Ams thu học phí cắt cổ :D

Vũ Phương Anh
(just_a_kid)

New Member
Trường Ams thu học phí “cắt cổ” để ủ mầm tài năng?

Cho phép thu học phí 550.000 đồng/tháng, Hà Nội quên rằng 10% học sinh giỏi nhất cùng lứa ở Hà Nội không phải là 10% học sinhgiàu nhất thủ đô.

UBND TP Hà Nội vừa chấp nhận đề án thí điểm hệ THCS của Trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam theo hướng đào tạo trình độ chất lượng cao và đào tạo nguồn học sinh chuyên, với mức thu học phí 550.000 đồng/tháng.



Điều tréo nghoe ở đây là , mục tiêu của hệ này là tuyển được "10% học sinh giỏi nhất cùng lứa ở Hà Nội" nhưng lại đưa ra mô hình "để phụ huynh và học sinh làm quen dần với cơ chế tự chủ, tự cung ứng dịch vụ và trả phí tương ứng với chất lượng đào tạo".



Với mô hình này, Nhà nước sẽ cấp ngân sách cho mỗi học sinh THCS là 1.730.000 triệu đồng (theo định mức HS trường công lập).



Phần "xã hội hóa" được bổ sung với 550.000 đồng/tháng, trong đó 250.000 đồng là học phí chính khoá, 300.000 đồng là học phí nâng cao.



Điều đáng nói, mức 550.00 đồng này mới là "bước khởi động" trong năm học 2009 - 2010.



Theo đề án, sau 4 năm học, khi người dân thủ đô quen dần với xu hướng đóng góp kinh phí đào tạo tương xứng với sản phản giáo dục trình độ, chất lượng cao, nhà trường sẽ phát triển hệ THCS tiến tới tự đảm bảo chi phí hoạt động thường xuyên theo hướng tự chủ về tài chính.

Hiệu phó Lê Thị Oanh cho hay, mục tiêu thứ nhất là "khẳng định chủ quyền trong giáo dục, khẳng định chất lượng giáo dục công lập và khẳng định giáo dục công lập luôn là sự lựa chọn đầu tiên của người dân".

Nguồn: http://dantri.com.vn/c25/s25-353952/truong-ams-thu-hoc-phi-cat-co-de-u-mam-tai-nang.htm

:-t Khổ thân các em :D Haizzz... Đây chỉ là phần đầu của bài viết thôi các bác ạ :))
 
buồn thay cho các khóa sau, đã phải thi hộc hơi để vào Ams và rồi.....:-< :-< :-<
 
tiền nào của nấy thôi
kêu thì kêu chứ đắt gấp 3 vẫn đầy phụ huynh và các em lao đầu vào :D
 
Còn nếu vẫn ở cơ sở cũ, thì sự "chung lưng đấu cật" với Trường THPT và THCS Nguyễn Trãi như hiện nay - đang chờ Trường Hà Nội - Amsterdam tách riêng - sẽ còn đến bao giờ?
đừng bảo là bây h cả Ams lẫn Nguyễn Trãi đều đặt ở Nam Cao nhé ???
 
đừng bảo là bây h cả Ams lẫn Nguyễn Trãi đều đặt ở Nam Cao nhé ???

Nếu em ko nhầm thì theo bài báo trường Ams mới sẽ chỉ giành cho THPT:-ss còn đâu cấp 2 sẽ học chung với Ng Trãi:-ss

__________

Công nhận mức học phí này thì có khoai hơn thật:-s
Nhưng thực ra em thấy các bác viết báo mới nhìn phần bề nổi:-? Học phí này thì quả có đắt hơn thật nhưng vào ams các quỹ phụ huynh, quỹ xây dựng trường lớp nó còn gầp mấy lần ý chứ!

Thế mà rồi mọi người vẫn đâm đầu vào như thường, họp ph vẫn đóng như thường chứ có ai thắc mắc đâu. Trong khi 1 số trường khác họp ph là thời gian mổ xẻ rùm beng lên các khoản chi và đóng góp.

