Apply sang Mỹ từ Việt Nam

Vũ Toàn đã viết:
Sao anh Quoc Anh lai chuyen sang Econ? Em van phan van ko biet khi len grad se major la gi. Hien em van mau Toan thoi. Hoc Econ 103 thay cung hay, nhung ko say duoc. :)

Chời ơi anh Toàn béo thông minh thế mà k0 biết bấc Cuốc có hai trên ba bồ toán thiên hạ trong bụng rồi thì còn học hành gì nữa:))

Anh Toàn học Toán đi, thế mới xứng là ngôi sao lùn đỏ :))sáng trên bầu trời đầy sao giăng Ams, Vờ la đi mia của Việt Nam tự hào ra đi vì tổ quốc chứ lị.
 
Bac Nguyen gi oi, em dang dinh hoc Finance cho undergradute lam cai minor in Management Information System, Em thi rat muon hoc graduate, the bac bao em nen hoc nhung cai course nao ma bon admission committe no khoai khong a? Bay gio hoc cai nghanh nao cung that la kho. Cam on bac nhieu
 
Chết thật, em Hưng lại hỏi câu khó quá. Anh có học under ở Mĩ đâu mà trả lời. Kinh nghiệm là khi vác bằng đại học của VN đi xin học ở các trường ở Mĩ trong chuyên nghanh CS thì thấy rằng có vài điểm như sau:
1. Thằng Mĩ nó chả coi VN là cái đinh.
2. Điểm số cũng là cái đinh nốt, dĩ nhiên cao càng tốt, nhưng thấp cũng có cách xử lý.
3. Tên các course học rất quan trọng và phụ thuộc và từng trường. Nên customize tên khóa học cho khớp với một số undergrad course (101->399) của các trường đó. Hơi mất tiền công chứng 1 tí nhưng bù lại bọn admission committee nó hiểu hiểu được 1 tí là cái thằng VN đang nộp đơn xin học đã học những courses gì rồi.
4. Standard tests không phải là cả vũ trụ. Điểm thấp chưa chắc đã đã toi. Trong trường hợp tôi, verbal GRE cực thấp, ông thầy gọi điện về VN interview, hỏi sao điểm thấp thế, tôi bảo tôi học cực trâu nhưng đi thi đúng vào ngày 13 ko may điểm nó thấp thế thôi. Ông thầy tán phét một lúc rồi bảo ừ tao thấy tiếng Anh mày ít ra cũng tốt giống như bọn sinh viên châu Á ở đây. Nói thì nói thế thôi, nhưng hãy phấn đấu càng cao càng tốt.
5. Nếu apply học PhD từ VN, cá nhân tôi cho rằng cực khó. Chưa kể VN là nước vô danh tiểu tốt trên bản đồ khoa học, mà còn là vấn đề điểm chác của mình đọ thế nào với bọn Indian với Chinese. Nhưng ko phải là ko được. Để trở thành 1 eye-catching candidate, thì trong trường hợp này research & working experience là rất quan trọng. Có những trường như Johns Hopkins nói thẳng, bọn tạo chẳng cần mấy cái GRE, TOEFL làm gì, nếu mày có vài papers trên IEEE thì bọn tao rất hân hạnh được nhận mày. Thế nên bài học rút ra, là nếu định xin học PhD ở từ VN, hay tích lũy vài papers, hoặc các technical report, or internal report cũng được, nhưng phải viết bằng tiếng Anh. Tất cả các cái đó add vào hồ sơ, rất quan trọng.
6. Quan hệ: nghe thì bùn cười vì apply đi Mĩ cơ mà, quan hệ đóng vai trò gì ở đây. Thực ra quan hệ nghĩa là tìm được người viết recommendation letter, hoặc làm việc với các prof nổi tiếng. Nếu bạn có cơ hội work hoặc viết chung paper với những Prof ở đẳng cấp word-class thì cơ hội bạn được Admission Committee chiếu cố là rất lớn. Hoặc nếu bạn làm việc với 1 Prof ở trường mà bạn định apply, hãy cố gắng nhờ prof đó viêt LoR, cơ hội được nhận là rất sáng sủa.
7. Tiền: rất quan trọng. Nếu khi ta apply mà ko xin học bổng, ta được classify vào 1 category khác với apply xin học bổng, và chance được nhận là cao hơn nhiều. Nhiều trường thường có chính sách dung bọn ko cin học bổng nuôi bọn cin học bổng. Kiểu như phân bổ quota, ví dụ năm nay nhận 30 Ms, 25 PhD, trong đó có 5 Ms & 15Ph cho full finaid, còn lại là phải đóng tiền. Câu hỏi: ko xin học bổng tiền đâu mà đi học? Trả lời: tìm fin aid ở chỗ khác, ví dụ HBNN,VEF, Ford Foundation, IMF, ...

