Lê Quang Dũng
(Lqd)
New Member
Bà ơi, tôi nghẹn ngào trong nước mắt mà không thể cất lên hai tiếng gọi thân thương ấy. Tôi ngồi đây, một mình bên bàn thờ bà để mặc cho nỗi đau khổ dày xéo con tim.
18 năm trước, khi bà còn là phó giáo sư, đại tá quân y, tuy quá tuổi về hưu đã lâu nhưng bà vẫn được mời ở lại công tác. Chỉ đến khi tôi cất tiếng khóc chào đời bà mới xin nghỉ hưu. Ở tuổi 67, bà đã dành toàn bộ sức lực tuổi già của mình, lẽ ra là quãng thời gian nghỉ ngơi sau cả đời cống hiến cho Cách mạng để chăm lo cho tôi, đứa cháu trai duy nhất của bà.
Do hoàn cảnh công tác, bố mẹ tôi thường đi làm vắng cả ngày vì thế mà suốt 18 năm nay tôi luôn sống bên bà. Thậm chí tôi chưa hề xa bà quá một tháng. Bà luôn dành mọi sự quan tâm chăm sóc lớn nhất cho tôi. Tôi nhớ, hồi ấy khi nhà tôi còn ở trong khu tập thể, bà có nuôi mấy con gà đẻ nhốt trong cái chuồng phía sau nhà. Bà từng là đại biểu quốc hội vậy mà bà sẵn sàng băm rau, trộn cám, dọn phân gà... tất cả là vì tôi. Nhà tôi không nghèo, bà cũng chẳng thiếu tiền nhưng bà vẫn nuôi gà để có trứng tươi cho tôi ăn hàng ngày. Mỗi khi gà đẻ, bà đều lấy bút dạ ghi ngày tháng lên vỏ trứng. Bà bảo để biết gà đẻ ngày nào, nhưng khi lớn lên thì tôi hiểu bà làm vậy để đánh dấu những quả trứng tươi nhất, mới nhất dành phần tôi, còn bà chỉ ăn những quả trứng cũ.
Bà còn thường xuyên bảo ban tôi học hành. Khi tôi sắp cắp sách dến trường, chiều nào bà cũng dành để ngồi cạnh tôi, hướng dẫn tôi tập viết. Bà đã dành hết thời gian bận bịu của mình cho tôi mà tôi không hiểu , chỉ quấy bà để đòi ra đường chơi với mấy đứa bạn hàng xóm. Tôi còn nhớ như in cái ngày đầu tiên tôi đi học. Bà và mẹ đã chuẩn bị cho tôi tất cả: nào quần áo chỉnh tề, nào sách vở xếp gọn gàng trong cái cặp mới tinh, nào mũ nan, nào chai nước... Bà đưa tôi đến trường trong cái ngày tươi đẹp ấy. Rồi bà và cháu chụp chung một tấm ảnh kỉ niệm trước cổng trường. Bà bảo bà muốn lưu lại kỉ niệm về cái ngày thiêng liêng đó, sau này sẽ vô cùng quí giá. Tôi vô cùng cám ơn bà vì điều đó. Vậy là tôi tới truờng trong lòng vô cùng tự hào bởi mình được bà chuẩn bị mọi thứ chỉnh tề, chu đáo nhất so với bạn bè.
Khi tôi lên lớp ba, tuy đã 76 tuổi rồi nhưng hàng ngày dù trời nắng hay trời mưa, bà cũng không quản ngại khó khăn đưa tôi đi học, có hôm còn đón tôi về. Tính ra mỗi ngày bà phải đi bộ đến gần 4 cây số, có hôm là 8 cây, tất cả là vì tôi. Quả là không dễ gì với một người đã qua tuổi “xưa nay hiếm” như bà. Phải chăng chính tình cảm to lớn bà dành cho tôi đã cho bà thêm sức mạnh?
