?????

Vũ Đàm Linh
(Mazerlin)

New Member
Anh Tuấn yêu quí và mọi người kíu em với

Trong quyển sách của em nó state 1 câu như sau: nếu lạm fát cao thì hàng nội k0 cạnh tranh được với hàng ngoại. Mọi người sẽ mua hàng ngoại.

Nhưng lại có câu: fải có lạm fát mới thúc đẩy xuất khẩu.
Hic. Chả hiểu gì cả.
 
Hìhì, chị vào bô lô ba la mấy câu cái.
Đầu tiên câu lạm phát mới phát triển xuất khẩu là đúng. Vì Nominal Exchange rate = Inflation in the other country - Inflation at home.
Từ đó suy ra nếu Inflation at home càng tăng thì Exchange rate càng thấp, đồng tiền của ta càng mất giá so với ngoại tệ, thì hàng hóa càng trở nên rẻ overseas nên xuất khẩu tốt hơn.
Vì Nominal Exchange rate decrease thì import sẽ đắt hơn, hàng ngoại sẽ đắt hơn, mình cũng không hiểu tại sao lại nói mọi người sẽ mua hàng ngoại nhỉ? Hay có liên quan đến thuế? Cái này em phải nhờ đại ca Tuấn chỉ giáo thôi. :D
 
1 ý khác: Lạm phát cao thì giá hàng hóa trong nước tăng. Như thế dẫn đến xu hướng muốn mua hàng ngoại.
 
Nhưng tỉ giá hối đoái tăng --> ngoại tệ tăng--> tiền đâu mà mua hàng ngoại
:confused:
 
Nói tiếng Anh vậy

Câu đấy nguyên văn như sau:
If inflation is hig, home-produced goods will become uncompetitive with foreign goods. We are, therefore, likely to buy more foreign imports and foreigners are likely to buy fewer of our exports.


Hú hú mọi người đâu rồi???
 
em để ý chữ "likely" trong câu quote vừa rồi.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Inflation thúc đẩy nhập khẩu hay xuất khẩu còn phụ thuộc vào đất nước này thuộc fixed hay floating exchange rate system. Nếu exchange rate là floating thì mới có thể tự điểu chỉnh theo inflation rate, còn nếu exchange rate là fixed thì không thể điều chỉnh nếu thiếu sự can thiệp của chính phủ hoặc central bank. Vì vậy, trong trường hợp của fixed change rate, khi hàng hóa trong nước tăng giá mà exchange rate ko thay đổi được thì hàng nội trở nên uncompetitive, dân chuyển sang mua hàng ngoại, imports tăng. Trong trường hợp floating rate, thì exchange rate mới thay đổi như Diệu Linh nói, để xuất khẩu có điều kiện tăng.

Chị nghĩ thế thôi, cũng không dám chắc.
 
Chào em Linh Vũ Đàm (trong này toàn là các bé Linh cả), thấy các em có vẻ máu Kte nên anh nhảy vào cùng discuss tí cho vui, giải trí là chính, giải trí tức là chỉ... chứ không phải là chỉ giáo :D

Lê Diệu Linh bình thường nói đúng thế, sao hôm nay nói nhầm hết cả thế. "Vì Nominal Exchange rate = Inflation in the other country - Inflation at home", anh không hiêu công thức trên là thế nào, Nominal ex phụ thuộc vào cung cầu ngoại hối chứ sao lại có công thức trực tiếp vào Inflation ở trong nuớc và nước ngoài rõ ràng thế kia. Nhớ rằng Inflation là khái niệm về chỉ số giá (Price index)

Bọn em cần phân biệt khái niệm exchange rate e với giá trị đồng tiền quốc nội, 2 cái này nó ngược với nhau. Ví dụ khi nói e ở Việt nam của $ thì là bằng 15.000.000, đây là khái niệm Vn và quốc tế dùng, khác với một số nước dị dạng như Úc, họ coi là e = 1/15.000.000, vì vậy khi nói đến e bây giờ ta hiểu theo tiêu chuẩn quốc tế tức là = 15.000.000, nếu coi như vậy thì khi e càng tăng đồng Vn càng mất giá trị, ngược lại khi e giảm thì đồng Vn có giá
Vấn đề Vũ Đàm Linh đưa ra về việc inflation cao dẫn đến cản trở xuất khẩu là hoàn toàn chính xác. Khi để so sánh giá hàng hóa nước này đắt hay rẻ tương đối so với hàng hóa của một nước khác người ta dùng Real exchange rate chứ không dùng Nominal exchange rate. Ở đây:

Real Exchange = Nominal Exchange x (Pf/Pd)

Pd:(Domestic price index)
Pf: (foreign price index)

