Phạm Quang Minh
(Minh172)
New Member
50 năm ngày khám phá ra cấu trúc ADN
“Chúng tôi đã tìm thấy bí mật của sự sống”, ngày 28/2/1953, Francis Crick bước vào quán rượu Eagle ở Cambridge, Anh, với một tuyên bố nóng hổi. Nhờ nó, về sau ông đã được đứng trên bục vinh quang, nhận giải Nobel với người cộng sự James Watson.
Quả thực, bộ đôi đã tìm ra một thứ gần đúng như những điều họ nói: cấu trúc xoắn kép nổi tiếng của ADN, một thành tựu sẽ mở đường cho vô số những tiến bộ sinh học sau này, giải quyết một bí ẩn đã làm đau đầu các nhà khoa học trong nhiều thập kỷ.
Trước Thế chiến II, giới nghiên cứu đã biết tới một thứ vật chất kỳ lạ mang gene di truyền, được kế thừa từ đời này qua đời khác, là ADN, một loại phân tử kỳ diệu. Tuy vậy, kiến thức đó không đủ để giúp họ hiểu hơn về cơ chế làm việc và hình dáng của chúng.
Từ đầu thế kỷ 20, các nhà khoa học đã làm sáng tỏ được “thực đơn” cấu thành nên ADN - một vài loại hoá chất tương đối đơn giản như đường năm carbon, axit phosphoric và 5 loại bazơ giầu nitơ -thậm chí một số nhà nghiên cứu cũng đã thử đưa ra các mô hình về cấu trúc của phân tử này, nhưng đều thất bại. Không ai trong số họ biết được bằng cách kết hợp nào mà những hoá chất đơn giản này có thể lưu trữ được lượng thông tin khổng lồ, cần thiết cho việc tái tạo một cơ thể sống.
Thay vì thực hiện các thí nghiệm, Watson và Crick đã tính toán và xây dựng nên mô hình xoắn kép của sợi ADN. Tuy nhiên, họ không chắc chắn lắm về kết quả của mình, cho đến khi có một cơ may bất ngờ.
Năm 1951, một nhóm nghiên cứu khác tại Đại học King, London, đã dành nhiều năm để thực hiện các thí nghiệm trên một kỹ thuật tương đối mới vào thời kỳ đó: kỹ thuật ứng dụng tia X trong tinh thể học. Rosalind Franklin, một thành viên trong nhóm, đã chụp được một bức ảnh nổi tiếng về sự khúc xạ tia X của tinh thể ADN, cho thấy tinh thể có cấu trúc xoắn tương đối rõ ràng. Tuy nhiên, bà chưa kịp công bố công trình của mình thì Watson đã tới thăm London.
Thủ trưởng của Franklin, Maurice Wilkins, đã cho Watson xem bức ảnh này mà không hề nói với chủ nhân của nó. Và đây đúng là những gì mà Watson và Crick đang tìm kiếm: một bức ảnh tia X thật sự của ADN để đối chiếu với mô hình của họ. Khi trông thấy bức ảnh này, Watson biết rằng ông và Crick đã thành công.
Hai nhà khoa học công bố cấu trúc xoắn kép nổi tiếng trên tạp chí Nature vào ngày 25/4/1953, trong đó có nhắc tới việc cấu trúc kép này sẽ cho phép ADN tạo ra những bản sao giống hệt với nó. Năm 1958, giả thuyết Watson - Crick đã được chứng minh bằng thực nghiệm: Meselson và Frank Stahl tại Đại học kỹ thuật California (Mỹ) đã đưa ra bằng chứng thật đơn giản về sự tái bản bảo thủ này, trong đó, một sợi gốc ADN được dùng làm khuôn để tổng hợp nên một sợi mới bổ sung.
Qua nhiều thập kỷ, ý tưởng đơn giản ấy đã trở thành nền tảng của vô số những thành tựu nổi bật trong y học và sinh học hiện đại, mở đường cho loài người tiến vào kỷ nguyên công nghệ sinh học.
Watson, Crick và thủ trưởng của Franklin - ông Wilkins - cùng nhau chia sẻ giải Nobel cho công trình này, còn Franklin đã mất ở tuổi 30 vì căn bệnh ung thư, mà không hề biết rằng bức ảnh của mình có vai trò quyết định đến thế. Giải Nobel không được trao cho những người đã khuất.
