Đào Việt Nga
(ngadv)
Member
1. Louis Armstrong
Ca sĩ, nghệ sĩ solo xuất sắc đầu tiên của nhạc jazz. Tiếng kèn trumpet của ông đã tạo nên một kiểu mẫu cho các nghệ sĩ solo. Đó là một thứ âm nhạc có nhịp điệu nhanh mang sắc thái tự do thanh thoát và thư thái. Một trong những đĩa hay của Armstrong là What a wonderful world.
2. Edward Kennery "Duke" Ellington (1899-1974)
Nằm trong số những nghệ sĩ dẫn đầu phong trào thành lập các ban đồng diễn jazz tập hợp nhiều thành viên - Một nhân vật tiêu biểu của giai đoạn "Big band Era", Ellington cũng là người chủ trương nâng cao vai trò của một người lãnh đạo ban nhạc.
Ông là một trong những nhạc sĩ hàng đầu bởi phong cách phối nhạc sáng tạo những giai điệu đẹp khó quên và những phần hát lãnh xướng giàu hòa âm và đậm nét cách tân. Âm nhạc của Ellington tràn đầy những âm thanh nhiều màu sắc và những giai điệu độc đáo: tiếng la hét của kèn clarinet, tiếng rền rĩ ai oán của saxophone và tiếng gầm gừ trầm đục của trumpet...Hơn nửa thế kỷ qua, các tác phẩm Mood Indigo và Harlem Air Shaft đã thành những chuẩn mực.
3. Coleman Hawkins
Cùng với Louis Armstrong, Hawkins là một đại biểu ưu tú của những năm 20 "bùng nổ". Là người có công đưa cây kèn saxophone tenor (giọng cao) lên vào hàng ngũ những nhạc cụ chủ lực nhất trong nhạc jazz, ông thường tạo ra những âm thanh khỏe khoắn, đầy đặn và đặc biệt là những màn độc diễn đặc sắc, sống động và xúc cảm như trong nhạc phẩm Body and Soul.
4. Charlie "Bird" Parker
Một nhân vật hàng đầu của kỷ nguyên bebop, được coi như một cuộc cách mạng nhạc jazz trong thập niên 40-50. Những đường nét bay bổng trong tiếng kèn alto saxophone của Parker mang lại cho ông biệt hiệu "Bird" (tiếng Anh có nghĩa là chim). Ông cũng có thể trình tấu những bản ballad và những khúc nhạc blues đầy rung động một cách sáng tạo, chẳng hạn như bài Parker's Mood. Những giai điệu của Parker thể hiện rất phong phú những dấu nhấn khác thường (nghịch phách) đầy bất ngờ và những tiết tấu tương phản nhau cao độ. Sự phức tạp, cầu kỳ đặc trưng của nhạc bebop này là một thách thức của cả người biểu diễn lẫn khán thính giả. Nó đòi hỏi khả năng thưởng thức rất cao và một trình độ kỹ thuật điêu luyện bậc thầy. Và "Bird" chính là người giỏi nhất trong số những nghệ sĩ bebop. Ngoài ra ông còn có thể chơi được cả guitar và violon.
5. John Birks "Dizzy" Gillespie (1917-1993)
Chiếc mũ beret, chòm râu dê và cặp kính gọng sừng của người nghệ sĩ sáng tác và chơi kèn trumpet này đã trở thành những biểu tượng của thời đại nhạc bebop mà ông cùng Charlie Parker là những nhà tiên phong. Bằng kỹ thuật tuyệt vời của mình, Gillespie đã góp phần mở rộng phạm vi ảnh hưởng của cây kèn trumpet. Vào những năm 80, ông thử nghiệm việc chơi nhạc jazz với những tiết tấu của vùng Mỹ Latin. Một trong những đĩa nhạc tiêu biểu của ông là Bird and Diz.
