Nguyễn Thành Lam
(thanhlam)
Thành viên danh dự
World Cup 2002 tại Nhật Bản và Hàn Quốc đã khép lại, nhưng đó là một World Cup mà bóng dáng số 10 đã không thể hiện được nhiều và nó không còn là quan trọng đối với các ĐTQG.
Một cầu thủ có than thể cường tráng nằm dài trên sân cỏ, hai tay ôm đầu với nét mặt toát lên nỗi đau đớn khôn cùng. Đó chính là siêu sao bong đá Zinedine Zidane, nhà kiến tạo đeo áo số 10 nổi tiếng thế giới. Đối với đội Pháp bảo vệ chức VĐTG và cầu thủ số 10 ấy, giấc mơ vàng World Cup 2003 đã bị tiêu tan ngay từ vòng đầu, sau trận thua đầy tủi hổ 0-2 trước Đan Mạch.
Cho đến giờ, các chuyên gia bóng đá vẫn còn đặt câu hỏi : Phải chăng hệ thống thi đấu “hiện đại” không có đất dành cho các nghệ sĩ sân cỏ xuất chúng, những cầu thủ đeo áo số 10 ? Có phải thời nay, người ta không còn cần đến những nhà kiến tạo có thể ngẫu hứng chuyền những đưng bóng xa đến 50m cho đồng đội ?
Kể từ khi chàng trai 17 tuổi Edson Arantes do Nascimento ( còn có tên là “ vua bóng đá ” Pele ) cùng ĐT Brazil thắng đội chủ nhà Thuỵ Điển trong trận chung kết World Cup 1958 với tỷ số 5-2 và chinh phục khán giả bằng lối đá đẹp mắt, được mang chiếc áo số 10 là đặc quyền của cầu thủ xuất sắc nhất và sáng tạo nhất đội bong - bất kể đó là trong đội bóng làng hay là trong ĐTQG. Phần lớn các cầu thủ đeo áo số 10 đều là nhạc trưởng trên sân.
Trong lịch sử bóng đá thế giới, người ta từng chiêm ngưỡng các ngôi sao bong đá lừng danh như Puskas, Eusebio, Alfredo Di Stefano, Pele, Netzer, Overrath, Cruyff, Rivelino, Maradona … trừ Johan Cruyff đeo áo số 14 do mê tín, còn lại các ngôi sao lừng danh trên đều đeo áo số 10.
Thế còn ngày nay ? Ngày nay người ta có Zidane và ĐT Pháp bị loại khỏi giải ngay từ vòng đầu. Cầu thủ đeo áo số 10 Francesco Totti của Italia cũng sớm nối gót theo Zidane. Người Argentina muốn chiếc áo số 10 vĩnh viễn thuộc về Maradona, nhưng không được FIFA chấp nhận, đành trao cho Ortega, một anh chàng mải rê bóng nhiều hơn là kiến tạo. Chiếc áo số 10 của Bồ Đào Nha là Rui Costa cũng sớm ngậm ngùi chia tay với World Cup
Chúng ta cùng điểm lại những số 10 ở World Cup 2002 ( những đội được vào tứ kết ) :
Brazil : Rivaldo, có vai trò kiến tạo, ghi được 5 bàn thắng
Đức : Lars Ricken, cầu thủ duy nhất của Đức hầu như chưa được ra sân.
Senegal : Khaliou Fadiga, một cầu thủ kiến thiết bong tạm được nhưng không phải là người xuất sắc nhất đội bong
Thổ Nhĩ Kỳ : Yildiray Basturk, gây nhiều thất vọng trong vai trò là nhà đạo diễn trận đấu
Mỹ : Claudio Reyna, một trong những cầu thủ chơi hay nhất cuả Mỹ
Tây Ban Nha : Diego Tristan, là một tiền đạo, ít có dịp thể hiện vai trò kiến thiết
Hàn Quốc : Yong-Soo Choi, chơi xuất sắc, nhưng ít sang tạo trong đội hình và có lối chơi giầu tính đồng đội
Anh : Michael Owen, cây làm bàn, không phải là nhà kiến thiết trận đấu, người giữ vai trò này chủ yếu là David Beckham ( số 7 )
Việc cầu thủ Lars Ricken của Đức thường xuyên ngồi trên ghế dự bị cho thấy các đội bóng giờ đây ít quan tâm đến số áo này và qua đó là những cầu thủ giầu sức sang tạo đến mức nào
Trận chiến giành dật từng Xăngtimét trên sân cỏ của bóng đá hiện đại đã tước đi đất hoạt động của các nghệ sĩ sân cỏ. Phải chăng xu hướng khiến cho các cầu thủ đeo áo số 10 bị thất sủng này sẽ quyết định tương lai của bóng đá ? Nếu như vậy thì thật là đáng buồn
Nguyên nhân : Việc vai trò của các cầu thủ khoác áo số 10 trở nên mờ nhạt phản ánh một xu thế phát triển hiện nay của bóng đá thế giới : Lối đá tập thể lên ngôi, vai trò cá nhân ngày nay không còn được đánh giá cao.