Phải dùng Real vì giá trị Nominal exchange mà ta nghe hàng ngày được công bố trên đài và báo chỉ để đo giá trị của đồng tiền này so với đồng tiền kia. Giá trị Real có tính đến giá cả (chỉ số lạm phát) của hàng hóa tại mỗi nước nên nó đo giá trị của hàng hóa nước này so với nước khác.
Trường hợp nếu Domestic inflation tăng (Pd tăng) thì rõ ràng với Nominal cho truớc Real Ex sẽ giảm, dẫn đến hàng hóa của nuớc mình sẽ đắt đỏ, Export rõ ràng bị ảnh hưởng và sẽ giảm.
Vì vậy các quốc gia nào mà có lạm phát cao họ thường tìm cách phá giá đồng tiền của mình. Lý do vì để giữ Real ex không bị giảm, nếu Pd tăng ta cho tăng Nominal tăng một tỉ lệ tương ứng (phá giá đồng tiền) thì Real ex sẽ không đổi và do đó Export sẽ không bị ảnh hưởng.
Cũng chính vì lạm phát nước mình thường cao nên UK không muốn gia nhập đồng tiền chung EU, một phần vì họ muốn giữ kiểu riêng, nhưng phần nữa vì họ có Domestic Inflation rất cao trong một số thời kỳ nên muốn độc lập trong chuyện phá giá (nếu vào đồng tiền chung Europe thì các quốc gia phải cam kết tỉ giá là cố định giữa các quốc gia trong khối đồng tiền chung)
Cái này đã đuợc thảo luận nhiều, bọn em có thể xem thêm ở đây:
http://www.hn-ams.org/~forums/showthread.php?s=&threadid=1267
http://www.hn-ams.org/~forums/showthread.php?s=&threadid=1269
Còn về việc tăng Inflation để stimulate Export thì anh chưa hề nghe nói đến hay có lý thuyết nào support cho nó cả, có thể Vũ Đàm Linh đã nhầm từ tăng Inflation thành tăng Exchange rate chăng?
Nếu tăng Inflation chỉ lợi một phần nào đó cho việc sản xuất để xuât khẩu, ví dụ: vì khi đó giá hàng nhập khẩu sẽ là rẻ nên việc nhập khẩu các yếu tố sản xuất đầu vào từ nước ngoài để phục vụ sản xuất xuất khẩu là rẻ nên người sản xuất sẽ có lợi, tuy nhiên đây chỉ có lợi cho một số nhóm sản xuất, còn bình thường nó vẫn gây tác động kìm hãm xuất khẩu nói chung của nền kinh tế quốc gia.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
đúng là em cũng chưa nghe nói "high inflation stimulates exports". Thử tìm hiểu thêm xem sao, biết đâu lại đúng.
 
Em xin nhận làm đệ tử của Tống sư fụ, nhưng em chỉ in sư phụ chỉ giáo về kt chứ k0 dám vào môn phái để (giải trí)^-1:D
Sư phụ quả là k0 hổ danh :D


Tống sư phụ đã viết:
Vũ Đàm Linh đã nhầm từ tăng Inflation thành tăng Exchange rate chăng?

Hì đệ tử ngu muội, đúng là như vậy.

Thank sư phụ nhìu nhìu, nhân tiện nếu sư phụ k0 bận việc thê tử thì nhờ sư phụ zúp đệ tử câu này nữa ạ. Sư phụ nghiên cứu về development chắc có biết nhiều về Vn rồi, xin sư phụ cho em mấy cái gach đầu dòng:

Những yếu tố nào của VN có thể thu hút các foreign investors?

Đạ tạ sư phụ và mọi người!
 
Tống Minh Tuấn đã viết:
"Vì Nominal Exchange rate = Inflation in the other country - Inflation at home", anh không hiêu công thức trên là thế nào, Nominal ex phụ thuộc vào cung cầu ngoại hối chứ sao lại có công thức trực tiếp vào Inflation ở trong nuớc và nước ngoài rõ ràng thế kia. Nhớ rằng Inflation là khái niệm về chỉ số giá (Price index)

Kì cục nhỉ, cái này có trong notes của em đấy. Để hôm nào em lôi ra hỏi ông prof vậy. Cám ơn bác Tuấn nhiều nhiều.
 
hehe Diệu Linh ơi sao em lại có cái bài thơ ở phần chữ ký thế kia? Hôm nọ ở cơ quan anh đóng kịch vào một vai thằng nhà giàu, cùng một thằng nhà nghèo cưa một em gái làm ở Ngân hàng ngoại thương, kịch bản nó có đoạn thằng nhà nghèo khi thất tình hát đúng cái đoạn trong chữ ký của em, thế mà anh cứ tưởng bài thơ là của nó :D.
Hình như nó còn dài nữa đúng không?
 