Không chỉ hướng dẫn tôi trong việc học, bà còn là tấm gương sáng về đạo đức làm người cho tôi. Bà là người bà hiền từ đáng mến nhất mà tôi từng biết. Cho dù tôi có nghịch ngợm hay làm bà buồn đến đâu cũng không bao giờ bà quát mắng tôi lấy một lời chứ đừng nói gì đến chuyện đánh tôi. Những lúc ấy bà chỉ nhẹ nhàng bảo ban tôi, phân tích cho tôi thấy điều hay lẽ phải và uốn nắn tôi từng bước. Bà còn là người nhân ái, đức độ vô cùng, Đã nhiều lần tôi thấy bà mua một túm tỏi của một người đàn ông ăn mặc rách rưới với giá 20.000 đồng. (Vào thời điểm đấy 10,000 đã là quí lắm rồi) Bà bảo “gia đình mình đầy đủ hơn nguời ta thì nên giúp người ta lúc khó khăn. Con người ta sống với nhau phải có tình có nghĩa, có tấm lòng nhân ái cháu ạ.” Trong lòng tôi, bà mãi mãi là người bà nhân hậu, khoan dung độ lượng nhất, là con người mẫu mực nhất.
Cứ như vậy bà dìu dắt tôi từng bước để đến nay tôi đã trở thành một chàng trai cao lớn học lớp 12 ở một ngôi trường có tiếng. Tuổi thơ tôi gắn liền với bà. Nếu không có bà thì chẳng bao giờ có tôi như ngày hôm nay. Vậy mà khi tôi chưa làm được gì để đền đáp công ơn của bà thì bà đột ngột lâm bệnh nặng. Lúc nằm trên giường bệnh, máy móc đâm vào khắp nơi trên cơ thể bà những mong có thể cứu sống bà. Bà không nói được, và cũng gần như không cử động được. Bà chỉ nhìn tôi bằng ánh mắt tha thiết niềm yêu thương. Bằng chút sức lực cuối cùng và bằng những ngón tay duy nhất còn cử động được, bà nắm chặt tay tôi. Hai mắt bà long lanh những giọt nước... Tôi biết những máy móc đang cắm vào người bà tôi tuy hiện đại nhưng cũng làm bất cứ một người bình thường nào phải chịu đau đớn nhiều lắm. Vậy mà bà không rên, không khóc. Chỉ khi nắm tay tôi, chỉ khi nhìn thấy gương mặt thằng cháu bà yêu nhất nhà mà bà biết là sẽ chẳng còn được nhìn thấy bao lâu nữa, bà mới rơi lệ, Tôi cũng bật khóc... Đã là chàng trai 18 tuổi nhưng quả thật tôi không kìm nổi những giọt nước mắt. Bà ơi! Cháu yêu bà, cháu thương bà biết chừng nào. Giá như cháu có thể thay bà chịu đựng tất cả những đau đớn kia, chỉ cần bà khoẻ lại mà thôi. Giá như cháu có thể hy sinh 10 năm tuổi thọ của mình… Giá như...
Mấy hôm sau bệnh của bà ngày một trầm trọng hơn. Các bác sĩ buộc phải mổ cho bà. Sau ca mổ thành công, dù các bác sĩ và cả nhà đã rất cố gắng nhưng bà vẫn không thể hồi phục được. Bà hoàn toàn không thể cử động được nữa và rơi vào trạng thái hôn mê. Tôi vào thăm bà mà trong lòng đau khổ vô cùng. Thế rồi điều đau đớn nhất cũng đến… Tôi bỗng cảm thấy hối tiếc vô cùng. Tôi tiếc ngày xưa đã nhiều lần không vâng lời làm cho bà buồn. Tôi tiếc sao lúc bà ốm tôi không nhất quyết đòi bố mẹ cho thức một đêm , dù chỉ một đêm thôi để ngồi bên bà, nắm tay bà thật chặt, để ôm hôn bà, để vuốt ve mái tóc bạc trắng của bà khi bà đau đớn. Tôi tiếc sao tôi không ngồi bên giường bà hát cho bà nghe bài hát mà ngày xưa bà rất thích:
“Bà ơi bà cháu yêu bà lắm
Tóc bà trắng màu trắng như mây.