Những đội đầy rẫy siêu sao như Pháp, Ý, Tây Ban Nha, Argentina, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha… bị loại khỏi giải trong khi đó Đức, Thổ Nhĩ Kỳ và Hàn Quốc lại được lọt vào bán kết. Nhưng Brazil đã vô địch bằng các siêu sao bóng đá Ronaldo, Rivaldo, Ronaldinho - những người có thể quyết định trận thắng-bại bằng những pha đột phá cá nhân và mang lại cho khán giá lối chơi đẹp mắt. 3 đội còn lại, tập thể chính là yếu tố giúp họ
Christian Ziege của ĐT Đức biện minh : “ Không ai phủ nhận rằng một siêu sao bóng đá có thể quyết định sự thành bại của trận đấu. Nhưng thực ra, đối phương dễ đối phó với các đội bóng dựa vào một siêu sao. Một khi họ vô hiệu hoá được siêu sao này, thì họ cũng làm sụp đổ hệ thống thi đấu của đối thủ. Khi thi đấu với ĐT Đức, đối phương không biết phải vô hiệu hoá cầu thủ nào trong đám cầu thủ sàn sàn như nhau. Ngoài ra, các siêu sao chỉ có thể phát huy khi họ có thể lực sung mãn. Một Zidane chấn thương hay một Figo kiệt sức cũng chẳng hơn gì một tuyển thủ bậc trung của đội tuyển khác. Các cầu thủ ngày nay, đặc biệt là các ngôi sao, bị bóc lột sức lực hết sức dã man.”
Có phải đó chính là lý do khiến cho ngày càng có ít các đội bóng lệ thuộc vào các đạo diễn sân cỏ tài năng như Zidane và Figo ? Thực tế trong bóng đá hiện đại, không còn các tiền vệ kiến tạo thuần thuý nữa. Bóng đá ngày nay cần đến các cầu thủ đa năng, vừa biết tấn công lại vừa biết phòng thủ. Bởi vì tất cả các đội bóng đều bị chi phối bởi chiến thuật và đặt dưới mục tiêu : càng phạm ít sai lầm càng tốt.
Theo mọi người, chiếc áo số 10 có còn cần thiết đối với bóng đá hiện đại ?
Một cầu thủ có than thể cường tráng nằm dài trên sân cỏ, hai tay ôm đầu với nét mặt toát lên nỗi đau đớn khôn cùng. Đó chính là siêu sao bong đá Zinedine Zidane, nhà kiến tạo đeo áo số 10 nổi tiếng thế giới. Đối với đội Pháp bảo vệ chức VĐTG và cầu thủ số 10 ấy, giấc mơ vàng World Cup 2003 đã bị tiêu tan ngay từ vòng đầu, sau trận thua đầy tủi hổ 0-2 trước Đan Mạch.
Cho đến giờ, các chuyên gia bóng đá vẫn còn đặt câu hỏi : Phải chăng hệ thống thi đấu “hiện đại” không có đất dành cho các nghệ sĩ sân cỏ xuất chúng, những cầu thủ đeo áo số 10 ? Có phải thời nay, người ta không còn cần đến những nhà kiến tạo có thể ngẫu hứng chuyền những đưng bóng xa đến 50m cho đồng đội ?
Kể từ khi chàng trai 17 tuổi Edson Arantes do Nascimento ( còn có tên là “ vua bóng đá ” Pele ) cùng ĐT Brazil thắng đội chủ nhà Thuỵ Điển trong trận chung kết World Cup 1958 với tỷ số 5-2 và chinh phục khán giả bằng lối đá đẹp mắt, được mang chiếc áo số 10 là đặc quyền của cầu thủ xuất sắc nhất và sáng tạo nhất đội bong - bất kể đó là trong đội bóng làng hay là trong ĐTQG. Phần lớn các cầu thủ đeo áo số 10 đều là nhạc trưởng trên sân.
Trong lịch sử bóng đá thế giới, người ta từng chiêm ngưỡng các ngôi sao bong đá lừng danh như Puskas, Eusebio, Alfredo Di Stefano, Pele, Netzer, Overrath, Cruyff, Rivelino, Maradona … trừ Johan Cruyff đeo áo số 14 do mê tín, còn lại các ngôi sao lừng danh trên đều đeo áo số 10.
