Ẩm thực qua ca dao và thơ....

Chu Anh Duy
(boytotbung)

Điều hành viên
Lục lọi lại thư từ của ba mẹ, mình tìm thấy câu này trong thư ba gửi cho mẹ, từ những năm 197X, vậy mà đã có vẻ nhuốm màu thời gian xưa cổ:


Yêu anh nấu cháo lá đa
Nấu chè ngải cứu, pha trà râu ngô


Toàn là vị thuốc. Ngon và bổ biết mấy. Chứa chan bao tình cảm khi tự tay nấu những món ăn đó cho người mình yêu.
Cách đây mấy hôm, một anh bạn mình ngân nga câu này

Yêu chồng nấu cháo le le
Nấu canh thiên lý, nấu chè khoai môn.


Cũng lại toàn món ăn ngon và bổ.
Còn câu này thì khiến cho người đọc cũng cảm nhận được hạnh phúc gia đình của đôi vợ chồng nhà ấy:


Râu tôm nấu với ruột bầu
Chồng chan vợ húp, gật gù khen ngon


Nhưng trong đời sống vợ chồng, không phải lúc nào cũng êm đềm, xuôi dòng mát mái. Có câu này, nghe chừng rất "gay cấn":

Măng chua nấu với gà đồng
Chơi nhau một mẻ xem chồng về ai


Xem ra vũ khí của "hai người" khá đơn giản, nhưng lại đòi hỏi cần có sự khéo léo và tinh tế. Chả thế,người ta nói, tình yêu của đàn ông đi qua dạ dày.

sưu tầm ... hì hì ,,,,
 
nhà văn Thạch Lam,trong Tự Lực Văn Đoàn đã viết một cuốn sách đại khái nhìn về cách cầm đũa,đưa thìa lên húp canh và nhất là nhìn về cách thức người ta ăn có thể biết được họ thuộc hạng người nào "Bảo cho tôi biết anh ăn gì,tôi sẽ nói anh là người thế nào"..Ở bên Tây,nhà văn hóa đương đại Lgor de garine cũng đã viết tương tự :" Hãy cho tôi biết anh ăn uống như thế nào,tôi sẽ cho hay anh là ai"..
Quay trở lại ca dao và thơ ca,có câu này:
Đầu năm ăn quả thanh yên
Cuối năm ăn bưởi cho nên đèo bòng

Câu ca dao ý nhị này nói lên sự thật là ăn uống rất ảnh hưởng đến tình cảm giữa người và người[:D]..
Còn có một câu đọc thấy rất hay :
Ví dù chồng rẫy vợ chê
Ăn khoai Nội Bái thì về với nhau

Đấy...miếng ngon cũng đôi khi hàn gắn tình cảm của vợ với chồng[:D]
Còn câu này:
Cá nục nấu với dưa hồng
Lờ đờ có kẻ mất chồng như chơi
.
Ăn uống cũng quan trọng lắm,ảnh hưởng đến sức khoẻ,tình cảm..v.v..và quan trọng là qua cách ăn uống bộc lộ tính nết:
"Bánh đúc bẻ ba
Mắn tôm quệt ngược
Cửa nhà tan hoang
"

sưu tầm
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Lại nói tiếp chuyện tình cảm thông qua những ngôn từ ẩm thực trong ca dao.


Bao giờ em đi lấy chồng?
Để anh mua cốm, mua hồng sang sêu
Không ngờ em đã lấy chống
Để cốm anh mốc, để hồng long tai
Tưởng rằng long một, long hai
Không ngờ long cả trăm hai quả hồng.


Đi sêu bằng Cốm và Hồng, là hai thứ rất sang trọng và quí , nhà nào có con gái được nhà trai đi sêu bằng các thức này hẳn sẽ tự hào lắm lắm. Ấy vậy mà, anh chàng kia đâu có được hưởng hạnh phúc đó. Chàng ta thất tình. Cô gái đã đi lấy chồng. Nỗi đau, nỗi mất mát tưởng như "long một, long hai" ai dè đó là cả một nỗi đớn đau to lớn. Có lẽ yêu cũng đến vậy là cùng, thất tình đến thế cũng là cùng.
Còn đây là niềm hạnh phúc giản đơn của đôi vợ chồng vùng biển trong thường nhật. Vợ xới thêm cho chồng bát cơm nữa:

Cơm trắng ăn với khô khoai
Chồng hoà, vợ thuận, ăn hoài quên no.


Có những hạnh phúc và niềm vui khiến người ta quên đói, cũng lại có cái hạnh phúc khiến người ta quên no. Không hiểu "khô" có đúng là một món ăn được chế biến từ một loại cá biển nào đó không nhỉ? Đâu cần phải ăn yến, ăn vây, đâu cần phải cao lương mĩ vị gì cơ chứ.
Còn ngày Tết thì sao?
Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ
Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh
Bấy nhiêu thôi mà tạo nên cả một không khí xuân, sắc màu xuân và hương vị xuân.
Và nó cũng trở thành nỗi nhớ của người đi xa quê hường, người thương :

Anh đi anh nhớ quê nhà
Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương
Nhớ ai dãi nắng, dầm sương
Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao


Dù có đi xa, anh vẫn nhớ em. Nỗi nhớ về em mộc mạc và giản dị như nỗi nhớ về cà, về tương. Nỗi nhớ ấy không nguôi hình ảnh tảo tần, đảm đang sớm khuya không quản ngại.
Lạ thật, có bao món ăn ngon khác lại không gợi lên cho người ta nỗi nhớ bằng những thứ mộc mạc như cà, như tương. Phải chăng hình ảnh quê hương đã ẩn mình trong đó.


st
 
Nói về tình cảm đối với cha mẹ, có câu:
Trời mưa cho ướt lá dừa
Cho tươi liếp cải cho vừa lòng em
Cho em hái đọt rau dền
Nấu tô canh nấm dâng lên mẹ già

Còn đây nữa, tình cảnh mẹ ghẻ con chồng:
Mấy đời bánh đúc có xương
Mấy đời dì ghẻ lại thương con chồng


