10 sự kiện nổi bật trong năm 2002!

Thuy Van
(Giri)

Thành viên (sai email)
Kết thúc năm 2002, Theo thống kê của Bộ Tài chính Việt Nam lựa chọn 10 sự kiện nổi bật trong năm 2002 như sau:

1. Nông, lâm nghiệp - thuỷ sản đạt thắng lợi "kép". Sản lượng lương thực tăng 4,6%, giá lương thực (bình quân năm) tăng 11,5%, tính ra tổng thu nhập từ lương thực tăng 16,6% - một thắng lợi mà hàng chục năm trước đó rất ít năm đạt được. Giá trị sản xuất chăn nuôi, thuỷ sản tăng khoảng 7% (chăn nuôi tăng 5,4%, thuỷ sản tăng 8,1%), giá tiêu dùng thực phẩm (bình quân năm) tăng 7,3%, tính ra tổng thu nhập từ chăn nuôi, thuỷ sản tăng khoảng 14,8%, đó cũng là một thắng lợi mà không phải năm nào cũng đạt được. Ðây là kết quả bước đầu của sự chuyển dịch cơ cấu nông, lâm nghiệp - thuỷ sản nhằm đạt thu nhập cao hơn tính trên 1 ha đất nông nghiệp.

2. Công nghiệp đạt kỷ lục mới: Giá trị sản xuất toàn ngành ước tăng 14,5%, vừa cao hơn tốc độ tăng 14,2% của năm 2001, vừa vượt mục tiêu tăng 14% đã đề ra và là năm thứ 12 liên tục tăng trưởng 2 chữ số, đưa quy mô sản xuất công nghiệp năm 2002 gấp 4,7 lần năm 1990 - một kỷ lục mà các thời kỳ trước đây chưa bao giờ đạt được. Các khu vực đều tăng 2 chữ số, trong đó khu vực ngoài quốc doanh tăng rất cao lên đến trên 19% và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài nếu không kể dầu khí tăng tới trên 21%. Nhiều sản phẩm chủ yếu tăng cao hơn tốc độ chung, như than sạch, thuỷ sản chế biến, quần áo may sẵn, xi măng, thep cán, máy công cụ, động cơ điện, động cơ điêzen, máy biến thế, lắp ráp ti vi, ô tô, xe máy, xe đạp, điện ... nhờ xuất khẩu, tiêu thụ nội địa gia tăng.

3. Tăng trưởng GDP đạt được sự vượt trội về nhiều mặt. Một mặt, đã tăng trưởng cao lên qua từng quý: nếu quý IV/2001 chỉ tăng 6,3%, quý I/2002 mới tăng 6,6%, thì quý II đã tăng khoảng 6,8% (nên tính chung 6 tháng tăng 6,7%), quý III tăng khoảng 7,3%, nên tính chung cả năm tăng 7%; với đà này năm 2003 có thể đạt được mục tiêu tăng ở mức cao 7,5% do Quốc hội quyết định. Mặt khác, đây là tốc độ tăng cao nhất của nước ta so với 4 năm trước đó (1998 tăng 5,76%, 1999 tăng 4,77%, 2000 tăng 6,79%, 2001 tăng 6,84%). Mặt khác nữa, đây là tốc độ tăng cao vào loại thứ 2 ở châu á, chỉ sau tốc độ tăng 8% của Trung Quốc. Ðây là tiền đề để thực hiện hầu hết các mục tiêu đề ra.

4. Năm 2002 là một năm nội lực gia tăng với tốc độ cao. Trong điều kiện vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đăng ký mới bị sút giảm mạnh, thực hiện tăng thấp, nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) giải ngân chậm, thì nguồn vốn trong nước đã gia tăng với tốc độ cao, đặc biệt là nguồn vốn khu vực ngoài quốc doanh tăng rất cao, lên đến xấp xỉ 30%. Nhờ vậy, tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội ước đạt 183,8 nghìn tỷ đồng, tăng 12,4% so với năm 2001; tỷ lệ so với GDP đạt khoảng 34%, cao hơn tỷ lệ 33,7% của năm 2001. Ðây là một động lực mới của tăng trưởng trong năm 2002.
Tuy nhiên, cần đẩy mạnh tiếp thị để tranh thủ thu hút và thực hiện nhiều hơn vốn đầu tư nước ngoài (bao gồm cả FDI và ODA), mặt khác quan trọng hơn là huy động nhiều hơn nguồn vốn trong nước, nâng cao hiệu quả đầu tư.