Thế còn ngày nay ? Ngày nay người ta có Zidane và ĐT Pháp bị loại khỏi giải ngay từ vòng đầu. Cầu thủ đeo áo số 10 Francesco Totti của Italia cũng sớm nối gót theo Zidane. Người Argentina muốn chiếc áo số 10 vĩnh viễn thuộc về Maradona, nhưng không được FIFA chấp nhận, đành trao cho Ortega, một anh chàng mải rê bóng nhiều hơn là kiến tạo. Chiếc áo số 10 của Bồ Đào Nha là Rui Costa cũng sớm ngậm ngùi chia tay với World Cup
Chúng ta cùng điểm lại những số 10 ở World Cup 2002 ( những đội được vào tứ kết ) :
Brazil : Rivaldo, có vai trò kiến tạo, ghi được 5 bàn thắng
Đức : Lars Ricken, cầu thủ duy nhất của Đức hầu như chưa được ra sân.
Senegal : Khaliou Fadiga, một cầu thủ kiến thiết bong tạm được nhưng không phải là người xuất sắc nhất đội bong
Thổ Nhĩ Kỳ : Yildiray Basturk, gây nhiều thất vọng trong vai trò là nhà đạo diễn trận đấu
Mỹ : Claudio Reyna, một trong những cầu thủ chơi hay nhất cuả Mỹ
Tây Ban Nha : Diego Tristan, là một tiền đạo, ít có dịp thể hiện vai trò kiến thiết
Hàn Quốc : Yong-Soo Choi, chơi xuất sắc, nhưng ít sang tạo trong đội hình và có lối chơi giầu tính đồng đội
Anh : Michael Owen, cây làm bàn, không phải là nhà kiến thiết trận đấu, người giữ vai trò này chủ yếu là David Beckham ( số 7 )
Việc cầu thủ Lars Ricken của Đức thường xuyên ngồi trên ghế dự bị cho thấy các đội bóng giờ đây ít quan tâm đến số áo này và qua đó là những cầu thủ giầu sức sang tạo đến mức nào
Trận chiến giành dật từng Xăngtimét trên sân cỏ của bóng đá hiện đại đã tước đi đất hoạt động của các nghệ sĩ sân cỏ. Phải chăng xu hướng khiến cho các cầu thủ đeo áo số 10 bị thất sủng này sẽ quyết định tương lai của bóng đá ? Nếu như vậy thì thật là đáng buồn
Nguyên nhân : Việc vai trò của các cầu thủ khoác áo số 10 trở nên mờ nhạt phản ánh một xu thế phát triển hiện nay của bóng đá thế giới : Lối đá tập thể lên ngôi, vai trò cá nhân ngày nay không còn được đánh giá cao.
Những đội đầy rẫy siêu sao như Pháp, Ý, Tây Ban Nha, Argentina, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha… bị loại khỏi giải trong khi đó Đức, Thổ Nhĩ Kỳ và Hàn Quốc lại được lọt vào bán kết. Nhưng Brazil đã vô địch bằng các siêu sao bóng đá Ronaldo, Rivaldo, Ronaldinho - những người có thể quyết định trận thắng-bại bằng những pha đột phá cá nhân và mang lại cho khán giá lối chơi đẹp mắt. 3 đội còn lại, tập thể chính là yếu tố giúp họ
Christian Ziege của ĐT Đức biện minh : “ Không ai phủ nhận rằng một siêu sao bóng đá có thể quyết định sự thành bại của trận đấu. Nhưng thực ra, đối phương dễ đối phó với các đội bóng dựa vào một siêu sao. Một khi họ vô hiệu hoá được siêu sao này, thì họ cũng làm sụp đổ hệ thống thi đấu của đối thủ. Khi thi đấu với ĐT Đức, đối phương không biết phải vô hiệu hoá cầu thủ nào trong đám cầu thủ sàn sàn như nhau. Ngoài ra, các siêu sao chỉ có thể phát huy khi họ có thể lực sung mãn. Một Zidane chấn thương hay một Figo kiệt sức cũng chẳng hơn gì một tuyển thủ bậc trung của đội tuyển khác. Các cầu thủ ngày nay, đặc biệt là các ngôi sao, bị bóc lột sức lực hết sức dã man.”
Có phải đó chính là lý do khiến cho ngày càng có ít các đội bóng lệ thuộc vào các đạo diễn sân cỏ tài năng như Zidane và Figo ? Thực tế trong bóng đá hiện đại, không còn các tiền vệ kiến tạo thuần thuý nữa. Bóng đá ngày nay cần đến các cầu thủ đa năng, vừa biết tấn công lại vừa biết phòng thủ. Bởi vì tất cả các đội bóng đều bị chi phối bởi chiến thuật và đặt dưới mục tiêu : càng phạm ít sai lầm càng tốt.
Theo mọi người, chiếc áo số 10 có còn cần thiết đối với bóng đá hiện đại ?