Mà cũng thật thâm thúy khi nói với nhau rằng:
Rủ nhau xuống biển mò cua
Đem về nấu quả mơ chua trên rừng
Em ơi , chua ngọt đã từng
Non xanh , nước biếc xin đừng quên nhau


Trình độ "tỉnh tò" của các anh ngày nay còn thua kém các cụ xa:
Cầm tay em như ăn bì nem gỏi cuốn
Dựa lưng nàng như uống chén rượu ngon



Ai dám bảo con gái ngày xưa là "khuê môn bất xuất"? Khi yêu thì cũng:
Đói lòng ăn một trái sim
Uống lưng bát nước đi tìm người thương


Chuyện đời sống vợ chồng trong xã hội xưa, tam thê tứ thiếp là điều khó tránh khỏi, vì vậy "cuộc chiến" không kém phần "tương tàn", không khéo thì sẽ lâm vào cảnh:
Cá nục nấu với dưa hồng
Lơ mơ có kẻ mất chồng như chơi


Tuy nhiên, không phải người vợ nào cũng có máu "hà đông", cũng có nhưng người theo kiểu "lạt mềm buộc chặt"
Chàng ơi, giận thiếp mà chi
Thiếp như cơm nguội phòng khi đói lòng


Và cũng có người rất ư chiều chồng:
Đốt than nướng cá cho vàng
Lấy tiền mua rượu cho chàng uống chơi


Tuy nhiên, lắm khi gặp cảnh dở dang, đành phải thú thật rằng:
Nước mắm ngon dằm con cá liệt
Em có chồng nói thiệt anh hay


sưu tầm
 
Trong ca dao, có biết bao nhiêu câu dùng hình ảnh ẩm thực để thề thốt, ví von. Ông bà ta xưa thật ý nhị, tinh tế, m à cũng sâu sắc lắm.


Tay bưng chén muối đĩa gừng
Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau

Bữa ăn có cá cùng canh
Anh chưa mát dạ bằng anh thấy nàng


Bao giờ chạch đẻ ngọn đa
Sáo đẻ dưới nước thì ta lấy mình
Bao giờ cây cải làm đình
Gỗ lim thái ghém thì mình lấy ta
Còn đây là những kinh nghiệm đượcđúc kết qua bao đời


Ví dầu cá lóc nấu canh
Bỏ tiêu cho ngọt, bỏ hành cho thơm
Ví dầu cá bống đánh đu
Tôm càng hát bội, cá thu cầm chầu


Đôi khi mi ếng ăn mà sao chua chát thế:


Đói lòng ăn nắm lá sung
Chồng một thì lấy, chồng chung thì đừng
Đói lòng ăn nửa trái sim
Uống lưng bát nước đi tìm người thương
Đói lòng nuốt trái khổ qua
Nuốt vô sợ đắng, nhả ra con bạn cười


Còn đây là tấm lòng thơm thảo của người con với mẹ già

Ví dầu tình bậu muốn thôi
Bậu gieo tiếng dữ cho rồi bậu ra
Bậu ra bậu lấy ông câu
Bậu câu cá bống chặt đầu kho tiêu
Kho tiêu kho ớt kho hành
Kho ba lượng thịt để dành mẹ ăn
Ba tiền một khúc cá buôi
Cũng mua cho được mà nuôi mẹ già
Đói lòng ăn đọt chà là
Để cơm nuôi mẹ, mẹ già yếu răng
Thuở nhỏ, hay được nghe câu này, thấy ngồ ngộ, hay hay.

Con gà cục tác lá chanh
Con lợn ủn ỉn mua hành cho tôi
Con chó khóc đứng khóc ngồi
Bà ơi đi chợ mua tôi đồng riềng
Con trâu nhìn ngả nhìn nghiêng
Xin đừng mua riềng mua tỏi cho tôi

Câu này có thể coi là kiến thức căn bản về chuyện nấu nướng của nhân dân ta,ý nói lên thịt nào thì đi với gia vị ấy,thịt gà chặt thành miếng hình quân cờ muốn ngon phải có ít lá chanh thái mỏng phủ lên trên,thịt chó không thể thiếu vị riềng,thịt trâu mang tính "hàn" nên cần bổ xung vị "nóng" là tỏi.


sưu tầm
 
Chỉnh sửa lần cuối:

Còn đâyđặc sản của các vùng được quảng cáo rất ghê



Đồng Tháp Mười cò bay thẳng cánh
Nước Tháp Mười lóng lánh cá tôm
Muốn ăn bôn súng mắm kho
Thì vô Đồng Tháp ăn no đã thèm
Biên Hòa có bưởi Thanh Trà
Thủ Đức nem nướng, điện Bà Tây Ninh
Gò Công giáp biển, nổi tiếng mắm tôm chà
Mắm tôm chua ai ai cũng chắt lưỡi hít hà
Saigon, chợ Mỹ ai mà không hay
Gạo Ba Thắt trắng như bông bưởi
Nước phông-tên tiền rưỡi một đôi
Sai gon vui lắm em ơi
Lấy chồng về đó một đời sướng thân
 
Đạo lý sống trên đờiđược nhắc đến nhiều. Đạo làm chồng, làm vợ, làm con, đạo làm Người.
Đôi khi ta không ngờ đến, nhưng đọc lên mới thấy thấm thía thế, thuyết phục thế, đủ lý đủ tình đến vậy. Mà không thuyết phục sao cho được, khi đó toàn là những câu ca dao được dân gian đúc kết qua bao đời với bao trải nghiệm. Lạ một cái, ví von hình ảnh là vậy, mà chỗ nào cần “nói thẳng, nói thật” thì vẫn cứ nói thẳng, dẫu có phần cay đắng, nghiệt ngã.


