước mình từng có lúc lạm phát 70%. Rào cản kinh tế của Mỹ thì tới thời thằng Bush cha hết hiệu lực nó mới gỡ cho. Anh thấy không bao cấp thì nhiều người chết đói mất ^^ . :nono: Phải nghĩ tích cực tí chứ, sao lại nghe người ta chê thế nào cũng chê theo thì không ổn ^^
 
Back
Bên trên