Báo cáo thống kê

Mai Thanh Hà
(mtha)

Administrator
Nhân viên
Gửi bời: Phan Thu Hà, 03-05-2002

Kết quả cuộc khảo sát các vấn đề trong và ngoài nhà trường

Có lẽ trước hết cần phải nói ngay rằng: trong số những công việc mà Yearbook đã làm thì cuộc khảo sát này đứng hàng vất vả thứ hai, chỉ sau mỗi việc chụp ảnh. Thật chưa bao giờ Ban biên tập lại ngập đầu trong công việc đến như thế! Chúng tôi đã dành trọn gói gần 4 buổi họp (chưa kể thời gian đem về nhà) để ngồi thống kê, phân loại, sắp xếp, chọn lọc số liệu v.v... Có nhiều người cứ thắc mắc: Yearbook thừa hơi làm cái trò này làm gì nhỉ? Đúng vậy, nếu chỉ xem qua câu hỏi thì tất nhiên câu đầu tiên khiến người ta phải thốt lên là: Thật là nhí nhố! Và phải cho đến tận bây giờ, khi coi như gạo đã được nấu thành cơm, chúng tôi mới có cơ hội được nói lên mục đích và ý đồ của mình, dù là muộn, nhưng hy vọng phần nào nhận được sự thông cảm của các bạn.

Một trong hai mục đích cho ra đời của Yearbook là để “13 lớp chúng ta có thể hiểu nhau hơn”. Thật khó có thể làm được điều đó khi người ta chẳng biết gì về nhau cả. Chính vì thế, cuộc khảo sát này trước hết là để tìm ra những điểm chung nhất của những con người cực kỳ khác nhau về cả vị trí địa lý lẫn chuyên môn. Nói cách khác, Yearbook muốn thông qua nó để có thể tìm hiểu "lát cắt bổ dọc" của gẩn 400 con người thuộc 13 tầng ngang của 13 lớp. Bạn là người lớp hoá, tôi là người lớp Nga, nhưng chúng ta có điểm chung là cùng mê anh Jun trong phim Cảm xúc. Trong khối có bao nhiêu người thích môn toán, bao nhiêu người mê thầy Việt Anh, bao nhiêu người thích quảng cáo Alpenliebe ngọt ngào như vòng tay âu yếm?...Yearbook muốn rằng qua nó, mỗi chúng ta sẽ có được một cái nhìn toàn cảnh về chính những con người mà suốt 3 năm qua ta đã sống bên họ, từ những chuyện nghiêm túc như học hành thi cử, thầy cô...,đến những chuyện không đâu vào đâu như quay bút, đánh răng, yêu ghét...

Nói thật là ban đầu, không bao giờ chúng tôi lại nghĩ rằng sẽ được các bạn ủng hộ. Có rất nhiều ý kiến phản đối: “Tại sao lại đem thầy cô ra bầu bán?”(câu “Bình chọn thầy cô được nhiều người yêu mến”) “Tại sao lại quan tâm đến chuyện riêng của người ta?”(câu “Bạn đã có người yêu chưa?”). “Hỏi vớ vẩn!” (câu “Bạn có mắc màn không? Có quay bút không?”...)Và có lẽ cái câu gây ra nhiều xôn xao và phản ứng hơn cả là câu 15: “Đi tắm bạn cởi áo trước hay quần trước?” Vậy thì trước hết, xin cho phép Ban biên tập gửi lời chân thành xin lỗi đến tất cả các bạn không hài lòng với câu hỏi này. Thật lòng mà nói, khi biên tập câu hỏi, chúng tôi chỉ muốn làm thế nào cho cuộc khảo sát này không trở nên khô khan và cứng nhắc như thường thấy bằng cách, tạo ra những câu có tính chất đại loại như vậy. (Mà đấy là còn loại bớt rồi chứ không thì á, còn nhiều câu ác liệt hơn thế cực!) Rất tiếc, có lẽ nó đã vượt quá giới hạn lịch sự cho phép nên nhiều người tỏ ý không tán thành. Nhưng ngược lại, có những bạn lại quá khoái chí nên đã viết dài dằng dặc liệt kê đủ loại đồ dùng theo đúng trình tự rất hợp lí và... hay. Nhưng thôi, chúng ta sẽ nói chuyện đó sau. Điều chúng tôi muốn nói lúc này là: Thành thật xin lỗi!

Chúng tôi đã nhận được nhiều ý kiến bổ sung của các bạn. Có nhiều ý kiến rất hay khiến nhiều người trong Ban biên tập chúng tôi cứ tiếc hùi hụi vì không thể làm thêm đợt nữa. Chẳng hạn như: "Bạn thích chơi (một cách vô tư) với con trai và con gái như thế nào?" (Đẹp trai, xinh gái, cao, dáng đẹp, đô, cởi trần mặc quần bò, vui tính, hiền, dịu dàng, biết nghĩ đến người khác, có tài, trắng, đen, chân dài...); "Khi có người khác phái tấn công nhưng bạn không thích, bạn sẽ..." (sợ sệt lẩn tránh - tấn công lại cho vui - nói chuyện chân thành - chửi thẳng vào mặt...); "Bạn có thích bạn gái mình tài giỏi hơn mình không?" Bạn có muốn bạn trai mình có nhiều em chết không?" (Có/Không/Thế nào cũng được, miễn là yêu nhau...). Lại có cả những ý tưởng giật gân hơn cả câu 15 thế này: "Khi mặc quần (quần gì cũng được), bạn xỏ chân trái hay chân phải trước? Có tin đồn (??!!) con trai luôn xỏ chân trái trước, con gái luôn xỏ chân phải trước"... Lại một người rất quan tâm đến nha khoa đã hỏi thế này: "Bạn có mấy cái răng sâu? Có cái nào đã hoặc sắp bị nhổ vì sâu?" Một người khác: "Bạn có hay gọi điện thoại cho bạn bè không? Thời lượng 15’/30’/1 tiếng/2 tiếng..."; "Bạn không có vở môn gì, từ bao giờ (do học lếu láo)?"; "Tự nhân xét: Bạn có hay làm đỏm không?" (Xịt gôm? Nước hoa? Là quần áo? Chải tóc mấy lần/ngày?)... Phải công nhận rằng tư tưởng của chúng ta có tần số trùng nhau rất cao. Nếu không, bạn và chúng tôi đã không học chung một trường với nhau lâu được đến thế.

Cho đến giờ phút này, chúng tôi cũng xin đảm bảo tuyệt đối rằng, hầu như khả năng đoán tên thật của bạn thông qua nét chữ của bản khảo sát là hoàn toàn triệt tiêu. Chúng tôi hầu như không thể biết chính xác đích danh bạn là ai (dù có vài đứa trong ban biên tập đã lăm le ngồi đoán lần đoán mò, và đẫ bị bọn còn lại mắng cho te tua). Tuy nhiên trong số kết quả chúng tôi nhận được có hai nhân vật, không hiểu phởn chí thế nào đã ghi hoặc ký quả tên rõ to của mình ra cho Ban biên tập... tức. Một trong số họ ký tên Hải (tên này còn có nhiều đoạn viết rất là thiên vị và phiến diện mà tí nữa chúng ta sẽ nói tới sau). Một người khác tên Bùi Nguyên Ưng lớp 12T3 (ghi rất rõ ràng ra như vậy) đã viết rất thật thà: "Thân gửi BBT khoá Ams 95-98! Mong các bạn thông cảm, mình đang viết thì bút bi hết mực nên tiện tay thử luôn vào giấy này..." và nhiều thứ lăng nhăng khác. Một tên khác thì ở chỗ hỏi bạn là nam hay nữ lại vẽ ngay một quả đầu lâu xương sọ vào bên cạnh ô "nữ" với ý tưởng "nguy hiểm chết người!" Thế mới khổ!