“Chúng tôi đã tìm thấy bí mật của sự sống”, ngày 28/2/1953, Francis Crick bước vào quán rượu Eagle ở Cambridge, Anh, với một tuyên bố nóng hổi. Nhờ nó, về sau ông đã được đứng trên bục vinh quang, nhận giải Nobel với người cộng sự James Watson.
Quả thực, bộ đôi đã tìm ra một thứ gần đúng như những điều họ nói: cấu trúc xoắn kép nổi tiếng của ADN, một thành tựu sẽ mở đường cho vô số những tiến bộ sinh học sau này, giải quyết một bí ẩn đã làm đau đầu các nhà khoa học trong nhiều thập kỷ.
Trước Thế chiến II, giới nghiên cứu đã biết tới một thứ vật chất kỳ lạ mang gene di truyền, được kế thừa từ đời này qua đời khác, là ADN, một loại phân tử kỳ diệu. Tuy vậy, kiến thức đó không đủ để giúp họ hiểu hơn về cơ chế làm việc và hình dáng của chúng.
Từ đầu thế kỷ 20, các nhà khoa học đã làm sáng tỏ được “thực đơn” cấu thành nên ADN - một vài loại hoá chất tương đối đơn giản như đường năm carbon, axit phosphoric và 5 loại bazơ giầu nitơ -thậm chí một số nhà nghiên cứu cũng đã thử đưa ra các mô hình về cấu trúc của phân tử này, nhưng đều thất bại. Không ai trong số họ biết được bằng cách kết hợp nào mà những hoá chất đơn giản này có thể lưu trữ được lượng thông tin khổng lồ, cần thiết cho việc tái tạo một cơ thể sống.
Thay vì thực hiện các thí nghiệm, Watson và Crick đã tính toán và xây dựng nên mô hình xoắn kép của sợi ADN. Tuy nhiên, họ không chắc chắn lắm về kết quả của mình, cho đến khi có một cơ may bất ngờ.
Năm 1951, một nhóm nghiên cứu khác tại Đại học King, London, đã dành nhiều năm để thực hiện các thí nghiệm trên một kỹ thuật tương đối mới vào thời kỳ đó: kỹ thuật ứng dụng tia X trong tinh thể học. Rosalind Franklin, một thành viên trong nhóm, đã chụp được một bức ảnh nổi tiếng về sự khúc xạ tia X của tinh thể ADN, cho thấy tinh thể có cấu trúc xoắn tương đối rõ ràng. Tuy nhiên, bà chưa kịp công bố công trình của mình thì Watson đã tới thăm London.
Thủ trưởng của Franklin, Maurice Wilkins, đã cho Watson xem bức ảnh này mà không hề nói với chủ nhân của nó. Và đây đúng là những gì mà Watson và Crick đang tìm kiếm: một bức ảnh tia X thật sự của ADN để đối chiếu với mô hình của họ. Khi trông thấy bức ảnh này, Watson biết rằng ông và Crick đã thành công.
Hai nhà khoa học công bố cấu trúc xoắn kép nổi tiếng trên tạp chí Nature vào ngày 25/4/1953, trong đó có nhắc tới việc cấu trúc kép này sẽ cho phép ADN tạo ra những bản sao giống hệt với nó. Năm 1958, giả thuyết Watson - Crick đã được chứng minh bằng thực nghiệm: Meselson và Frank Stahl tại Đại học kỹ thuật California (Mỹ) đã đưa ra bằng chứng thật đơn giản về sự tái bản bảo thủ này, trong đó, một sợi gốc ADN được dùng làm khuôn để tổng hợp nên một sợi mới bổ sung.
Qua nhiều thập kỷ, ý tưởng đơn giản ấy đã trở thành nền tảng của vô số những thành tựu nổi bật trong y học và sinh học hiện đại, mở đường cho loài người tiến vào kỷ nguyên công nghệ sinh học.
Watson, Crick và thủ trưởng của Franklin - ông Wilkins - cùng nhau chia sẻ giải Nobel cho công trình này, còn Franklin đã mất ở tuổi 30 vì căn bệnh ung thư, mà không hề biết rằng bức ảnh của mình có vai trò quyết định đến thế. Giải Nobel không được trao cho những người đã khuất.