Nói chung thì mức học phí thu ở THPT khá là thấp trong khi cũng cần nhiều khoản chi:-? Em cảm giác việc thu cấp 2 ntn không chỉ là để "phụ huynh và học sinh làm quen dần với cơ chế tự chủ, tự cung ứng dịch vụ và trả phí tương ứng với chất lượng đào tạo" mà còn kiểu như là để nuôi cấp 3 ý ạh.
 
cũng đã đến lúc phải thay đổi quan niệm về giáo dục rồi, giáo dục phải là một hình thức kinh doanh kiếm tiền có lãi thì chất lượng nó mới đi lên được. Có điều là "khẳng định giáo dục công lập luôn là sự lựa chọn đầu tiên của người dân" thì chưa chắc đã đúng, tin là tương lai không xa sẽ là thời của các trường tư thục
 
nhà nước không đủ tiền nâng cấp theo mong muốn của phụ huynh và học sinh thì dĩ nhiên phụ huynh chi trả thôi. nếu không muốn chi nhiều tiền thì vào trường thường vậy, đơn giản thế thôi.
 
lẽ ra nên thí điểm mỗi khối 1 đến 2 lớp "chất lượng cao" sẽ hợp lý hơn là thay đổi đột ngột thế này.
Với mô hình này, Nhà nước sẽ cấp ngân sách cho mỗi học sinh THCS là 1.730.000 triệu đồng
ai hiểu cái này giải thích cho mình với:-??
 
Có lẽ là ngân sách nhà nước cấp hỗ trợ giáo dục tính trên mỗi học sinh.
Vấn đề nên xem xét từ nhiều khía cạnh
Về phía nhà trường thì tiền thu nhiều hơn nên quỹ lương cũng rộng hơn và điều kiện trang bị csvs cho nhà trường cũng dễ dàng hơn. Cái này tạo bước đệm để nâng cao chất lượng giáo dục(tất nhiên muốn nâng cao chất lượng thì con người mới đóng vai trò quan trọng)
Về phía học sinh thì việc thu tiền như thế này giúp trang thiết bị dạy hơn đầy đủ hơn, giờ học sẽ dễ tiếp thu hơn.
Về phía thầy cô thì thu nhập của thầy cô cũng được cải thiện tương xứng với chất lượng giảng dạy
Về phía cha mẹ học sinh thì thêm một chút gánh nặng bởi vì anh thấy hiếm có học sinh nào mà không đi học thêm bên ngoài nữa và chi phí cho việc học thêm lớn hơn so với con số 550.000 đồng/tháng.
Nếu chất lượng giáo dục của nhà trường tăng lên và hiệu quả tiếp thu của học sinh cũng tăng tương ứng thì việc bỏ ra thêm một khoản tiền đóng học phí không phải là chuyện gì lớn. Như bác Thiện Nhân phát biểu:"Đầu tư cho giáo dục là đúng đắn nhất".

Tuy nhiên đầu tư phải hiệu quả. Phụ huynh chấp nhận đầu tư nhưng chất lượng thế nào, vấn đề này xin nhường lại cho nhà trường. :D
 
Đầu tư cho GD là đúng đắn nhất, không sai. Vấn đề là đầu tư như thế nào mới là điều quan trọng. Đầu tư có nhiều cách, việc tăng học phí chỉ là "đầu tư nâng cao hình ảnh thôi" :))

Nhưng hiện giờ Ams vẫn là trường công thì mức thu học phí phải theo trường công, khi nào đổi hẳn sang trường tư thì muốn tăng bao nhiêu thì tăng, chẳng ai nói cả.

Hiện giờ GV của Ams hợp đồng rất nhiều, chạy show hết chỗ này đến chỗ khác, thử hỏi có còn toàn tâm toàn ý cho hs được ko?