Có rất nhiều thứ linh tinh kiểu như vậy khiến cho BBT vừa làm vừa cười ra nước mắt. Nhưng thôI, chúng ta sẽ không nói đến những đIều đó nữa và đi và ngay phần kết quả của từng mục.

Số liệu
Tổng số phiếu thu được: 272. Trong đó: nam: 103; nữ:147; ỡm ờ: 22.
Chúng tôi không hiểu là trong số 22 bạn "ỡm ờ" đó thì ai là quên không điền (1) và ai là ỡm ờ thật (2). Nếu (1) xảy ra thì những người này đi thi nên cận thận không lạI mất oan một điểm nào đó, còn nếu (2) xảy ra thì thật không biết trường Ams phải báo cáo lên Sở thế nào mỗi lần cho học sinh đi kiểm tra sức khoẻ ??

Những cuộc sống riêng

Trước hết hãy nói về những vấn đề thuộc phạm vi cá nhân: Ăn uống - mối quan tâm của toàn nhân loại. Với câu hỏi "Bạn kinh món gì nhất trong căngtin?", chúng tôi nghĩ có lẽ phải đổi thành: "Trong căngtin có những món gì?" bởi gần như tất tần tật mọi thứ đều được đem ra kể lể. Song chiếm tỉ lệ cao hơn cả (59%) không gì khác ngoàI cái món đặc sản trường Ams gọi là "bánh mì trứng" (thịt mỡ ôi + lòng trắng trứng trộn nước lọc + patê thiu). Tiếp theo là: Mọi món (21%); Phở, bún ốc (13%); Nước lọc (nước lã) (2%); các thứ khác( 2%) và người bán hàng(2%). Món ăn gì được bạn thích nhất cũng được kể ra vô thiên lủng. Nhưng nhiều và trùng lặp hơn cả là Thịt bò khô (23%); khoai tây rán (21%); sôcôla (16%); chân gà nướng (9%); bún chả (9%); sườn sào chua ngọt (8%) và ô mai (4%). Còn lại khoảng 10% là lăng nhăng các thứ khác mà kể đến tối cũng không sao hết được như là măng cụt, bánh mì cổng trường, nộm, thịt quay Bắc Kinh, cá quả kho tương, cá sốt cà chua tẩm hành phi, bít tết, cơm nắm muối vừng, su su sào thịt bò, canh dưa, su hào luộc, quẩy nóng, miến cua... Lại có những người rất cụ thể và rõ ràng ghi hẳn: "Bún bò mẹ làm" hay " Canh thập cẩm (chỉ có mẹ tớ nấu được)". Đến đoạn "Món ăn ghét nhất thì lại càng loạn: thứ bị nhiều người ghét nhất là mắm tôm (19%), thịt mỡ (19%); tiếp theo là trứng 10% là lăng nhăng các thứ khác mà kể đến tối cũng không sao hết được như là măng cụt, bánh mì cổng trường, nộm, thịt quay Bắc Kinh, cá quả kho tương, cá sốt cà chua tẩm hành phi, bít tết, cơm nắm muối vừng, su su sào thịt bò, canh dưa, su hào luộc, quẩy nóng, miến cua... Lại có những người rất cụ thể và rõ ràng ghi hẳn: "Bún bò mẹ làm" hay " Canh thập cẩm (chỉ có mẹ tớ nấu được)". Đến đoạn "Món ăn ghét nhất thì lại càng loạn: thứ bị nhiều người ghét nhất là mắm tôm (19%), thịt mỡ (19%); tiếp theo là trứng 10% là lăng nhăng các thứ khác mà kể đến tối cũng không sao hết được như là măng cụt, bánh mì cổng trường, nộm, thịt quay Bắc Kinh, cá quả kho tương, cá sốt cà chua tẩm.

Quảng cáo dẫn đầu bảng danh sách được ưa thích là "Cà vạt loè loẹt quá..." , tiếp theo là "Alpenliebe-ngọt ngào như vòng tay âu yếm" và đứng thứ ba là "Đố con hình nào là hình tròn?" Xem ra những mối quan tâm của học sinh trường mình xếp theo thứ tự ưu tiên có vẻ là; ưa cái đẹp, thích ăn ngon và những chuyện lăng nhăng lit nhít.

Với câu hỏi: “Bạn có biết quay bút không?”, chúng em rất tiếc phải thông báo với các thầy cô (nhất là thầy Mỹ và thầy Hiền) là chỉ có 44% số người được hỏi trả lời là: “Không biết!”. Còn lại 56% (quá bán) thừa nhận rằng “có”, trong đó Siêu (14%) _ Tạm được (30%) _ Lúc có lúc không (12%). Không còn nghi ngờ gì nữa, hiện tượng này đã được quốc tế hoá và hưởng ứng một cách nồng nhiệt ở mọi lúc mọi nơi.. Có người còn khai một cách đầy tự hào: “Hơi siêu!”, “Hai tay như một”, Quay quên viết bài”, “Hơn cả ‘Cảm xúc’ ”, “Bị mẹ cho ăn quật mấy lần vì ăn cơm quay cả đũa!”... Tuy nhiên hẳn các thầy cô sẽ rất hài lòng với 2 người duy nhất trong số những ai được hỏi đã trả lời rằng “Ghét” và “Không thừa thời gian” Khổ nỗi, con số này quá ít ỏi nên các thầy vẫn liên tục phải tốn thên calo để mỗi lần vào lớp lại phải cho học sinh một trận vì cái tội quay bút vô tội vạ này.

Những câu hỏi liên quan đến “chuyện riêng” xem ra là lắm thắc mắc hơn cả. Ban đầu, chúng tôi định thôi không thống kê phần này nữa, nhưng nghĩ lại thấy tiếc vì hình như trên thế giới chưa có ai làm việc này cả. Nhưng cuối cùng thì Yearbook cũng xin thông báo một số thông tin ngắn gọn như sau: Sỗ người trả lời là “Đánh răng rất kỹ”, thật là vui mừng và hạnh phúc được báo cáo với các bác phụ huynh, chiếm tới 57%. Còn lại 17% kêu là “Đánh nháo nhào cho xong”, 20% “thỉnh thoảng” và chỉ có 6% thôi là “Không bao giờ”. Có người thì bảo: “Câu hỏi gì mà lạ thế? Tại sao lại quan tâm đến chuyện người ta?” Nhưng anh chàng tên Hải lớp T2 kể trên thì tự tin khẳng định rằng “Kỹ vật!” (hôm nào có dịp bạn thử kiểm tra xem chứ còn thỉ Yearbook nghi lắm!). Ngưòi khác: “Phải đợi mẹ giục câu thứ hai” hay “ Vào buồng tắm nhưng không đánh mà chỉ khua khoắng bàn chải cho mẹ yên tâm!”. Lại còn đến mức thế nữa thì cũng chịu thật. Đúng như lời thầy Tuấn nói: “Tôi thấy các em vẫn là một lũ trẻ con!”.

Loại dầu gội đầu được các bạn trẻ trường Ams ưa dùng nhất (nhất thì cũng chỉ có 11,3%) là Sunsilk và Clear. Tiếp theo là Pantene (7,6%), Sìfone (6%), Rejoice (5,6%), Debon (5,2%), Head & Shoulder (4,4%) và Organic = Essential (2,49%). Còn lại 5,2% là “Mỗi hôm một loại” hay “Đủ loại”, 8% “Không dùng loại nào” và 3% là Bồ kết, lá sả lá bưởi v.v... Những loại khác thì vô thiên lủng mà chắc là do hiểu biết hạn hẹp nên Yearbook hình như chưa nghe thấy bao giờ như: Timotoi, Kôrôtên, Chouchou, Wash & Go v.v.. Một số người thì gội loại “Hồng Sơn”, số khác thì “Châu Huệ Mẫn”, có người thì “Mắt nhắm mắt mở quờ đại”.

