Tôi có một anh bạn thân, thỉnh thoảng cũng ngồi "uống nước ngọt, luận anh hùng". Chắc do hồi bé thích đọc lịch sử và đọc Tam Quốc, Thủy hử. 0
"Anh hùng", theo tôi cái nghĩa của từ đó nên đặt trong những hoàn cảnh cụ thể. Ví dụ, nói to tát một chút, trong hoàn cảnh những cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, Nguyễn Trãi, Nguyễn Huệ, Nguyễn Ái Quốc chính là Anh Hùng Giải Phóng dân tộc. Những câu chuyện đời thường hơn, có những người dân đánh mấy thằng cướp cứu người đi đường, nhẩy vào đám cháy cứu người. Biết đâu cậu cũng có lúc bênh bạn gái, thế cũng là người hùng rồi đây
>-
Thời thế tạo anh hùng là vậy. Muốn thế, cần phải hiểu "thời thế" ta đang sống là gì, hiểu cái hoàn cảnh và khả năng của mình. Hơn hết, tự hỏi mình có đủ dũng khí để làm cái việc "anh hùng" không? Cũng chẳng cần anh hùng theo kiểu đánh nhau với cối xay gió. Theo tôi thì cần tự chuẩn bị hành trang cho mình, những "điều kiện cần", trước hết để cho mình vượt được qua chính những giới hạn của mình, rồi mới hy vọng làm được gì đó khi cờ đến tay. Những điều kiện cần, theo tôi là: Một sức khỏe tốt, một cái đầu minh mẫn, một tinh thần lành mạnh, một tâm hồn cởi mở, một tình yêu cuộc sống.
Tôi trích dưới đây lý lịch của tiến sỹ Nguyễn Quang A, một người khá nổi tiếng trong nhiều giới. Tôi cũng chỉ mới phát hiện được thêm một chi tiết về bác này sau khi nói chuyện với ông bạn thân của tôi. Tôi nghĩ cũng có ích cho câu hỏi của bạn. Thử đọc kỹ, bạn sẽ thấy những gì bác này đã và đang làm đều gắn chặt với những vấn đề thời cuộc mà đất nước VN đã và đang trải qua gần đây. Ban đầu cũng lang thang đi học nước ngoài, tức là bắt đầu làm khoa học. Sau đó, tất nhiên là làm khoa học. Khi đất nước cần phát triển các doanh nghiệp, bác lập công ty kinh doanh tin học điều khiển truyền thông (3C, GenPacific), tức là làm kinh tế - kỹ thuật. Vẫn chưa đủ, bác nhận thấy cần một ngân hàng - tức là cần tổ chức cho các nhà đầu tư, bác lập ngân hàng cho các doanh nghiệp ngoài quốc doanh (VP Bank). Bây giờ thì bác Quang A lại say mê với giáo dục, một vấn đề được quan tâm hàng đầu hiện nay. Bác hiện là trưởng khoa CNTT trường ĐH Sư Phạm HN. Nhưng có một điều tôi đánh giá cao hơn, bác đã dịch 10 quyển sách (chắc sẽ còn dịch thêm nhiều nữa) của các tác giả nổi tiếng như J. Kornai, F.A. Hayek, J.E.Stiglitz, K. Popper G. Soros. Đây là những đầu sách nghiên cứu về những vấn đề đan xen kinh tế học - triết học - chính trị. Trong số đó có những quyển nội dung rất khoa học nhưng là đề tài nhậy cảm chính trị ở VN như dân chủ, Chủ nghĩa Xã hội. Nhìn lại những gì TS Quang A đã làm, tôi thấy TS đã dám đương đầu với tất cả những vấn đề khó khăn của đất nước hiện nay. Nếu cần thêm thông tin về sách của TS Quang A, bạn có thể tham khảo thêm ở trang web:
http://www.talawas.org/talaDB/suche.php?res=2183&rb=0502&von=
Lấy ví dụ TS Nguyễn Quang A, tôi không muốn ám chỉ đó là một anh hùng, một hình mẫu cho tất cả mọi người. Điều tôi muốn trao đổi ở đây: Liệu có đủ dũng cảm để suy nghĩ và làm một việc gì, mà bản thân mình cho là khó khăn trong một hoàn cảnh cụ thể không?
***********************
Tiến sĩ Nguyễn Quang A sinh năm 1946 tại Bắc Ninh,
1966- 1971:
Bách khoa Budapest, Hungary
1972-1975:
Viện nghiên cứu Viễn thông Budapest, Hungary
1976-1982:
Viện Kĩ thuật Quân sự, Hà Nội
1983-1987:
Bách Khoa Budapest
1987-1988:
Tổng cục Điện tử và Tin học Việt Nam
1989-1993:
Công ti liên doanh Genpacific, Hồ Chí Minh
1993- đến nay:
Chủ tịch HĐQT Công ti 3C, Hà Nội
1997-2001:
Chủ tịch HĐQT Ngân hàng các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam (VPBank)
2002- đến nay:
Phó chủ tịch HĐQT VPBank
2003- đến nay:
Trưởng khoa Công nghệ thông tin, Đại học Sư phạm Hà Nội.
Nguyên chủ tịch Hội Tin học Việt Nam (1996-1999)
Hội viên IEEE
Kĩ sư viễn thông (Bách khoa Budapest)
Tiến sĩ Khoa học (Viện Hàn lâm khoa học Hungary)