Chắc gì cứ phải con nhà giàu, được đầu tư mới là các hs giỏi? Hs giỏi ở gia đình mức thu nhập trung bình và nghèo vẫn còn rất nhiều. Thu phí từng này 1 tháng để chết các em ấy à, chưa kể còn mấy vụ "tự nguyện phí" đầu năm nữa.
 
liệu rằng tiền có đi cùng chất lượng ko là câu hỏi muôn thuở ở VN....:-<
mô hình trường học tư là mô hình phát triển, tuy nhiên mỗi trường cần có sự tự chủ về chương trình dạy và học để thành tích cao nhất và phù hợp với học sinh.
nếu vẫn bị lệ thuộc vào chương trình của Bộ, học sinh ko thể phát triển hết tiềm năng đc.
em cũng phản đối việc học thêm nhiều, nhưng liệu tăng lương cho giáo viên có đủ giải quyết vấn đề? Tăng bao nhiêu mới hợp lý?
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Đọc bài viết này xong. chỉ thấy Ams nhà mình h đang đi theo hơi hướng của các trường tư ở nước ngoài thì phải ...tự điều chỉnh mức thu học phí :)

@ e Mạnh : Chẳng bao giờ có cái chuẩn cho lương giáo viên, nhất là 1 trường có tiếng như Ams nhà mình :)
 
cũng đã đến lúc phải thay đổi quan niệm về giáo dục rồi, giáo dục phải là một hình thức kinh doanh kiếm tiền có lãi thì chất lượng nó mới đi lên được

Không phải lúc nào mô hình sinh lãi cũng thúc đẩy chất lượng đi lên. Giáo dục, cũng như y tế, không phải là những lĩnh vực thích hợp cho việc kinh doanh. Giả sử một trường đại học được cổ phần hóa, chúng ta nghĩ rằng động cơ tìm kiếm lợi nhuận sẽ khiến ngôi trường đó nỗ lực cải thiện chất lượng giảng dạy cũng như làm tăng tính hiệu quả của các khoản chi tiêu. Nhưng đó chỉ là trên lí thuyết. Thực tế là những doanh nghiệp giáo dục này thường có xu hướng tìm mọi cách bóp nặn ví tiền của người học hơn là nâng cao chất lượng giáo dục, bởi vì họ thường theo đuổi mục tiêu ngắn hạn là nâng giá cổ phiếu phục vụ các cổ đông hơn là mục tiêu dài hạn như nâng cao chất lượng giáo dục. Và có một thực tế nữa là rất nhiều những vụ lừa đảo đến từ các trường kiểu này(ở Việt Nam có vụ SITC đình đám rồi đấy)
Các bạn có thể phản bác rằng những trường đại học lớn ở Mĩ đều là trường tư chứ không phải trường công. Nhưng đó là một sự hiểu lầm. Đúng đó là những trường tư, nhưng nó không hề hoạt động với mục đích sinh lãi. Những trường như Harvard, Stanford... đều là non-profit university, điểm khác duy nhất với các trường công là ngân sách của nó không đến từ Nhà nước mà đến từ các cá nhân và tổ chức đóng góp(thường thì đấy là một hình thức làm từ thiện của những người giàu)
Như vậy để nâng cao chất lượng giáo dục thì tư nhân hóa hết các trường công không phải là giải pháp. Giải pháp phải là thay đổi mô hình quản lí của các trường hiện nay. Phải để mỗi trường được tự do quyết định những vấn đề của mình, không thể như hiện nay là làm việc gì cũng phải xin phép Sở và Bộ, tuyển sinh bao nhiêu, tiền học thế nào cũng là từ trên giao chỉ tiêu xuống. Có như thế mới cởi trói, để các trường tốt có thể bật lên, từ đó dần dần chất lượng giáo dục cũng sẽ được nâng lên.
Còn vấn đề tăng học phí làm các bạn nghèo học giỏi không được học thì có thể giải quyết bằng việc trao học bổng cho các bạn này. Ở nước ngoài những người khó khăn được vay tiền để học đại học, khi nào đi làm thì trả dần. Ở Việt Nam thì chưa phổ biến lắm.
 