Cháu yêu bà cháu nắm bàn tay
Khi cháu bên bà cháu biết bà vui”
Tôi phải nói điều mà tôi chưa kịp nói lúc bà sắp ra đi: Bà ơi cháu yêu bà nhiều lắm. Mãi mãi không bao giờ cháu quên bà đâu.
Bà đã ra đi để lại trong lòng tôi một sự trống trải vô cùng. Ước gì tất cả chỉ là một cơn ác mộng để rồi sáng mai khi tỉnh giấc tôi lại được thấy nụ cười hiền hậu của bà khi bà gọi tôi xuống ăn sáng. Tôi chưa kịp trưởng thành, chưa làm được gì để đền đáp công ơn của bà thì bà đã ra đi. Tôi ước ao có dịp được cầm trên tay tờ giấy báo trúng tuyển đại học để khoe bà. Bà sẽ cười thật hiền, sẽ ôm hôn tôi thật lâu và rồi bà sẽ tự tay làm một bữa cơm thật ngon để chúc mừng tôi. Nhưng điều đó không thể thành hiện thực được nữa rồi. Bà ơi, bà ra đi thật rồi sao?
Bà ơi, xin bà hãy yên nghỉ nơi vĩnh hằng. Cháu hứa với bà sẽ cố gắng chăm ngoan, học giỏi, tu dưỡng đạo đức tốt, hiếu thảo với ông và bố mẹ để xứng đáng là cháu ngoan của bà. Nhất định cháu sẽ đỗ đại học, bà ạ.
Tháng 3 năm 2004
Bà ơi, vậy là đã tròn một năm kể từ ngày bà cháu mình xa nhau. Một năm đã qua với biết bao sự kiện. Giờ đấy cháu đã là sinh viên của một trường đại học có tiếng, cháu đã làm được điều mà cháu hứa với bà, bà ạ. Cháu biết bà vẫn luôn ở bên, che chở cho cháu như ngày nào nhưng bà cứ yên tâm, cháu đã lớn đã có thể tự lo cho mình và vẫn rất yêu bà, cháu mãi mãi không quên bà đâu…
Sorry for duplication in VNCNUS forum.
18 năm trước, khi bà còn là phó giáo sư, đại tá quân y, tuy quá tuổi về hưu đã lâu nhưng bà vẫn được mời ở lại công tác. Chỉ đến khi tôi cất tiếng khóc chào đời bà mới xin nghỉ hưu. Ở tuổi 67, bà đã dành toàn bộ sức lực tuổi già của mình, lẽ ra là quãng thời gian nghỉ ngơi sau cả đời cống hiến cho Cách mạng để chăm lo cho tôi, đứa cháu trai duy nhất của bà.
Do hoàn cảnh công tác, bố mẹ tôi thường đi làm vắng cả ngày vì thế mà suốt 18 năm nay tôi luôn sống bên bà. Thậm chí tôi chưa hề xa bà quá một tháng. Bà luôn dành mọi sự quan tâm chăm sóc lớn nhất cho tôi. Tôi nhớ, hồi ấy khi nhà tôi còn ở trong khu tập thể, bà có nuôi mấy con gà đẻ nhốt trong cái chuồng phía sau nhà. Bà từng là đại biểu quốc hội vậy mà bà sẵn sàng băm rau, trộn cám, dọn phân gà... tất cả là vì tôi. Nhà tôi không nghèo, bà cũng chẳng thiếu tiền nhưng bà vẫn nuôi gà để có trứng tươi cho tôi ăn hàng ngày. Mỗi khi gà đẻ, bà đều lấy bút dạ ghi ngày tháng lên vỏ trứng. Bà bảo để biết gà đẻ ngày nào, nhưng khi lớn lên thì tôi hiểu bà làm vậy để đánh dấu những quả trứng tươi nhất, mới nhất dành phần tôi, còn bà chỉ ăn những quả trứng cũ.
