AC Milan - tinh hoa bóng đá tấn công Italia

Nguyễn Quang Tuấn
(SH_SH)

New Member
không khoái AC lắm nhưng không thấy cái topic nào về bọn này nên lập 1 cái mới để tranh luận
 
Đường đến Athens: Milan - Thiên đường và địa ngục

Trở lại Italia sau khi đã lên đỉnh thế giới hè 2006, các cầu thủ của AC Milan được gọi vào tuyển Ý như A.Pirlo, A.Nesta, G.Gattuso, A.Gilardino, F.Inzaghi phải chấp nhận với thực tế là đội bóng của họ đang đứng trước nguy cơ hứng chịu án phạt từ vụ bê bối dàn xếp tỷ số Calciopoli. Đằng sau thiên đường (World Cup) là địa ngục (Serie A) đang đón đợi họ.

Phần 1: Địa Ngục

Thật vậy, LĐBĐ Ý đã phạt Milan phải bắt đầu mùa bóng mới với số điểm -8. Không những vậy đội bóng này còn bị trừ điểm ở cả mùa giải 2005-2006 khiến họ phải tham dự vòng đấu sơ loại Champions League.

Về mặt lực lượng, Rossoneri mất tiền đạo săn bàn hàng đầu A.Shevchenko vào tay Chelsea. Hàng loạt những tên tuổi như F.Torres, R.V.Nistelrooy, và Z.Ibrahimmovic được kỳ vọng sẽ tới Milan để thay thế Sheva. Nhưng rốt cục Milan chỉ mang về được một tiền đạo loại hai ở châu Âu, Ricardo Oliveira với giá trên trời (20 triệu USD). R.Olivera từng gây ấn tượng mạnh khi ghi đến 22 bàn ngay trong mùa giải đầu tiên đá cho R.Betis, nhưng đó là tất cả những gì anh làm được tại TBN. Chính vì vậy việc BLĐ Milan chấp nhận mua tiền đạo này chỉ nói lên được một điều: Milan thời điểm này không còn là điểm đến hấp dẫn của những cầu thủ hàng đầu châu Âu nữa. Những thông tin về việc mang về các siêu tiền đạo trên chỉ là cách đánh bóng tên tuổi của một CLB từ lâu đã không còn sức hút trên đấu trường châu Âu mà thôi.

Ở hàng tiền vệ, đội bóng này mang về cầu thủ trẻ Yoan Gourcuff mà họ hết lời khen ngợi sẽ là một Z.Zidane mới của bóng đá Pháp. Nhưng qua những gì cầu thủ này thể hiện trên sân trong mùa giải vừa qua, lời nhận xét này trở nên thật lố bịch.

Với hàng hậu vệ, S.Berlusconi có lẽ sợ rằng các “ông lão” của Milan chưa đủ người để lập lên một “viện dưỡng lão” nên ngài chủ tịch đáng kính này đã “ưu tiên” bổ sung thêm cho họ một người bạn già nữa: Giuseppe Favalli - “Viện dưỡng lão” mang tên Milan chính thức ra đời. Đó là hàng hậu vệ với: M.Cafu (37tuổi), Serginho (36tuổi), P.Maldini (39tuổi), A.Costacurta (41tuổi), và G.Favalli (35tuổi).

Mặc dù trước khi mua Favalli, BLĐ đội bóng tuyên bố sẽ mang về San Siro hậu vệ cánh xuất sắc nhất World Cup 2006 G.Zambrotta. Nhưng những gì các CĐV Milan thu về lại chỉ là một nỗi thất vọng. Một lần nữa Milan lại tỏ ra kém thế khi không chạy đua được với Barca trong việc có được chữ ký của hậu vệ cánh trái số 1 thế giới thời điểm đó: G.Zambrotta.

Như vậy trước khi bước vào mùa giải mới, Milan phải đối mặt với một mớ những vấn đề rắc rối chưa được giải quyết. Đó là rắc rối liên quan đến án phạt, là lực lượng thiếu hụt, là sự ra đi của các trụ cột, là thể lực của cầu thủ không được bảo đảm khi có quá nhiều cầu thủ vừa trở về sau một kỳ World Cup mệt mỏi…! Một mùa giải khó khăn đang đợi chờ Milan trước mắt.

Đội bóng của HLV Ancelotti mở màn mùa giải mới của mình bằng hai thắng lợi quan trọng trong loạt trận thuộc vòng sơ loại Champions League trước CLB Crvena Zvezda với tổng tỷ số 3-1. Trong đó, F.Inzaghi tỏa sáng làm các Milanista phần nào tạm quên Sheva khi anh ghi được 2 bàn giúp Milan tiếp tục lọt vào vòng đấu bảng (Milan cùng bảng với Lille, AEK, Anderlecht).

Ở đấu trường trong nước, Milan bắt đầu mùa giải Serie A với số điểm -8, họ buộc phải nỗ lực hết sức mình ngay từ những vòng đầu tiên nếu muốn nuôi hy vọng tiếp tục được tham dự Champions League năm sau. Rossoneri đã có một khởi đầu hết sức thành công khi họ giành thắng lợi trong cả 3 trận đấu đầu tiên của mùa giải mới. Qua đó nhanh chóng “ăn” hết số điểm trừ và chính thức “ngoi” lên được “mặt đất”. Cộng với sự khởi đầu không được như ý của Inter Milan, các CĐV Milan lại đang mơ đến việc tranh đua Scudetto. Ở đấu trường châu Âu, họ cũng giành thắng lợi 3-0 trước AEK trong trận đấu đầu tiên của vòng bảng.

Như vậy Milan có một khởi đầu mùa giải tuyệt vời khi có tới 6 trận thắng liên tiếp trên mọi mặt trận, ghi được 11 bàn và chỉ để thủng luới có 2. Trong đó những cầu thủ mới đến như tiền đạo Ricardo Oliveira và cầu thủ trẻ Yoan Gourcuff tỏ ra hòa nhập rất tốt với đội bóng khi cả hai đều đã có bàn thắng đầu tiên cho Milan.

Có được những kết quả thi đấu tích cực, các bản hợp đồng mới tỏ ra hòa nhập nhanh chóng, chính sách quay vòng cầu thủ hợp lý bảo đảm thể lực cho cầu thủ của HLV Ancelotti…, những tưởng Milan đã giải quyết ổn thỏa mọi rắc rối của mình. Mùa giải mới mở ra tốt đẹp hơn những gì các Milanista nghĩ ban đầu rất nhiều. Họ đã bắt đầu nghĩ đến những thành công mới sẽ đến với một Milan - không - Sheva.

Nhưng rồi sự yếu kém cũng đã được bộc lộ. Sự thành công nhất thời đã làm họ lầm tưởng việc ra đi của các trụ cột (Sheva, Rui Costa) không để lại nhiều khoảng trống trong đội hình thi đấu của Milan. Hóa ra những vấn đề làm đau đầu BLĐ AC Milan trong mùa hè vẫn chưa được giải quyết ổn thỏa. Hàng tiền đạo đã bắt đầu không biết ghi bàn. Bàn thắng ngay trong trận ra quân của R.Oliveira đã làm các CĐV mơ tưởng anh sẽ thành công tại Milan như những gì anh đã làm được ở Betis mùa đầu tiên. Nhưng họ bắt đầu nhận ra rằng tiền đạo người Brazil không thể thay thế Sheva

Sau 6 trận thắng liên tiếp từ đầu mùa giải, 7 trận đấu tiếp theo là một serie tỷ số 0-0 nhàm chán hiện trên bảng điện tử mỗi khi có Milan thi đấu. Từ 26/9 – 26/10, Milan đá 7 trận nhưng chỉ ghi được 2 bàn! Hàng tiền đạo hoàn toàn im tiếng. Căn bệnh “sợ” bàn thắng được lan truyền từ Oliveira đến cả Gilardino và Inzaghi. Không ai trong số các tiền đạo trên chịu ghi bàn cho Milan.

Với phong độ tệ hại như vậy, đội bóng chủ sân San Siro vẫn vượt qua được vòng bảng Champions League không phải vì họ xuất sắc mà bởi các CLB cùng bảng quá yếu kém. Milan còn làm “từ thiện” hai trận đấu cuối cùng của vòng bảng (lúc này đã chính thức lọt vào vòng sau) khi để thua AEK và Lille nhưng họ vẫn dẫn đầu bảng H giành quyền lọt vào vòng 1/16.