Ăn sao cho được mà mời
Thương sao cho được vợ người mà thương
Ăn cây sung ngồi gốc cây sung
Lấy anh thì lấy, nằm chung không nằm
Bé nhưng mà bé hạt tiêu
Bé cay bé đắng bé xiêu lòng người

Cá không ăn muối cá ươn
Con cãi cha mẹ trăm đường con hư

Chanh chua thì khế cũng chua
Chanh bán có muà, khế bán quanh năm

Công anh làm rể có tài
một mình ăn hết mười hai vại cà
giếng đâu thì dắt anh ra
kẻo mà anh chết theo cà nhà em

Của chua ai nấy cũng thèm
Em cho chị mượn chồng em vài ngày
Chồng em đâu phải trâu cày
Mà cho chị mượn cả ngày lẫn đêm

Của mình mình giữ bo bo
Của người thì thả cho bò ăn no

Gạo ngon nấu cháo chưa nhừ
Mặt chị có thẹo ảnh chừa đôi bông
Giàu đâu đến kẻ ngủ trưa
Sang đâu đến kẻ say sưa rượu chè

Kẻ bằm chả, người gói nem
Kẻ dệt trướng, người thêu rèm, ngang nhau

Khách đến nhà, chẳng gà thì vịt
 
Lại nói về hình ảnh người phụ nữ trong ca dao và trong ẩm thực. Phụ nữ luôn được coi là “tổ ấm” (đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm), là người lo cơm lành canh ngọt cho gia đình.
Dịu dàng, chịu thương chịu khó, và rất chiều chồng:


Đốt than nướng cá cho vàng
Lấy tiền mua rượu cho chàng uống chơi


Đấy là khi “đó” với “đây” đã về ching một mái ấm. Ta hãy xem người phụ nữ thất tình:
……….

Má ôi con má thất tình
Ăn khay trầu quế, uống chình rượu hương


Có thể nói phụ nữ xưa và nay cũng không có gì khác biệt lắm về đời sống tình cảm. Này, thất tình thì uống rượu (ngày nay cũng thế đó thôi!). Này là ghen tuông:

Ớt nào là ớt chẳng cay
Gái nào là gái chẳng hay ghen chồng
Vôi nào là vôi không nồng
Gái nào là gái có chồng chẳng ghen
Này, hãy nghe nàng hờn trách. Nghe nhẹ như không nhưng mà thấm thía lắm đấy
Buổi chợ đông con cá đồng anh chê lạt
Buổi chợ tan rồi con tép bạc anh cũng khen ngon


Rau răm hái ngọn còn tươi
Lạng nghe anh nói mấy lời mà cay
Kể chi những chuyện trước đây
Lòng em tưởng những núi này, non kia


Rồi khi về nhà chồng, ai cũng vậy thôi, lòng vả cũng như lòng sung, lấy chồng, ai chả mong được chồng yêu, chồng chiều

Nàng dâu khôn lanh, nấu canh cho ngọt
Canh sôi hớt bọt, thêm ớt rắc tiêu
Mẹ chồng cay đắng đủ điều
Mẹ ghét cứ ghét, chồng chiều cũng vui


Và khi người phụ nữ yêu, cũng quyết liệt, liều lĩnh như ai:

Muốn ăn cơm trắng cá kho
Trốn cha, trốn mẹ xuống đò thăm anh
Một thương hai nhớ ba sầu
Cơm ăn chẳng được, ăn trầu cầm hơi
Thương chàng lắm lắm chàng ơi
Biết đâu thanh vắng mà ngồi thở than


ước muốn đôi khi tưởng như rất nhỏ nhoi nh ưng rất đời thường


Mẹ mong gả thiếp về vườn
Ăn bông bí luộc, dưa hường nấu canh
Lấy chồng làm lẽ khỏi lo
Cơm nguội đầy rá, cá kho đầy nồi


Số phận người phụ nữ mong manh l ắm, yếu đuối lắm mà vượt qua bao thăng trầm, khổ ải.

Tiếc thay hột gạo trắng ngần
Đã vo nước đục, lại vần than rơm


Đọc hai câu trên bất giác ta lại nhớ tới nàng Kiều. Hơn 300 năm qua, biết bao giấy mực đã ca ngợi, cảm th ông, xót xa… cùng số phận của Ki ều.
Người phụ nữ Việt Nam là như thế đấy.
 
Mời các trang nam nhi đọc những câu này. Viết về rượu và người uống rượu đấy.


Một ly nhâm nhi tình bạn
Hai ly uống cạn lòng sầu
Ba ly mũi chảy tới râu
Bốn ly ngồi đâu gục đó
Năm ly cho chó ăn chè
Sáu ly vợ đè cạo gió
Rượu lạt uống lắm cũng say
Người khôn nói lắm, dẫu hay cũng nhàm

Rượu nằm trong nhạo chờ nem
Qua nằm thuyền vắng chờ em một mình


Tay tiên rót chén rượu đào
Đổ đi thời tiếc, uống vào thời say


Chén rượu có lúc vơi, lúc đầy, lúc nhạt, lúc ngà ngà men. Uống ít thì còn là người uống rượu, uống nhiều lại hoá rượu uống người.
 
Nói về chuyện uống rượu còn có câu này mang tính chất văn nghệ hơn:


Tay cầm bầu rượu nắm em
Mãi vui quên hết lời em dặn dò


Câu trên nghe như là một lời xin lỗi,một lời biện hộ nhẹ nhàng nhưng tha thiết của một bợm nhậu sau một cuộc vui khi hắn trở về nhà...
Trong dòng thơ rượu có lẽ nổi tiếng nhất là thơ của Lý Bạch,một nhà thơ ở thời đường,một người có tính cách phóng khoáng,ngao du tứ hải với một bầu rượu,một túi thơ và một thanh kiếm:

Bồ đào mỹ tửu dạ quang bôi
Dục ẩm tỳ bà mã thượng thôi
Túy ngọa sa đường quân mạc tiếu
Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi


(rượu ngon dâng chén ngọc
Muốn say tỳ bà giục
Ngủ quên trên lưng ngựa
Chinh chiến mấy kẻ về
Xưa nay đời vẫn thế)
 

Ẩm thực trong thơ Hồ Xuân Hương.