Còn bây giờ đến câu 15 - câu gây ra nhiều phản ứng nhất. Vì vậy nếu bạn nào không thích thì thôi tốt nhất là đừng đọc đoạn này (nói trước rồi đấy không lại bảo là mất lịch sự). Còn chúng tôi đằng nào cũng đã làm rồi nên nếu không nói ra thì cũng phí của đi (mới cả chắc nhiều người cũng có nhã ý quan tâm theo dõi). ở lĩnh vực này, Cái áo đã đánh bại Cái quần bằng tỉ số đậm : được 59,5 % số người được hỏi dành cho quyền ưu tiên “ra trước”, trong khi Cái quần chỉ được có 10%. Tuy nhiên thời lượng “ra vào” của Cái áo trên một ngày thì không thể sánh bằng Cái quần được (tạo hoá rất công bằng!), bởi vì tuy “Đất nước là nơi em tắm” nhưng “nơi em tắm không chỉ là nơi..đứng tắm” mà còn nhiều việc quan trọng khác nữa dành độc quyền cho Cái quần mặc sức vào ra... Số 30.5% còn lại dành cho “Cái khác”. Có nhiều người (rất rất nhiều ) hỏi là “Cái khác là cái gì?”, nhưng mà Yearbook chịu! (Cái đấy ngoài bạn ra thì ai có thể biết được!) Nhưng có nhiều người cẩn thận ghi rất rõ : Cặp tóc, kính, nơ, đồng hồ, hoa tai, vòng, tất, dây chuyền... Có người “Tuỳ hứng” hay “Có tắm đâu mà biết”, lại có người “Ơ, “tắm” là gì?” rất ngây thơ!

Chuyện tình cảm - Cuộc sống trong tương lai gần

Chuyện yêu đương ở giai đoạn này vẫn còn đang là một vấn đề tế nhị mà chỉ "hai mình mình biết, hai mình mình hay”, hoặc có khi chỉ một mình mình ngồi gặm nhấm. Không phải tất cả mọi người đều muốn trả lời câu hỏi này ("Bạn có người yêu chưa?”), hoặc trả lời thành thật câu hỏi này. Nhưng vì tính chất Top secret mà Yearbook đã khẳng định ngay từ ban đầu nên trong những số liệu sau đây, chúng tôi tin là cũng phải có 90% sự thật. Số người “Chưa có người yêu”, một lần nữa Yearbook xin được khẳng định cho các bố mẹ yên tâm công tác, chiếm tới 55,29% ( Ngoan quá! Học hành tử tế quá! Yên tâm quá!). Còn lại 53 người (20,7%) khẳng định là “Rồi” và 61 người (23,9%) thì mới mon men ở “Trên mức tình bạn”. Trong số những người trả lời là “Rồi” hay “Trên mức tình bạn” thì có 50,8% là “Song phương”, “Đơn phương’ chiếm 33,3%, còn lại là không có ý kiến. Thế nhưng lại có những người trả lời một cách đầy đau khổ : "Tình như lá bay xa” hay “Thôi, bây giờ thì hết rồi” hay “Ấy lại nhắc làm tớ buồn”...Có những người còn ghi chú rất rõ ràng “Oneside, nhưng mà từ phía kia”, “Used to, not now”, “Thích và được thích thì nhiều, yêu thì chưa”, “ Không bao giờ yêu đơn phương” hay “Toàn là người ta thích tớ!”...

Chuyện con cái quả là chuyện xa vời. Theo đúng như quy luật thì con gái luôn phát triển sớm hơn con trai 4, 5 năm về mặt tâm sinh lý (lời cô Loan dạy Sinh vật). Chính vì vậy khi được hỏi câu hỏi đứng đắn này, chủ yếu các câu trả lời nghiêm túc đều thuộc về các bạn nữ (con gái lo xa). Còn những câu nhăng nhít không có sự tính toán tử tế nào như kiểu “20 đứa”, “100dứa’, “Âu Cơ phẩy” v.v...thì chủ yếu là của con trai. Tuy nhiên, tuyệt đại đa số học sinh trường Ams đều rất am hiểu bộ luật hiện hành: có tới 74,3% người muốn có 2 con (cần và đủ); 19,6% muốn có 1 con, 6 người muốn “càng nhiều càng tốt”, còn số người muốn >=2, >=3...thì cũng nhiều vô kể... Thật là lạ là có tới 8 người “Không muốn có con”, một số người ghi rất cụ thể ra là “trai cả gái thứ”, “một con trai”, “Hai con trai”, “ con gái rồi con trai rồi thêm một con gái”... (thế “nhỡ” không được thì sao mà nói liều thế?). Một số khác thì ghi: “Tàm tạm”, “Tuỳ hứng” (bậy!), “Tuỳ tình hình kinh tế” (rất có suy nghĩ!), “Tuỳ vợ’ (rất tốt!), “Chưa nghĩ đến”, “ Muốn nhiều nhưng sợ”, “Không lấy vợ” v.v...

Hãy trở lại với một vấn đề gần hơn: Tiêu chuẩn chọn bạn đời tương lai của bạn? Có một điều mà không cần nói thì ai cũng biết, đó là “Không có tiêu chuẩn gì cả”. Có quá nhiều sách vở phân tích về điều này, bố mẹ thầy cô và tỉ tỉ ngưòi khác nói về điều này và theo lời thầy Việt Anh thì “Các em còn biết rõ việc này hơn tôi!” Vì vậy câu hỏi này được Yearbook đặt ra không phải để bạn thiết kế cho mình một ông chồng hay một bà vợ lý tưởng (mà chắc là chỉ gặp trong phim). Quan trọng hơn thế, chúng tôi muốn thông qua đây để các bạn nữ biết rõ hơn là “con trai cần gì ở một người bạn gái” và ngược lại với các bạn nam là “con gái muốn gì ở một người bạn trai” Khi đã biết được những điều ấy, dù là chỉ trong một phạm vi rất nhỏ, nhưng ít nhất thì cũng là những người sống ngay bên mình ( nó cụ thể hơn là đọc từ sách chứ!), chắc chắn ít nhiều chúng ta sẽ có sự xem xét lại con người của mình. Như thế chẳng phải Yearbook đã làm được một việc tốt nho nhỏ rồi đó sao?

Trước hết hãy cùng nghe lời từ phía các bạn nữ. Có 145 bạn tham gia trả lời câu hỏi này. (Chúng tôi cũng xin mở ngoặc nói thêm là những con số phần trăm sau đây là tính trên số người được hỏi, mỗi người lại có nhiều tiêu chuẩn nên các bạn đưng bận tâm về sự chênh lệch con số. Mọi số liệu và sự phân chia đều chỉ có tính tương đối mà thôi).

Tổng số ý kiến: 145
Các tiêu chuẩn:
1. Nam tính/ Có tính đàn ông/ Manly:118/145 (81,3%)
Trong đó:
- Manly nói chung 23/118
- Đàng hoàng/ mạnh mẽ/ dứt khoát/ quyết đoán 15/118
- Có chí hướng 14
- Có tính cách/ có cá tính 12
- Tháo vát/ năng động 11
- Lịch sự 10
- Đứng đắn/ nghiêm túc 8
- Hào phóng/ rộng lượng 8
- Có bản lĩnh 5
- Chín chắn/ điềm đạm 3
- Cao thượng 3
- Tự tin 2
- Dũng cảm 2
- Galăng 2
2. Học giỏi/ Có trí tuệ/ Thôngminh/ Hiểu biết (thường là hơn mình) 58/145 (40%)
3. Hiểu mình/ Biết chia sẻ/ Biết thông cảm/ Tâm lý 31/145 (21,3%)
4. Yêu mình 26 (17,9%)
5. Hình thức
- Dễ nhìn ( chứ không cần đẹp trai) 25/145 (17,2%)
- Đẹp trai 11/145 (7,5%)
- Cao 17/145 (11,7%)
- Mắt đẹp 3 (2,06%)
6.Vui tính/ Biết hài hước 20/145 (13,7%)
7. Chung thuỷ 17/145
8. Chân thành 15/145
9. Nhân hậu/ Tốt bụng 8/145
10.Trung thực 7/145
11. Nói chuyện hay/ Ăn nói có duyên 6/145
12. Biết cư xử/ Biết cách sống 6/145
13. Giàu/ Kinh doanh giỏi/ Làm ra tiền 5/145