Em nghĩ cái chính sách này đi ngược lại với chính sách thu hút tài năng :| Đáng lẽ đã là trường chuyên thì tiền học phải thấp hơn những trường khác, ví dụ như ở Fáp các trường đại học hàng đầu đều miễn phí cho sinh viên :|
 
đầy là trường nó có federal funding và chỉ free cho citizen thôi thì phải, học sinh nước ngoài chúng mình vẫn trả tiền như thường. nói thẳng ra là dân nó đóng thuế è cổ, thuế đổ vào fund cho con em đi học mà thôi.
 
Chuyện đóng thuế cao thì tất nhiên là phải được hưởng phúc lợi XH cao, đấy là quyền lợi của người dân, nếu không có chuyện ấy thì không ai đi đóng thuế làm gì cả :))

Không phải 1 trường giỏi là 1 trường nhận toàn những học sinh giỏi đầu vào, trường giỏi là trường đào tạo, phát triển được khả năng của các em học sinh có tố chất, giúp các em tự tin trong trong nhà trường và trong cuộc sống. Đấy là lý do tại sao những thế hệ đi trước của Ams được biết đến và luôn là tấm gương sáng cho các Amser về sau. Các thầy cô ở thế hệ trước luôn tạo điều kiện cho các anh chị phát triển tính năng động, sáng tạo và cách suy nghĩ rất mở. Cách đây 25 năm, Ams đâu có cần đến chính sách tăng học phí để đào tạo những học sinh giỏi, học sinh đạt giải cao trong các kì thi Quốc gia, Quốc tế đâu.

Nếu nói rằng tăng học phí để đào tạo nguồn thì nguồn ở đây là nguồn gì? và để đào tạo cho ai? Đây mới là bậc THCS và THPT, chưa phải ĐH. Chưa kể đến những năm trở lại đây học sinh chuyên không còn hứng thú với giải Quốc Gia, Quốc Tế vì vẫn phải thi ĐH sau khi đạt giải. Công sức bỏ ra là lớn, đánh đổi bằng cả ba năm cấp 3 xong được ăn cả ngã về không nên cả phụ huynh lẫn học sinh đều không dám mạo hiểm.

Thêm vào đó, những học sinh tham gia Đội tuyển cũng phải đóng tiền bồi dưỡng cho GV chứ có phải được học miễn phí đâu.

Vậy thì 550k kia thêm vào chẳng phải là tăng gánh nặng cho học sinh à?
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Nên nghĩ cái 550k không chỉ đổ vào lương giáo viên. Tích cóp lại nó còn hứa hẹn phòng máy mới (hồi xưa học Tin lớp 6 lớp 7 hãi hủng các thể loai mất chuột gãy bàn phím monitor tạch tè lắm) rồi phòng thí nghiệm mới, được mổ đủ các loại chim chuôt chó mèo :D mua được thêm nhiều kính hiển vi chẳng hạn. Hoặc ít ra là đủ sức trang bị găng tay cho các em phòng tránh sờ soạng lung tung. Tất cả những cái đấy đâu có mọc ra từ không khí?
 
Không phải lúc nào mô hình sinh lãi cũng thúc đẩy chất lượng đi lên. Giáo dục, cũng như y tế, không phải là những lĩnh vực thích hợp cho việc kinh doanh. Giả sử một trường đại học được cổ phần hóa, chúng ta nghĩ rằng động cơ tìm kiếm lợi nhuận sẽ khiến ngôi trường đó nỗ lực cải thiện chất lượng giảng dạy cũng như làm tăng tính hiệu quả của các khoản chi tiêu. Nhưng đó chỉ là trên lí thuyết. Thực tế là những doanh nghiệp giáo dục này thường có xu hướng tìm mọi cách bóp nặn ví tiền của người học hơn là nâng cao chất lượng giáo dục, bởi vì họ thường theo đuổi mục tiêu ngắn hạn là nâng giá cổ phiếu phục vụ các cổ đông hơn là mục tiêu dài hạn như nâng cao chất lượng giáo dục. Và có một thực tế nữa là rất nhiều những vụ lừa đảo đến từ các trường kiểu này(ở Việt Nam có vụ SITC đình đám rồi đấy)
Các bạn có thể phản bác rằng những trường đại học lớn ở Mĩ đều là trường tư chứ không phải trường công. Nhưng đó là một sự hiểu lầm. Đúng đó là những trường tư, nhưng nó không hề hoạt động với mục đích sinh lãi. Những trường như Harvard, Stanford... đều là non-profit university, điểm khác duy nhất với các trường công là ngân sách của nó không đến từ Nhà nước mà đến từ các cá nhân và tổ chức đóng góp(thường thì đấy là một hình thức làm từ thiện của những người giàu)
Như vậy để nâng cao chất lượng giáo dục thì tư nhân hóa hết các trường công không phải là giải pháp. Giải pháp phải là thay đổi mô hình quản lí của các trường hiện nay. Phải để mỗi trường được tự do quyết định những vấn đề của mình, không thể như hiện nay là làm việc gì cũng phải xin phép Sở và Bộ, tuyển sinh bao nhiêu, tiền học thế nào cũng là từ trên giao chỉ tiêu xuống. Có như thế mới cởi trói, để các trường tốt có thể bật lên, từ đó dần dần chất lượng giáo dục cũng sẽ được nâng lên.
Còn vấn đề tăng học phí làm các bạn nghèo học giỏi không được học thì có thể giải quyết bằng việc trao học bổng cho các bạn này. Ở nước ngoài những người khó khăn được vay tiền để học đại học, khi nào đi làm thì trả dần. Ở Việt Nam thì chưa phổ biến lắm.

Nếu như giáo dục và y tế ko thích hợp cho việc kinh doanh, vậy thì các trường ĐH tư thục, các phòng khám tư nhân mở ra nhan nhản để làm gì ?
Thậm chí theo mình còn trái ngược lại hoàn toàn, các ngành đó lại chính là những lĩnh vực hái ra tiền.

Cậu có nói rằng "bởi vì họ thường theo đuổi mục tiêu ngắn hạn là nâng giá cổ phiếu phục vụ các cổ đông hơn là mục tiêu dài hạn như nâng cao chất lượng giáo dục", cái ngắn hạn đó nếu xảy ra thì theo mình có lẽ cái dài hạn ở vế sau sẽ chẳng bao giờ xuất hiện, bởi vì sao? Bởi vì sẽ chẳng còn sinh viên học ở trường đó nữa. Còn bản thân vụ SITC là một vụ lừa đảo không hơn không kém, và nếu đã là lừa đảo, thì chả riêng gì ngành giáo dục bị dính phải.

Havard và Stanford là các ĐH non-university ko hoạt động theo mục đích sinh lãi, nhưng cậu có chắc rằng trường đó ko lãi mà lỗ? Chưa kể còn rất nhiều các trường tư khác nữa, chẳng lẽ tất cả các trường đó đều sống bằng những khoản từ thiện ?

Và mình không hề nói phải tư nhân hóa các trường công là một giải pháp nâng cao chất lượng GD. Cũng giống như kinh doanh, quốc gia nào cũng phải có các doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp nhà nước cùng song song phát triển. Các trường ĐH cũng vậy, chỉ là ở VN các trường công đã tồn tại quá lâu, và ảnh hưởng cũng như thương hiệu của họ đã có từ rất nhiều đời nay, vì vậy các trường tư cần phải có một khoảng thời gian để có thể dần dần vươn lên so sánh được.
 
1 là tại sao chỉ áp dụng với THCS và 2 là trường Ams sức mấy mà tuyển 10% học sinh HN :)) Hình như hiểu lầm hết rồi :D
 
may mà mìh đã qua cái thời THCS =)
tóm lại là sau khi BGH mới lên thì thay đổi n` lắm, mà toàn :)|
Vs lại hìh như THCS Ams vốn bán côg thì fải
 
Back
Bên trên