Đấy là vài kinh nghiệm thô thiển của tôi, tôi nghĩ các bác như Quốc Anh hay Trung Bùi đều đầy rẫy kinh nghiệm quí báu và cần phải học tập.
Nguyen
 
Hehe, chú Bạch khen quá, tớ chả biết cái quái gì cả, chỉ hên thôi. Paper cũng chả có cái nào. Chẳng qua là tớ học mấy kỳ ở đây, khoe cái điểm ra cho nên chúng nó nhìn thôi. (hihi, straight As cho chúng nó sợ). Mà cái hồ sơ của tớ trông nó cũng hơi lôm côm, học loạn cả lên, mỗi nước 1 tí, có khi lại bắt mắt mấy ông admission.
Kinh nghiệm là mình phải tự lượng sức mình thôi, chẳng hạn như tớ biết là mình dốt, nên chỉ bỏ 80$ ra thử mỗi thằng Princeton, bị nó đá cho như đá gà.
Mấy em học đại học ở Mỹ có lợi thế hơn nhiều, bọn Mỹ về chương trình dạy thì cũng thế thôi, nhưng nó coi nó là nhất, nên nếu có điểm học tại 1 trường (kha khá) ở Mỹ sẽ dễ dàng hơn. Trên board có mấy em lớp Anh1 95-98 bây giờ toàn vào học trường đỉnh của đỉnh ở Mỹ, các em tìm mà hỏi đi.
Ngoài điểm học tập ra, cũng nên cố gằng phấn đấu thi standard tests càng cao càng tốt, nhất là khối xã hội như Econ, Business.. Có bài viết bằng tiếng Anh đăng báo (chung với thầy hoặc riêng càng tốt) thì sẽ có lợi thế hơn. Thư giới thiệu cũng rất quan trọng. Học ở nước ngoài, nhất là Mỹ, sẽ có cơ hội xin được thư tốt hơn vì các ông thầy cũng được biết đến hơn, nhất là những ông Full Prof có tiếng. Vấn đề là phải biết show up 1 tí cho các ông ấy quan tâm, biết đến mình. Nếu đang học đại học ở Mỹ thì thư của independent research advisor hay honor thesis advisor là sướng nhất.
Cuối cùng là cái Personal Statement. Cái này không phải trường nào cũng chú ý lắm, nhưng vẫn rất quan trọng, có khả năng gây đột biến. Đừng bốc phét quá nhưng cũng đừng có thật thà, ngây thơ quá. Chẳng hạn như trong trường hợp của tớ, đụng ngay ông thầy vừa làm về VN, thế là ông ấy sướng quá, nhận ngay ;)
Bac Nguyen gi oi, em dang dinh hoc Finance cho undergradute lam cai minor in Management Information System, Em thi rat muon hoc graduate, the bac bao em nen hoc nhung cai course nao ma bon admission committe no khoai khong a? Bay gio hoc cai nghanh nao cung that la kho. Cam on bac nhieu
Em học finance voi MIS xong thì nên theo tiếp lên Finance hoặc MIS thôi. Vấn đề là cả 2 cái này đều thuộc về Business school nên xin thẳng lên grad mà ko có kinh nghiệm thì hơi khó. Còn nếu chuyển sang Econ thì hơi bị khác biệt, toàn Toán thôi em ạ. Cộng thêm là hơi bị theoretical quá, nếu em thích học Finance và đi sâu vào practical rồi thì sẽ thấy hơi oải. Còn course thì càng nhiều upper-level càng ít, cố gắng theo đuổi 1 vài cái series mấy lớp liên tục, A với A+ hết vào. Học thêm Toán nữa em ạ. Lên grad cái gì cũng cần Toán. Thế nên chú QA chạy sang Econ sướng lắm, vì căn bản Toán tốt quá.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Bạn nào muốn học về Finance nên biết trước là có hai nhánh khác nhau: Finance trong công ty và Finance về thị trường. Học về thủ tục, cách thức làm Finance trong công ty thì không cần nhiều toán. Còn học để làm về Finance về thị trường thì rất nặng về toán. Chú Trung nói thế chứ Finance còn nặng toán hơn Econ nhiều.
 
Back
Bên trên