Các tiêu chuẩn khác:
- Không rượu bia thuốc lá 4
- ít nói trầm lặng 4
- Lãng mạn 3; Biết chiều 3; Có tài lẻ 3
- Chơi thể thao hay 2; Khoẻ mạnh 2; Tôn trọng người khác 2
- Có khiếu thẩm mỹ 1; Lành lạnh 1; Tế nhị 1

Chúng ta đã thấy, đối với các bạn nữ, yếu tố “manly” đã được đặt ở vị trí cao đến thế nào. Họ có vẻ không quan tâm lắm đến vẻ bề ngoài (xếp tận thứ hạng 5), một số còn rất nhấn mạnh rằng “ Không cần đẹp trai, chỉ cần không xấu/ dễ nhìn đối với tôi là đủ” Có một số bạn còn nêu tiêu chuẩn về ngoại hình quá sức cụ thể như: >1m70, >=1m75, “cao hơn tôi 10cm” (vấn đề là “tôi” cao bao nhiêu?), “dáng thể thao”, “cặp mắt hút hồn”, “ đẹp trai, nhất thiết phải đeo kính”... Trong khi đó, tiêu chuẩn về trí tuệ đứng ngay sau tính cách đàn ông, và rất nhiều trong số họ nhắc đi nhắc lại rằng “Phải hơn tôi một cái đầu về kiến thức”; “Học giỏi hơn tớ”v.v... Thế nhưng lại có nhiều người: “Học hành được (có thể chỉ cần amatơ nhưng đừng dốt)” Có người lại cần nhiều thứ “giỏi” : “giỏi giang mọi việc (từ nấu bếp trở đi)”, “giỏi (học, chơi, chiều)”... Tiêu chuẩn “Yêu mình" cũng đứng thứ hạng rất cao, bởi vì suy cho cùng tất cả những điều kia sẽ trở nên vô nghĩa nếu như người ta không yêu mình. Nhiều người nhấn rất mạnh: “Yêu tôi kinh khủng”; “ (Yêu tôi)3 ” ; “ Sẵn sàng chết vì tôi”, “Yêu mình hơn yêu nó”; “Yêu tôi hơn tôi yêu nó”... Còn lại có vô vô vàn những tiêu chuẩn khác : “Có tướng, có tài, có lòng, có đức”, “Biết chơi bóng rổ or tennis”, “Tự tin nhưng không tinh tướng”, “Không điệu, thích cười, ít nói”, “Hôi bụi một chút”, “Có trách nhiêm với hành động của bản thân”, “không có past lăng nhăng”, “Không a dua”, “lịch sự chư không galăng”, “có người yêu rồi, không được theo đuổi”, “người thành phố”, “biết nhường nhịn”, “có nghề nghiệp ổn định”, “nuôi vợ con sống tốt, gần mình khi cần “, “cùng chí hướng, ngoại giao giỏi’, “chịu chơi” v.v... Còn một số người đã trả lời một cách hạnh phúc và mãn nguyện: “ Giống như người yêu tớ” hay “Giống như người tôi yêu hiện nay và là người tôi yêu hiện nay” Yearbook xin chúc mừng bạn! Mong rằng chuyện ấy sẽ everlasting!

Nhưng ngộ nghĩnh nhất là những tiêu chuẩn không biết có “ám chỉ” đến ai hay không, bởi vì nghe thì có vẻ ỡm ờ nhưng mà cũng có vẻ rất cụ thể: “Là người nổi bật trong lớp, cao, khuôn mặt có cá tính, cư xử tốt với bạn bè” hoặc “trông hay hay, cao 1m75 trở lên, tính bắng nhắng, đặc biệt quan tâm đến mình” Lại có những tiêu chuẩn kiểu như thế này: “ Nhà giàu, tâm lý, động cơ”; “Có lí lịch ổn” và hay nhất là: “ Não bộ lớn, có vùng nghệ thuật, tim không quá dễ dao động (ít đàn hồi), ít triệu chứng bệnh tật” Bạn thân mến, bạn có phải là người lớp Sinh không?

Còn đây là tiêu chuẩn chọn bạn gái của các boys Ams
Tổng số:112
1. Hình thức 85/112 (75,8%)
Trong đó:
- Xinh 59
-Dễ nhìn/ Trông được 14
- Tóc dài 6
- Dáng đẹp 2
- Điệu 2
- Cao 1
- Mắt đẹp 1
2. Nữ tính 84/112 (75%)
Trong đó:
- Nữ tính nói chung 6
- Hiền 27
- Có duyên 22
- Dịu dàng 12
- Đảm đang/ Nấu ăn giỏi 2
- Tinh tế/ Tế nhị 5
3. Có học thức (thông minh, học khá, thường là <= mình) 21/112 (18,75%)
4. Có cá tính 12
5. Hiểu mình/ Biết thông cảm 10
6. Ngoan/ Có đạo đức 8
7. Chung thuỷ 7
8. Yêu mình 6
9. Vui vẻ/ Cởi mở/ Sôi nổi 6
10. Tính hay/ Nói chuyện hay/có duyên 5
11. Kém mình/ Không thông minh lắm 5
12. Nói ít 5
13. Biết chủ động 4

Các tiêu chuẩn khác:
- Nhà giàu 3
- Lành lạnh 3
- Hợp mình, tôn trọng mình, trung thực, mạnh mẽ, nghị lực, mođen, biết đối xử, sắc sảo, gây được cảm tình ban đầu 2
- Chăm chỉ, có chí hướng, giản dị, khiêm tốn, theo mình, có thẩm mỹ, tốt bụng, không điệu 1

Con trai trường mình xem ra coi trọng yếu tố hình thức hơn cả. Hầu như không một người nào lại không nói một điều gì đó liên quan đến hình thức. Có những tiêu chuẩn như thế này: “ Không gầy, không thấp, không cao”, “Không béo, không cao, không gầy”, “Trắng trẻo”, “Hình thức >=mình, tài<=mình”, “Cao 1m60 trở lên, nặng 45kg trở lên, tóc dài”, “ Sắc sảo, đeo hoa tai”, “Thấp bé nhẹ cân”... Lại có những tiêu chuẩn như: “Không chấp nhặt”, “Tự lập”, “Đi nhẹ nhàng”, ”Coi trọng tình cảm trong sáng”, “Biết điều”, “Học giỏi văn”, “Hết lòng vì người yêu, chiều người yêu”, “Công Dung Ngôn Hạnh”... Nhưng cũng không thiếu những anh chàng bắng nhắng lại muốn bạn gái của mình phải: “Biết nấu thịt bò hầm, biết đá bóng, nhiều tiền”, “Biết rán khoai tây”, “giống Lý Nhược Đồng, tính nghệ sĩ nhạc hoạ, biết nấu ăn (không cần giỏi), không thích tiền”, “Không gầy, tính tình phải quái”, “Giống thần tượng”, “Gian ác xảo quyệt”, “Có thể là con mèo lớn chứ không phải sư tử, biết hát quan họ, đánh tú giỏi”, “Mong manh như giọt nước nhưng cũng nghị lực mạnh mẽ”, “Không bắt nạt con trai, ra quán phải bao”, “Lắm người theo (để có đối thủ)”, “Biết quậy, dễ chiều”...