6. Ella Fitzgerald
Giọng ca nữ được yêu chuộng nhất trong tất cả giọng ca swing sau này. Giọng ca của Fitzgerald mượt mà, mang âm điệu swing dập dìu, thường thêm thắt những đoạn ngân nga, nhấn nhá hứng tác với những âm thanh vu vơ. Ella biết cách xử lý tinh tế những lời hát cầu kỳ nhất. Bà cũng đã từng song ca rất thành công với Louis Armstrong trong bài hát They can't take that away from me.
7. Billie Holliday
Một trong những nghệ sĩ tiêu biểu của kỷ nguyên swing. Bà biến đổi một cách rất tinh tế những âm giọng và nhịp điệu của các ca khúc nổi tiếng để tạo cho nó chút mỉa mai, khôi hài. Bất chấp chất giọng có phần hơi mảnh, Holliday vẫn có thể chơi nhạc swing mạnh mẽ như Armstrong hay Hawkins.
8. William "Count" Basie (1904-1984)
Nghệ sĩ piano, nhà soạn nhạc và người lãnh đạo rất thành công ban nhạc lớn Kansas City thời kỳ swing. Ban đồng diễn quy tụ nhiều nghệ sĩ này được thành lập để chơi nhạc theo phong cách tao nhã chải chuốt của Count Basie.
9. Miles Davis
Nhạc sĩ đã từng góp mặt trong hầu như mọi phong cách - kiểu loại có thể có của các nhóm đồng diễn thời kỳ bebop. Tiếng kèn trumpet của Davis đôi lúc nghe nhanh và giận dữ, nhưng thường thì lại có vẻ như đau đáu một nỗi cô đơn, lắng đọng sâu xa trong lòng người nghe và vang vọng âm điệu của nhạc dân ca Tây Ban Nha.
10. Art Tatum (1910-1956)
Nghệ sĩ piano tài năng, phong cách biểu diễn của Art Tatum vẫn còn tiếp tục gây ảnh hưởng lớn tới thế hệ nhạc sĩ trẻ. Ông đã thực hiện thu âm cho Norman Gianz của Verve Records 200 nhạc phẩm tuyển chọn vào khoảng giữa 1953 và 1956. Tea for Two là một trong những album ăn khách nhất của ông.
(Tổng hợp)
Ca sĩ, nghệ sĩ solo xuất sắc đầu tiên của nhạc jazz. Tiếng kèn trumpet của ông đã tạo nên một kiểu mẫu cho các nghệ sĩ solo. Đó là một thứ âm nhạc có nhịp điệu nhanh mang sắc thái tự do thanh thoát và thư thái. Một trong những đĩa hay của Armstrong là What a wonderful world.
2. Edward Kennery "Duke" Ellington (1899-1974)
Nằm trong số những nghệ sĩ dẫn đầu phong trào thành lập các ban đồng diễn jazz tập hợp nhiều thành viên - Một nhân vật tiêu biểu của giai đoạn "Big band Era", Ellington cũng là người chủ trương nâng cao vai trò của một người lãnh đạo ban nhạc.
Ông là một trong những nhạc sĩ hàng đầu bởi phong cách phối nhạc sáng tạo những giai điệu đẹp khó quên và những phần hát lãnh xướng giàu hòa âm và đậm nét cách tân. Âm nhạc của Ellington tràn đầy những âm thanh nhiều màu sắc và những giai điệu độc đáo: tiếng la hét của kèn clarinet, tiếng rền rĩ ai oán của saxophone và tiếng gầm gừ trầm đục của trumpet...Hơn nửa thế kỷ qua, các tác phẩm Mood Indigo và Harlem Air Shaft đã thành những chuẩn mực.
3. Coleman Hawkins
Cùng với Louis Armstrong, Hawkins là một đại biểu ưu tú của những năm 20 "bùng nổ". Là người có công đưa cây kèn saxophone tenor (giọng cao) lên vào hàng ngũ những nhạc cụ chủ lực nhất trong nhạc jazz, ông thường tạo ra những âm thanh khỏe khoắn, đầy đặn và đặc biệt là những màn độc diễn đặc sắc, sống động và xúc cảm như trong nhạc phẩm Body and Soul.