Cùng lúc đó, tại đấu trường trong nước, đội quân Đỏ Đen thi đấu 15 trận nhưng chỉ ghi được… 14 bàn (6 trận không ghi được bàn thắng nào - một kỷ lục), giành được 21 điểm! Nhưng với số điểm -8 từ đầu mùa, họ lê lết ở vị trí phía cuối BXH Serie A. Lực lượng thiếu hụt cộng với phong độ tệ hại như vậy, chưa bao giờ nỗi lo xuống hạng lại hiển hiện trong đầu các Tifosi rõ nét như vậy.

Già nửa mùa giải đầu tiên đã kết thúc với Milan như thế đó. Nửa mùa giải của sự khô khan trong lối chơi dẫn đến việc khan hiếm bàn thắng. Milan đã chơi tổng cộng 23 trận ở hai đấu trường quan trọng là Serie A và Champions League nhưng chỉ ghi được… 24 bàn (1,04 bàn/trận). Con số thống kê trên cho thấy vấn đề ở hàng tiền đạo của Milan cần phải được khắc phục ngay trước khi Champions League quay lại thi đấu vòng 1/16 ngày 20/2/2007. Đến lúc này các Milanista mới nhận ra sự ra đi của Sheva đã đẩy Milan xuống địa ngục. Địa ngục không bàn thắng!

đoạn còn lại chờ đến mai post nốt
 
Có ai là fan Milan đâu mà mở topic :( Thằng này lại vào vết xe đổ cua anh em ngày xưa rồi =))
 
ừm, đợi có mod ròi sẽ làm sạch. Nói chung là k nên lạm dụng mở nhiều topic quá:-<
 
có phải mở ra để câu bài đâu
bài đầu tiên đã post nghiêm túc rồi mà

----------

Galliani: “Chúng tôi không cần Buffon”

Trong tuần vừa rồi, hàng loạt thông tin cho rằng chính Milan chứ không phải Inter là đội bóng có được nhiều lợi thế nhất trong cuộc cạnh tranh thủ thành xuất sắc Gianluigi Buffon. Tuy nhiên, ngày hôm nay, phó chủ tịch Milan lại nói một điều khác hoàn toàn.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Hè hè, thực ra em cũng lục thấy một cái topic AC nhưng bài viết cuối là vào ngày 18-11-2002 10:33 AM
Và 1 topic nữa vào 17-11-2004 02:19 PM
Cái nữa thì....24-08-2005 11:06 AM
Nữa này 07-06-2005 12:47 AM
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Đường đến Athens: Milan – Thiên Đường Và Địa Ngục

Phần 2: Gõ cửa thiên đường

Như đã nêu trong phần 1, dù gặp vô số các khó khăn về mặt lực lượng nhưng vấn đề chính của Milan là hàng tiền đạo của họ đã “ngủ mơ” trong cả giai đoạn lượt đi (19 trận ở Serie A chỉ ghi được 25 bàn). Ricardo Oliveira càng đá càng đặt dấu hỏi tại sao BLĐ Milan lại mua anh với giá 20 triệu USD?

Cho đến thời điểm này R.Oliveira đã đá 25 trận tại Serie A với 1.222 phút có mặt trên sân nhưng chỉ ghi được 3 bàn thắng, 6 trận (293 phút) tại Champions League nhưng vẫn chưa có bàn thắng nào, ngoài ra là 5 trận (407 phút) tại cúp Ý ghi được 2 bàn. Như vậy, R.Oliveira đã thi đấu cho Milan tổng cộng 36 trận (1922 phút) chỉ ghi được vỏn vẹn 5 bàn. Với giá chuyển nhượng 20 triệu USD, điều này đồng nghĩa mỗi bàn thắng của tiền đạo này có giá… 4 triệu USD. Không hiểu Berlusconi nghĩ gì nếu đọc được những con số thống kê trên!??

Nhưng không thể đổ tất cả lỗi cho cựu cầu thủ R. Betis trong việc thi đấu kém cỏi của Milan. Cả các tiền đạo khác của Rossoneri cũng không chịu ghi bàn. A. Gilardino chơi không đến nỗi tồi ở Serie A nhưng tại đấu trường Châu Âu thì thành tích của anh vẫn chỉ là con số 0. F.Inzaghi thì đã quá già để Milan có thể dồn hết trách nhiệm ghi bàn lên đôi vai anh. Marco Borriello có lẽ mãi mãi cũng chỉ là một cầu thủ tiềm năng.

