Nguyễn Hương Trinh
(nengiangsinh)
New Member
Tại kỳ thi học sinh giỏi các lớp không chuyên của Hà Nội tháng 3-2005, trong các bài thi văn, có một bài đã khiến những người chấm hết sức ngạc nhiên vì đi “lạc đề”. Bài văn đã được nhiều HS và thầy cô giáo chuyền tay nhau đọc, bình luận. Rất nhiều HS tán đồng với ý kiến này. Còn các thầy cô giáo thì dè dặt hơn. Có người bảo rằng phải cho 20 điểm mới xứng đáng, có người khẳng định bài văn chỉ đáng điểm 0. Còn thực tế, người chấm đã cho bài văn này 3/15 điểm với lý do: Viết lạc đề.
>> Một số biện pháp nhằm tiến tới cải cách triệt để và toàn diện nền giáo dục Việt Nam.
Cô học sinh Nguyễn Phi Thanh, lớp 11A18 Trường THPT Việt Đức, đã mạnh dạn, thẳng thắn bày tỏ chính kiến của mình về đề thi nói riêng, cách dạy và học môn văn trong nhà trường nói chung, dù biết bài thi chắc chắn sẽ nhận điểm liệt. Bài thi này không những gây ngạc nhiên cho hầu hết giáo viên, học sinh Hà Nội mà còn tạo được sự chú ý ở cả cơ quan Trung ương là Bộ GD-ĐT.
Đây có thể coi là một chuyện rất hy hữu trong các kỳ thi, cũng là một tiếng chuông báo động về cách dạy học môn văn nói riêng và cách dạy học “thầy đọc trò ghi”, “mưa từ trên xuống” nói chung trong trường phổ thông.
Với mong muốn cung cấp thông tin để các nhà văn hóa, nhà nghiên cứu, các thầy cô giáo cũng như phụ huynh và học sinh, những người quan tâm bày tỏ quan điểm, ý kiến về cách dạy và học môn văn nói riêng và dạy học ở bậc phổ thông nói chung, chúng tôi xin trích đăng bài thi của học sinh Nguyễn Phi Thanh và ý kiến của một chuyên viên phụ trách môn văn, Vụ THPT Bộ GD-ĐT.
Đề thi: Em hãy giới thiệu vẻ đẹp của tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc...
Bài làm
Nói đến Nguyễn Đình Chiểu, người ta thường nhớ đến một thầy giáo mù yêu nước, có tài thơ văn nhưng cuộc sống gặp nhiều bất hạnh. Nguyễn Đình Chiểu sáng tác khá nhiều, nổi tiếng là tập thơ Nôm “Lục Vân Tiên” và trong văn học lớp 11, chúng ta được làm quen với tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc. Bài tế được Nguyễn Đình Chiểu sáng tác để tưởng nhớ những chiến sĩ, những người nông dân đã hy sinh trong phong trào Cần Vương khi thực dân Pháp tấn công Gia Định, Sài Gòn.
Đề bài thi học sinh giỏi năm nay là “Giới thiệu vẻ đẹp của tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” nhưng thực sự em không hề thích tác phẩm này, như vậy em có thể viết hay được không? Em có thể chắc chắn rằng trong số 10 học sinh như em thì có 9 người cũng không thích tác phẩm này. Đơn giản bởi vì bọn em không sống trong thời chiến tranh, bọn em không thể rung động trước một bài tế khi mà thực sự bọn em đang sống trong thời bình. Bọn em không quay lưng với lịch sử, nhưng có nhiều cách để bọn em hiểu về lịch sử dân tộc hơn là phải học những bài tế khô khan, khó hiểu như thế này...
Em không thích tác phẩm này vì nó quá cứng nhắc, khó hiểu. Em đọc xong mà không hề có một chút xúc động hay xót thương, như vậy là lỗi tại em hay tại nhà văn không truyền tải được đến người đọc?... Chúng em và các cô - tức là những người ra đề - là hai thế hệ rất khác nhau; các cô không hiểu chúng em thì trái lại, chúng em cũng không hiểu những tác phẩm viết về cái thời các cô cũng chỉ bé như bọn em bây giờ...
Em nghĩ, đứng trước một tác phẩm văn học bao giờ cũng có ý kiến trái ngược khen – chê, hay-dở nhưng dường như học sinh bọn em chỉ có quyền thích, chỉ có quyền khen hay mà không có quyền nói lên chính kiến của mình, và việc phê bình văn học hình như chỉ là việc của các nhà phê bình. Phải chăng vì tư tưởng bảo thủ này mà suốt 63 năm qua, văn thơ của chúng ta chưa được mới? Nhìn ra, chỉ ra cái hay của một tác phẩm văn học đã khó, nhưng chỉ ra cái hạn chế, thiếu sót của tác phẩm ấy còn khó hơn nữa, vậy mà chưa bao giờ bọn em được tỏ rõ chính kiến của mình trong một bài thi cả, tất cả chỉ vì áp lực điểm số.
Em biết bài viết này của em là hoàn toàn lạc đề, em không chỉ ra được cái đẹp, cái hay của tác phẩm bởi em không thấy nó hay, không thấy nó đẹp. Em cũng biết bài văn này cũng không được điểm nào, nhưng em chỉ muốn nêu lên chính kiến của mình trước tác phẩm, cũng như những bức xúc của một HS, khi phải học một chương trình không phù hợp. Em không muốn phải viết những lời khen sáo rỗng về một tác phẩm mình không thích. Và em hy vọng các thầy cô sẽ linh hoạt hơn trong việc ra đề để bọn em tự do bày tỏ chính kiến, tự do yêu ghét một tác phẩm nào đó.