Kính thưa bác Tống Tuấn :D, đây là một đoạn trong Shakespeare, trích đoạn lời Romeo lúc trèo tường nhà Juliette ( Văn học lớp 11) :mrgreen:. Ngày xưa học em quên hết ráo chả hiểu sao bây giờ lại nhớ ra :mrgreen: .
Thank u vì đã chỉ giáo, thể nào em cũng phải lôi lão prof ra hỏi, kì quá nhỉ :confused: :rolleyes:
 
Lê Diệu Linh đã viết:
Kính thưa bác Tống Tuấn :D, đây là một đoạn trong Shakespeare, trích đoạn lời Romeo lúc trèo tường nhà Juliette ( Văn học lớp 11) :mrgreen:. Ngày xưa học em quên hết ráo chả hiểu sao bây giờ lại nhớ ra :mrgreen: .
Thank u vì đã chỉ giáo, thể nào em cũng phải lôi lão prof ra hỏi, kì quá nhỉ :confused: :rolleyes:



ối hìhì đâu phải thế ngố ơi mày thuộc cái bài này từ khi mày còn học cấp 2 cơ mừ:rolleyes: mày chả tra tấn tao suốt là gì:mrgreen: hihi nhưng mừ đúng là của Romeo đấy bác Tuấn ạ ;)
 
Những yếu tố nào của VN có thể thu hút các foreign investors?
Tớ cũng băn khoăn vì câu hỏi này mãi, nhưng vì trình độ có hạn nên có băn khoăn nhiều cũng ít tác dụng. Góp vài ý kiến vớ vỉn thôi, mà toàn lấy trong sách địa 12 ra cả. Hì.
Tớ nghĩ là, khi thu hút đầu tư nước ngoài, thì 1 quốc gia cần có 1 trong số các điều kiện:
1) Có cơ sở hạ tầng tốt. ( TB đầu tư vào TB )
2) Điều kiện tự nhiên thuận lợi. (Bao gồm giao thông thuận tiện, nguồn nước, nguồn nguyên, nhiên liệu,...)
3) Giá thành sản phẩm khi sẳn xuất xong để khi bán ra lợi nhuận cao.
4) Dân (nguồn lao động, đặc biệt là lao động có kỹ thuật, giá thành thuê lao động, nguồn thị trường tiêu thụ)
5) Chính trị ổn định.
6) Nhà nước có chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài. Bao gồm các chính sách về thuế, các điều kiện cho phép thành lập cơ quan trên đất nước họ.
Trong các điều kiện trên, có lẽ VN đáp ứng được 2,3,4,5,6. Có vài điều về các điều kiện trên.
4) Lao động ở VN chủ yếu là lao động phổ thông, nhưng giá thuê rẻ. Thị trường cũng lớn nhưng ít tiêu thụ các loại hàng chất lượng cao, giá đắt. Chủ yếu dùng hàng giá rẻ.
5) Về chính sách của nhà nước.
Trong những năm gần đây có kêu gọi đầu tư nước ngoài, đặc biệt khuyến khích hình thức liên doanh với nhà nước. Kêu gọi là thế, nhưng thực sự nhà nước đã có chính sách cụ thể nào thì tớ ... không rõ. Cho nên không bàn được (nhờ các anh chị đang học KT giúp). Nhưng hình như vẫn thẫy các doanh nghiệp kêu ca là nhà nước không thực sự hỗ trợ họ trong kinh doanh (thuế cao, chính sách vào doanh nghiệp nước ngoài không ổn định).
Chả hiểu nếu thi mà mình chả rõ lắm về chính sách cụ thể thì làm thế nào nhỉ, bởi vì với đầu tư, chính sách là 1 trong những yếu tố tiên quyết. Chẳng lẽ cứ nói là nhà nước đang khuyến khích?
 
Úi giời, em hỏi khó quá làm anh cũng chịu luôn. Bàn về vấn đề chính sách em có thể tham khảo các tài liệu về luật Doanh nghiệp và luật Đầu tư. Chắc chắn có phần đề cập đến chính sách của nhà nước đối với doanh nghiệp.
Cái câu hỏi của em chắc là phải xem lại trong sách Địa lý 12 tìm câu trả lời thôi :razz: , vì nó hơi bị chung chung quá. Trong số những điều kiện mà em nêu ra có thể thấy lợi thế của VN là ở các điểm 2,4,5 là rõ nhất. Các điều kiện còn lại có thể nói là đang được phát triển và nâng cao thêm. 1 ví dụ đó là nhà nước ta đang cố gắng hoàn thiện các bộ luật liên quan đến doanh nghiệp (cả nhà nước và tư nhân) cũng như luật đầu tư nước ngoài chẳng hạn để khuyến khích các nhà đầu tư.
Có thể tìm thêm ví dụ về một ngành nghề cụ thể chứ nói chung chung quá thì cũng hơi rắc rối nhỉ? Chẳng hạn như em thích nói về ngân hàng, tài chính, chế biến hay một vài ngành xuất khẩu chủ đạo của VN hiện tại. Lấy ví dụ từ đó ra. Lâu rồi anh không có đọc báo ở nhà nên cũng không nắm chính xác được. Em nên tìm trên báo Đầu tư hoặc Thời báo Ktế, chắc là có bài về khuyến khích đầu tư, nhất là trong mấy số đặc biệt cuối năm thường có bài tổng kết.
 
Back
Bên trên