Ngoài ra hàng tiền vệ của Milan cũng có vấn đề. Ngoại trừ một Kaka vẫn có những cú “trượt tuyết” ghi bàn thì tất cả các tiền vệ khác đều thi đấu yếu kém so với phong độ của mình. Đặc biệt là A.Pirlo.

Có vẻ như bao phẩm chất đã tạo nên một tiền vệ thu hồi bóng kinh điển kiểu A. Pirlo đã biến mất ở anh sau chức vô địch World Cup. Suốt giai đoạn lượt đi, Pirlo không một lần toả sáng. Các Milanista đã không còn thấy những nét tinh tế của một tiền vệ được đánh giá là xuất sắc nhất World Cup 2006 trong màu áo Đỏ Đen.

Tuyến thi đấu ổn định nhất của Milan giai đoạn lượt đi là tuyến phòng ngự. Mặc dù liên tục thiếu vắng nhiều vị trí trụ cột do chấn thương như (A. Nesta, P.Maldini, Serginho) nhưng những người thay thế như Kakhaber Kaladze và Marek Jankulovski đều thi đấu hiệu quả mỗi khi ra sân. Để thủng lưới 22bàn/29 trận ở hai đấu trường là Serie A và Champions League dẫu sao cũng không phải quá tồi tệ khi thiếu vắng một nửa trụ cột hàng phòng ngự do chấn thương.

Trước tình hình đó, ưu tiên hàng đầu của Milan trong kỳ chuyển nhượng mùa đông trước khi lượt về diễn ra là phải tăng cường hàng tiền đạo. Ronaldo chính là giải pháp Berlusconi lựa chọn để tăng cường sức tấn công cho Milan. Không ai ngờ được chính quyết định này mang lại thành công ngoài sức mong đợi cho đội bóng Đỏ Đen. Với Ronaldo, họ đã chính thức chạm tay vào cánh cửa thiên đường mà không ai hay biết!

Thật vậy, với sự góp mặt của Ronaldo trên hàng tiền đạo, khả năng ghi bàn của Milan được cải thiện đáng kể. Nếu trong cả giai đoạn lượt đi tại Serie A, Milan đá 19 trận chỉ ghi được 25 bàn thì cho tới thời điểm này sau 17 trận lượt về, Milan thắng 11 và chỉ thua 1 trận, ghi được đến 30 bàn thắng. Trong đó Ronaldo thi đấu 13 trận ghi được 7 bàn và đóng góp 5 đường chuyền thành bàn. Sự có mặt của Ronaldo mang lại thay đổi tức thì trên mặt trận tấn công của Milan.

Trở lại với đấu trường Châu Âu, Milan có trận hoà không bàn thắng trong trận đấu lượt đi vòng 1/16 trên sân nhà của CLB Celtic. Để rồi tại lượt về trên San Siro, phải nhờ một cú “đại bác” của Kaka đội bóng của ngài Berlusconi mới chính thức ghi tên mình vào vòng tứ kết. Cũng bắt đầu từ đây, có một ngôi sao toả sáng rực rỡ nhất trong chùm sao Milan. Đó là Kaka.

Thực ra vai trò quan trọng của Kaka tại Milan đã được khẳng định từ ngay giai đoạn lượt đi của mùa giải. Anh là số ít cầu thủ của Milan thi đấu ổn định trong suốt nửa mùa đầu tiên. Nhưng tại thời điểm đó, đội bóng của HLV Ancelotti không có được những kết quả thi đấu tốt nên anh không gây được nhiều sự chú ý.

Kể từ khi lượt về chính thức bắt đầu, khi Milan bắt đầu đi lại trên con đường chiến thắng quen thuộc thì Kaka với những bàn thắng mang đậm dấu ấn cá nhân của anh lại thực sự thu hút được nhiều mối quan tâm.

Trong trận tứ kết, Milan phải đối mặt với Bayer Munich. Mặc dù lượt đi đã để Munich cầm hoà 2-2 ngay trên sân nhà nhưng trong trận lượt về tại sân của Munich, Milan xuất sắc giành chiến thắng với tỷ số 2-0 để ghi tên mình vào vòng bán kết.

