Chú Phương không hiểu ý anh rồi, ý anh nói kiếm tiền một cách khoa học ở đây là anh đang bàn luận về cách trình bày về kiếm tiền bằng đánh số đề của Nam, rằng nếu cách đó mà logic đúng đắn thì hay quá, thế thôi. Chứ ai chẳng biết là kte thì phức tạp. Nhưng phức tạp đến đâu thì nó cũng có quy luật của nó, thế nên mới sinh ra các quy luật kinh tế mà chúng ta học lý thuyết trên sách vở, ở đó khác với thực tế vì nó tồn tại rất nhiều những assumptions. Thực tế thì chẳng bao giờ thỏa mãn được nhưng assumption, nhưng như thế chẳng lẽ lại chẳng cần phải nghiên cứu lý thuyết kte nũa, và như thế các định luật lại chẳng có ích gì sao??
Việc anh muốn nói ở đây là việc chúng ta nên bàn luận các vấn đề kinh tế một cách khoa học và thú vị ở đây, từ các sự kiện thực tế ở Vietnam cũng như ở thế giới, cộng với những mớ lý thuyết đã học được, chúng ta đưa ra nhũng nhận định của mình, đúng sai mặc xác nó, miễn là mọi người đều có ý kiến và bảo vệ tốt quan điểm của mình, mục đích là để cho chúng ta có một tầm nhìn và hiểu biết sâu rộng hơn, giúp cho mọi người cảm thấy hiểu vấn đề và đứng ở tầm quan sát cao hơn, hiểu các vấn đề thời sự nóng bỏng ở nhiều quan điểm khác nhau..
Chú nói "phần lớn các nhà kinh doanh ấy à".. ý chú nói là họ không cần biết lý thuyết kte đúng không? Đúng vậy, nhưng họ lại đang tự hoạt động trên cơ sở có lợi cho họ nhất. họ tìm cách quản lý tôt nhất, tiết kiệm nhất, sử dụng nhân công tôt nhất, sử dụng nguồn lực vốn và lao động sao cho hiệu quả nhất ..van van và vân vân, như thế tức là họ tìm cách hoạt động quản lý kte khoa học chứ còn gì nữa, cụ thể hơn là họ đang xử sự hành vị của mình trên các phương trình kte vi mô: mà như những ai học kte vi mo đều biết, các doanh nghiệp tối đa hóa lợi nhuận ở điểm chi phí biên bằng lợi nhuận biên (MC=MR), nhưng chẳng có nhà doanh nghiệp nào cần phải biết đường chi phí biên của mình để mà đạt được điểm ấy, nhưng các nhà phân tích thì biết chắc chắn rằng, một khi các giả thiết được thỏa mãn, thì nhà doanh nghiệp kia chắc chắn phải đang sản xuất ở điểm giao nhau của MC=MR. Chẳng nhẽ biết được một điều thú vị như vậy lại là vô ích?
Chúng ta không thể tuyên đoán tương lai theo logic kte được, điều đó đúng, nhưng anh không bảo là chúng ta không nên xem xét một vấn đề một cách logic, mà luôn khuyến khích anh em post bài logic dựa trên thông tin có sẵn, chứ không chỉ bằng cách chép nguyên thông tin một bài báo nào đó của một thằng phóng viên quèn phân tích vớ vẩn rồi đưa cho anh em xem tham khảo. Cái ý chú em nói là không thể tuyên đoan được vì như anh đã nói cái lý thuyết logic mà chúng ta đã học trên ghế nhà truờng là logic dựa trên những assumption mà thực tế thì không thể có những assumption đó được. Thậm chí các lý thuyết ở các truờng phái khác nhau còn đưa đến những kết luận và giải thích còn trái ngược nhau, cái đó không sao cả, bởi vì kte là vậy mà, nó khác với toán học ở chỗ đó.
Đơn giản trở lại bàn về cách kiếm tiền bằng cách đánh đề "gấp thếp" của chú Hoài Nam. Thoạt đầu mới nghe có vẻ rất khoa học và hợp lý vì như vậy đánh kiểu gì minh cũng có tiền và lãi. Nhưng nếu ta xét lý thì thấy vấn đề bị ngụy biên ở chỗ: Trừ khi người đánh đề đó có được một số tiền rất lớn trong tài khoản, có giá trị thanh toán ngay cao (để phòng chủ nợ đề đến đòi còn có tiền trả ngay), thì với trường hợp nếu có thua 3 đến 4 lần liên tiếp, vẫn có thể còn chơi được nữa và nếu như lần thứ 5 hay lần thứ 6 mà thằng thi coi như là thắng. Vì xác suất để mà truợt liền một lúc 6 lần là rất nhỏ (quá tam 3 bận chứ không thể 6 bận
), nên nếu có số tiền lớn có thể đảm bảo chới kiểu gì cũng thắng. Nhưng một điều cần được lưu ý là dù có xác suất rât nhỏ nhưng vẫn có thể trượt cả 6 lần liền một lúc (giả sử số vốn của bạn chỉ đảm bảo chơi được 6 lần trượt), và khi đó bạn sẽ mất số tiền rất lớn. Và khi đó nếu tính giá trị Evaluated Value = Xacsuat trượt (nhỏ) x giá trị trượt(lớn) + xacsuat trúng x giá trị trúng, EV sẽ luôn không đổi và do đó giá trị EV sẽ chẳng khác gì khi bạn chơi 5 ăn 5 thua. Có nghĩa là bạn sẽ không lợi hơn nếu xét giá trị trung bình kỳ vọng, bạn chỉ có thay đổi tính rủi ro và giá trị. Giống như một anh thích thích ăn dày thì rủi ro cao, một anh ăn ít nhưng chắc, về giá trị TB kỳ vọng chẳng ai lợi hơn ai, nhưng ai thích rủi ro (risk-lover) thì chọn ăn dày, còn ai không thích rủi ro, thì chọn ăn ít thôi nhưng chắc