Bà còn thường xuyên bảo ban tôi học hành. Khi tôi sắp cắp sách dến trường, chiều nào bà cũng dành để ngồi cạnh tôi, hướng dẫn tôi tập viết. Bà đã dành hết thời gian bận bịu của mình cho tôi mà tôi không hiểu , chỉ quấy bà để đòi ra đường chơi với mấy đứa bạn hàng xóm. Tôi còn nhớ như in cái ngày đầu tiên tôi đi học. Bà và mẹ đã chuẩn bị cho tôi tất cả: nào quần áo chỉnh tề, nào sách vở xếp gọn gàng trong cái cặp mới tinh, nào mũ nan, nào chai nước... Bà đưa tôi đến trường trong cái ngày tươi đẹp ấy. Rồi bà và cháu chụp chung một tấm ảnh kỉ niệm trước cổng trường. Bà bảo bà muốn lưu lại kỉ niệm về cái ngày thiêng liêng đó, sau này sẽ vô cùng quí giá. Tôi vô cùng cám ơn bà vì điều đó. Vậy là tôi tới truờng trong lòng vô cùng tự hào bởi mình được bà chuẩn bị mọi thứ chỉnh tề, chu đáo nhất so với bạn bè.
Khi tôi lên lớp ba, tuy đã 76 tuổi rồi nhưng hàng ngày dù trời nắng hay trời mưa, bà cũng không quản ngại khó khăn đưa tôi đi học, có hôm còn đón tôi về. Tính ra mỗi ngày bà phải đi bộ đến gần 4 cây số, có hôm là 8 cây, tất cả là vì tôi. Quả là không dễ gì với một người đã qua tuổi “xưa nay hiếm” như bà. Phải chăng chính tình cảm to lớn bà dành cho tôi đã cho bà thêm sức mạnh?
Không chỉ hướng dẫn tôi trong việc học, bà còn là tấm gương sáng về đạo đức làm người cho tôi. Bà là người bà hiền từ đáng mến nhất mà tôi từng biết. Cho dù tôi có nghịch ngợm hay làm bà buồn đến đâu cũng không bao giờ bà quát mắng tôi lấy một lời chứ đừng nói gì đến chuyện đánh tôi. Những lúc ấy bà chỉ nhẹ nhàng bảo ban tôi, phân tích cho tôi thấy điều hay lẽ phải và uốn nắn tôi từng bước. Bà còn là người nhân ái, đức độ vô cùng, Đã nhiều lần tôi thấy bà mua một túm tỏi của một người đàn ông ăn mặc rách rưới với giá 20.000 đồng. (Vào thời điểm đấy 10,000 đã là quí lắm rồi) Bà bảo “gia đình mình đầy đủ hơn nguời ta thì nên giúp người ta lúc khó khăn. Con người ta sống với nhau phải có tình có nghĩa, có tấm lòng nhân ái cháu ạ.” Trong lòng tôi, bà mãi mãi là người bà nhân hậu, khoan dung độ lượng nhất, là con người mẫu mực nhất.
Cứ như vậy bà dìu dắt tôi từng bước để đến nay tôi đã trở thành một chàng trai cao lớn học lớp 12 ở một ngôi trường có tiếng. Tuổi thơ tôi gắn liền với bà. Nếu không có bà thì chẳng bao giờ có tôi như ngày hôm nay. Vậy mà khi tôi chưa làm được gì để đền đáp công ơn của bà thì bà đột ngột lâm bệnh nặng. Lúc nằm trên giường bệnh, máy móc đâm vào khắp nơi trên cơ thể bà những mong có thể cứu sống bà. Bà không nói được, và cũng gần như không cử động được. Bà chỉ nhìn tôi bằng ánh mắt tha thiết niềm yêu thương. Bằng chút sức lực cuối cùng và bằng những ngón tay duy nhất còn cử động được, bà nắm chặt tay tôi. Hai mắt bà long lanh những giọt nước... Tôi biết những máy móc đang cắm vào người bà tôi tuy hiện đại nhưng cũng làm bất cứ một người bình thường nào phải chịu đau đớn nhiều lắm. Vậy mà bà không rên, không khóc. Chỉ khi nắm tay tôi, chỉ khi nhìn thấy gương mặt thằng cháu bà yêu nhất nhà mà bà biết là sẽ chẳng còn được nhìn thấy bao lâu nữa, bà mới rơi lệ, Tôi cũng bật khóc... Đã là chàng trai 18 tuổi nhưng quả thật tôi không kìm nổi những giọt nước mắt. Bà ơi! Cháu yêu bà, cháu thương bà biết chừng nào. Giá như cháu có thể thay bà chịu đựng tất cả những đau đớn kia, chỉ cần bà khoẻ lại mà thôi. Giá như cháu có thể hy sinh 10 năm tuổi thọ của mình… Giá như...