Được mệnh danh là bà Chúa thơ nôm, là người đàn bà phong kiến nổi loạn. Nhưng đọc thơ của bà, trộm nghĩ, dù có nổi loạn đến mấy, bà vẫn mang phong cách của một người phụ nữ phương Đông. Hãy đọc thơ bà mà xem, bà mượn những vật thông thường vô thuởng vô phạt để nói ra điều không nên, không thể, không được nói ra. Cái tài hoa của người phụ nữ đó thể hiện qua cách dùng ẩn dụ tài tình, vừa ngụ trong phong cảnh mỹ miều những điều trần trụi bản năng, vừa bằng lời lẽ bình dân thẳng thừng thể hiện những khát vọng cao cả. Có thể nói đó là sự phản kháng âm thầm mà mãnh liệt của một phụ nữ. Thơ bà sâu sắc (nore không muốn dùng từ thâm thuý) lắm, mà hóm hỉnh lắm, hài hước lắm mà bi kịch lắm. Tưởng như nhà thơ ví von thân phận của mình thôi, nhưng đó lại chình là thân phận của người phụ nữ xưa kia.

Bánh Trôi Nước
Thân em vừa trắng lại vừa tròn,
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son

Bánh trôi khi luộc trải qua chìm nổi mấy lần trong nước mới chín.
Còn tấm lòng son: Bánh trôi khi luộc chín thì nhân đường bánh trôi ở giữa đỏ thắm như son: ví với người con gái dù có long đong ba chìm bảy nổi, vẫn giữ tấm lòng thành thực trong tình yêu

Quả Mít
Thân em như quả mít trên cây,
Vỏ nó sù sì, múi nó dày.
Quân tử có yêu thì đóng cọc,
Xin đừng mân mó nhựa ra tay.

Đóng cọc: Cọc đóng sâu vào nõ quả mít đem phơi nắng cho chóng chín.

Giếng Nước
Ngõ ngang thăm thẳm tới nhà ông
Giếng tốt thanh thơi, giếng lạ lùng.
Cầu trắng phau phau đôi ván ghép,
Nước trong leo lẻo một dòng thông.
Cỏ gà lún phún leo quanh mép,
Cá diếc le te lách giữa dòng.
Giếng ấy thanh tân ai chẳng biết,
Ðố ai dám thả nạ dòng dòng.

Con ốc nhồi
Bác mẹ sinh ra phận ốc nhồi
Đêm ngày lăn lóc đám cỏ hôi,
Quân tử có thương thì bóc yếm
Xin đừng ngó ngoáy lỗ trôn tôi.

Miếng Trầu
Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi
Này của Xuân Hương mới quệt rồi
Có phải duyên nhau thì thắm lại
Đừng xanh như lá bạc như vôi!
 
Đặc sản miền Trung qua ca dao - tục ngữ


Dải đất duyên hải miền Trung nhỏ hẹp chạy dài từ Thanh Hóa đến Bình Thuận. Mỗi địa phương đều có phong tục tập quán, thổ săn khác nhau và miếng ngon vật lạ chẳng bao giờ thiếu vắng. Bởi vậy, nhiều đặc sản từng vùng, từ món ăn bình dân cho đến các loại sơn hào hải vị được khách sành ăn chọn lựa, phẩm bình. Nhiều đặc sản đã nổi tiếng từ ngàn xưa và đã đi vào văn thơ dân gian.

Ở Thanh Hóa có:

Hà Trung mạch phạn
Ngự lĩnh kê thang (Huế)

(Cơm nếp Hà Trung
Cháo gà núi Ngự)

Hoặc ở Nghệ An xưa nay nổi tiếng với:

Cam xã Đoài
Xoài Bình Định

Hay:

Ra đi anh nhớ Nghệ An,
Nhớ Thanh Chương ngon nhút, nhớ Nam đàn thơm tương.

"Nhút Thanh Chương, tương Nam Đàn" đã gợi nhớ biết bao kẻ tha hương.

Ở vùng đầu nguồn Lam Giang, còn có những đặc sản của vùng cao như :

Tiếng đồn cá mát sông Găng,
Dẻo thơm ba lá, ngon măng chợ Cồn.

Vô đến Quảng Bình thì có các loại sơn hào hải vị, là những món "thượng thừa" trong khoa ẩm thực.

Yến sào Vinh Sơn
Cửu khổng cửa Ròn
Nam sâm Bố Trạch
Cua gạch Quảng Khê

Sò nghêu quán Hàn...
Rượu dâu Thuận Lý...

Đến Thừa Thiên - Huế, sẽ được dịp thưởng thức các loại trái cây ngọt ngào, thơm ngon:

Quýt giấy Hương Cần
Cam đường Mỹ Lợi
Vải trắng cung diên

Nhãn lồng phụng tiêu
Đào tiên Thế miếu
Thanh trà Nguyệt biếu
Dâu da làng truồi
Hạt sen hồ Trịnh...

Khi táo xứ Quảng thì được dịp thưởng thức tiếp các món:

Nem chả Hóa Vang
Bánh tổ Hội An
Khoai lang Trà Kiệu
Thơm rượu Tam kỳ...

ở thượng nguồn Quảng Nam - Đà Nẵng còn có:

Quế sơn cam mít mấy từng
Thương bòn bon Đại lộc, nhớ rượu cần Trà mi

Trái bòn bon hay còn gọi là trái Nam trân rất quý hiếm, ngày xưa thuộc loại "tiến kinh", nay thì được nhắc nhở qua câu hò tâm tình mà ý nhị:

Trái bòn bon trong tròn ngoài méo
Trái sầu đâu trong héo ngoài tươi
Em thương anh ít nói ít cười
Ôm duyên ngồi đợi chín mười con trăng...

Trong khi cô nàng ôm duyên ngồi đợi thì các bạn đã lặn lội vào đất Quảng Ngãi nổi tiếng với món "don", ngon nhất là "don Vạn Tượng"

Cô gái làng Son,
Không bằng tô don Vạn tượng!

Và, một đặc sản của vùng sông nước không thể bỏ qua, đó là "cá bống" sông Trà Khúc.

