Bí quyết đoạt học bổng 200.000 USD

Trần Minh Tuyền
(Minh Tuyền)

New Member
lienhebanner1.jpg



http://www.ahedulinks.com/




Trung tâm Tư vấn Du học AH Edu Links xin giới thiệu đến các bạn chia sẻ của bạn Lan Chi, một người đã đạt học bổng này.

Theo bình chọn của Washington Monthly năm 2009, Connecticut College đứng 50 trong 253 trường tốt nhất toàn Mỹ. Mỗi khóa, Trường chỉ tuyển trên 1.000 sinh viên đến từ khắp nơi trên thế giới. Vậy làm thế nào để được ghi danh vào ngôi trường danh tiếng này? Ninh Ngọc Lan Chi – một trong những sinh Việt Nam hiếm hoi đang theo học tại Trường đã “bật mí” bí quyết của mình với phóng viên Báo TG&VN đang theo học một khóa ngắn về quan hệ quốc tế tại Trường.


Là một trong số 4 học sinh Việt Nam cho đến nay đoạt được xuất học bổng trị giá lên tới 200.000 USD cho 4 năm học và được học tập trong một môi trường đào tạo thuộc hàng “top” không chỉ của riêng nước Mỹ, Lan Chi có thể tiết lộ bí quyết làm thế nào để vượt qua được “cửa ải” này?


Trước hết, về thủ tục, em cũng phải nộp một bộ hồ sơ như tất cả các thí sinh khác, bao gồm đơn xin học bổng, học bạ cấp 3, thư giới thiệu của 2 thầy cô giáo và của hiệu trưởng trường cấp 3 nơi mình học. Trong hồ sơ, còn phải kèm theo chứng chỉ TOEFL và điểm SAT (là bài thi tiêu chuẩn để vào học đại học ở Mỹ) và các bài luận về bản thân. Để được vào học tại Connecticut College cũng như các trường nổi tiếng khác của Mỹ, em nghĩ, phần lớn nhất có lẽ là nhờ may mắn, bởi vì ngoài thành tích học tập của bản thân, Hội đồng tuyển chọn của Trường cũng muốn chọn những thí sinh có tính cách phù hợp với với môi trường học tập của Trường nhất.


Có rất nhiều bạn học rất giỏi, điểm TOEFL và SAT đạt rất cao, nhưng Hội đồng tuyển sinh còn đánh giá thí sinh qua các hoạt động ngoại khóa và những bài tự luận về bản thân. Vì thế, thành tích học tập xuất sắc, điểm số cao và giỏi tiếng Anh vẫn chưa phải là tất cả. Do yếu tố này, em nghĩ, mình được chọn là 1 trong 4 học sinh học tập tại trường cho đến nay phần nhiều là do may mắn, do em có tính cách phù hợp với Trường.


Trong lần trò chuyện với GS. William Frasure - người đã nhiều lần đến Việt Nam và là một trong những người trực tiếp phỏng vấn đầu vào – Giáo sư rất quan tâm đến việc làm thế nào để tạo thêm nhiều cơ hội cho học sinh Việt Nam, nhất là học sinh ở các khu vực ít có điều kiện học tập hơn so với Hà Nội và TP. HCM. GS. Frasure cho rằng, điểm bất lợi nhất của học sinh ở các khu vực này là tiếng Anh. Lan Chi có chia sẻ gì về nhận xét này và có lời khuyên gì cho riêng các ứng viên ở những khu vực này không?


Như em đã nói sơ sơ ở trên về các điều kiện nộp đơn vào đại học ở Mỹ, thí sinh phải đạt điểm TOEFL và SAT. Đây là hai bài thi đánh giá sử dụng tiếng Anh giao tiếp cũng như học thuật. Ngoài ra, bài luận về bản thân – một phần rất quan trọng trong quá trình nộp đơn – cũng phải viết bằng tiếng Anh sao cho thật tốt, thật thuyết phục Hội đồng tuyển chọn. Mỗi bạn có thể có cách học riêng phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của mình, lời khuyên duy nhất của em dành cho các bạn không có điều kiện học tiếng Anh như các bạn ở thành phố lớn và các trường chuyên là phải tự tìm tòi, tự học từ Internet, sách báo tiếng Anh và xem các bộ phim tiếng Anh hoặc có phụ đề tiếng Anh để hiểu rõ ngữ cảnh và cách tư duy ngôn ngữ của người nói tiếng Anh trong những hoàn cảnh cụ thể.


