bài thuyết trình WTO

Phạm Lê Hưng
(PHẠM LÊ HƯNG)

New Member
tuần sau phải nộp 1 bài thuyết trình về wto.cụ thể là khó khăn thuận lợi mà vn gặp phải, tớ post bài viết lên đây ,mong mọi ng vào thảo luân,xây dựng để lúc lên nói cho nó hay. thanks
chú ý: thảo luận trên tinh thần xây dựng ,nghiêm túc nhá,mọi ng vào đây thì tập trung chuyên môn ko chỉ trích ý kiến nhau,cũng đừng ăn theo thấy bài viết nào hay thì khen luôn rồi lặp lại ý đấy. =; :((
vì đây là bản "khung" nộp cho giáo viên nên hơi khô,và cũng ko thay đổi đc ,nên mọi ng khi thảo luận nhớ bám sát nó,đừng nói lan man,các bạn có thể giúp tớ cho dẫn chứng và số liệu cụ thể cho bài nói sinh động :x
Dàn bài đây :I Những Cơ hội mà Việt nam có được khi gia nhập WTO
1Mở rộng thị trường và tăng xuất khẩu
2. Tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
3. Nâng cao tính hiệu quả và sức cạnh tranh cho nền kinh tế
4. Sử dụng được cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO
IIThách thức của việc gia nhập WTO
1. Sức ép cạnh tranh
2. Thách thức của chuyển dịch cơ cấu kinh tế
3 Thách thức của việc hoàn thiện thể chế và cải cách nền hành chính quốc gia.
4. Thách thức về nguồn nhân lực
 
CHƯƠNG I

Những Cơ hội mà Việt nam có được khi gia nhập WTO



Gia nhập WTO đã đem lại nhiều cơ hội thuận lợi cho Việt Nam, điều này được thể hiện ở các điểm sau đây:


1.Mở rộng thị trường và tăng xuất khẩu
Việt Nam trở thành thành viên của WTO sẽ khắc phục được tình trạng bị phân biệt đối xử trong buôn bán quốc tế. Ví dụ như sự đối xử tối huệ quốc (MFN) không điều kiện, thuế quan thấp cho hàng xuất khẩu của Việt Nam, thúc đẩy việc thâm nhập thị trường cho hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam, cải thiện cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại với các nước, sự đối xử theo hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập và củng cố cải cách kinh tế Việt Nam. Đặc biệt, các Hiệp định của Vòng đàm phán Uruguay đã đem lại cho Việt Nam các lợi ích như: Đẩy mạnh thương mại và quan hệ của Việt Nam với các thành viên khác trong WTO và đảm bảo nâng cao vai trò quan trọng của Việt Nam trong các hoạt động kinh tế và chính trị toàn cầu như là một thành viên của WTO.
Khi gia nhập WTO, theo nguyên tắc tối huệ quốc, nước ta sẽ được tiếp cận mức độ tự do hoá này mà không phải đàm phán hiệp định thương mại song phương với từng nước. Hàng hoá của nước ta vì vậy sẽ có cơ hội lớn hơn và bình đẳng hơn trong việc thâm nhập và mở rộng thị trường quốc tế.
Gia nhập WTO sẽ tạo điều kiện mở rộng thị phần quốc tế cho các sản phẩm Việt Nam và thúc đẩy thương mại phát triển. Việt Nam sẽ có cơ hội xuất khẩu những mặt hàng tiềm năng ra thế giới nhờ được hưởng những thành quả của các vòng đàm phán giảm thuế và hàng rào phi thuế, tăng cường tiếp cận thị trường của WTO, đặc biệt trong các lĩnh vực hàng dệt may và nông sản. Do điều kiện tự nhiên và chi phí lao động rẻ, Việt Nam có lợi thế trong một số ngành, đặc biệt là trong ngành nông nghiệp và dệt may. Đây là hai ngành được WTO rất quan tâm và đã đề ra nhiều biện pháp để xoá bỏ dần các rào cản thương mại. Chẳng hạn, theo Hiệp định Dệt may của WTO (ATC), mọi hạn chế định lượng đối với mặt hàng dệt may được xoá bỏ từ ngày 1/1/2005. Gia nhập WTO, Việt Nam sẽ được hưởng lợi ích này nếu có mối quan hệ thương mại "như thế nào đó" đối với các nước thành viên WTO. Đối với thương mại hàng nông sản, các thành viên WTO cũng đã và đang đưa ra nhiều cam kết về cắt giảm trợ cấp, giảm thuế và loại bỏ hàng rào phi thuế quan, từ đó mang lại cơ hội mới cho những nước xuất khẩu nông sản như Việt Nam. Cơ hội xuất khẩu bình đẳng sẽ có những ảnh hưởng tích cực đến hoạt động của các doanh nghiệp trong nước, sản xuất sẽ được mở rộng và tạo nhiều công ăn việc làm cho người lao động. Việc bãi bỏ Hiệp định đa biên (MFA) về hàng dệt may sẽ tạo điều kiện cho xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam. Các nhà xuất khẩu Dệt -May Việt Nam sẽ được đảm bảo trong vòng 10 năm sau khi trở thành thành viên của WTO, đồng thời, các nước nhập khẩu sẽ không có các hạn chế MFA đối với hàng dệt may của Việt Nam. Đối với các mặt hàng nông sản, là nước xuất khẩu gạo đứng thứ 3 trên thế giới, Việt Nam sẽ có nhiều thị trường xuất khẩu mặt hàng này hơn vì hạn ngạch nhập khẩu gạo và các nông sản khác sẽ được thay thế bằng thuế và thuế sẽ phải được cắt giảm theo Lộ trình quy định của WTO. Việt Nam có lợi nhiều khi các thị trường gạo mở cửa, đặc biệt là các thị trường Nhật Bản và Hàn Quốc. So với các nước đang phát triển khác, Việt Nam sẽ có lợi hơn từ các Hiệp định của Vòng Uruguay vì theo quy định của WTO, hàng xuất khẩu dưới dạng sơ chế của các nước đang phát triển sang các nước phát triển thường không phải chịu thuế hoặc thuế thấp. Việt Nam là nước xuất khẩu nhiều hàng sơ chế, sẽ rất có lợi từ quy định này.
Bên cạnh việc mở rộng xuất khẩu hàng hóa trong nước, Việt Nam còn tận dụng được cơ hội từ nhập khẩu như lựa chọn nhập các loại hàng hóa có kỹ thuật cao, công nghệ tiên tiến để nhanh chóng phát triển các ngành có công nghệ cao, ngành mũi nhọn, nhanh chóng đuổi kịp các nước phát triển trên thế giới.
 
2. Tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
Việt Nam sẽ có điều kiện thu hút vốn, kinh nghiệm quản lý và công nghệ mới… của nước ngoài. Trong những năm qua, khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực sự đã trở thành một trong những động lực tăng trưởng sản xuất công nghiệp Việt Nam. Đầu tư nước ngoài đã tác động mạnh mẽ tới tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài có vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam, chiếm gần 30% vốn đầu tư xã hội, 35% giá trị sản xuất công nghiệp, 20% xuất khẩu và giải quyết việc làm cho hàng vạn lao động. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đã góp phần chủ yếu vào việc chuyển giao công nghệ, đầu tư nghiên cứu và phát triển ở Việt Nam trong những năm qua. Sự xuất hiện của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cũng có tác động tích cực như: tăng mức độ cạnh tranh trên thị trường, giúp các doanh nghiệp và các nhà quản lý doanh nghiệp trong nước học hỏi thêm về cách thức quản lý sản xuất, tiếp thị, tiếp thu công nghệ, kiểu dáng sản phẩm, phục vụ khách hàng…
Gia nhập WTO sẽ giúp chúng ta có được một môi trường pháp lý hoàn chỉnh và minh bạch hơn, có sức hấp dẫn hơn đối với đầu tư trực tiếp của nước ngoài. Gia nhập WTO cũng là thông điệp hết sức rõ ràng về quyết tâm cải cách của nước ta, tạo niềm tin cho các nhà đầu tư khi bỏ vốn vào làm ăn tại Việt Nam. Ngoài ra, cơ hội tiếp cận thị trường của các thành viên WTO khác một cách bình đẳng và minh bạch theo hướng đúng chuẩn mực của WTO, cũng là một yếu tố quan trọng để thu hút vốn đầu tư của nước ngoài.