Tại vòng bán kết, khi Milan đối đầu với một “quỷ đỏ” khác đến từ Anh Manchester United, Kaka đã biến trận đấu này thành màn trình diễn siêu việt của riêng anh khi toả sáng rực rỡ đưa Milan lọt vào trận chung kết gặp Liverpool. Với 3 bàn thắng và một loạt pha bóng ấn tượng, Kaka khẳng định cho NHM bóng đá thế giới rằng chính anh mới là cầu thủ xuất sắc nhất thế giới ở thời điểm hiện tại chứ không phải người đồng đội của anh trong đội tuyển quốc gia Brazil Ronaldinho.

Tại 2 trận bán kết với MU, NHM còn được chứng kiến một điểm sáng khác của Milan kể từ khi giai đoạn lượt về diễn ra: đó là những pha phối hợp của bộ đôi Kaka- Seedorf. Sự phối hợp của bộ đôi này đã mang về 80% số bàn thắng cho Milan trong 2 trận bán kết với MU. Từ đầu mùa giải, sự phối hợp giữa hai cầu thủ này đã được các nhà chuyên môn dự đoán sẽ là một thứ vũ khí hết sức nguy hiểm của Milan. Nhưng phải đợi đến khi giai đoạn loạt về của mùa giải diễn ra, bộ đôi này mới gây được sự chú ý và đỉnh cao là màn trình diễn của họ trong hai trận bán kết.

Thế đó, với chỉ một cái tên Ronaldo xuất hiện trong lượt về của mùa giải, Milan đã giải quyết thành công những vấn đề tồn tại trong đội bóng của mình kể từ mùa hè năm ngoái. Với Ronaldo, họ giải quyết tốt nhiệm vụ ghi bàn. Hơn thế nữa, phong độ tốt của Milan tại Serie A còn làm tiền đề để họ tự tin thi đấu tuyệt vời tại đấu trường Châu Âu. Nếu để chỉ ra những yếu tố dẫn đến sự thành công của Milan trong nửa sau của mùa giải ta có thể chỉ ra 3 nguyên nhân chính sau:

1) Các bàn thắng của Ronaldo giúp Milan có được thứ hạng tốt trong BXH Serie A giúp họ yên tâm thi đấu tại đấu trường Champions League.

2) Sự ăn ý của bộ đôi Kaka-Seedorf. Hai cầu thủ này dường như là được sinh ra để chơi cùng nhau. Đỉnh cao của họ là màn trình diễn trong trận đấu với MU. Trong đó, Kaka được lợi nhiều nhất khi thường xuyên được Seedorf cung cấp bóng để làm nhiệm vụ ghi bàn.

3) Các trụ cột như A. Nesta, G. Gattuso, A. Pirlo lấy lại phong độ. Pirlo đã có nửa sau mùa giải thành công hơn những gì anh thể hiện đầu mùa rất nhiều. Nesta kể từ khi trở lại sau chấn thương, anh củng cố hàng phòng ngự của Milan thêm phần vững chắc. Với Gattuso, có lẽ không phải nói nhiều vì trên thế giới hiện nay không phải ai cũng có thể bắt chết C.Ronaldo như Rino đã làm trong 2 trận bán kết với MU.

Milan đang đứng trước ngưỡng cửa thiên đường sau khi thoát khỏi địa ngục không bàn thắng trong giai đoạn lượt đi nhờ những bàn thắng của Ronaldo. Họ chỉ cách thiên đường một bước chân nữa thôi. Bước chân mang tên Liverpool. Một người Brazil mới đến (Ronaldo) đã đưa Milan đến thiên đường của những bàn thắng. Giữa tuần sau, một Brazilian khác mang tên Kaka sẽ giúp Milan mở toang cánh của thiên đường Champions League. Thiên đường đang gọi tên Kaka.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
...ngứa tay :)) =)) ...;)) lẽ ra phải để 1 người uy tín như em lập 1 cái topic về AC mới đúng :))
 
anh chờ mài không có nên vượt quyền
chú Phú thông cảm :D

Lời cảm ơn của Costacurta

Bóng đá Italia nói chung và Milan nói riêng vừa chia tay một huyền thoại, một cầu thủ đã gắn bó cả sự nghiệp quần đùi áo số trong màu áo đỏ-đen, anh là Alessandro Costacurta. Và mặc dù trong trận đấu giã từ sự nghiệp cầu thủ, Milan đã không thể có được chiến thắng dành tặng anh nhưng Billy vẫn muốn gửi một lời cảm ơn tới tất cả mọi người.
 