Bản thân em, khi còn là học sinh chuyên Anh của Trường PTTH Trần Đại Nghĩa ở TP. HCM, ngoài giờ học chính ở trường em cũng chỉ học thêm tiếng Anh, luyện thi TOEFL và SAT ở nhà chứ cũng không có điều kiện để học thêm ở trung tâm. Tất nhiên, tự học thì không dễ dàng, nhưng nếu quyết tâm và kiên trì thì sẽ được đền bù xứng đáng. Hơn nữa, em nghĩ các bạn ở các khu vực khó khăn cũng có lợi thế của riêng mình. Vì như em đã nói, Trường không chỉ dánh giá ứng viên thông qua duy nhất thành tích học tập mà còn nhiều thứ khác nữa.


Cảm nhận của Chi về môi trường giáo dục, học tập ở Connecticut College thế nào? Học sinh Việt Nam khi theo học ở đây có gặp khó khăn gì không?


Connecticut College là một trường dạng liberal arts (khoa học xã hội và nhân văn) nên quy mô không lớn như các trường đại học khác ở Mỹ (mỗi năm chỉ tuyển gần 2.000 sinh viên). Nhờ vậy, sỹ số trong một lớp học rất ít, trung bình chỉ khoảng 15 – 20 bạn/lớp. Các giáo sư cũng có nhiều thời gian quan tâm rất tận tình đến từng sinh viên. Mỗi khi không hiểu bài, sinh viên có thể đến văn phòng của giáo sư và trao đổi thoải mái. Khi cần bất cứ tài liệu gì mà thư viện của Trường không có, sinh viên có thể yêu cầu và thư viện Trường sẽ tìm tài liệu đó ở các thư viện khác cho bằng được. Sinh viên năm thứ 3 có thể chọn đi học một học kỳ ở nước khác để trau dồi khả năng ngoại ngữ hoặc kỹ năng sống và học tập ở môi trường quốc tế.


Trường có Văn phòng hướng nghiệp cho sinh viên, chuyên giúp sinh viên làm hồ sơ xin việc, hỗ trợ tìm việc làm cũng như cơ hội thực tập trong và ngoài nước Mỹ. Nhờ vậy, chỉ trong vòng một năm sau khi ra trường, 75% sinh viên đã có việc làm và 25% còn lại có thể theo học lên các bậc cao hơn. Ngoài giờ học, Ban Giám hiệu cũng như các câu lạc bộ sinh viên trong Trường thường tổ chức nhiều hoạt động ngoại khóa rất đa dạng như: nghệ thuật, thể dục thể thao, chính trị, khoa học...


Ngoài ra, Trường cũng có thế mạnh trong việc tổ chức các khóa đào tạo ngắn về các ngành học chủ chốt của Trường cho cán bộ, những người đã đi làm. Ví dụ, một đoàn 15 cán bộ trẻ của Việt Nam đang tham dự khóa đào tạo 5 tuần về Quan hệ quốc tế và Các vấn đề phát triển tại Trường. Em được nhà trường giao hỗ trợ lớp này nên em biết, Nhà trường đánh giá rất cao sáng kiến của Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gửi cán bộ sang đào tạo. Các học viên của Đoàn đều là những người trẻ, nên một khóa học như thế này sẽ rất bổ ích vì đã có rất nhiều nước gửi cán bộ đến đào tạo như vậy và họ đều có những đánh giá rất tích cực.



Sau khi ra trường, Lan Chi có dự định gì?


Năm nay em mới là sinh viên năm thứ 3 ngành Phát triển con người. Trước mắt, em dự định sau khi hoàn thành bậc đại học, em sẽ tìm học bổng thạc sỹ để học tiếp. Nếu có cơ hội về nước làm việc, em hy vọng sẽ được làm cho một tổ chức phi chính phủ về trẻ em. Nhưng từ nay đến đó vẫn còn khá xa, nên em không dám đặt quá nhiều mục tiêu, bởi nếu không thực hiện được thì buồn lắm!


Cảm ơn Lan Chi về cuộc trò chuyện này!


lienhebanner2.jpg


Trung tâm Tư vấn Du học và Ngoại ngữ AH Edu Links

Văn phòng 1
- Địa chỉ: 114 - 116 Hải Thượng Lãn Ông P10 Q5 TP.HCM
- Điện thoại: 08.6294.3955 / 08.6294.3956
- Fax:08.6294.3955

Văn phòng 2
- Trung tâm Hỗ trợ Sinh viên TP.HCM
- Địa chỉ: 33 Nguyễn Thị Minh Khai P.Bến Nghé Q1 TP.HCM
- Điện thoại: 08.2247.5693 / 08.2247.5694

Website: http://www.ahedulinks.com/

Email: [email protected]

Yahoo Messenger: ahedulinks / ahedulinks1 /ahedulinks2 /ahedulinks3

Nếu cần thêm thông tin về khóa học ngoại ngữ, du học, hội thảo và học bổng tất cả các nước trên thế giới, các bạn có thể liên hệ với mình qua Nick chat Yahoo: fcthainhatkhanh hoặc Email: [email protected]
 
Back
Bên trên