Em đi em nhớ quê nhà,
Nhớ con cá bống sông Trà kho tiêu

Còn món ngọt nổi tiếng thời có:

Mứt gừng Đức Phổ
Bánh nổ Nghĩa Hành
Đậu xanh Sơn Tịnh

Nói chung, xứ Quảng nổi tiếng là đất mía đường, các bạn sẽ được người đẹp ở đây mới đón hết sức ngọt ngào như mật:

Ai về Quảng Ngãi quê ta,
Mía ngon đường ngọt trắng ngà dễ ăn
Mạch nha, đường phổi, đường phèn
Kẹo gương thơm ngọt ăn quen lại ghiền

Đến Bình Định, quê hương miền đất võ, thì có:

Gỏi chính Châu Trúc
Bánh tráng Tam quan
Nón lá Gò Găng
Nem chua chợ huyện

Và thêm món chả cá Đề gi được mọi người ca tụng:

Ai về qua cửa Đề gi,
Nghe mùi chả cá chân đi không đành

Bình Định còn là quê hương của xứ dừạ Dừa Tam quan mọc như rừng, với câu ca truyền tụng từ bao đời naỵ

Công đêm công uổng công thừa
Công đâu gánh nước tưới dừa Tam quan

Từ xưa, Bình Định là xứ lắm cá mắm.

Nước mắm ngon thì không đâu bằng:

Gò Bồi có nước mắm thơm
Ai đi cũng nhớ cá tôm Gò Bồi

Nhiều nhất là cá chuồn, phải nhắn nhủ người vùng cao Tây Nguyên - nơi có nhiều măng le ngon - đem về miền biển để trao đổi, mua bán:

Ai về nhắn với nẫu nguồn
Măng le gởi xuống, cá chuồn gửi lên

Từ Bình Định vượt đèo Cù Mông vào đất Phú Yên - nơi nổi tiếng có xoài ngon Đá Trắng - được nhắc nhở qua câu:

Xoài Đá Trắng
Sắn Phương lụa

Phú Yên cũng là xứ mía đường, nhiều chẳng thua gì Quảng Ngãi - nhất là vùng La Hai, Đồng Bò.

Tiếng đồn chợ Xẩm nhiều khoai,
Đất đỏ nhiều bắp, La Hai nhiều đường.

Nổi tiếng nhất phải kể đến sò huyết ở đầm Ô Loan, huyện Tuy An và cước cá Phú Câu ở thị xã Tuy Hòa, đã được thi sĩ Tản Đà ca tụng:

"Phú câu cước cá, Ô Loan miếng hàn"

Vô Khánh Hòa, nơi có nhiều di tích danh lam, phảng phất những nét kiến trúc của nền văn minh Chămpa, có thành phố Nha Trang thơ mộng .... cũng có lắm hải vị sơn hào, như:

Yến sào hòn Nội
Vịt lội Ninh Hòa
Tôm hùm Bình ba (Cam Ranh)
Nai khô Thiên Khánh
Cá tràu Võ Cạnh
Sò huyết Thủy triều (Cam Ranh)

Vào đến Phan Rí, Phan Thiết là quê hương của cá mắm ngon được cả nước truyền tụng. Nhờ cà mắm nhiều mà có lắm cuộc tình duyên mặn mà và dí dỏm:

Cô kia bới tóc cánh tiên
Ghe bầu đi cưới một thiên cá mòi
Chẳng tin giở thử ra coi
Rau răm ở dưới cá mòi ở trên...

Đất đai miền Trung khô cằn, đồng bằng thì nhỏ hẹp nhưng biển cả mênh mông, núi rừng trùng điệp, có lắm miếng ngon vật lạ, sản vật khắp miền .....
 
Ca dao với những món ăn mùa nước lũ...
Hằng năm ở Nam Bộ cứ gần cuối mùa mưa là mùa nước lũ chụp đồng.Cả một vùng đồng bằng Nam Bộ nước ngập mênh mông


Ruộng đồng mặt nước tăm te
Một đàn gà nước bay về kiếm ăn


Thoạt đầu nước về lặng lẽ khiêm tốn .Ở xứ Tháp Mười,lũ nhẹ bị phèn xì lắng hết phù sa, nước trong veo trong vắt nhìn rõ cá tôm bơi lương cùng con nước .Lúc bấy giờ trẻ con thường đi thọt trứng kiến vàng làm mồi câu cá rô,câu chừng đủ kí rủ nhau lội ra đìa nước bẻ rau bình định mọc hoang về nấu canh.Rau bình định nhân nhẫn đắng mà hậu ngọt,nấu với cá rô béo ngậy:

Nhất trong là nước phèn trôi
Nhất béo nhì bùi là cá rô câu


Đầu mùa lũ,mưa vẫn còn giăng giăng mỗi chiều,mỗi ngày nên măng tre,măng trúc vẫn cứ đội đất,mọc lên tua tủa,rau muống cũng mọc lên ê hề xanh tốt:

Thương em vì cá trích ve
Vì rau muống luộc vì mè trộn măng


Cuối hè,chớm sang thu lũ vẫn còn lên chậm.Lúc này là lúc sen tàn,nẩy hạt, le le ở đâu bay về từng đàn,món ăn mùa lũ bỗng trở nên sang lạ:

Thương chồng nấu cháo le le
Nấu canh bông bí nấu chè hạt sen


Qua tháng tám tháng chín ta (tức tháng 9,10 dương lịch) là lúc lũ về mạnh,nước nhiều.Sức nước băng băng phù sa đỏ ngầu sông Tiền sông Hậu,đây là lúc gió thổi rào rào khắp đồng bãi,gió gọi bông điên điển nở vàng rộ,so đũa nở trắng,đậu rồng kết trái xanh mát mắt.Đó cũng là mùa cá linh cá bống cá cháy về sông rạch.Cá bống thịt lành và dẻ kho chung với ba rọi cho ngấm mỡ,ngấm tiêu,ngấm hành tỏi là món ăn mà các nàng dâu thường dâng cho mẹ chồng :

Ví dầu cá bống chặt đuôi
Tôm he bóc vỏ mà nuôi mẹ chồng


Gần gụi hơn cá bống là cá linh,cá linh nhiều tới mức ăn không hết phải đem là mắm,thường thì cá linh kho với khóm,mía lau,hoặc bằm nhuyễn nhồi vô ruột khô qua ăn cũng ngon hết xảy:

Canh chua điên điển cá linh
Ăn chỉ một mình thì chẳng biết ngon


Với dân nhậu thì mùa nước lũ về là mùa kiếm mồi nhậu rất dễ,vì nước lênh láng ngoài đồng nên chuột,rắn dồn hết lên gò,xách giỏ đi một hồi là tha hồ bắt về nhậu:

Cần chi cá lóc cá trê
Thịt chuột thịt rắn nhậu mê hơn nhiều


Thịt chuột với rắn ngày nay là món đặc sản còn ốc bưu ốc lác cho tới giờ vẫn là món rẻ tiền dân dã mà ăn cũng "bắt" hột cơm:

Khế chua nấu với ốc nhồi
Tuy nước nó xám nhưng mùi nó ngon


Do sống chung với lũ từ lâu đời nên người Nam Bộ có thói quen làm mắm cá để sẵn trong nhà ,đó là thức ăn dân dã nhất mà cũng tiện lợi và ngon nhất .Mùa lũ với bông súng ngó sen sẵng ngoài đồng,cùng với chén mắm cũng đủ nên duyên nghĩa để cất lời hò hẹn với nhau:

Muốn ăn bông sung mắm kho
Lén cha lén mẹ xuống đò theo anh
 
Sản vật Kinh Bắc qua ca dao


Làng Quỷnh thuộc huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang là nơi có lắm đồi chè. Nhiều câu ca dao nhắc tới chè làng Quỷnh:

Ai lên làng Quỷnh hái chè,
Hái dăm ba lá xuống khe ta ngồi!
..............
Muốn ăn cơm trắng cá mè,
Thì lên làng Quỷnh hái chè với anh.


Làng Quỷnh chẳng những có chè, còn có gạo trắng cá tươi, cá rất nhiều ở hồ ao làng này và ở sông Lục Nam. Cá rô làng Quỷnh béo và ngon:

Muốn ăn cơm trắng cá rô,
Thì lên làng Quỷnh quẩy bồ cho anh!


Về thổ sản Kinh Bắc còn phải kể đến rau muống Hiên Ngang, làng này thuộc huyện Quế Võ tỉnh Bắc Ninh, rau muống ngon có tiếng, được mệnh danh là rau tiến và đã nằm trong câu tục ngữ:

Cua Phụng Pháp,
Rau muống Hiên Ngang.


Rau muống Hiên Ngang cũng có tiếng như mõ làng Phù Lưu, chuông làng Trân Xá tục gọi là làng Chõ và trống làng Phú Mẫn tục gọi là làng Chờ:

Trống Chờ, chuông Chõ, mõ Phù Lưụ

Cả ba làng này đều thuộc tổng Nội Trà, huyện Yên Phong tỉnh Bắc Ninh. Trống Chờ lớn, bà hoàng phi Nguyễn Thị Kim đã từng vào ẩn trong trống này, chuông Chõ cũng lớn và kêu vang, mõ Phù Lưu kêu có tiếng.

Câu trên đôi khi bị đọc chệch thành:

Chuông Trà, trống Trụ, mõ Phù Lưụ

Có tiếng còn phải kể đến gạch làng Bát Tràng:

Hôm qua anh đến chơi nhà,
Thấy mẹ nằm võng, thấy cha nằm giường,
Thấy em nằm đất anh thương,
Anh về mua gạch Bát Tràng anh xây.
...........
Trên trời có đám mây xanh,
Ở giữa mây trắng, chung quanh mây vàng,
Ước gì anh lấy được nàng,
Để anh mua gạch Bát Tràng về xây.
Xây dọc rồi lại xây ngang,
Xây hồ bán nguyệt cho nàng rửa chân.


Làng Bát Tràng thuộc huyện Gia Lâm tỉnh Bắc Ninh (nay thuộc Hà Nội), là một làng giàu có, đàn bà rất đảm đang. Sự trù phú làng này là sự trù phú của toàn dân làng, không có người quá nghèo. Các bà vợ Bát Tràng chiều chuộng chồng, đàn ông con trai ở đây rất sung sướng:

Sống làm trai Bát Tràng,
Chết làm thành hoàng Kiêu Kỵ


Làng Kiêu Kỵ cũng thuộc huyện Gia Lâm, cách làng Bát Tràng chừng sáu bảy cây số, và cũng là một làng giàu có, dân chúng ngoài công việc nông tang còn hai nghề chính giúp cho cuộc sống dồi dào, nghề làm vàng quỳ và nghề mổ trâu bò. Làm vàng quỳ của xã này nổi tiếng xa gần, cũng như làng Bát Tràng làm gạch và đồ gốm. Tục ngữ có câu:

Bát Tràng làm bát,
Kiêu Kỵ giát vàng.


Dân làng làm ăn khá, tin ở sự phù hộ của thần linh, nhất là của vị thành hoàng, do đó luôn có lễ bái cúng kiến. Làng Kiêu Kỵ có nghề mổ trâu bò, trước khi đem thịt đi bán ở chợ, họ dùng sỏ trâu, sỏ bò cùng vàng hương trầu rượu làm lễ cúng đức thành hoàng.

Ngoài ra, làng giàu có nên đình chùa làng rất khang trang. Thêm nữa, với nghề giát vàng quỳ để bán cho thiên hạ sơn son thiếp vàng, những đồ thờ trong đình chùa làng này đều sơn son thiếp vàng hết.

Sinh ký Bát Tràng nam tử quý,
Tử quy Kiêu Kỵ thượng linh thần.


Lược dịch:

Sống gửi trai Bát Tràng là quý,
Thác về, thần Kiêu Kỵ thượng linh.

Theo ông Nguyễn Gia Liên thì câu trên còn có một dị bản khác:

Sống làm trai Bát Tràng,
Chết chôn nhờ làng Kiêu Kỵ.