Cũng như ở bên nữ, bên nam cũng có những tiêu chuẩn như kiểu “ám chỉ”vậy: “ Cận, tóc tém, giỏi văn”, “mắt cận nhẹ, nói chuyện hay”... Có 2 anh chàng thì chẳng cần ám chỉ gì mà nói toẹt ra luôn cho được việc! Anh thứ nhất ý tứ và kín đáo hơn: “Giống người yêu tớ: có cá tính, học và chơi đều bốc, không cần nấu ăn giỏi”. Anh thứ hai đi theo thủ pháp của thầy Việt Anh từ xa về gần: “Tiêu chuẩn A1_ tóc ngang vai, cao1m63, nói chuyện hay”. Yearbook chúc các bạn trước hết là thi đỗ đại học và đỗ xong thì cứ tiếp tục mĩ mãn như thế này tiếp nhé!!
 
Trường học

Gửi bời: Phan Thu Hà, 03-05-2002

Với câu hỏi "ở trường mình bạn thích cái gì nhất? Vì sao?", câu trả lời chủ yếu xoay quanh 2 chủ đề, một là chơi, hai là học. Chuyện chơi được nhiều người thích nhất là "bóng rổ", vì: "Được hò hét", "Được reo hò cổ vũ trong sân bóng rổ - Cảm thấy mình như một siêu sao", "Đội tuyển bóng rổ nam, vì các bạn ấy chơi thể thao rất phê", " Dãy nhà B, vì có thể xem bóng rổ mà không cần chạy xuống", "Đội bóng rổ nam, trường mình quá nổi"... Điều thứ hai được nhiều người ưa thích đó là "đá bóng" và đá bóng chui, lớp Lý gọi là "Kick and Rush". Lý do của nó là " cảm giác thú vị khi vừa đá vừa bỏ chạy", "Nguy hiểm, bị các thầy đuổi"... Chuyện học hành cũng được mọi người kể đến nhiều: "Học thuộc ít - thoải mái hơn các trường khác", "Dễ được học sinh giỏi hơn", "Có học bổng, nó làm cho tôi học máu hơn", " Dân chủ hơn, chấm điểm rẻ hơn, chúng ta có lợi hơn", "Nhiều thầy cô giáo dễ chịu, và trách nhiệm hơn trường ngoài, không sợ đi học"... Các thứ khác trong trường được mọi người hoan nghênh là: "thăm quan nhiều", "ra vào trường thoải mái" (?!!), "không phải mặc đông phục sung sướng tự do", "học sinh học giỏi, năng động, ngoan", 'các phong trào ngoại khoá", "các bác bảo vệ già", "thư viện là nơi bùng tiết, hen hò; có nhiều sách hay, tuần nào cũng có báo mới, đọc không mất tiền"....

Còn lại là vô thiên lủng các điều hay ho trong trường mà mỗi người nhìn nhận theo một cách riêng: "Theo dõi các đôi - trường mình mọi người tình cảm rất dạt dào", "Xem "phim", quá nhiều, quá gay cấn, quá hấp dẫn", " Yearbook + chụp ảnh" Còn lại là vô thiên lủng các điều hay ho trong trường mà mỗi người nhìn nhận theo một cách riêng. "Lớp 12 Nga - rất đẹp", "Tính cách thày Hiệu trưởng - đi muộn mấy lần gặp thầy vẫn được tha tội", "Ngắm cây ngoài cửa kính thấy có nhiều tình cảm đẹp","Giờ kiểm tra Nông nghiệp - rất lí thú", "WC sạch hơn nơi khác", "Thầy cô giáo nghỉ (mong họ vẫn khoẻ) đỡ phải học", "Phòng đội tuyển - dễ bùng tiết một cách hợp pháp", "Được trực tuần - có quyền trinh sát (có thể ghi đểu tên những đứa hồi trước ghi đểu tên mình)", "Khu vực trồng cây hoa của trường", "Các lớp chan hòa gấp tỉ trường khác", "Cây liễu ở trường quốc tế", "Cửa sổ xịn", "trường rộng"....

Nhưng đến khi được hỏi: “Ở trường mình bạn ghét cái gì nhất?” thì có rất nhiều câu trả lời hay. Chiếm kỉ lục là một “thứ” (không cần nói cũng đoán được). Nhân vật này nổi tiếng lềnh phềnh, và số phiếu bình chọn “anh” là người đáng ghét nhất trường đã đạt con số kỷ lục: 81 phiếu! (nhiều hơn cả thầy giáo đẹp trai nhất hay cô giáo duyên dáng nhất, thế mới kinh!). Lí do khiến cho “anh” vinh dự giành được ngôi vị đăng quang một cách tuyệt đối này thật là phong phú và đa dạng, nhưng nhiều nhất là: “Tinh tướng” và “Tinh vi” (đằng nào cũng thế cả). Có nhiều lí do hay mê li và đúng tởm nhưng do yêu cầu về đảm bảo sự an toàn cho Yearbook, chúng tôi xin phép lược bỏ (tiếc hết cả người!). Các lí do khác thì là: “ láo - sĩ diện - không thể chịu được - trông xe đạp kiêm gác cổng mà hách dịch + ngu + bản mặt đáng ghét - thỉnh thoảng hay vặn vẹo vớ vẩn - Hách xì xằng, bắt nạt trẻ con - Tính khó chịu, khệnh khạng - Trông du côn (chuyên đeo kính đen) - Rất hống hách - Bản mặt mèo mà tính chuột - độc đoán, xấu trai - huênh hoang hách dịch - dê, hay hạch sách đánh giầy quá nhiều - nói Alô quá điệutởm - tính tởm tởm! - không cho đi ăn bánh mìhọc sinh gầyốmhọc dốt - Đại sở - Sở tởm - quá hắc - tinh vi quá mức cho phép - Trời mát vẫn đeo kính đen, mặt lạnh như tiền, thấy tiền thì mặt đỏ như gà chọi - thu tiền xe của cả học sinh đi học đội tuyểnhọc sinh Chu Văn An và Trần Phú rất phẫn nộ - Chức quèn mà sĩ với người bé, hỗn với người lớn, tinh tướng với người xung quanh - Sở khanh, tinh vi, tởm lợm, cùnđáng ghét - tinh vi, mặt sắt, đểu v.v...” (Mong các thầy cô giáo thông cảm cho những lời lẽ có vẻ bất kính với người lớn như thế của chúng em. Khổ nỗi, đây lại là sự thật, và vì để đảm bảo tôn trọng ý kiến dân chủ của 81 người, Yearbook không thể bỏ qua phần này. Hơn thế nữa, không phải vô cớ mà học sinh lại đi thành kiến với duy nhất 1 trong sỗ 5 bác bảo vệ của trường. Tất cả các khoá Ams xưa nay đều nói vậy. Ước gì có một sự thay đổi nhỉ, for the sake of các em chúng ta!!!)

Những thứ khác không được cảm tình cho lắm là: Cô phụ trách thư viện ( kiêu, vô trách nhiệm, hay khó khăn, làm việc quan liêu quát tháo, cau có và hay mắng mỏ (dù chẳng có tội tình gì), bộ mặt khiến tôi liên tưởng đến bà Nghị Hách, quá coi thường và không tôn trọng học sinh...) Chuyện phạt tiền mất vé xe cũng có nhiều phản ứng. Vẫn biết đánh mất vé thì phải phạt nhưng: ”Phạt tiền mất vé xe quá nhiều-10000đ/xe máy”, “Phạt tiền thất thường - không có quy định gì cả - Có hôm anh kính đen trấn luôn em 10000đ/xe đạp”...(!?!)

Căng tin cũng có lắm vấn đề: “Cô bán căng tin: bảo thủ, thiếu trí tuệ - Chẳng có gì ăn được trừ vài gói “Slack” - Căng tin năm nay : đắt, bẩn, không ngon - Căng tin năm nay: đắt, đểu - Vào căng tin mua bánh mì: đắt kinh khủngăn không no, không ngon”...

Một cái nữa hay bị mọi người ghét là Sân bóng đá và việc cấm đá bóng: “Ghét nhất cái sân sau - không được đá bóng lại còn phải chạy 1500m - Cái sân vận động(?!!) + phòng tập hữu danh vô thực - Nhà trường muốn giữ sân trường làm bảo tàng - Sân quá ngon + hàng rào chắn, thế mà không được đá - Sân đá bóng ô nhiễm qua sa mạc Sahara - Hay cấm vớ vẩn - cấm chơi đá bóng (chả biết để sân làm mắm gì??) - Có sân mà không được đá, phí phạm, điên rồ (mọi người khoẻ là cả nước khỏe)...