Đường đến Athens: Milan - Thiên Đường và Địa Ngục (Phần III)

Đêm nay, trận chung kết Champions League sẽ diễn ra tại Athens - trận đánh lớn cuối cùng của AC Milan mùa giải năm nay. Nếu chiến thắng, thiên đường là của riêng họ, nhưng nếu thất bại, địa ngục đang đón đợi Milan. Thiên đường đã ở trước mắt Milan rồi đấy nhưng thiết nghĩ nó cũng thật mong manh.

Phần III: Thiên đường mong manh.

Tại sao thiên đường của Milan lại mong manh? Thật vậy, thiên đường của họ mong manh bởi khoảng cách trình độ giữa các cầu thủ chính thức và lực lượng dự bị là quá chênh lệch. Các cầu thủ trong đội hình một được sử dụng liên tục trong các giải đấu nên thể lực của họ sẽ không được đảm bảo trong trận chung kết Champions League.

Ở vị trí thủ môn, Dida là lựa chọn số một là điều hiển nhiên. Thủ môn Brazil này đã bắt cho Milan 25 trận với 2250 phút (25/2250) có mặt trên sân tại Serie A, 12/1098 tại Champions League, 3/270 tại cúp Ý. Tổng cộng Dida đã thi đấu cho Milan 40 trận kể từ đầu mùa giải. Trong khi đó, dự bị cho Dida là Kalac mới chỉ 15 lần được góp mặt trong đội hình ra sân cho Milan kể từ đầu mùa giải. Nhưng đây là điều có thể chấp nhận được bởi các thủ môn luôn là vị trí ít bị thay thế nhất trong các đội bóng.

Nếu các mùa giải trước hàng phòng ngự luôn là tuyến thi đấu ổn định nhất của Milan thì mùa này, đây lại là nơi có nhiều xáo trộn nhất. Ngoại trừ vị trí hậu vệ cánh trái của Jankulovski luôn có được sự ổn định kể từ đầu mùa giải thì các vị trí còn lại trong hàng phòng ngự của Rossoneri luôn có sự thay đổi. Hậu vệ người CH Séc mặc dù đã 30 tuổi nhưng anh thực sự là một phát hiện của Milan mùa giải năm nay.

Với phong độ ổn định, Jankulovski đã có 32 trận góp mặt trong đội hình xuất phát với 2459 phút xuất hiện trên sân trong màu áo Milan tại Serie A. Anh cũng chơi đến 11/867 tại Champions League, ngoài ra là 4/360 tại cúp Ý. Nhìn vào con số thống kê trên ta dễ dàng thấy rằng Jankulovski độc chiếm vị trí hậu vệ cánh trái của Milan kể từ đầu mùa giải. Với 47 trận đã đá, anh là cầu thủ thi đấu nhiều trận nhất trong hàng phòng ngự của Milan mùa giải năm nay. Nhưng những phương án dự phòng cho hậu vệ người Séc này như Serginho(5/227), Favalli (14/924) rõ ràng không tạo cho BLĐ Milan cảm giác an toàn.

Vị trí hậu vệ phải của Milan được Cafu và Bonera thay nhau đảm nhận nhưng những gì hai cầu thủ này đóng góp cho Milan là không nhiều. Cafu không còn xuất sắc như những mùa giải trước bởi gánh nặng tuổi tác còn Bonera mãi chỉ là một hậu vệ dạng tiềm năng!

Hai vị trí trung vệ mới thực sự làm BLĐ Milan đau đầu. Mùa giải này đến một cầu thủ tưởng như đã ra đi như Simic cũng có đến 34 lần ra sân trong đội hình chính thức của Milan đủ để biết họ thiếu các trung vệ thế nào. Đến cuối mùa giải, sự trở lại của A.Nesta và Kaladze hàng phòng ngự Milan mới thực sự vững chắc và tìm lại sự ổn định vốn có của mình.

Ở hàng tiền vệ, 4 cầu thủ đá chính của Milan là Kaka (47/4065), Pirlo(50/4160), Seedorf (50/3568) và Gattuso (45/3389) gần như không có cầu thủ thay thế xứng đáng. Chỉ có Ambrosini (33/1868) là có thể chen chân vào danh sách cầu thủ đá chính nhưng dường như như vậy là quá ít. 4 cầu thủ trên đã cày ải trên hàng tiền vệ của Milan suốt cả mùa giải vừa qua đặc biệt là R. Kaka. Tiền vệ này chơi đủ 14 trận cho Milan tại Champions League, với Pirlo và Seedorf là 13 trận, Gattuso là 12 trận.