Ông đã giải thích như sau:

''Xã Bát Tràng ở trên bờ sông Nhị Hà, chuyên nghề làm gạch và đồ gốm, ngày xưa có tên là phường Bạch Thổ (không phải xã). Là dân phường công nghệ rất phồn thịnh nên trai Bát Tràng làm ăn nhàn nhã với đời sống sung túc. Xã này và vài xã khác quanh vùng không có đất canh tác và đất hoang. Trái lại xã Kiêu Kỵ có đất hoang rộng bát ngát tới ranh giới tỉnh Hưng Yên và bờ sông Nhị Hà. Khi những xã đó có người từ trần, phải mai táng nhờ đất Kiêu Kỵ''.

Nói tới thổ sản Kinh Bắc, chúng tôi không thể quên được gà Hồ, một loại gà giống to, mau lớn, thịt thơm ngon, do dân làng Lạc Thổ, phủ Thuận Thành chăn nuôi cùng với chim bồ câu:

Mến yêu Lạc Thổ thì về,
Làng em làm mã có nghề chăn nuôi.
Đất vui, nhiều lợi thảnh thơi,
Gà chăn chim thả chờ thời mỗi niên.
Anh mà giật giải liên miên,
Gà chim giống tốt chẳng tiên nào tầỵ


Làng Lạc Thổ có nghề làm vàng mã dân làng sinh sống, nhưng nuôi gà và chim bồ câu cũng là kế sinh nhai của dân làng. Gà làng này nổi tiếng và được mệnh danh gà Hồ, gà to và thơm thịt. Dân làng chú ý tới nuôi gà nên hằng năm có đặt giải thưởng, cũng như giải thưởng cho các đàn chim bồ câu bay thi. Riêng về gà, đã có câu dặn dò mọi người cách lựa giống gà:

Làng ta đặt giải gà thờ,
Hãy coi cổ cánh để chờ năm sau;
Dẫu rằng chăm sóc đến đâu,
Sao bằng lựa giống cánh diều lưng vuông.


Rượu Vạn Vân cũng là một thổ sản Kinh Bắc nổi tiếng:

Vạn Vân nấu rượu cho người ta mua
Bên Tây không miếu không chùa
..........


Câu ca dao rất dài, tiếc rằng lâu ngày chúng tôi quên hết cả đầu lẫn đuôi.

Lại còn ''Nước mắm Vạn Vân'' (đi đôi với Cá rô Đầm Sét), tuy Vạn Vân không sản xuất nước mắm, người ta mang nước mắm từ Cát Hải tỉnh Quảng Yên (nay thuộc Hải Phòng), đóng chai tại Vạn Vân và bán đi khắp nơi. Từ đó hình thành tên gọi này.

Mé dưới Vạn Vân là làng Thổ Hà:

Thổ Hà gánh đất nung lon, nặn nồị


Đôn sành làng Thổ Hà rất nổi tiếng và được dùng trên khắp xứ Bắc.
 
Đặc sản Quảng Ngãi qua ca dao

Chim mía Xuân Phổ
Cá bống sông Trà
Kẹo gương Thu Xà
Mạch nha Mộ Đức
Chỉ bốn câu vẻn vẹn 16 chữ, người bình dân đã giới thiệu được cả bốn đặc sản nổi tiếng của Quảng Ngãi, gắn nó với những địa danh tiêu biểu nhất. Về đặc sản cá bống sông Trà, có thể kể đến những câu ca dao rất hay khác, như:

Phải đâu chàng nói mà xiêu
Tại con cá bống tại niêu nước chè

Nước chè lá Minh Long sắc đặc phải nói là rất ngon sau mỗi bữa cơm, nhất là bữa cơm có món cá bống sông Trà kho tiêu. Dân gian đã mượn chuyện tình duyên đôi lứa để làm cái ''đòn bẩy'' bật lên sức hấp dẫn của đặc sản. Cũng với kiểu như vậy, với don, một đặc sản bình dân, lại có câu:

Con gái còn son
Không bằng tô don Vạn Tượng

Với lối nói thậm xưng, dân gian giới thiệu đặc sản của mình với một niềm tự hào không cần giấu giếm, song vẫn giữ được sự tế nhị gấp nhiều lần kiểu quảng cáo. Bởi ca dao giới thiệu đặc sản với một tấm lòng trong sáng, còn dạng tiếp thị thế kia lại ít dấu ấn văn hóa, dù nó ra đời trong một thời đại văn minh.

Một chút trào lộng, nhưng vẫn luôn trong sáng, người dân còn có câu khá vui:

Nghèo thì nghèo, nợ thì nợ
Cũng kiếm cho được con vợ bán don
Mai sau nó chết cũng còn cặp uị

Một chút chua chát, người dân kể chuyện tình lắt léo trắc trở do không môn đăng hộ đối mà vô hình trung lại giới thiệu được cái giá trị của đặc sản mắm nhum:

Sớm mai anh ngủ dậy
Anh súc miệng
Anh rửa mặt
Anh xách cái rựa quéo
Anh lên hòn núi Quẹo
Anh đốn cây củi còng queo
Anh than với em cha mẹ anh nghèo
Đôi đũa tre yếu ớt không dám quèo con mắm nhum.

Quảng Ngãi là xứ mía đường, nên dễ hiểu là ca dao cũng đề cập nhiều đến đường mía đặc sản.

- ở đây mía ngọt nhiều đường
Tìm trai xứ Quảng mà yêu cho rồi
- Nước mía trong cũng thắng thành đường
Anh thương em thì anh biết chớ thói thường ai hay

Cũng cần biết xưa kia có nơi đặt ra lệ phạt người bẻ trộm mía để ăn, nên mới có cái hoạt cảnh khôi hài này:

Mía ngọt tận đọt
Heo béo tận lông
Cổ thời mang gông
Tay cầm lóng mía
Vừa đi vừa hít
Cái đít sưng vù

Chuyện mía lan sang chuyện đường với nhiều loại đường đặc sản như đường cát: ''Thiếp gửi cho chàng, một cục đàng rim, một tiềm đường cát'', ''Bậu về nhớ ghé Ba La, mua cân đường phổi cho ta với mình''. Bên cạnh mạch nha, đường phổi còn có đường phèn: ''Thơm ngon như món mạch nha, ngọt qua đường phổi, thơm qua đường phèn...''. Cũng có thể kể, ngoài hải đảo Lý Sơn còn có bánh ít lá gai nổi tiếng: ''Muốn ăn bánh ít lá gai, lấy chồng hải đảo sợ dài đường ghe''. ở rừng thì có đặc sản quế Quảng nổi tiếng ở Trà Bồng, song lại gắn với ý niệm xa xôi, cách trở: ''Lựu tìm đào, đào chẳng tìm lê, lên non tìm quế, quế về rừng xanh''. Quế Trà Bồng cũng vang danh không kém gì mía đường:

Ai về Quảng Ngãi
Cho tui gởi ít tiền
Mua dùm miếng quế lâu niên
Đem về chị bệnh khỏi phiền bà con

Giới thiệu đặc sản, ca dao luôn quyện với tình người, quyện với những sinh hoạt rất đời thường, rất tự nhiên, thuần phác.
 
Tìm được bài vè về các thể loại cá, gửi lên cho cả nhà đọc này! Sao mà nhiều cá thế! Có loại lần đầu mình mới nghe tên. Nào! Đọc nhé!


nghe vẻ nghe ve
nghe vè loài cá.
no lòng phỉ dạ,
là con cá cơm.
không ướp mà thơm,
là con cá ngát.
liệng bay thoăn thoắt,
là con cá chim.
hụt cẳng chết chìm,
là con cá đuối.
lớn năm nhiều tuổi,
là cá bạc đầu.
đủ chữ xứng câu,
là con cá đối.
nở mai tàn tối,
là cá vá hai.
trắng muốt béo dai,
là cá úc thịt.
dài lưng hẹp kích,
là cá lòng tong.
ốm yếu hình dong,
là con cá nhái.
thiệt như lời vái
là con cá linh.
cá kình, cá ngạc
cá lác, cá dưa.
cá voi, cá ngựa,
cá rựa, cá dao.
úc sào, bánh lái,
lăn hải, cá sơn.
lờn bơn, thác lác,
cá ngác, dày tho.
cá rô, cá sặt,
cá sát, cá tra.
mề gà, dải áo,
cá cháo, cá cơm,
cá mờn, cá mớn,
sặc bướm, chốt hoa.
cá xà, cá mập,
cát tấp, cá sòng.
cá hồng, chim diệp,
cá ép, cá hoa.
bống dừa, bống xệ,
cá be học trò.
cá vồ, cá đục,
cá nục, lù đù.
cá thu trên lá,
bạc má bạc đầu.
lưỡi trâu hồng chó,
là cá lành canh.
chim sành cá biếc,
cá giếc, cá mè.
cá trê, cá lóc,
cá nóc, thòi lòi.
chìa vôi, cơm lạt,
bống cát, bống kèo.
chim heo, cá chét,
cá éc, cá chuồng.
cá duồng, cá chẽm,
vồ đém, sặc rằn.
mòi đường, bống mú,
trà mú, trà vinh.
cá hình, cá gộc,
cá cốc, cá chày
cá dày, cá đuối,
cá đối, cá kìm,
cá chim, cá vược,
cá nược, cá ngừ.
cá bui, cá cúi,
cá nhái, bã trầu
cá nàu, cá dảnh,
hủng hỉnh tơi bời.
cá khoai, ốc mít,
cá tích nàng hai.
cá cầy, cá cháy,
cá gáy, cá ngàn.
trà bần, cá nái,
nóc nói, cá hô.
cá ngừ, mang rổ,
cá sủ, cá cam.
cá còm, cá dứa,
cá hố, cá lăn.
cá căn, cá viễn,
rô biển lép xơ.
cá bơ, chim rắn,
cá phướng, rồng rồng
trên bông trao tráo,
cá sọ, cá nhồng.
tòng tong, mộc tích,
úc phịch, trê bầu.
bông sao, bông trắng,
càn trảng xanh kỳ.
cá he, cá mại,
mặt quỷ, cá linh.
cá chình, ốc gạo,
thu áo, cá kè,
cá ve lẹp nấu,
từ mẫu thia thia,
cá bè trên mễ,
đuôi ó bè chan.
nóc vàng, cá rói,
cá lủi, con cù.
rô lờ, tra dấu,
trạch lấu, nhám đào.
tra dầu, cá nhám,
úc núm, cá leo.
cá thiếc, cá suốt,
cá chốt, cá phèn.
cá diềng, cá lúc,
cá mực, cá mau
chim câu, cá huột
sọc sọc cá lầm.
cá rầm, cá thiểu,
nhám quéo chim gian.
cá ong, cá quít,
cá kết thiền nôi.
bông voi út hoát,
cá chạch, cá mòi
 
Thơ dạy nấu ăn đây! (Lấy từ sách "Thực phổ bách thiên")

Có khi cá thịt, có khi rau
Nấu nướng chiên xào phải đủ màu
Trong sạch là gương, tùy mặn nhạt
Dẻo dai cơm chín chủ làm đầu

Còn đây lá cách cho gia giảm

Canh bầu mùi thích lá hanh hao
Cho biết rau hành bỏ bí đao
Hầm mít lại ưa sân với lốt
Bí ngô thời phải tỏi gia vào.


Thơ dạy Nấu cơm

Gạo vút nồi chùi nước kém hai
Cơm sôi bớt lửa sẽ đừng sai
Vung trên lá dưới hơi vừa kín
Bốn khắc xây vần chín dẻo dai

BỒ CÂU TIỀM YẾN XÀO

Bồ câu chập chững mới ra ràng
Tìm rục mấn xương vớt váng vàng
Lượm sạch yến sào chưng cách thủy
Một giờ chín, rắc muối tiêu sang.

TRÉ HEO

Thịt này làm tré phải ram da
Tỏi cựu (già), riềng non, xắt rối ra
Thính, muối, mè, đường đều trộn bóp
Gói bằng lá ổi, bó thanh tra (loại lá).

CHẢ BÔNG BÍ

Bông mai ướm nở hái nay vừa
Tước cạnh xoi tim cuốn phải chừa
Tôm quết gia màu dồi nhân lại
Chiên lần nhúng trứng lửa bưa bưa...
 
Back
Bên trên