Các thứ khác thuộc cơ sở vật chất trong trường: “ Phòng thực hành tin: lạc hậu - Tầng thượng: chưa bao giờ được lên ---> thèm - Cái vườn hoa sau căng tin: không có chỗ chơi cầu lông - Lớp học quá bé: không đá bóng đựoc - Cầu thang: quá cao --->mệt - Biển “Cấm học sinh: càng muốn vào”... Môn thể dục với học sinh khối 12 thì thật là kinh hoàng: “ Chạy tận 6 vòng, muốn đứt hơi - Ghét nhất là chạy 1500m (vì chạy 5000m quen rồi)...”

Hệ thống phụ trách công việc xuất nhập (nước và nhiều thứ kèm theo) của trường bị lên án gay gắt: “Quá hẹp - Thiếu nước ở WC của nam ( hì.hì...khó nói! Đấy là không vào thử bên nữ thôi chữ chắc là giống nhau cả) - Rất bẩn, đậm mùi và không có nước dội - WC_mật ít ruồi nhiều (mật: lao công quét dọn, ruồi: học sinh) - Tối, bẩn, chỗ cần thì không có nứớc, chỗ có nứớc ( ở “ấy”) thì không cần (thế mới phải cho ra) - 16 WC không biết chọn cái nào - Dưới mức sạch sẽ cần thiết - Đã không giải quyết được vấn đề gì lại còn gây thêm tác dụng phụ cho các lớp lân cận ---> vấn đề càng thêm nan giải!...”

Còn lại là hầm bà lằng các thứ linh tinh khác như: “Có 2 con lớp 8 suốt ngày lượn lờ, hay trêu vớ vẩn, vô học.. - Bọn mới vào trường: tự cao tự đại - Bọn ăn cắp thư - Sự lấy và đọc trộm thư người khác - Giờ sinh hoạt - Giờ Hoá: như tra tấn - Sự phân biệt giai cấp giữa các lớp - Lúc tối thì bật quạt, lúc nóng thì bật đèn, lúc không học bài thì kiểm tra - Phải học tiết 5: rất mệt và đói và buồn ngủ - Thứ 7 (máu chảy về tim) mà lại 5 tiết (thích nhất: Thứ 2-4 bởi vì T7 không kịp chảy thì thứ 2 chảy nốt vậy) - Bị mượn tên để gửi thiệp: tai tiếng - Các bạn nữ: các bạn ấy... - Tiếng chuông: rất điếc tai - Tự nhiên cho thêm bọn cấp II: nhiều em quá nhí nhố, làm hỏng hết việc người lớn, yêu đương lăng nhăng..

Nhận xét các lớp

Phải nói rằng cho đến khi làm cuộc khảo sát này, chúng tôi mới nhận ra rằng: các lớp trong khối chúng ta biết về nhau quá ít. Những hiểu biết ít ỏi đó nếu có thì cũng chỉ thông qua vài đứa học cùng với nhau hồi cấp II, những lần đi thăm quan cùng, hay do sự sắp xếp về địa lý vô tình của nhà trường cho 2 lớp nào đó cạnh nhau. Tình trạng “vơ đũa cả nắm” là hiện tượng thường thấy trong bản khảo sát này, bởi vì chỉ cần thích “một người “nào đó, ở lớp nào đó là bạn đã có thể sẵn sàng cho lớp người ta điểm 10. Ngược lại, nếu lớp ấy có một chuyện gì không hay, hoặc có đứa nào mình ghét cay ghét đắng, lập tức những lời lẽ tận cùng của xã hội được lôi ra để gán cho họ. Cái nhìn phiến diện của các bạn đã làm cho chúng tôi bao phen khổ sở. Đã không biết thì thôi, biết rồi thì thật...chẳng mua Yearbook về làm gì cho rác nhà! Đã có không ít những biên tập viên ngao ngán bỏ về, hoặc rầu rĩ ủ ê than thở “Tao chán quá mày ạ. Không ngờ bọn nó lại nói lớp tao như thế” bất chấp mọi lời chuẩn bị tâm lí của BBT. Cuối cùng thì dù bảng xếp hạng TOP TEN đã được hoàn thành (sau khi tính vã mồ hôi và bấm máy tính chai cả tay), chúng tôi vẫn phải quyết định vứt nó vào sọt rác để nhằm đảm bảo duy trì hoà bình và an ninh thế giới. Mỗi lớp đều có cái hay riêng mà không thể 400 con người đều cùng đánh giá đúng được. Hơn nữa Yearbook không muốn trước khi ra trường bạn lại phải cầm về một quyển sổ liên lạc báo tin con mình xếp thứ bét. Chính vì vậy, bạn hãy đừng tra hỏi chúng tôi “Lớp tao xếp thứ mấy” làm gì. Việc mà chúng tôi sắp sửa làm sau đây chỉ đơn giản là thông kê những gì “người ta“ nói về lớp bạn (và cả những gì bạn nói về lớp người ta), tốt có xấu có, sướng có tức có, đúng có sai có, nói chung là cái gì cũng có... Đọc xong, bạn hãy thử so sánh những gì viết ở đây với những gì các lớp tự nói về chính mình. Hy vọng rằng sau khi gập những trang cuối cùng của Yearbook lại, những bức chân dung méo mó mà người khác vẽ cho chúng ta cũng như chúng ta bôi cho người khác sẽ được chỉnh lại, không cần đẹp, chỉ cần đúng như nó vốn có và đúng như lẽ ra nó nên có.Và chỉ cần thế thôi, Yearbook cũng đủ mãn nguyện lắm rồi! Còn bây giờ, mong bà con hãy nén giận lắng nghe những gì Yearbook thu được từ cuộc khảo sát.

Những bệnh mà 100% các lớp đều “bị” người ta qui kết: tinh vi và trầm (không chơi với người ta thì bảo người ta trầm!).

Những bệnh mà 100% các lớp xã hội đều bị kêu: kiêu, đanh đá, lắm mồm.

Còn cụ thể:

Họ nói gì về lớp Văn ?
Điểm nổi bật: đông con gái. Mặt tốt: xinh, duyên, đáng yêu, dễ thương, ngoan và hiền, học giỏi văn, kín đáo, làm báo được, khá sôi nổi,vui, đoàn kết, nhiều con gái dễ chơi... Mặt khác: lãng mạn quá, già, nhu mì, nói nhiều, điệu, kiêu, trầm, lạnh... Các nhận xét khác: “Con gái xinh, con trai tương tự”, “Có nhiều người sâu sắc”, “Tinh tế”, “Con gái nghịch nhưng duyên”, “Hay cười”, “Tính tình ổn định, xu hướng mở cửa”, “Dí dỏm hoạt bát”, “Mất cân bằng sinh thái”, Sợ cho điểm thấp các bạn khóc”, “Bắng nhắng”, “Văn --> điệu, biết đá bóng -->hiện đại”... Một điểm nổi bật thứ hai của lớp văn là thành viên trái dấu duy nhất của lớp. “Có mỗi bạn Cường đẹp trai”, “Bạn Cường trông hay hay”v.v...Và điều đặc biệt là có tới 3 ý kiến viết thế này: “Có người tôi yêu ở đó”, “Rất hay và có người yêu tớ”,”Có một bạn gái rất lôi cuốn và hấp dẫn”. Như vậy nhất định lớp văn phải có 3 đôi có quan hệ mật thiết nào đó với những người trong khối. Còn chờ gì mà không công khai ra đi cho bà con mừng văn ơi!

