Bốn lời khuyên cho người chuẩn bị khởi nghiệp

Ngô Xuân Bách
(ngô xuân bách)

New Member
Khó ai có thể quên ngày bắt tay khởi sự một doanh nghiệp. Mấy năm đi làm công ăn lương giúp bạn học hỏi được nhiều điều bổ ích.


Ví dụ sẽ không bao giờ trả lương trễ cho nhân viên vì điều đó làm nhân viên lo lắng e rằng công ty đang có vấn đề, mất niềm tin và ngấm ngầm tìm việc làm khác.

Lời khuyên thứ nhất: Các bạn trẻ nên có vài năm đi làm cho một, hai công ty để rút tỉa kinh nghiệm trước khi khởi nghiệp. Điều này giúp bạn thoát khỏi vô vàn câu hỏi sẽ đeo bám bạn suốt đời, và tránh cho bạn rất nhiều sai lầm mà nếu không có kinh nghiệm bạn sẽ có nguy cơ vấp phải. Một lần nói chuyện với sinh viên Malaysia, Bill Gates đã chân thành khuyên sinh viên như thế.

Đi làm mấy năm nay kinh nghiệm thu lượm được xem ra cũng khá. Nhưng khởi cái "nghiệp" gì đây? Người Mỹ có một câu châm ngôn: "Bạn phải học được nghệ thuật kiếm tiền từ công việc mà mình yêu thích". Vậy thì nên nuôi nấng một phương án kinh doanh thật sự phù hợp với tư chất của mình và là thứ mình làm giỏi nhất.

Lời khuyên thứ hai: Đừng làm công việc chẳng có chút hứng thú gì vì bản thân mình không hạnh phúc vui vẻ đã chớ, mà cơ hội thành công cũng không lớn. Ông chủ Starbucks Coffee - Howard Schulz - có viết cuốn sách Pour your heart (tạm dịch: Hãy đổ vào đây cả tâm hồn) kể lại niềm đam mê thế nào của ông ta với cà phê, và theo ông, chính niềm đam mê này đã giúp ông thành lập vương quốc cà phê Starbucks lừng danh thế giới như hôm nay.

Khởi nghiệp không có nghĩa là một mình. Theo quan niệm của người Mỹ, "không ai có thể làm giàu bằng cách vay nợ ngân hàng". Khởi nghiệp khi còn trẻ bạn nên tìm lấy những người cùng chí hướng, nhưng điều quan trọng nhất không phải là partner của mình đóng góp bao nhiêu tiền, mà là anh ta đóng góp được chuyên môn gì cho công việc khởi nghiệp mà bạn đang dự tính. Tất nhiên, yếu tố thành thật, tin cậy lẫn nhau, trọng chữ tín phải được đặt lên hàng đầu.

Lời khuyên thứ ba: Điều quan trọng là tận dụng hết khả năng thế mạnh của các đối tác tham gia sáng lập công ty để phát triển. Trong quyển Build to last (tạm dịch: Xây dựng để trường tồn) tác giả James C. Collins và Jerry I. Porras kể nhiều ví dụ về những sự kết hợp tuyệt vời giữa các nhóm đã thành lập như HP, Microsoft, Sony... Ví dụ Sony khi được thành lập năm 1947, gồm bảy kỹ sư do Masaru Ibuka đứng đầu. Họ đã thất bại với nồi nấu cơm, xúp đậu ngào đường và gối sưởi dùng dầu giữ hơi ấm... Sau hai năm loay hoay với bao thất bại họ mới có được thành công đầu tiên với việc sản xuất ổ cắm điện...

Làm gì đây? Khi bắt đầu thiết kế sản phẩm hay dịch vụ, bạn phải hiểu rõ sản phẩm hay dịch vụ mà mình sắp tung ra đó có gì khác biệt. Có một nguyên tắc bạn phải nhớ nằm lòng là nếu sản phẩm của bạn không có sự khác biệt trong một chiều hướng nào đó thì cơ hội thành công của bạn rất nhỏ.

Lời khuyên thứ tư: Câu châm ngôn phải thuộc nằm lòng không hẳn chỉ là "chất lượng hay là chết" mà còn là "khác biệt hay là chết". Tuy nhiên, cũng phải nhấn mạnh với các bạn trẻ một yếu tố quan trọng khác nữa mà người Mỹ thường nói "differently not different things", nôm na có nghĩa là làm khác biệt chứ không phải là lập dị.
 
Back
Bên trên