Mấy hôm sau bệnh của bà ngày một trầm trọng hơn. Các bác sĩ buộc phải mổ cho bà. Sau ca mổ thành công, dù các bác sĩ và cả nhà đã rất cố gắng nhưng bà vẫn không thể hồi phục được. Bà hoàn toàn không thể cử động được nữa và rơi vào trạng thái hôn mê. Tôi vào thăm bà mà trong lòng đau khổ vô cùng. Thế rồi điều đau đớn nhất cũng đến… Tôi bỗng cảm thấy hối tiếc vô cùng. Tôi tiếc ngày xưa đã nhiều lần không vâng lời làm cho bà buồn. Tôi tiếc sao lúc bà ốm tôi không nhất quyết đòi bố mẹ cho thức một đêm , dù chỉ một đêm thôi để ngồi bên bà, nắm tay bà thật chặt, để ôm hôn bà, để vuốt ve mái tóc bạc trắng của bà khi bà đau đớn. Tôi tiếc sao tôi không ngồi bên giường bà hát cho bà nghe bài hát mà ngày xưa bà rất thích:
“Bà ơi bà cháu yêu bà lắm
Tóc bà trắng màu trắng như mây.
Cháu yêu bà cháu nắm bàn tay
Khi cháu bên bà cháu biết bà vui”
Tôi phải nói điều mà tôi chưa kịp nói lúc bà sắp ra đi: Bà ơi cháu yêu bà nhiều lắm. Mãi mãi không bao giờ cháu quên bà đâu.
Bà đã ra đi để lại trong lòng tôi một sự trống trải vô cùng. Ước gì tất cả chỉ là một cơn ác mộng để rồi sáng mai khi tỉnh giấc tôi lại được thấy nụ cười hiền hậu của bà khi bà gọi tôi xuống ăn sáng. Tôi chưa kịp trưởng thành, chưa làm được gì để đền đáp công ơn của bà thì bà đã ra đi. Tôi ước ao có dịp được cầm trên tay tờ giấy báo trúng tuyển đại học để khoe bà. Bà sẽ cười thật hiền, sẽ ôm hôn tôi thật lâu và rồi bà sẽ tự tay làm một bữa cơm thật ngon để chúc mừng tôi. Nhưng điều đó không thể thành hiện thực được nữa rồi. Bà ơi, bà ra đi thật rồi sao?
Bà ơi, xin bà hãy yên nghỉ nơi vĩnh hằng. Cháu hứa với bà sẽ cố gắng chăm ngoan, học giỏi, tu dưỡng đạo đức tốt, hiếu thảo với ông và bố mẹ để xứng đáng là cháu ngoan của bà. Nhất định cháu sẽ đỗ đại học, bà ạ.
Tháng 3 năm 2004
Bà ơi, vậy là đã tròn một năm kể từ ngày bà cháu mình xa nhau. Một năm đã qua với biết bao sự kiện. Giờ đấy cháu đã là sinh viên của một trường đại học có tiếng, cháu đã làm được điều mà cháu hứa với bà, bà ạ. Cháu biết bà vẫn luôn ở bên, che chở cho cháu như ngày nào nhưng bà cứ yên tâm, cháu đã lớn đã có thể tự lo cho mình và vẫn rất yêu bà, cháu mãi mãi không quên bà đâu…
Sorry for duplication in VNCNUS forum.