Họ nói gì về lớp Nga?
Điểm nổi bật của lớp Nga là “Lớp ít” và “Lớp đẹp”: “Lớp học hơi bị đẹp”, “Dân số quá hẻo”, “Êm đềm trướng rủ màn che”, “Lớp ít như một gia đình, hạnh phúc phết!”, “Số lượng ít nhưng chất lượng tốt”... Như mọi lớp xã hội đông con gái khác, lớp Nga cũng bị người đời liệt vào hạng “điệu và kiêu”.Các nhận xét khác: “quá trầm”, “mờ nhạt”, “ỉu”, “kì lạ”, “khó hiểu”, “Tốt bụng”, “Con gái xinh, con trai hơi gấu”, “có bản sắc riêng”, “Không sôi động lắm nhưng gây được ấn tượng tốt trong cư xử ”, ”Hiền, dễ gần, dễ thương”, “Con gái hơi điệu, con trai xịt nước hoa ---> điệu hơn!”, “Hay thay đổi khi người khác rủ đi chơi”, “Nga ngố và bí hiểm”, “Trầm nhưng tiềm ẩn nhiều điều”...

Họ nói gì về lớp Anh?
Điểm nổi bật: học giỏi và kiêu: “Hơi cao giá”, “Đừng quá kiêu, mặc dù xinh”, “Hình như có hội chứng ngẩng mặt lên trời”... Mặt tốt: hiền, dễ thương, đáng yêu, xinh, tự tin, chăm, tính hay, vui vẻ, có duyên, năng động, hiện đại, hiểu biết rộng, sinh động, sáng tạo, tính cách đa dạng, ấn tượng ...; mặt xấu: tò mò, dở hơi, không đoàn kết, lười lao động, khó gần, lạnh, tẻ nhạt, chơi thể thao dặt dẹo, còn nói bậy, có vẻ tự coi mình hơn người khác, tinh thần trách nhiệm chưa cao... Những nhận xét khác, hoặc là rất hay: “Dễ thương vật! (chỉ còn kém T2)”(??!), “Rất đáng để người khác khâm phục”, “Bạn tốt, có nét”, “Có nhiều cái hay ho, có phong cách riêng”...; nhưng ngược lại hoặc là rất dở: “Gà con hăng tiết vịt”, “Tinh thần tập thể chưa cao, có lối sống kì dị”, “Kinh khủng”, “Hơi lăng xăng để tỏ vẻ ta đây”, “Ganh đua đến chóng mặt”, “Nhộn nhịp, ầm ĩ, xa cách”... Có một số ý nghĩ rất ngộ như: “Cho 9 điểm vì tớ đã từng thích ai đó”, “Tôi yêu lớp này”, “Mất dạy ra phết”, “Biết đâu đi Mỹ đi úc về họ sẽ trở thành thổ dân?”...

Họ nói gì về lớp Pháp?
Điểm nổi bật: trầm lặng và kín đáo. Mặt tốt: Con gái xinh, trông hay hay, nhẹ nhàng lịch sự, tốt bụng, khá vui, nề nếp, dễ gần dễ mễn, con gái đáng yêu, con trai coỉ mở, ngoan, đoàn kết... Mặt ngược lại: lạnh, kiêu, ít hoạt động, khó gần, lặng lẽ... Các nhận xét khác: “Hơi hoa mĩ kiểu Pháp”, “Thật ra họ tự tin trong bộ áo của lớp mình”, “Over the top”, “con trai dễ thương”, “có con gái kéo lại”, “Ai cũng hiền lành dễ thương nhưng mà buông quá”, “Có các bạn gái đúng là nữ tính, xin học tập “Hoà mình trong cộng đồng, có tâm hồn”, “Trầm (chỗ nước lặng là chỗ nước sâu)”, “Quang Dũng rất đẹp trai”, “Có bạn Châu là người yêu của bạn tớ”...

Họ nói gì về lớp Toán?
Mặt tốt: học giỏi ( “Học rất tanh!”), khiêm tốn, đoàn kết, nghiêm túc, vui tính, đá bóng được, chăm chỉ, nề nếp... Mặt kia: trầm quá, hơi nhạt, chưa hoạt động sôi nổi, nghịch ngầm, nghịch dại, bôn, nhát, khô. Các nhận xét khác: “Lắm con trai và học giỏi, con gái dễ chịu”, “Nhiều siêu nhân quá!”, “Con gái rất dễ mến”, “Máu đi chơi và quá ga lăng”, “Con trai thông minh nhưng không nhiệt tình”, “Rất tuyệt vời, sống đúng mực”, “Con trai tương đối galăng với con gái ---> được, nhưng hay đánh bài quá!”, “Nhiều người cận”, “Logic đến lạnh lùng”, “ít nói, ít bộc lộ bản thân”, “Nếu mà các bạn giống thầy chủ nhiệm thì sẽ được 9,5”, “Tóc không chải, răng không đánh, hay quên khoá quần”... Lớp Toán có nhiều bạn được chỉ tên đích danh: “Bạn Hằng trông rất xinh”, “Bạn Dũng quá to mồm”, “Sáng đẹp giai lắm”, “Sang giá nhất là bạn Sáng, gỡ lại đuợc bao nhiêu”, “Có bạn Sáng mà lớp tớ thích!”...

Họ nói gì về lớp Lý?
Mặt tốt: Con gái xinh, lớp vui, nghịch, tốt bụng, hài hước, bí ẩn, khó hiểu, có bản lĩnh, có màu sắc riêng... Mặt kia: tinh tướng, thiếu lịch sự, kém hào hoa, ồn ào, xã hội đen, chưa biết nhường nhịn... Các nhận xét khác: “Con gái chơi được”, “Con gái điệu mà xinh”, “Hơi trầm, không làm ảnh hưởng đến hoà bình thế giới”, “Suốt đời ôm WC”, “Đẹp giai dã man”, “Nhiều bạn đẹp trai, yêu thể thao”,” Con trai thông minh, nghịch, can gái xinh, hiền, thông minh”, “ Lớp có nhiều người hay, tiếc là “con sâu làm rầu nồi canh”, “Có niềm hy vọng của đội tuyển vật lý Việt nam đi thi Quốc tế ”, ”Cần một sự tổ chức và cần một người chỉ huy”, “Nhiều bạn tốt bụng và cởi mở”, “Đội ngũ nữ giới khá đa dạng”...

Họ nói gì về lớp Hoá?
Mặt tốt: Thẳng thắn, tốt bụng thật thà, bạn bè được, cân bằng sinh thái... Mặt kia: trầm, lờ mờ, hơi “người nhớn”, điệu. Các nhận xét khác: “Im hơi lặng tiếng tuy nhiên có tiếng”, “Ăn mặc thời trang thật ấn tượng”, ‘ Con trai cư xử thân thiện”, “Họ biến hoá lắm, khó mà hiểu hết được. Họ bạo dạn lắm, vì họ hiểu everybody mà”, “ ảo tuởng về chuyện tình cảm”, “Con gái nhanh nhẹn”, “Khá vui vẻ và đoàn kết”, “Nghiêm túc và hình như không đùa bậy bạ”, “Có cá tính riêng”, “Có phản ứng phụ”, “Có vẻ hiền, thâm thuý”...

Họ nói gì về lớp Sinh?
Điểm nổi bật: ca nhạc và nhảy múa. Mặt tốt: Vui, hồn nhiên, đoàn kết, hoà đồng, dễ gần, sinh động sôi nổi, nghịch... Mặt kia: Ngông, thích chơi nổi, ồn ào, tinh vi. Các nhận xét khác: “Ăn nói khá thoải mái theo kiểu khoa học”, “Nhảy giỏi, máu me, hơi khó hiểu”, “Đột biến gen hát và gen hét”, “Không bình thường, động một cái là lipit và profit”, “Đoàn kết, vui vẻ, luôn quậy động trời và luôn cùng nhau trong mọi hoàn cảnh”, “Nhiều phong trào”, “Nhiều người quá thoáng mát, vui vẻ, thoải mái, vô tư ”, “ Mấy đôi hẩy đẹp”, “Bộ văn hoá văn nghệ”, “Có thiên hướng cầm ca”, “Trông thế thôi, được đấy chứ, thử một lần rồi xem!”

