Ngô Xuân Bách
(ngô xuân bách)
New Member
Nếu bạn muốn có một việc làm như ý muốn thì ngoài trau dồi kiến thức chuyên môn, bạn cần chú ý đến một số vấn đề tâm lý nhà tuyển dụng để có được cuộc phỏng vấn đạt hiệu quả tốt nhất.
Đó là vào một buổi sáng đẹp trời tại ngân hàng Chase Mahhatan, John Maker, một sinh viên kinh tế mới ra trường, có một buổi phỏng vấn với ban lãnh đạo công ty. Ngồi đối diện với John là giám đốc nhân sự trên một chiếc bàn rộng, vẻ mặt nghiêm nghị. Ông muốn hỏi chuyện John để quyết định có nên cộng tác làm việc với anh hay không?
Những cuộc phỏng vấn như thế này dường như luôn là một thử thách thần kinh với John cũng như nhiều bạn trẻ mới tốt nghiệp đại học. Biểu hiện bên ngoài của họ thường là rất hồi hộp, đôi khi bối rối. Nhưng sự thật không cần như vậy. Điều quan trọng đối với các ứng viên là hãy nắm bắt tâm lý của nhà tuyển dụng để có được cuộc phỏng vấn đạt hiệu quả tốt nhất.
Với John Maker, với một số kiến thức trong lĩnh vực ngân hàng, anh hoàn toàn tự tin vào khả năng của mình. Tuy nhiên, vấn đề mấu chốt đối với John là anh đã tự đặt ra cho mình câu hỏi: Lúc này ông giám đốc nhân sự nghĩ gì? Ông đặt những câu hỏi gì cho mình với mục đích gì? Câu trả lời nào làm cho ông quyết định tốt cho mình? ở đây, John đã cố gắng đặt mình vào vị trí của nhà tuyển dụng để hướng đến một cuộc phỏng vấn xin việc thành công. Và John đã làm đúng. Anh đã được tuyển chọn trong số rất nhiều người. Giờ đây, John là một trong những nhân viên chủ chốt của Mahhatan Chase Bank.
Kinh nghiệm của John sẽ rất hữu ích trong quá trình xin việc làm. Trước hết, bạn nên nhớ rằng ông chủ mà bạn đang đối mặt trong đợt tuyển dụng cũng là một người dưới quyền một số người khác và những ông chủ lớn này lựa chọn họ để giao phó cho một trách nhiệm nào đó. Hành động, thái độ của họ bị trách nhiệm chi phối. Và họ nghĩ tới trách nhiệm đó trước hết khi họ tuyển một nhân viên mới. Cho nên, họ bận tâm nhất đến các vấn đề như bạn có thể giúp họ được tới mức nào? Bạn có thể trút một phần trọng trách của họ cho bạn không?
Khi nhà tuyển dụng hỏi bạn đã có những kinh nghiệm gì tức là họ muốn biết có thể giao phó cho bạn công việc gì, phải chỉ bảo thêm cho bạn những gì? Bạn học nghề có lâu không? Tự thích nghi có nhanh không? Có sẵn sàng nghe lời chỉ bảo để cải thiện không?
Còn khi nhà tuyển dụng hỏi bạn từ trước đến nay đã làm những công việc gì, trong bao lâu, tức là họ muốn biết bạn có thoả hiệp dễ dàng với người khác không, hay là luôn luôn bất mãn, gây sự với mọi người. Nhà tuyển dụng dò xét xem có dấu hiệu gì tỏ ra rằng bạn sẽ giúp việc được cho họ không, bạn có tinh thần hợp tác, tinh thần đồng đội không, bạn có lịch sự với khách hàng không? Nắm bắt được tâm lý này của nhà tuyển dụng, bạn sẽ có những câu trả lời phù hợp với mong muốn của họ. Và do vậy, bạn sẽ điểm cao đấy!
Thường thường, các nhà tuyển dụng sẽ muốn dò xét ở bạn ba điểm chính yếu đó là bạn có lành nghề không?; Có thiện chí không?; Có biết thoả hiệp không? Bạn nên cho nhà tuyển dụng thấy bạn có thể đáp ứng đủ ba yếu tố trên. Có như thế, trong con mắt các nhà tuyển dụng, bạn sẽ có "trọng lượng" hơn rất nhiều.
Ngoài ra, một vấn đề quan trong đặt ra đối với bạn mà các nhà tuyển dụng cũng rất muốn biết đó là nếu được làm việc thì thái độ của bạn sẽ như thế nào? Bạn có thực sự tâm huyết với công việc không? Những lúc này, bạn nên tự hỏi: Khi một bạn đồng sự giúp ta trong một việc khó khăn thì ta nên đối xử với họ ra sao? Tất nhiên là ta phải biết ơn người đó và nghĩ cách giúp lại, có vậy mới là người biết phải trái.
Các giám đốc công ty hay trưởng phòng nhân sự có quyền tuyền tuyển dụng bạn cũng chỉ là người thường như bạn mà thôi. Họ cũng muốn làm việc với ai nghĩ đến quyền lợi của họ. Điều này khá quan trọng đấy. Bạn cần nắm bắt được tâm lý này để biểu thị cho họ thấy bạn sẵn sàng bằng mọi cách giúp đỡ họ làm được cái phần khó khăn đó trong công việc của họ.
Tóm lại, nếu bạn muốn có một việc làm như ý muốn thì ngoài trau dồi kiến thức chuyên môn, bạn cần chú ý đến một số vấn đề tâm lý nhà tuyển dụng. Bạn đừng quên một số lời khuyên sau đây:
Thứ nhất, người chủ sử dụng lao động nào cũng muốn bạn giúp đỡ họ một cách đắc lực trong nhiệm vụ của mình. Bạn hãy thể hiện cho họ biết bạn sẵn sàng làm điều này.
Thứ hai, khi tuyển một nhân viên mới, nhà tuyển dụng muốn biết liệu người xin việc có đủ khả năng không, có thiện chí làm việc không, có giao tiếp với bạn đồng sự và biết chiều chuộng tốt khách hàng không? Nếu họ thấy ở bạn những điểm này thì họ sẽ chấm bạn điểm cao hơn.
Thứ ba, các nhà tuyển dụng thích những nhân viên có sáng kiến và làm việc mà không cần mỗi phút, mỗi ngày cứ phải kiểm soát.
Thứ tư, các nhà tuyển dụng cũng có tính tự ái của riêng mình. Do vậy, trong một cuộc phỏng vấn, sẽ tốt hơn cả nếu bạn không phàn nàn về bất cứ vấn đề gì cả.
Thứ năm, các nhà tuyển dụng thường muốn hiểu nhanh và quyết định nhanh về năng lực ứng viên. Bạn đừng trình bày một lúc nhiều vấn đề với họ, trước khi trình bày một vấn đề nào phải suy nghĩ kỹ để tìm một giải pháp đã.
Thứ sáu, các ông chủ chỉ muốn ta làm việc có kết quả, chứ không muốn ta làm việc dở mà viện cớ thì giỏi. Bạn hãy cho họ thấy bạn là một người quan niệm rằng: Chỉ có kết quả mới là đáng nể.
Những lời khuyên này được đúc rút từ người đã từng ở vị trí nhà tuyển dụng. Do vậy, bạn hãy tin tưởng chúng! Vì chính công việc trong tương lai, bạn hãy hiểu tâm lý của các nhà tuyển dụng để có những ứng xử cho phù hợp!
Đó là vào một buổi sáng đẹp trời tại ngân hàng Chase Mahhatan, John Maker, một sinh viên kinh tế mới ra trường, có một buổi phỏng vấn với ban lãnh đạo công ty. Ngồi đối diện với John là giám đốc nhân sự trên một chiếc bàn rộng, vẻ mặt nghiêm nghị. Ông muốn hỏi chuyện John để quyết định có nên cộng tác làm việc với anh hay không?
Những cuộc phỏng vấn như thế này dường như luôn là một thử thách thần kinh với John cũng như nhiều bạn trẻ mới tốt nghiệp đại học. Biểu hiện bên ngoài của họ thường là rất hồi hộp, đôi khi bối rối. Nhưng sự thật không cần như vậy. Điều quan trọng đối với các ứng viên là hãy nắm bắt tâm lý của nhà tuyển dụng để có được cuộc phỏng vấn đạt hiệu quả tốt nhất.
Với John Maker, với một số kiến thức trong lĩnh vực ngân hàng, anh hoàn toàn tự tin vào khả năng của mình. Tuy nhiên, vấn đề mấu chốt đối với John là anh đã tự đặt ra cho mình câu hỏi: Lúc này ông giám đốc nhân sự nghĩ gì? Ông đặt những câu hỏi gì cho mình với mục đích gì? Câu trả lời nào làm cho ông quyết định tốt cho mình? ở đây, John đã cố gắng đặt mình vào vị trí của nhà tuyển dụng để hướng đến một cuộc phỏng vấn xin việc thành công. Và John đã làm đúng. Anh đã được tuyển chọn trong số rất nhiều người. Giờ đây, John là một trong những nhân viên chủ chốt của Mahhatan Chase Bank.
Kinh nghiệm của John sẽ rất hữu ích trong quá trình xin việc làm. Trước hết, bạn nên nhớ rằng ông chủ mà bạn đang đối mặt trong đợt tuyển dụng cũng là một người dưới quyền một số người khác và những ông chủ lớn này lựa chọn họ để giao phó cho một trách nhiệm nào đó. Hành động, thái độ của họ bị trách nhiệm chi phối. Và họ nghĩ tới trách nhiệm đó trước hết khi họ tuyển một nhân viên mới. Cho nên, họ bận tâm nhất đến các vấn đề như bạn có thể giúp họ được tới mức nào? Bạn có thể trút một phần trọng trách của họ cho bạn không?
Khi nhà tuyển dụng hỏi bạn đã có những kinh nghiệm gì tức là họ muốn biết có thể giao phó cho bạn công việc gì, phải chỉ bảo thêm cho bạn những gì? Bạn học nghề có lâu không? Tự thích nghi có nhanh không? Có sẵn sàng nghe lời chỉ bảo để cải thiện không?
Còn khi nhà tuyển dụng hỏi bạn từ trước đến nay đã làm những công việc gì, trong bao lâu, tức là họ muốn biết bạn có thoả hiệp dễ dàng với người khác không, hay là luôn luôn bất mãn, gây sự với mọi người. Nhà tuyển dụng dò xét xem có dấu hiệu gì tỏ ra rằng bạn sẽ giúp việc được cho họ không, bạn có tinh thần hợp tác, tinh thần đồng đội không, bạn có lịch sự với khách hàng không? Nắm bắt được tâm lý này của nhà tuyển dụng, bạn sẽ có những câu trả lời phù hợp với mong muốn của họ. Và do vậy, bạn sẽ điểm cao đấy!
Thường thường, các nhà tuyển dụng sẽ muốn dò xét ở bạn ba điểm chính yếu đó là bạn có lành nghề không?; Có thiện chí không?; Có biết thoả hiệp không? Bạn nên cho nhà tuyển dụng thấy bạn có thể đáp ứng đủ ba yếu tố trên. Có như thế, trong con mắt các nhà tuyển dụng, bạn sẽ có "trọng lượng" hơn rất nhiều.
Ngoài ra, một vấn đề quan trong đặt ra đối với bạn mà các nhà tuyển dụng cũng rất muốn biết đó là nếu được làm việc thì thái độ của bạn sẽ như thế nào? Bạn có thực sự tâm huyết với công việc không? Những lúc này, bạn nên tự hỏi: Khi một bạn đồng sự giúp ta trong một việc khó khăn thì ta nên đối xử với họ ra sao? Tất nhiên là ta phải biết ơn người đó và nghĩ cách giúp lại, có vậy mới là người biết phải trái.
Các giám đốc công ty hay trưởng phòng nhân sự có quyền tuyền tuyển dụng bạn cũng chỉ là người thường như bạn mà thôi. Họ cũng muốn làm việc với ai nghĩ đến quyền lợi của họ. Điều này khá quan trọng đấy. Bạn cần nắm bắt được tâm lý này để biểu thị cho họ thấy bạn sẵn sàng bằng mọi cách giúp đỡ họ làm được cái phần khó khăn đó trong công việc của họ.
Tóm lại, nếu bạn muốn có một việc làm như ý muốn thì ngoài trau dồi kiến thức chuyên môn, bạn cần chú ý đến một số vấn đề tâm lý nhà tuyển dụng. Bạn đừng quên một số lời khuyên sau đây:
Thứ nhất, người chủ sử dụng lao động nào cũng muốn bạn giúp đỡ họ một cách đắc lực trong nhiệm vụ của mình. Bạn hãy thể hiện cho họ biết bạn sẵn sàng làm điều này.
Thứ hai, khi tuyển một nhân viên mới, nhà tuyển dụng muốn biết liệu người xin việc có đủ khả năng không, có thiện chí làm việc không, có giao tiếp với bạn đồng sự và biết chiều chuộng tốt khách hàng không? Nếu họ thấy ở bạn những điểm này thì họ sẽ chấm bạn điểm cao hơn.
Thứ ba, các nhà tuyển dụng thích những nhân viên có sáng kiến và làm việc mà không cần mỗi phút, mỗi ngày cứ phải kiểm soát.
Thứ tư, các nhà tuyển dụng cũng có tính tự ái của riêng mình. Do vậy, trong một cuộc phỏng vấn, sẽ tốt hơn cả nếu bạn không phàn nàn về bất cứ vấn đề gì cả.
Thứ năm, các nhà tuyển dụng thường muốn hiểu nhanh và quyết định nhanh về năng lực ứng viên. Bạn đừng trình bày một lúc nhiều vấn đề với họ, trước khi trình bày một vấn đề nào phải suy nghĩ kỹ để tìm một giải pháp đã.
Thứ sáu, các ông chủ chỉ muốn ta làm việc có kết quả, chứ không muốn ta làm việc dở mà viện cớ thì giỏi. Bạn hãy cho họ thấy bạn là một người quan niệm rằng: Chỉ có kết quả mới là đáng nể.
Những lời khuyên này được đúc rút từ người đã từng ở vị trí nhà tuyển dụng. Do vậy, bạn hãy tin tưởng chúng! Vì chính công việc trong tương lai, bạn hãy hiểu tâm lý của các nhà tuyển dụng để có những ứng xử cho phù hợp!