3. Nâng cao tính hiệu quả và sức cạnh tranh cho nền kinh tế
Nâng cao khả năng cạnh tranh và tính hiệu quả trong nền kinh tế, đồng thời tạo ra môi trường cạnh tranh bình đẳng cho các doanh nghiệp Việt Nam là thuận lợi tiếp theo khi Việt Nam gia nhập WTO. Tự do hóa thương mại của WTO sẽ tạo điều kiện cho hàng hóa của các nước thành viên dễ dàng thâm nhập vào thị trường Việt Nam. Điều này gây sức ép buộc các doanh nghiệp Việt Nam phải chấp nhận mức độ cạnh tranh khốc liệt, làm cho họ trở nên năng động hơn trong việc tạo sản phẩm mới, cải tiến các dịch vụ, hạ giá thành sản phẩm…
Việt Nam sẽ có lợi gián tiếp từ yêu cầu của WTO về việc cải cách hệ thống ngoại thương, bảo đảm tính thống nhất của các chính sách thương mại và các bộ luật của Việt Nam cho phù hợp với hệ thống thương mại quốc tế. Các quy định của WTO sẽ loại bỏ dần những bất hợp lý thương mại, thúc đẩy cải thiện hệ thống kinh tế và đẩy nhanh quá trình chuyển đổi từ hệ thống kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường.
Giảm thuế, cắt giảm hàng rào phi thuế quan, mở cửa thị trường dịch vụ sẽ khiến môi trường kinh doanh ở nước ta ngày càng trở nên cạnh tranh hơn. Trước sức ép cạnh tranh, các doanh nghiệp trong nước bao gồm cả các doanh nghiệp nhà nước, sẽ phải vươn lên để tự hoàn thiện mình, nâng cao tính hiệu quả và sức cạnh tranh cho toàn bộ nền kinh tế. Ngoài ra, giảm thuế và loại bỏ các hàng rào phi thuế quan cũng sẽ giúp các doanh nghiệp tiếp cận các yếu tố đầu vào với chi phí hợp lý hơn, từ đó có thêm cơ hội để nâng cao sức cạnh tranh không những ở trong nước mà còn trên thị trường quốc tế.


4. Sử dụng được cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO
Việt Nam sẽ có lợi từ việc cải thiện hệ thống giải quyết tranh chấp khi có quan hệ với các cường quốc thương mại chính. Việc tham gia WTO sẽ cho phép Việt Nam cải thiện vị trí của mình trong các cuộc đàm phán thương mại, có điều kiện tiếp cận các quy tắc công bằng và hiệu quả để giải quyết các tranh chấp thương mại. Những nguyên tắc của WTO đối với các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam cũng sẽ có lợi vì sẽ nhận được một số ưu đãi đặc biệt như được miễn trừ sự ngăn cấm trợ cấp xuất khẩu. Tuy nhiên, nếu hàng hóa thuộc loại cạnh tranh, sự miễn trừ này sẽ bị loại bỏ trong thời gian 8 năm.
Môi trường thương mại quốc tế, sau nhiều nỗ lực của WTO, đã trở lên thông thoáng hơn. Tuy nhiên, khi tiến ra thị trường quốc tế, các doanh nghiệp của nước ta vẫn phải đối mặt với nhiều rào cản thương mại, trong đó có cả những rào cản trá hình núp bóng các công cụ được WTO cho phép như chống trợ cấp, chống bán phá giá… Tranh thủ thương mại là điều khó khăn mà phần thua thiệt thường rơi về phía nước ta, bởi nước ta là nước nhỏ. Gia nhập WTO sẽ giúp ta sử dụng được cơ chế giải quyết tranh chấp của tổ chức này, qua đó có thêm công cụ để đấu tranh với các nước lớn, đảm bảo sự bình đẳng trong thương mại quốc tế. Thực tiễn cho thấy, cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO hoạt động khá hiệu quả và nhiều nước đang phát triển đã thu được lợi ích từ việc sử dụng cơ chế này.
Khi gia nhập WTO, những tranh chấp, bất đồng trong hoạt động kinh tế cũng được giải quyết tốt hơn. Chẳng hạn nước X kiện và áp thuế chống bán phá giá với nước Y là thành viên WTO mà tổng thuế đó tương đương 100 triệu USD, khi WTO giải quyết tranh chấp, xác định là kiện chống phá giá không đúng sẽ yêu cầu nước X bỏ kiện. Nếu nước X không bỏ, thì nước Y được quyền nâng thuế nhập khẩu các mặt hàng của nước X lên tương đương mức 100 triệu USD. Cách giải quyết tranh chấp này nhanh hơn, thực tế hơn, dễ thực hiện hơn so với cách giải quyết thông qua trọng tài quốc tế và tòa án...
 
