Ai yêu sinh lí động thì vào đây......

Nguyễn Yên Bình
(Nguyễn Yên Bình)

New Member
Bản thân em là một người rất thích bộ môn sinh lí động vật nên em quyết định lập ra topic này để cho những ai yêu sinh lí động thảo luận trực tiếp với nhau. Mong mọi người ủng hộ...;))
Mở đầu là loạt các câu của em:

1/ Tác dụng của pH thấp ở dạ dày trong việc tiêu hóa thức ăn ở dạ dày người?
2/ Tại sao khi khoang màng phổi còn nguyên vẹn, phổi không thể tống hết toàn bộ không khí ra ngoài ? Trường hợp khoang màng phổi bị thủng thì điều gì sẽ xảy ra ?
3/ Cho 2 xương cánh tay:
- Xương 1 : tp hữu cơ 40,5% và thành phần vô cơ 59,5%
- Xương 2 : tp hữu cơ 66,3% và thành phần vô cơ 33,7%
Hai xương này cùng một cơ thể hay hai cơ thể khác nhau? Giải thích?
4/ Giải thích sự sai lầm của Arristote khi ông cho rằng động mạch chỉ có khí (khi ông mổ xác chết thì thấy trong động mạch không có máu) ?
5/ Sau khi chết hệ động mạch và tĩnh mạch của sinh vật thay đổi như thế nào?
6/ Hãy phân biệt động, tĩnh và mao mạch trong các trương hợp có máu và không có máu ?
7/ Dùng máy đo điện thế cực nhạy có hai điện cực :
Đặt điện cực thứ nhất lên mặt ngoài sợi trục khổng lồ của mực ống, điện cực thứ hai xuyên qua màng vào trong tế bào chất, người ta đo được hiệu điện thế là 70mV.
a/ Đây là điện thế nghỉ hay điện thế động ? Vì sao ?
b/ Nếu điện cực thứ hai đặt vào chỗ sợi trục bị tổn thương thì có ghi được điện thế không ? Giá trị này có gì khác so với trường hợp trên ?
c/ Nếu thay dịch ngoại bào của sợi trục bằng dung dịch nhân tạo có nồng độ K+ cao gấp 20 lần so với bình thường thì giá trị điện thế nghỉ có bị thay đổi không ? Vì sao ?
 
Chỉnh sửa lần cuối:
1/ Tác dụng của pH thấp ở dạ dày trong việc tiêu hóa thức ăn ở dạ dày người?
Tế bào chính tiết ra pepsin có tác dụng tiêu hóa ban đầu các protein trong thức ăn nhưng ở dạng tiền chất là pepsinogen không hoạt động. Ngay khi gặp pH thấp của dạ dày, tiền enzyme này được chuyển thành pepsin hoạt động.

2/ Tại sao khi khoang màng phổi còn nguyên vẹn, phổi không thể tống hết toàn bộ không khí ra ngoài ? Trường hợp khoang màng phổi bị thủng thì điều gì sẽ xảy ra ?
Thực ra phổi không bao giờ có thể tống hết khí ra ngoài cả, thể tích khí cặn trong phổi không phải là do phế nang không co hết lại, mà là thể tích khí của đường hô hấp, đó là phế quản. Do cấu trúc của phần này không co giãn và không thể co lại hết cỡ như các phế nang nên trong quá trình trao đổi khí, phần khí ở đây không bao giờ đi hết.

Khoang màng phổi có một áp suất âm, do đó, hai lá thành và lá tạng của màng phổi luôn luôn dính liền với nhau. Trong trường hợp lá thành bị thủng (khoang màng phổi bị thủng nghe hơi buồn cười :D đã là khoang thì làm sao mà bị thủng được) - không khí lọt vào trong và áp suất trong khoang màng phổi trở nên dương, đẩy xa hai lá thành và lá tạng, làm xẹp phổi. Phổi bị xẹp thì mất chức năng hô hấp. Thủng một bên, ít thì xẹp ít. Thủng hai bên, nhiều thì xẹp nhiều. Thủng quá nhiều thì suy hô hấp độ 3, bệnh nhân tử vong. Cho nên tràn dịch, tràn máu, tràn khí màng phổi đều cần cấp cứu.

7/ Dùng máy đo điện thế cực nhạy có hai điện cực :
Đặt điện cực thứ nhất lên mặt ngoài sợi trục khổng lồ của mực ống, điện cực thứ hai xuyên qua màng vào trong tế bào chất, người ta đo được hiệu điện thế là 70mV.
a/ Đây là điện thế nghỉ hay điện thế động ? Vì sao ?
b/ Nếu điện cực thứ hai đặt vào chỗ sợi trục bị tổn thương thì có ghi được điện thế không ? Giá trị này có gì khác so với trường hợp trên ?
c/ Nếu thay dịch ngoại bào của sợi trục bằng dung dịch nhân tạo có nồng độ K+ cao gấp 20 lần so với bình thường thì giá trị điện thế nghỉ có bị thay đổi không ? Vì sao ?
a. Đây là điện thế nghỉ. Điện thế hoạt động chỉ xuất hiện khi có một kích thích như điện thế, thay đổi gradient nồng độ các chất, nhiệt độ, áp suất... tác động lên tế bào.

b. Tính dẫn truyền điện thế chỉ thu được trên một sợi trục nguyên vẹn, còn không, sợi trục mất khả năng dẫn truyền. Do đó, không ghi được điện thế.

c. Dịch ngoại bào có nồng độ K+ nhỏ hơn 35 lần dịch nội bào. Nếu thay bằng nồng độ K+ lớn gấp 20 lần thì làm thay đổi Gradient nồng độ, dẫn đến thay đổi giá trị điện thế theo phương trình Goldmann (giá trị điện thế sẽ tăng lên).

Câu 3 thì anh thấy hơi buồn cười, hỏi thế khó trả lời bỏ xừ. Chẳng thể nói được là nó có hay không phải là của cùng một cơ thể. Thông thường, nếu cơ thể không có dị tật gì, hai bên xương phát triển đều nhau nên tỉ lệ giữa chất hữu cơ / vô cơ là như nhau. Tuy nhiên, trong trường hợp có sử dụng thuốc điều trị (chẳng hạn) hoặc xảy ra tai nạn đối với một bên xương, điều ngược lại hoàn toàn có thể xảy ra.

Còn câu 4, 5 và 6 thì thực sự là anh chịu :p

Câu 6 có thể đoán là tĩnh mạch thì sẽ xẹp xuống, còn động mạch thì vẫn còn nguyên vẹn sau khi không còn máu, vì trương lực của động mạch lớn hơn rất nhiều của tĩnh mạch, lớp áo cơ rất dày.
 
Đồng ý với ý kiến của anh Long, chỉ bổ sung thêm 1 vài điều:
1/ Ngoài ra HCl còn giúp thuỷ phân 1 phân xenlulose, làm các phân tử protein bị biến tính, duỗi xoắn ra để dễ dàng được tiêu hoá. HCl làm giảm pH đóng vai trò trong việc đóng mở tâm vị (đưa thức ăn từ dạ dày xuống ruột non từng đợt một).

3/ Phần xương trong chương vận động chắc cũng rất thu vị, nhưng vì không có trong giới hạn thi vòng I Quốc gia nên em chưa nghiên cứu tới... ^^

7b/ Ở đây hình như em nó chưa nói tới việc dẫn truyền xung thần kinh mà anh, chỉ mới là điện thế nghỉ thôi. Theo em thì điện thế nhỉ được hình thành có một phần quan trong do sự hoạt động của các ion trên màng tế bào. Nếu sợi trục bị tổn thương thì các kênh ion này cũng không hoạt động do vậy không xác định được điện thế nghỉ.
c/ Bình thường thì khi có điện thế nghỉ thì bên ngoài màng tích điện (+), lại thêm dịch ngoại bào cũng nhiều ion K+ thì chắc là càng (+) nhiều hơn! (Hihi em đoán thế). Thế sao anh Long hok đưa cái công thức gì ấy lên cho em nó tham khảo?

Ah mà em Yên sao thích ngiên cứu "dead man" thế... Sao em hok thử nghiên cứu tuần hoàn thai thử xem, cũng khá thú vị...
 
Ừ, cảm ơn em Đạt. Anh quên mất rất nhiều vai trò liên quan của HCl trong dạ dày. Đặc biệt là nồng độ acid thấp là một trong những kích thích quan trọng khi vị trấp đi vào tá tràng. Nhờ có pH thấp của vị trấp mà tá tràng phát xung động để ức chế sự tiết acid và Gastrin.

Ở đây hình như em nó chưa nói tới việc dẫn truyền xung thần kinh mà anh, chỉ mới là điện thế nghỉ thôi. Theo em thì điện thế nhỉ được hình thành có một phần quan trong do sự hoạt động của các ion trên màng tế bào. Nếu sợi trục bị tổn thương thì các kênh ion này cũng không hoạt động do vậy không xác định được điện thế nghỉ.
Oh, anh quên. Nếu như thế thì anh cũng không rõ, nhưng điện thế màng được duy trì cho chênh lệch Gradient nồng độ các ion trong và ngoài màng. Nếu như bị tổn thương thì chắc là không thể duy trì được chênh lệch này. Thế thì cũng không thể đo được.

Bình thường thì khi có điện thế nghỉ thì bên ngoài màng tích điện (+), lại thêm dịch ngoại bào cũng nhiều ion K+ thì chắc là càng (+) nhiều hơn! (Hihi em đoán thế). Thế sao anh Long hok đưa cái công thức gì ấy lên cho em nó tham khảo?
Đây là phương trình Goldman:

lectur2.gif


Chú thích một chút:

- o là Out, tức là bên ngoài.
- i là In, tức là bên trong.
- C là nồng độ của các ion (tương ứng có trong và ngoài).
- P là tính thấm của màng đối với mỗi ion.
- RT/F là một hằng số (cái này lâu rồi nên anh cũng quên giá trị cụ thể của từng hằng số)
- DeltaE chính là giá trị điện thế mình cần tính.

Phương trình Goldman là dạng phát triển dùng cho nhiều ion của phương trình Nernst dùng cho một ion.

Dựa vào phương trình này, em có thể thấy là [K+] ở ngoài tăng lên rất nhiều nên làm cho tử số tăng lên -> cả phân số tăng lên -> ln của phân số cũng tăng lên -> DeltaE cũng tăng, tức là giá trị điện thế tăng cao hơn so với -70mV. Nếu đạt đến -60mV thì dây thần kinh rất dễ bị kích thích.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Hay thì thích thôi anh.
Ở câu 4 và 5 thì đều có một lí do chung anh long à: Sau khi xác động vật chết nếu mổ xác sẽ thấy động mạch co nhỏ lại, đường kính rất nhỏ, lòng rỗng. Nguyên nhân là do máu di di chuyển trong mạch từ đầu mạch tới cuối mạch. Trước khi chết tim đập lần cuối cùng sau đó nó dãn nghĩ hoàn toà, do áp lực động mạch -----> máu di chuyển từ động mạch sang tĩnh mach ----> k có máu trong động mạch.

Câu 6 theo ý kiến của các cô em thì dựa vào cấu tạo mạch (khi k có máu) và dựa vào vận tốc máu (khi có máu) để phân biệt.

Còn câu 7 thì theo em thì đây là điện thế nghỉ vì đo được lúc sợi trục không bị kích thí. b/ Trường hợp này vẫn đo được nhưng có thể thấp hơn một chút do một số bào tương ở chỗ bị tổn thương trào ra ngoài gây "đoản mạch". Câu c/ thì em chịu nhưng em nghĩ chắc hiệu điện thế sẽ không còn.

Nhân tiện anh long cho em hỏi yếu tố nội là gì vậy anh? Nó có vai trò gì trong việc hấp thụ vtm B12 ? Vừa rồi em đọc trong sách olp nhưng nó viết đơn giản quá nên k hiểu.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Yếu tố Nội (Intrinsic factor) là một yếu tố do tế bào viền (parietal cell) tiết ra. Vai trò của yếu tố này là gắn lên vitamin B12 khi vitamin B12 tới dạ dày. Nhờ có sự gắn này mà vitamin B12 có thể được hấp thu qua thành ruột. Nếu không có yếu tố Nội của dạ dày thì vitamin B12 dù có tới được ruột cũng không thể được hấp thụ qua thành ruột.

Thiếu vitamin B12 (Vitamin B12 Deficiency) gây ra một bệnh lý liên quan đến hồng cầu gọi là Thiếu máu hồng cầu khổng lồ (Megaloblastic Anemia) hay Thiếu máu ác tính (Pernicious Anemia).

Những người bị cắt dạ dày (dù là toàn phần hay bán phần) thì đều có nguy cơ mắc phải bệnh về máu này, do giảm số lượng (thậm chí không có) yếu tố nội.
 
Thực ra thì ở ruột non mới là quan trọng nhất vì mọi thứ hầu như đều hấp thụ ở ruột non hết. Chỉ có một số chất là được hấp thụ tại dạ dày (như cồn) bởi vì thành dạ dày được biệt hoá để làm nhiệm vụ của nó là co bóp, tiết và tống đẩy thức ăn xuống ruột. Còn chức năng hấp thu thì rất ít. Dạ dày cũng chỉ đóng vai trò trong hấp thụ một số chất nhất định. Còn đa phần thì vẫn phải là tá tràng và ruột non.
 
Ngoài ra HCl còn giúp thuỷ phân 1 phân xenlulose, làm các phân tử protein bị biến tính, duỗi xoắn ra để dễ dàng được tiêu hoá. HCl làm giảm pH đóng vai trò trong việc đóng mở tâm vị (đưa thức ăn từ dạ dày xuống ruột non từng đợt một).
Em có bị nhầm ko, tâm vị là từ thực quản đến dạ dày, còn môn vị là từ dạ dày xuống ruột non chứ.
pH dạ dày thấp là kích thích môn vị (ngăn dạ dày TQ) mở ra (giải thích ợ hơi ợ chua), khi thức ăn từ thực quản xuống dạ dày, pH ít acid hơn kích thích môn vị đóng lại, sau đó thức ăn được nhào trộn, chuyển thành vị trấp, tính acid lại kích thích môn vị (nối dạ dày ruột non) mở, sau đó xuống ruột non, pH kiềm, kiềm hóa vị trấp, lại kích thích môn vị đóng.
Mà người ta cứ bảo tiêu hoá ở ruột non là quan trọng nhất, nhưng phần chất hấp thu ở dạ dày cũng quan trọng không kém đấy chứ...
Hấp thu là nghề của mình oài
Ruột non là nơi hấp thu tốt nhất tính theo đường tiêu hóavì 6 yếu tố sau:
1. Diện tích tiếp xúc lớn: có nhung mao, vi nhung mao, chiều dài lớn
2. Hệ thống mao mạch dưới biểu mô niêm mạc phong phú, lưu lượng máu cao tạo điều kiện cho hấp thu
3. Dải pH tăng dần cho phép hấp thu các chất có bản chất acid, base khác nhau:
+ tá tràng: 5-6 + ngắn --> hấp thu các chất bản chất acid yếu + ít (do ngắn nên thời gian chất lưu lại ngắn)
+ hỗng tràng : 6-7 + dài --> hấp thu chủ yểu (trừ 4 mạnh sau: acid mạnh, base mạnh, phân li mạnh, điện tích ... mạnh )
+ hồi tràng : 7-8 + dài --> tiếp tục hấp thu các chất còn lại, nhưng do hỗng tràng quá tốt rồi nên nồng độ ở đây thấp, cơ chế hấp thu phải là vận chuyển tích cực.
4. Có nhiều dịch tiêu hóa đổ vào ruột non : dịch tụy, dịch ruột, dịch mật: có acid mật, và muối mật có tác dụng nhũ tương hóa các chất tan trong lipid, phân tán chúng ra để dễ hấp thu
5. Trên niêm mạc có chất mang nên có thể hấp thu bằng khuyếch tán thuận lợi và vận chuyển tích cực, ngoài ra đương nhiên có các cơ chế khuyếch tán đơn thuần và ẩm bào --> nhiều cơ chế hấp thu
6. Nhu động ruột thường xuyên giúp trải đều các chất --> dễ hấp thu


So sánh với dạ dày, niêm mạc dạ dày là niêm mạc tiết, ko thuận lợi cho hấp thu
1. Diện tích tiếp xúc nhỏ
2. ko nhung mao, vi nhung mao
3. Khe hở giữa các tb biểu mô hẹp
4. Hệ mao mạch kém phong phú


hoang bao long đã viết:
Còn đa phần thì vẫn phải là tá tràng và ruột non.
Long học chưa tốt nhé, ruột non gồm tá hỗng hồi tràng, làm sao lại có khái niệm tá tràng và ruột non
Có điều này thì đúng này, Trực tràng và ruột non hấp thu thuốc tốt hơn dạ dày, ruột non là tính đường uống, còn trực tràng là tính viên thuốc đặt ở hậu môn (trẻ em dùng mãi mà), tại hệ tĩnh mạch trực tràng rất phong phú.

Các câu hỏi cho các em này:
Hấp thu thực chất là gì (rất hay dùng nhưng ít người hiểu)
Cơ thể có thể hấp thu 1 chất theo những đường gì
Hấp thu đường uống bao gồm những điều gì
...
Thích nữa anh hỏi nữa, mệt thì thôi. Muốn học Dược tốt thì đầu tiên phải giỏi về ADME - absorption, distribution, metabolism, elimination - hấp thu phân bố chuyển hóa thải trừ - 1 thuốc - câu giáo khoa của trường mình
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Ôi anh Nam, choáng quá.

Long học chưa tốt nhé, ruột non gồm tá hỗng hồi tràng, làm sao lại có khái niệm tá tràng và ruột non
Haizz, thực ra là thế này, em có thói quen dùng như vậy, chứ khái niệm như thế không chính xác. Đúng là phải viết là tá tràng, hỗng tràng và hồi tràng. Nhưng tại em ngại. Bản thân tá tràng và hỗng - hồi tràng cũng không hoàn toàn giống nhau về cấu tạo giải phẫu và chức phận.

Cơ thể có thể hấp thu 1 chất theo những đường gì
- Qua trực tiếp đường máu: Tiêm tĩnh mạch, tiêm bắp ...
- Qua da và niêm mạc vào máu: thuốc đặt dưới lưỡi, thuốc xịt vào niêm mạc ...
- Qua đường tiêu hóa.
- Qua đường dịch não tủy: Hàng rào máu - não hạn chế các chất đi vào dịch não tủy nhưng từ dịch não tủy đi ra lại rất tốt. Em có nghe nói đến một số thuốc tiêm vào dịch não - tủy để chúng đi vào máu.

Còn đường nào nữa ko thì em chịu :">

Hấp thu thực chất là gì (rất hay dùng nhưng ít người hiểu)
Thề, chưa bao giờ nghe thấy khái niệm này :|

Mấy cái còn lại anh Nam khiếp quá, em choáng 8-} Bấm thank phát.
 
Cách gọi "tá tràng ruột non" là thói quen của dân Y nhiều hơn là do nhầm lẫn khái niệm.
Khái niệm "hấp thụ" tưởng Long học sinh lí tiêu hóa rồi ? Mà anh cũng kô hiểu rõ lắm về câu hỏi. Có phải í là hỏi mấy cái vận chuyển dinh dưỡng para-cellular, trans-cellular transport kô ?
Mà tại sao tổn thương dạ dày thì máu lại khó đông ?
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Hấp thụ thì học quá kĩ rồi, nhưng thực chất là gì, quả thực em ko hiểu :-s
 
Chả bẫy gì đâu anh, em hỏi không hàn lâm gì cả, để mọi người hiểu kĩ những gì mình được học và được nghe thôi. Các bạn học Y khoa thông thường ít quan tâm đến ADME, hoặc giả coi đó là lí thuyết thông thường. Dân dược quan tâm hơn vì nó còn liên quan đến thiết kế công thức thuốc nữa.
Hấp thu là phải tính khi chất xâm nhập vào tuần hoàn chung của cơ thể, sau đó nó phân bố đến tổ chức thì gọi là phân bố, sau phân bố nó lại theo tuần hoàn vào các cơ quan khử độc (gan quan trọng nhất) để chuyển hóa, cuối cùng nó được thải trừ khỏi cơ thể.
Trực quan sinh động tí nhé:
+thuốc (chuyên môn của mình mà) tiêm --> coi hấp thu luôn, uống --> thấm qua ruột non vào mạch máu màng ruột mới là vào đại tuần hoàn, mới gọi là hấp thu

Bảo Long đã viết:
Qua đường dịch não tủy: Hàng rào máu - não hạn chế các chất đi vào dịch não tủy nhưng từ dịch não tủy đi ra lại rất tốt. Em có nghe nói đến một số thuốc tiêm vào dịch não - tủy để chúng đi vào máu.
Cái này đúng dân Y học Dược rồi, :D, nhầm em nhé. Về nguyên tắc, vào dễ ra dễ, vào khó ra khó. Các chất có hệ số lipid/ nước (K) cao dễ ra vào, thấp thì khó ra vào
VD trong bào chế thuốc ngủ nhé: chất có K cao-->vào nhanh, td rồi ra nhanh --> thoát td cũng nhanh. ứng dụng bào chế thuốc ngủ tác dụng nhanh nhưng ngắn, thường dùng cho người trẻ, vì người trẻ thường khó ngủ ban đầu, nhưng đã ngủ thường ngủ sâu. Ngược lại chất có K thấp thường dùng bào chế cho người già, vì người già thường đặt mình là ngủ, nhưng lại hay mất giấc, cần thuốc kéo dài thời gian ngủ.
Cho nên, nếu bơm vào não tủy để đi vào máu làm gì hả em, dùng qua dịch não tủy là chữa các bệnh về thần kinh ( vd: u nội tủy...) thôi.

Đố thêm một câu dễ, phải trả lời nhanh nhé
1.Thuốc đặt dưới lưỡi hấp thu nhanh hay chậm
Về nguyên tắc, tan trong lipid mới hấp thu qua màng được, thế sao thuốc đặt dưới lưỡi thì phải tan trong nước
2. Thuốc kháng sinh nhiều khi ở dạng bào chế ko tan được trong dầu, hoặc giả vào dạ dày, pH thấp, bị chuyển từ dạng base (dạng phân tử dễ tan trong lipid ), sang dạng muối ( dạng ion khó tan trong lipid ). Câu hỏi là
+Có nhất thiết phải khắc phục không, nếu có thì khắc phục kiểu gì
+Nếu không cần khắc phục thì tác dụng của nó là gì
 
Chỉnh sửa lần cuối:
:-s Thật là đáng sợ, mình phải về nhà học lại sinh lý gấp :-s
 
Em có bị nhầm ko, tâm vị là từ thực quản đến dạ dày, còn môn vị là từ dạ dày xuống ruột non chứ.
Hic cám ơn anh, em nhầm thật... lú lẫn quá.

Mà tại sao tổn thương dạ dày thì máu lại khó đông ?
Hic em lại nhầm nữa rồi... câu hỏi là tổn thương gan dẫn tới máu khó đông. Thành thật xin lỗi anh!!! :-ss

Cho em hỏi thêm vài ý:
1/ Tại sao ăn quá chua lại không tốt cho dạ dày nói riêng và quá trình tiêu hoá nói chung?
2/ Quá trình tiêu hoá và hấp thu các chất quả là phức tạp, mỗi sách viết 1 kiểu, em cũng chưa có cơ hội được nghiên cứu tổng quát. Vậy mong các bậc đàn anh cho một cái nhìn tổng quát vầ quá trình tiêu hoá và hấp thu các chất ở người, chỉ ở dạ dày, ruột non gan và ruột già thôi, chưa cần quá trình lọc và hấp thu lại ở thận (vd như ở miệng, ở dạ dày có những enzyme phân giải cơ chất gì, hấp thu ra sao,...). Cám ơn các anh nhiều. :D
 
Hehe, về pharmacology thì anh kém lắm nhưng câu này:
Về nguyên tắc, tan trong lipid mới hấp thu qua màng được, thế sao thuốc đặt dưới lưỡi thì phải tan trong nước
Có phải nó là vì thuốc dưới lưỡi đi vào máu nhanh hơn kô ? Do nó đi thẳng vào tĩnh mạch cảnh(qua mạch bạch huyết) thì phải:-?

Câu hỏi thứ 2 của Đạt, chắc ngồi trả lời cả ngày:)
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Nguyễn Ngọc Khánh đã viết:
Có phải nó là vì thuốc dưới lưỡi đi vào máu nhanh hơn kô ? Do nó đi thẳng vào tĩnh mạch cảnh(qua mạch bạch huyết) thì phải
Cho em hỏi láo một tí là hình như muốn đi vào máu nhanh hơn thì hình như nó cũng phải qua một cái màng, anh nhỉ ??
Nguyễn Ngọc Khánh đã viết:
Câu hỏi thứ 2 của Đạt, chắc ngồi trả lời cả ngày
hehe, chính là vì thế nên em đang chờ xem có cao nhân nào vào trả lời trước rồi mình chỉ bổ sung thôi. Thậm chí không phải cả ngày anh ạ, cả học kì 2 vừa rồi em học môn hóa sinh chỉ là để học tât cả những gì em Đạt hỏi. nguyên nói về hấp thu glucid chắc đã hết một ngày.
Em Đạt hỏi câu thế thì không hay, tại chẳng có tính tập trung gì cả, hỏi miên man các anh trả lời miên man thì cũng bằng thừa
 
Haha các anh cứ nói thế, em chỉ cần phần đại cương phổ thông thôi... Chứ hok đi sâu vào phần cơ chế làm gì ^^ :d
 
-Chắc là phải đi qua một cái màng nào đó rồi, kô vách mạch bạch huyết thì cũng phải là vách tĩnh mạch. Thế thì mình chịu:eek: Câu trả lời là sao ?

Đạt thấy có đoạn nào sách viết kô giống nhau thì post lên đây xem sao.
 
Cái này hỏi bẫy bác nào cứ muốn truy tận ngóc ngách vấn đề thôi. Thuốc tan trong dầu thì không có nghĩa không tan trong nước. Nhìn chung đã muốn qua được đường uống thì trước tiên phải tan trong nước, sau đó thường xuống ruột thì đổi dạng thành tan trong dầu.Còn viên ngậm dưới lưỡi quan trọng hàng đầu là tan trong nước, do đó hệ số phân bố lipid nước của nó phải vừa phải, tan vừa trong nước nhưng vẫn phải tan trong dầu, thỏa mãn cách hấp thu oài.
Keke, nhưng mà câu kháng sinh là trí tuệ lớn của nhà bào chế đấy. Đối với các bác Y cũng rất quan trọng, tổng quát ra chữa được ối bệnh
 
Back
Bên trên