-------------------------------------------------Học sinh Nguyễn Phi Thanh, lớp 11A18 Trường THPT Việt Đức, Hà Nội
Kỳ thi học sinh giỏi các lớp không chuyên Hà Nội 18-3-2005
>> Một số biện pháp nhằm tiến tới cải cách triệt để và toàn diện nền giáo dục Việt Nam.
Cô học sinh Nguyễn Phi Thanh, lớp 11A18 Trường THPT Việt Đức, đã mạnh dạn, thẳng thắn bày tỏ chính kiến của mình về đề thi nói riêng, cách dạy và học môn văn trong nhà trường nói chung, dù biết bài thi chắc chắn sẽ nhận điểm liệt. Bài thi này không những gây ngạc nhiên cho hầu hết giáo viên, học sinh Hà Nội mà còn tạo được sự chú ý ở cả cơ quan Trung ương là Bộ GD-ĐT.
Đây có thể coi là một chuyện rất hy hữu trong các kỳ thi, cũng là một tiếng chuông báo động về cách dạy học môn văn nói riêng và cách dạy học “thầy đọc trò ghi”, “mưa từ trên xuống” nói chung trong trường phổ thông.
Với mong muốn cung cấp thông tin để các nhà văn hóa, nhà nghiên cứu, các thầy cô giáo cũng như phụ huynh và học sinh, những người quan tâm bày tỏ quan điểm, ý kiến về cách dạy và học môn văn nói riêng và dạy học ở bậc phổ thông nói chung, chúng tôi xin trích đăng bài thi của học sinh Nguyễn Phi Thanh và ý kiến của một chuyên viên phụ trách môn văn, Vụ THPT Bộ GD-ĐT.
Đề thi: Em hãy giới thiệu vẻ đẹp của tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc...
Bài làm
Nói đến Nguyễn Đình Chiểu, người ta thường nhớ đến một thầy giáo mù yêu nước, có tài thơ văn nhưng cuộc sống gặp nhiều bất hạnh. Nguyễn Đình Chiểu sáng tác khá nhiều, nổi tiếng là tập thơ Nôm “Lục Vân Tiên” và trong văn học lớp 11, chúng ta được làm quen với tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc. Bài tế được Nguyễn Đình Chiểu sáng tác để tưởng nhớ những chiến sĩ, những người nông dân đã hy sinh trong phong trào Cần Vương khi thực dân Pháp tấn công Gia Định, Sài Gòn.
Đề bài thi học sinh giỏi năm nay là “Giới thiệu vẻ đẹp của tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” nhưng thực sự em không hề thích tác phẩm này, như vậy em có thể viết hay được không? Em có thể chắc chắn rằng trong số 10 học sinh như em thì có 9 người cũng không thích tác phẩm này. Đơn giản bởi vì bọn em không sống trong thời chiến tranh, bọn em không thể rung động trước một bài tế khi mà thực sự bọn em đang sống trong thời bình. Bọn em không quay lưng với lịch sử, nhưng có nhiều cách để bọn em hiểu về lịch sử dân tộc hơn là phải học những bài tế khô khan, khó hiểu như thế này...
Em không thích tác phẩm này vì nó quá cứng nhắc, khó hiểu. Em đọc xong mà không hề có một chút xúc động hay xót thương, như vậy là lỗi tại em hay tại nhà văn không truyền tải được đến người đọc?... Chúng em và các cô - tức là những người ra đề - là hai thế hệ rất khác nhau; các cô không hiểu chúng em thì trái lại, chúng em cũng không hiểu những tác phẩm viết về cái thời các cô cũng chỉ bé như bọn em bây giờ...
Em nghĩ, đứng trước một tác phẩm văn học bao giờ cũng có ý kiến trái ngược khen – chê, hay-dở nhưng dường như học sinh bọn em chỉ có quyền thích, chỉ có quyền khen hay mà không có quyền nói lên chính kiến của mình, và việc phê bình văn học hình như chỉ là việc của các nhà phê bình. Phải chăng vì tư tưởng bảo thủ này mà suốt 63 năm qua, văn thơ của chúng ta chưa được mới? Nhìn ra, chỉ ra cái hay của một tác phẩm văn học đã khó, nhưng chỉ ra cái hạn chế, thiếu sót của tác phẩm ấy còn khó hơn nữa, vậy mà chưa bao giờ bọn em được tỏ rõ chính kiến của mình trong một bài thi cả, tất cả chỉ vì áp lực điểm số.
Em biết bài viết này của em là hoàn toàn lạc đề, em không chỉ ra được cái đẹp, cái hay của tác phẩm bởi em không thấy nó hay, không thấy nó đẹp. Em cũng biết bài văn này cũng không được điểm nào, nhưng em chỉ muốn nêu lên chính kiến của mình trước tác phẩm, cũng như những bức xúc của một HS, khi phải học một chương trình không phù hợp. Em không muốn phải viết những lời khen sáo rỗng về một tác phẩm mình không thích. Và em hy vọng các thầy cô sẽ linh hoạt hơn trong việc ra đề để bọn em tự do bày tỏ chính kiến, tự do yêu ghét một tác phẩm nào đó.
-------------------------------------------------Học sinh Nguyễn Phi Thanh, lớp 11A18 Trường THPT Việt Đức, Hà Nội
Kỳ thi học sinh giỏi các lớp không chuyên Hà Nội 18-3-2005