Ấn Độ là xứ sở của nghèo đói vĩnh hằng?

Lưu Công Thành
(congthanh)

Điều hành viên
Chúng ta đã nhắc đến phương Bắc (Triều Tiên), thì cũng nên có đôi lời về phương Nam - xin lấy Ấn Độ là điển hình.

Gần đây Ấn Độ đang nổi lên như một cường quốc IT, (hehenhưng mà nói là cường quốc IT thì hơi xấu hổ vì về lĩnh vực IT Ấn Độ kém xa Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan và cả Trung Quốc nữa), nói cho đúng là một cường quốc xuất khẩu phần mềm (tạm gọi như thế, mặc dù lượng xuất khẩu của Ấn Độ mà so với Mỹ thì còn ít ỏi lắm).

Song song với cái mác "cường quốc IT" - nghe có vẻ ghê gớm lắm, vì thời đại này thì "who owns technology that rules the world" thì Ấn Độ vẫn còn đì đẹt lắm, vẫn còn đắm mình trong bùn lầy của sự nghèo đói. Cái này khỏi phải kể lể, Ấn Độ nghèo lắm, ngay cái thủ đô New Delhi cũng trông chả ra hồn, cực kỳ chắp vá, còn nhiều thứ phải nói nhưng vì bêu rếu quá và cũng thấy không cần thiết nên tôi cũng không nêu ra làm gì.

Vậy nguyên nhân nào làm Ấn Độ chậm phát triển? Phải chăng là yếu tố văn hóa? Thế thì có lẽ do VN mình bị ảnh hưởng phần nào cái văn hoá đấy nên mình cũng đì đẹt tuy có tương lai hơn Ấn Độ một chút?
 
:cool:

Bác Thành. Em đọc topic của bác đưa hay quá mà chưa thấy ai trả lời cả... hì, Quả là theo nhiều nhà dự đoán kinh tế thì tương lai hế giới nằm trong tay các Growth Engines: China, India, South East Asia, South America, North Africa v.v.v Kỳ vọng vào mấy nước này quả là không có cơ sở. Hôm nay em học ở lớp, ông thầy khẳng định rõ rệt sự phát triển vượt bậc có thể thấy được ở China và India. Tuy nhiên khi em hỏi riêng ý của ông ấy về India thì ông ấy thú thực nếu China có 10 cơ hội thì India chỉ có 1. Nhưng cũng không phải India không có tương lai...

Em chưa tìm hiểu rõ về India nên không thể vội vàng kết luận hay bình luận gì cả. