Lương Quốc Tâm
(Luong Tam)
New Member
Chạy đua giảm giá dịch vụ ADSL
Quyết định điều chỉnh 5 loại cước viễn thông đưa ra chưa lâu, VNPT tiếp tục khuấy động thị trường bằng việc giảm hơn một nửa cước cho khách hàng sử dụng dịch vụ ADSL. Không chịu thua, các doanh nghiệp khác cũng đang cân nhắc phương án cước mới và dự kiến áp dụng cùng thời điểm ngày 1/7.
Theo phương án mà VNPT đưa ra, đối với tốc độ tối đa 384 Kbps/128 Kbps, cước thuê bao sẽ là 28.000 đồng/tháng. Cước 1 Mb theo lưu lượng sử dụng gửi và nhận giờ cao điểm sẽ là 45 đồng cho 3.000 Mb đầu tiên) giờ thấp điểm là 27 đồng), 41 đồng cho 9.000 Mb tiếp theo vào giờ cao điểm (giờ thấp điểm là 25 đồng). Từ Mb thứ 12.001 trở đi, giá sẽ là 20 đồng cho giờ cao điểm và 12 đồng cho giờ thấp điểm. Với mức cước trần, tổng cước thuê bao gồm cước thuê bao tháng và cước sử dụng không vượt quá 400.000 đồng/tháng.
Ngoài ra, VNPT cũng có quy định dành cho các khách hàng sử dụng dịch vụ ngắn ngày, thuê không tròn tháng và cước thuê bao trong thời gian tạm ngưng sử dụng dịch vụ. VNPT sẽ miễn phí cho các cuộc gọi nội hạt từ thuê bao điện thoại cố định vào số máy hỗ trợ dịch vụ.
Theo VNPT, cách tính cước mới này đã mềm dẻo, có thể đáp ứng được nhiều đối tượng khách hàng khác nhau, và không làm xáo trộn thị trường. Tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng, khách hàng có thể lựa chọn dịch vụ với những mức độ đường truyền phù hợp.
Trao đổi với VnExpress, nhiều doanh nghiệp cho rằng, trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt hiện nay, nếu họ không điều chỉnh theo thì khó mà tồn tại được. Chính vì thế, ngay sau khi có thông tin liên quan đến động thái giảm cước của VNPT, ban lãnh đạo Công ty Viễn thông Sài Gòn (Saigon Postel) đã triệu tập cuộc họp khẩn để tìm biện pháp đối phó. Sau nhiều phương án đưa ra, cuối cùng giải pháp lựa chọn và được coi là khả thi nhất vẫn là giảm cước. Sau cú sốc giảm một loạt cước dịch vụ Internet mà Công ty Điện toán và Truyền số liệu (VDC) đưa ra trước đó, ban lãnh đạo công ty này đã tính đến những kế hoạch dài hơi hơn.
"Chúng tôi không có sự lựa chọn nào khác, bởi thị phần chúng tôi còn quá nhỏ. Do vậy, mỗi động thái điều chỉnh của các doanh nghiệp chiếm thị phần khống chế đều ảnh hưởng nhất định đến công ty", bà Nguyễn Thị Kim Cúc, Phó Tổng Giám đốc Saigon Postel chia sẻ.
Điều khiến bà Cúc băn khoăn nhất hiện nay là số lượng thuê bao sử dụng dịch vụ ADSL của công ty chưa vượt qua 1.000, quá khiêm tốn so với hơn 40.000 thuê bao của VDC, 35.000 thuê bao của FPT, nếu tiếp tục giảm cước thì khoản đầu tư nâng cấp dịch vụ sẽ bị cắt giảm. Do vậy, mức giá cụ thể vẫn đang được ban lãnh đạo công ty thận trọng cân nhắc, sẽ ấn định vào đầu tuần tới. "Với cơ sở hạ tầng hiện có, Saigon Postel khó mà nói đến chuyện giảm giá mạnh và cạnh tranh nổi với VNPT. Cuộc chiến này chúng tôi nhường đất cho các đại gia khác là Viettel và FPT", bà Cúc nói.
Một quan chức của Viettel thừa nhận, phương án cước mà VNPT đã phá vỡ kế hoạch giảm giá thành mà nhà cung cấp này dự định đưa ra trước đó. "Với lợi thế hiện có, chúng tôi quyết chiến đến cùng, VNPT giảm giá đến mức nào chúng tôi cũng theo được. Chắc chắn mức cước mà chúng tôi đưa ra trong tuần tới sẽ cạnh tranh hơn so với giá mà VNPT", vị quan chức này khẳng định.
Ông cho biết, trước đó, Viettel cũng đã định tiến hành thương lượng với lãnh đạo VNPT để vạch hẳn lộ trình giảm giá đối với các dịch vụ Internet nói chung. Bởi theo ông, nếu tiếp tục cuộc đua giảm giá, cả doanh nghiệp lẫn người tiêu dùng đều mệt mỏi, chi phí đầu tư bị cắt giảm và chất lượng dịch vụ cũng sẽ đi xuống. Tuy nhiên, khi kế hoạch này vẫn đang nằm trên bàn của Viettel thì thị trường Internet đã tiếp nhận đợt giảm giá mới.
Ông Trương Đình Anh, Tổng Giám đốc Công ty Truyền thông FPT cho rằng, khi người dùng đã quen với việc có tốc độ download nhiều Mbps, việc giảm cước các gói 384 Kbps/128 Kbps, 512 Kbps/256 Kbps không nhiều ý nghĩa. Theo ông, đây là lúc cần tăng tốc cho khách hàng chứ không phải giới hạn tốc độ.
Công ty này đã chuyển toàn bộ việc cung cấp Internet băng rộng sang công nghệ ADSL 2+, cho phép tốc độ download 24 Mbps. Từ tháng 8 FPT sẽ phát các chương trình của VTV trên Internet. Việc đăng ký thuê bao dialup đã bị ngừng.
Tuy tuyên bố như vậy, FPT cũng cho biết sẽ tính toán phương thức cước mới hấp dẫn hơn.
Theo một số chuyên gia viễn thông, hồi chuông cảnh báo về hậu quả của việc giảm giá các dịch vụ viễn thông thời gian qua từng được một số doanh nghiệp dóng lên, nay đã thành hiện thực. Cuộc chạy đua về giá cước sẽ không có điểm dừng, một khi các doanh nghiệp tự tiến hành “bù chéo giá cước”, tức sử dụng lợi nhuận ở dịch vụ này bù cho dịch vụ kia. "Trước mắt, người tiêu dùng sẽ thắng trong cuộc chạy đua này. Nhưng sau đó, các doanh nghiệp chiếm được thị phần lớn nhất sẽ quay trở lại siết chặt cước phí, tự định giá cho thị trường. Và khi ấy, "vận mạng" của khách hàng nằm trong tay các doanh nghiệp lớn", một chuyên gia nhận xét.
Bà Nguyễn Thị Kim Cúc cũng thừa nhận điều này và cho rằng, việc ồ ạt giảm cước hiện nay cho thấy các nhà cung cấp dịch vụ đang chạy đua về số lượng nhằm chiếm lĩnh thị trường. Theo bà, nếu Nhà nước không có lộ trình giảm giá cụ thể thì không ai giám chắc thị trường viễn thông sẽ đi đến đâu, hay lại quay về thời kỳ độc quyền của những năm trước. Giảm cước, doanh thu từ dịch vụ sẽ giảm, các doanh nghiệp sẽ không còn hơi sức đâu để đầu tư nâng cấp và mở rộng mạng lưới, dẫn đến chất lượng dịch vụ kém. Người chịu nhiều thiệt thòi sẽ là khách hàng vì không có cơ hội được sử dụng thêm các dịch vụ mới.
Về vấn đề này, Phó vụ trưởng Vụ Viễn thông Nguyễn Xuân Trụ cũng cho rằng, các doanh nghiệp không nên đua nhau giảm cước mà hãy tập trung nâng cao chất lượng dịch vụ. Hiện nay, các doanh nghiệp vẫn thực hiện giá bán theo khung quy định của Nhà nước. "Tuy nhiên, đối với dịch vụ ADSL nói riêng, hiện nay, giá thành đã ngang bằng thậm chí thấp hơn các nước trong khu vực, do vậy, giảm giá trở thành bán phá giá và là cách thức cạnh tranh không lành mạnh", ông Trụ nhấn mạnh. Theo ông, tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ đã được quy định rõ trong Pháp lệnh Bưu chính viễn thông, do vậy, bên cạnh việc quản lý của cơ quan Nhà nước, bản thân các doanh nghiệp cũng cần phải công khai các tiêu chí chất lượng để khách hàng căn cứ vào đó mà so sánh.
Đến bó tay với cái nhà anh VNPT 8-} Khách hàng bây giờ có thể cười sung sướng :mrgreen: , nhưng chả mấy nữa tất cả sẽ khóc hết thôi (
Đúng là cha đẻ của Bộ BCVT có khác /
Quyết định điều chỉnh 5 loại cước viễn thông đưa ra chưa lâu, VNPT tiếp tục khuấy động thị trường bằng việc giảm hơn một nửa cước cho khách hàng sử dụng dịch vụ ADSL. Không chịu thua, các doanh nghiệp khác cũng đang cân nhắc phương án cước mới và dự kiến áp dụng cùng thời điểm ngày 1/7.
Theo phương án mà VNPT đưa ra, đối với tốc độ tối đa 384 Kbps/128 Kbps, cước thuê bao sẽ là 28.000 đồng/tháng. Cước 1 Mb theo lưu lượng sử dụng gửi và nhận giờ cao điểm sẽ là 45 đồng cho 3.000 Mb đầu tiên) giờ thấp điểm là 27 đồng), 41 đồng cho 9.000 Mb tiếp theo vào giờ cao điểm (giờ thấp điểm là 25 đồng). Từ Mb thứ 12.001 trở đi, giá sẽ là 20 đồng cho giờ cao điểm và 12 đồng cho giờ thấp điểm. Với mức cước trần, tổng cước thuê bao gồm cước thuê bao tháng và cước sử dụng không vượt quá 400.000 đồng/tháng.
Ngoài ra, VNPT cũng có quy định dành cho các khách hàng sử dụng dịch vụ ngắn ngày, thuê không tròn tháng và cước thuê bao trong thời gian tạm ngưng sử dụng dịch vụ. VNPT sẽ miễn phí cho các cuộc gọi nội hạt từ thuê bao điện thoại cố định vào số máy hỗ trợ dịch vụ.
Theo VNPT, cách tính cước mới này đã mềm dẻo, có thể đáp ứng được nhiều đối tượng khách hàng khác nhau, và không làm xáo trộn thị trường. Tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng, khách hàng có thể lựa chọn dịch vụ với những mức độ đường truyền phù hợp.
Trao đổi với VnExpress, nhiều doanh nghiệp cho rằng, trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt hiện nay, nếu họ không điều chỉnh theo thì khó mà tồn tại được. Chính vì thế, ngay sau khi có thông tin liên quan đến động thái giảm cước của VNPT, ban lãnh đạo Công ty Viễn thông Sài Gòn (Saigon Postel) đã triệu tập cuộc họp khẩn để tìm biện pháp đối phó. Sau nhiều phương án đưa ra, cuối cùng giải pháp lựa chọn và được coi là khả thi nhất vẫn là giảm cước. Sau cú sốc giảm một loạt cước dịch vụ Internet mà Công ty Điện toán và Truyền số liệu (VDC) đưa ra trước đó, ban lãnh đạo công ty này đã tính đến những kế hoạch dài hơi hơn.
"Chúng tôi không có sự lựa chọn nào khác, bởi thị phần chúng tôi còn quá nhỏ. Do vậy, mỗi động thái điều chỉnh của các doanh nghiệp chiếm thị phần khống chế đều ảnh hưởng nhất định đến công ty", bà Nguyễn Thị Kim Cúc, Phó Tổng Giám đốc Saigon Postel chia sẻ.
Điều khiến bà Cúc băn khoăn nhất hiện nay là số lượng thuê bao sử dụng dịch vụ ADSL của công ty chưa vượt qua 1.000, quá khiêm tốn so với hơn 40.000 thuê bao của VDC, 35.000 thuê bao của FPT, nếu tiếp tục giảm cước thì khoản đầu tư nâng cấp dịch vụ sẽ bị cắt giảm. Do vậy, mức giá cụ thể vẫn đang được ban lãnh đạo công ty thận trọng cân nhắc, sẽ ấn định vào đầu tuần tới. "Với cơ sở hạ tầng hiện có, Saigon Postel khó mà nói đến chuyện giảm giá mạnh và cạnh tranh nổi với VNPT. Cuộc chiến này chúng tôi nhường đất cho các đại gia khác là Viettel và FPT", bà Cúc nói.
Một quan chức của Viettel thừa nhận, phương án cước mà VNPT đã phá vỡ kế hoạch giảm giá thành mà nhà cung cấp này dự định đưa ra trước đó. "Với lợi thế hiện có, chúng tôi quyết chiến đến cùng, VNPT giảm giá đến mức nào chúng tôi cũng theo được. Chắc chắn mức cước mà chúng tôi đưa ra trong tuần tới sẽ cạnh tranh hơn so với giá mà VNPT", vị quan chức này khẳng định.
Ông cho biết, trước đó, Viettel cũng đã định tiến hành thương lượng với lãnh đạo VNPT để vạch hẳn lộ trình giảm giá đối với các dịch vụ Internet nói chung. Bởi theo ông, nếu tiếp tục cuộc đua giảm giá, cả doanh nghiệp lẫn người tiêu dùng đều mệt mỏi, chi phí đầu tư bị cắt giảm và chất lượng dịch vụ cũng sẽ đi xuống. Tuy nhiên, khi kế hoạch này vẫn đang nằm trên bàn của Viettel thì thị trường Internet đã tiếp nhận đợt giảm giá mới.
Ông Trương Đình Anh, Tổng Giám đốc Công ty Truyền thông FPT cho rằng, khi người dùng đã quen với việc có tốc độ download nhiều Mbps, việc giảm cước các gói 384 Kbps/128 Kbps, 512 Kbps/256 Kbps không nhiều ý nghĩa. Theo ông, đây là lúc cần tăng tốc cho khách hàng chứ không phải giới hạn tốc độ.
Công ty này đã chuyển toàn bộ việc cung cấp Internet băng rộng sang công nghệ ADSL 2+, cho phép tốc độ download 24 Mbps. Từ tháng 8 FPT sẽ phát các chương trình của VTV trên Internet. Việc đăng ký thuê bao dialup đã bị ngừng.
Tuy tuyên bố như vậy, FPT cũng cho biết sẽ tính toán phương thức cước mới hấp dẫn hơn.
Theo một số chuyên gia viễn thông, hồi chuông cảnh báo về hậu quả của việc giảm giá các dịch vụ viễn thông thời gian qua từng được một số doanh nghiệp dóng lên, nay đã thành hiện thực. Cuộc chạy đua về giá cước sẽ không có điểm dừng, một khi các doanh nghiệp tự tiến hành “bù chéo giá cước”, tức sử dụng lợi nhuận ở dịch vụ này bù cho dịch vụ kia. "Trước mắt, người tiêu dùng sẽ thắng trong cuộc chạy đua này. Nhưng sau đó, các doanh nghiệp chiếm được thị phần lớn nhất sẽ quay trở lại siết chặt cước phí, tự định giá cho thị trường. Và khi ấy, "vận mạng" của khách hàng nằm trong tay các doanh nghiệp lớn", một chuyên gia nhận xét.
Bà Nguyễn Thị Kim Cúc cũng thừa nhận điều này và cho rằng, việc ồ ạt giảm cước hiện nay cho thấy các nhà cung cấp dịch vụ đang chạy đua về số lượng nhằm chiếm lĩnh thị trường. Theo bà, nếu Nhà nước không có lộ trình giảm giá cụ thể thì không ai giám chắc thị trường viễn thông sẽ đi đến đâu, hay lại quay về thời kỳ độc quyền của những năm trước. Giảm cước, doanh thu từ dịch vụ sẽ giảm, các doanh nghiệp sẽ không còn hơi sức đâu để đầu tư nâng cấp và mở rộng mạng lưới, dẫn đến chất lượng dịch vụ kém. Người chịu nhiều thiệt thòi sẽ là khách hàng vì không có cơ hội được sử dụng thêm các dịch vụ mới.
Về vấn đề này, Phó vụ trưởng Vụ Viễn thông Nguyễn Xuân Trụ cũng cho rằng, các doanh nghiệp không nên đua nhau giảm cước mà hãy tập trung nâng cao chất lượng dịch vụ. Hiện nay, các doanh nghiệp vẫn thực hiện giá bán theo khung quy định của Nhà nước. "Tuy nhiên, đối với dịch vụ ADSL nói riêng, hiện nay, giá thành đã ngang bằng thậm chí thấp hơn các nước trong khu vực, do vậy, giảm giá trở thành bán phá giá và là cách thức cạnh tranh không lành mạnh", ông Trụ nhấn mạnh. Theo ông, tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ đã được quy định rõ trong Pháp lệnh Bưu chính viễn thông, do vậy, bên cạnh việc quản lý của cơ quan Nhà nước, bản thân các doanh nghiệp cũng cần phải công khai các tiêu chí chất lượng để khách hàng căn cứ vào đó mà so sánh.
----------------------------------------------------------------------
Đến bó tay với cái nhà anh VNPT 8-} Khách hàng bây giờ có thể cười sung sướng :mrgreen: , nhưng chả mấy nữa tất cả sẽ khóc hết thôi (
Đúng là cha đẻ của Bộ BCVT có khác /