4. Charlie "Bird" Parker
Một nhân vật hàng đầu của kỷ nguyên bebop, được coi như một cuộc cách mạng nhạc jazz trong thập niên 40-50. Những đường nét bay bổng trong tiếng kèn alto saxophone của Parker mang lại cho ông biệt hiệu "Bird" (tiếng Anh có nghĩa là chim). Ông cũng có thể trình tấu những bản ballad và những khúc nhạc blues đầy rung động một cách sáng tạo, chẳng hạn như bài Parker's Mood. Những giai điệu của Parker thể hiện rất phong phú những dấu nhấn khác thường (nghịch phách) đầy bất ngờ và những tiết tấu tương phản nhau cao độ. Sự phức tạp, cầu kỳ đặc trưng của nhạc bebop này là một thách thức của cả người biểu diễn lẫn khán thính giả. Nó đòi hỏi khả năng thưởng thức rất cao và một trình độ kỹ thuật điêu luyện bậc thầy. Và "Bird" chính là người giỏi nhất trong số những nghệ sĩ bebop. Ngoài ra ông còn có thể chơi được cả guitar và violon.
5. John Birks "Dizzy" Gillespie (1917-1993)
Chiếc mũ beret, chòm râu dê và cặp kính gọng sừng của người nghệ sĩ sáng tác và chơi kèn trumpet này đã trở thành những biểu tượng của thời đại nhạc bebop mà ông cùng Charlie Parker là những nhà tiên phong. Bằng kỹ thuật tuyệt vời của mình, Gillespie đã góp phần mở rộng phạm vi ảnh hưởng của cây kèn trumpet. Vào những năm 80, ông thử nghiệm việc chơi nhạc jazz với những tiết tấu của vùng Mỹ Latin. Một trong những đĩa nhạc tiêu biểu của ông là Bird and Diz.
6. Ella Fitzgerald
Giọng ca nữ được yêu chuộng nhất trong tất cả giọng ca swing sau này. Giọng ca của Fitzgerald mượt mà, mang âm điệu swing dập dìu, thường thêm thắt những đoạn ngân nga, nhấn nhá hứng tác với những âm thanh vu vơ. Ella biết cách xử lý tinh tế những lời hát cầu kỳ nhất. Bà cũng đã từng song ca rất thành công với Louis Armstrong trong bài hát They can't take that away from me.
7. Billie Holliday
Một trong những nghệ sĩ tiêu biểu của kỷ nguyên swing. Bà biến đổi một cách rất tinh tế những âm giọng và nhịp điệu của các ca khúc nổi tiếng để tạo cho nó chút mỉa mai, khôi hài. Bất chấp chất giọng có phần hơi mảnh, Holliday vẫn có thể chơi nhạc swing mạnh mẽ như Armstrong hay Hawkins.
8. William "Count" Basie (1904-1984)
Nghệ sĩ piano, nhà soạn nhạc và người lãnh đạo rất thành công ban nhạc lớn Kansas City thời kỳ swing. Ban đồng diễn quy tụ nhiều nghệ sĩ này được thành lập để chơi nhạc theo phong cách tao nhã chải chuốt của Count Basie.
9. Miles Davis
Nhạc sĩ đã từng góp mặt trong hầu như mọi phong cách - kiểu loại có thể có của các nhóm đồng diễn thời kỳ bebop. Tiếng kèn trumpet của Davis đôi lúc nghe nhanh và giận dữ, nhưng thường thì lại có vẻ như đau đáu một nỗi cô đơn, lắng đọng sâu xa trong lòng người nghe và vang vọng âm điệu của nhạc dân ca Tây Ban Nha.
10. Art Tatum (1910-1956)
Nghệ sĩ piano tài năng, phong cách biểu diễn của Art Tatum vẫn còn tiếp tục gây ảnh hưởng lớn tới thế hệ nhạc sĩ trẻ. Ông đã thực hiện thu âm cho Norman Gianz của Verve Records 200 nhạc phẩm tuyển chọn vào khoảng giữa 1953 và 1956. Tea for Two là một trong những album ăn khách nhất của ông.
(Tổng hợp)