Phạm Lê Hưng đã viết:
CHƯƠNG I

Việt Nam sẽ có cơ hội xuất khẩu những mặt hàng tiềm năng ra thế giới nhờ được hưởng những thành quả của các vòng đàm phán giảm thuế và hàng rào phi thuế, tăng cường tiếp cận thị trường của WTO, đặc biệt trong các lĩnh vực hàng dệt may và nông sản. Do điều kiện tự nhiên và chi phí lao động rẻ, Việt Nam có lợi thế trong một số ngành, đặc biệt là trong ngành nông nghiệp và dệt may. Đây là hai ngành được WTO rất quan tâm và đã đề ra nhiều biện pháp để xoá bỏ dần các rào cản thương mại..

Dệt may có thể khởi sắc vì bỏ hạn ngạch. Nhưng nông sản là mặt hàng dễ tổn thương nhất, và đáng lo ngại nhất.

Nông dân Việt Nam với lối làm ăn nhỏ , manh mún (trung bình một người chỉ có o.7 ha đất) và năng suất khá thấp sẽ phá sản hàng loạt:(( do không cạnh tranh nổi hàng nông nghiệp được trợ giá của nước ngoài (các hỗ trợ này hình như chưa được bãi bỏ, mình kô rõ lắm nhưng nghe báo nhà mình bảo thế:) ).

Chăn nuôi Việt Nam chi phí nằm trong nhóm cao nhất thế giới. Thịt gà sẽ bị Mỹ áp đảo vì bọn Mỹ nó ăn chủ yếu phần thịt ở ức gà, còn lại xuất khẩu với giá rẻ giật mình:) . Thịt bò, thịt heo cũng ngắc ngoải.

Nghịch lý nhể. Nước nông nghiệp mà lại bị ép về nông nghiệp.:((
 
cái trường NT của mày làm gì mà khủng bố thế?như bên KT hả,chơi dài suốt từ đầu tháng đến giờ :D
nhưng thôi,tôn trọng chú,anh cũng chỉ đưa ra ý kiến thế này:
chú nên viết về mảng tài chính,đây là mảng đáng lo nhất,việc mở cửa cho NH nước ngoài vào VN đã khối chuyện để bàn rồi
chuyện môi trường pháp lý với cải cách,cái đó phụ thuộc NN,chúng ta cũng chỉ dám nói là tạo điều kiện như thế,còn làm nhanh hay chậm kiểu gì cũng phụ thuộc vào NN
việc giải quyết tranh chấp,vẫn phụ thuộc nhiều vào PNTR,cho nên chưa nói trước được.
tạm thế,ý kiến chủ quan của tao là,trước đây,tao ko tin vào WTO lắm,nhất là đầu năm ngoái các bác rất tự tin tuyên bố cuối 2005 sẽ vào,mặc dù lúc đấy đã có gì rõ ràng đâu.Nhưng sang năm nay tao tin Vn được lợi nhiều hơn từ WTO.chúng ta theo canh bạc này đã lâu rồi,giờ có thành quả,há chẳng phải điều đáng mừng sao?
 
năm ngoái em cũng nộp 1 paper về vấn đề Vietnam should join the WTO bằng tiếng Anh. trình độ lớp 10, lại ESL thôi, nhưng điểm cũng cao :) anh Hưng có cần không nhểy :D
 
chắc là đúng đó :| , hình như còn nhận được cả tin sắp có đảo chính , chả bít thế nào nữa
 
Back
Bên trên