Như vậy Milan luôn ra quân tại đấu trường Champions league với một hàng tiền vệ không thay đổi sau mỗi trận đấu. Sự phối hợp của Kaka và Seedorf là điểm sáng của Rossoneri trong những trận gần đây nhưng đội bóng của HLV Ancelotti gần như đã để lộ hết bài trong trận bán kết với MU. Sẽ không ngạc nhiên nếu đội quân Đỏ Đen bị đội bóng của HLV Benitez bắt bài trong trận chung kết tới đây. Không hiểu Milan sẽ đá thế nào nếu Mascherano và Alonso phong toả được sự phối hợp của Kaka và Seedorf?

Ở hàng tiền đạo, Gilardino là cầu thủ chơi nhiều trận nhất cho Milan mùa giải này (44/2923) nhưng những gì tiền đạo này làm cho Milan trên đấu trường Champions League là không nổi bật. Cho đến thời điểm này Gila đã đá 10 trận tại Champions League nhưng chỉ ghi được 2 bàn thắng - một con số quá ít đối với một tiền đạo như Gilardino. Có lẽ trách nhiệm ghi bàn trong trận chung kết của Milan sẽ đặt lên đôi chân của F. Inzaghi (4 bàn tại Champions League năm nay). Ngoài hai tiền đạo này, tất cả các tiền đạo khác của Milan như R. Oliveira và Borriello vẫn chưa một lần nổ súng tại Champions League.

Với chất lượng cầu thủ dự bị và chính thức quá chênh lệch như vậy không hiểu Milan sẽ đá như thế nào nếu một trong những cầu thủ chính thức của họ bị chấn thương không thể tham gia hết trận đấu. Có thể thấy mọi hy vọng của Carlo Ancelotti đều đặt lên hai cầu thủ Kaka và Seedorf. Kaka đã đá 14 trận tại Champions League và ghi đến 10 bàn thắng cùng vô số đường chuyền thành bàn cho Milan. Với Seedorf, đây là mùa giải tuyệt vời nhất kể từ khi anh thi đấu tại San Siro. Chưa bao giờ tiền vệ người Hà Lan ghi được nhiều bàn thắng đến thế trong một mùa giải (10 bàn).

Nếu Liverpool có thể bắt chết hai cầu thủ này, có lẽ thiên đường của Milan không còn là mong manh nữa. Khi đó thiên đường của họ e đã là thiên đường không tìm thấy!? Còn trong trường hợp ngược lại, thiên đường Athens đang gọi tên Kaka-Seedorf!
 
Liv muốn bắt chết Kaka - Seedorf hử? Cứ thử xem! Có khi chưa kịp bắt đã bị người ta bắt sống rồi :))
 
Seedorf năm nay đá thăng hoa thật
mùa năm nay lần đầu được khoác số 10
số 10 ac đã thể hiện tuyệt vời
có mùa gải tuyệt với nhất trong sự nghiệp quần đùi áo số tính đến thời điểm hiện tại
anh đã ghi 10 bàn cho ac ở mùa này
con số cao nhất anh ghi được trong 1 mùa trong hơn chục năm đá chuyên nghiệp
mong số 10 mùa này sẽ ko chỉ dừng ở 10 bàn
ac cố lên
 
Hôm qua cả hai đội đá đều không hay
Kaka hôm qua bị bóp chặt quá
May mà vẫn còn ông lỏi Inza
 
Maldini: Về nhà đi Sheva

Sau khi biết được chủ tịch Milan, Berlusconi sẽ mời cựu tiền đạo Andriy Shevchenko đến dự khán trận chung kết Champions League giữa Milan và Liverpool, đội trưởng Paolo Maldini cũng muốn gửi một thông điệp tới người đồng đội cũ.
 
ac hôm qua đá quá kinh nghiệm
nhất là izaghi và seadof
ac thắng quá xứng đáng
 
Nghe khó chịu vcl ...
Thế nào là xứng đáng :))
Mà có cái kinh nghiệm j mà đá rất kinh nghiệm =))
 
tại ấy thik liver nên nói thế
tớ chả thik đội nào chỉ nói khách quan mà
phải công nhận tuy quả 1 hơi ruồi
nhưng đó là đẳng cấp chọn vị trí
 
Back
Bên trên