5. Năm 2002 là năm gia tăng tiêu thụ trong nước. Tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ ước đạt gần 270 nghìn tỷ đồng, tăng 12,7% so với 2001, bình quân đầu người đạt gần 3,4 triệu đồng, tăng 11,2%, cao nhất so với các năm trước đó. Doanh thu dịch vụ (khách sạn, nhà hàng, dịch vụ, du lịch) còn tăng cao hơn tốc độ chung. Ðây là một trong những yếu tố mà có chuyên gia đã coi là "cứu tinh" để tăng trưởng kinh tế cao lên trong điều kiện kinh tế thế giới còn chưa hồi phục.

6. Ðã chặn được đà giảm sút của xuất khẩu xuất hiện từ quý IV/2001, kéo dài cho đến giữa năm và càng về cuối năm tăng trưởng càng cao hơn. Tính chung cả năm kim ngạch xuất khẩu đã đạt hơn 16,5 tỷ USD, tăng 9,8% so với năm 2001, cao gấp hơn 2 lần tốc độ tăng 3,8% của năm 2001. Kết quả trên có một phần do giá xuất khẩu hoặc đã cao hơn, hoặc đã giảm ít hơn, nhưng quan trọng là do sự nỗ lực trong việc mở rộng thị trường, cơ chế chính sách hỗ trợ tốt hơn và đã lấy việc gia tăng lượng xuất khẩu để bù lại khi giá xuất khẩu bị sút giảm.

7. Khách quốc tế đến Việt Nam năm nay có nhiều điểm vượt trội. Lượng khách ước đạt trên 2,6 triệu lượt người, tăng 12% so với năm 2001 và vượt mục tiêu đề ra. Khách đến vì mục đích du lịch chiếm tỷ trọng cao nhất (56%) và tăng cao nhất (gần 19%). Khách đến từ những nước giàu tăng mạnh nên thu nhập về ngoại tệ gia tăng cao hơn so với lượng khách. Du lịch trong nước và khách trong nước du lịch nước ngoài gia tăng, làm cho ngành du lịch đạt thắng lợi kép.

8. Thu ngân sách đạt kết quả vượt trội về nhiều mặt. Tổng thu vừa vượt so với dự toán, vừa tăng khá so với năm 2001. Tỷ lệ so với dự toán của tổng thu cao hơn của tổng chi nên bội chi đã giảm so với dự toán. Tốc độ tăng tổng chi cao hơn tổng thu, làm cho bội chi tăng so với năm trước; đó là sự cần thiết để kích cầu đầu tư và tiêu dùng.

9. Hoạt động tiền tệ - tín dụng đạt được những kết quả mới sau khi chuyển từ ấn định lãi suất sang lãi suất thoả thuận, làm cho tăng trưởng tín dụng cao hơn tăng trưởng huy động - điều chưa từng xảy ra trong các năm trước đó. Tâm lý găm giữ USD giảm hẳn do tỷ giá VND/USD ổn định, tốc độ tăng chỉ bằng một nửa tốc độ tăng giá tiêu dùng và bằng một nửa so với năm 2001.
10. Giá tiêu dùng diễn biến theo chiều hướng mới, đã chuyển từ giảm phát kéo dài sang lạm phát nhẹ, vừa đủ để kích thích đầu tư tăng trưởng./.
 
Em hỏi các đại ca khí ko phải, tại sao mọi bản báo cáo của Việtnam ta, lúc nào cũng thấy vượt kế hoạch với những số liệu rất cao, bất chấp nền kinh tế thế giới ra răng? Tài thật! hay chữ "không đạt kế hoạch" không có trong từ điển tiếng Việt nhảy?
 
Em ơi, cái bản này là bản thành tích mà. Chỉ có cái nào đạt kế hoạch mới đưa lên thôi, chứ đưa cái không đạt vào làm gì. Còn năm vừa rồi kế hoạch vẫn đạt mặc dù kinh tế thế giới bị cúm là vì chúng ta còn nhiều khả năng tiềm tàng mà không được biết tới, nên kế hoạch đặt ra vẫn còn thấp lắm :razz:. Với lại mấy thằng giầu quá nó rớt ít tiền ấy mà, Việt nam mình mới chỉ nhặt được có 1 ít, chứ biết cách mà hót hết thì còn vượt kế hoạch chỉ tiêu nhiều.
 
Back
Bên trên