Họ nói gì về lớp Tin?
Điểm nổi bật: không có phụ nữ: “Khủng hoảng thừa”, “Mắc bệnh lâu năm khó chữa vì thiếu girls”, “Chẳng hiểu sao có thể tồn tại suốt 3 năm trong sự buồn chán vì thiếu women”, “Thiếu sự mềm mỏng”... Mặt tốt: Tốt, kháu, dễ gần, học giỏi... Mặt kia: nghịch, trẻ con, kém galăng, ồn ào, bát nháo, ít hoà đồng, rất không nghiêm túc, hơi khô khan, thiếu sự mềm mỏng, nhát. Các nhận xét khác: “Học giỏi, ăn chơi bốc trời”, “ Suốt ngày nghỉ, mê cờ bạc”, “Trẻ con, có lẽ không biết quét lớp bao giờ”, “Lộc ngộc nhưng khá chất lượng, đặc trưng cho lớp thiếu gilrs”, “Là những anh chàng tốt, chơi thể thao giỏi và học giỏi”, “Vui, nghịch, vô tư nhưng hơi vô tình”, “Nghe nói học văn rất khá”, “Tuy toàn là con trai nhưng chơi được”, “Dũng cảm vô cùng vì dám mặc quần áo sặc sỡ”v.v...

Họ nói gì về A2?
Điểm nổi bật: con gái xinh, kiêu, con trai mĩ mãn. Mặt tốt: Sôi nổi, đoàn kết, tế nhị, vui vẻ, lịch sự tử tế, máu me, ngoan, dễ gần, con trai: hay, phong cach, hát hay, tháo vát, lắm tài lẻ, tuyệt vời nhất khối xã hội, ưa âm nhạc, nói chung là lí tưởng. Mặt kia: điệu, kiêu, “cổ ngẩng cao quá”, buồn tẻ... Các nhận xét khác: “Tuyệt vời, đã đời, không nói nên lời”, “Tinh thần chơi, tinh thần đồng đội: tuyệt đối; tinh thần học: khá”, “Đoàn kết nhất khi vùng dậy đấu tranh dưới ách áp bức của chế độ độc tài quân phiệt”, “Ban nhạc 5U rất khá”, “Kiêu (chỉ một người)”, “Con trai là cầu nối tuyệt vời”...

Họ nói gì về A3?
Mặt tốt: Rất thân thiện, dễ thương, tự tin, hòa đồng, xinh xắn, duyên, đoàn kết, vui vẻ, dễ gần, chịu chơi, nhiệt tình thể thao văn nghệ, tốt bụng, cởi mở, năng động... Mặt kia: Kiêu, nói nhiều, thích nổi, điệu... Các nhận xét khác: “Tối lửa tắt đèn có nhau”, “Tiềm ẩn những ngôi sao bóng đá”, “Phóng khoáng, sống khinh đời”, “Chơi nhiều hơn học”, “Có vài nhân vật khá đặc biệt”, “Quá hoà nhập, nhí nhảnh, hồn nhiên”, “Nhiều ca sĩ”, “Thể thao xịn”, “Con gái cởi mở quá tuyệt vời”, “Cô láng giềng duyên dáng”. Những người được chỉ tên đích danh: “A3 có hai ngôi sao là Lý Đức Dũng và Nguyễn Hoàng”, “ LyDu đá bóng giỏi”, “Biết mỗi LyDu, đá bóng bá cháy luôn”...

Họ nói gì về T2?
Điểm nổi bật của T2 là bóng rổ và thầy chủ nhiệm : “Top of the Ams”, “Đội ngũ con trai hay nhất, bóng rổ No1”, “Thầy chủ nhiệm tuyệt vời”,’ Con trai hay nhưng hay nhất là thầy chủ nhiệm”... Mặt tốt: cao, đẹp trai, có phong cách con trai, galăng, dũng cảm, đoàn kết, thể thao giỏi, nhiều người tài, có tính cách, nhiệt tình, mạnh mẽ, năng động, lớp trưởng tốt, lớp vui, thoải mái, tử tế, sôi nổi, chân thành, thân thiện... Mặt kia: tinh vi, ồn ào, to mồm, chơi nhiều hơn học, hay cãi cùn, K35, hơi làm trò, lắm tài tử, bất cần đời, mèo gào... Các nhận xét khác: “Con nít mới vỡ giọng, suốt ngày la hét”, “Lúc nào cũng ông ổng như bò rống”, “Mất trật tự công cộng, hò hét linh tinh”, “Vui, quậy, toàn con trai nên thể hiện được”, “Có tinh thần tập thể trong các hoạt động”, ”Lịch sự, rất hay giúp đỡ người khác”, “Con trai đa tài, nhưng không galăng với con gái lớp mình”, ‘Galăng, vui tính, dễ tế, sôi nổi, chân thành, thân thiện... Mặt kia: tinh vi, ồn ào, to mồm, chơi nhiều hơn học, hay cãi cùn, K35, hơi làm trò, lắm tài tử, bất cần đời, mèo gào... Các nhận xét khác: “Con nít"

Và sau đây là kết quả cuộc bình chọn các thầy cô được nhiều người yêu mến.

Do điều kiện địa lý và chuyên môn, tất cả khối của chúng ta không thể học chung các thầy cô giống nhau được. Chính vì thế, danh hiệu thầy cô tuyệt vời nhất, duyên dáng hay đẹp trai nhất không thể thuộc về duy nhất một người. Để đảm bảo tính thống nhất , bình đẳng và dân chủ, chúng tôi quyết định chọn ”hơn một” thầy cô cho mỗi danh hiệu. Làm như vậy, tiếng nói của 3 khối: khối sáng tự nhiên, khối sáng xã hội và khối chiều sẽ cùng được thể hiện. Và sau đây là những kết quả cuối cùng:

Vị trí số một thuộc về 3 thầy:
- Thầy Nguyễn Thượng Võ (toán)
- Thầy Nguyễn Việt Anh (văn)
- Thầy Nguyễn Hàm (lý)

Vị trí số hai:
- Cô Hạnh (sử)
- Thầy Nguyễn Đình Huy (sử)
- Cô Kim Dung (địa)
- Thầy Nguyễn Đức Mỹ (địa)
- Cô Vũ Uyển Di (văn)
- Thầy Trần Văn Khải (toán)

Vị trí số ba:
- Thầy Lê Phạm Hùng (văn)
- Cô Hương Lan (Anh)
- Cô Đinh Tuyết Liên (lý)
- Cô Loan (sinh)
- Cô Lan Anh (Anh)

Thầy giáo đẹp trai nhất:
- Thầy Nguyễn Thượng Võ
- Thầy Bùi Hoàng Đàn (Anh)
- Thầy Nguyễn Đức Mỹ (Địa)
- Thầy Tạ Đức Hiền (sinh)
- Thầy Lê Trọng Tuấn (lý)
- Thấy Nguyễn Hàm (lý)

Cô giáo duyên dáng nhất:
- Cô Hạnh (sử)
- Cô Tuyết Hạnh (Anh)
- Cô Hồng Hạnh (Anh)
- Cô Vũ Uyển Di (văn)
- Cô Tuyết Liên (lý)
- Cô Hoa (Pháp)

Thầy cô giáo nói chuyện hay nhất:
- Thầy Nguyễn Thượng Võ
- Thầy Nguyễn Việt Anh
- Thầy Trần Văn Khải
- Cô Dung (địa)
- Thầy Nguyễn Đức Mỹ
- Thầy Đinh Quốc Sĩ (sinh)

Thầy cô giáo phong cách nhất:
- Thầy Nguyễn Thượng Võ
- Thầy Nguyễn Đức Mỹ
- Thầy Nguyễn Hàm.

Congratulations!!!
 
Back
Bên trên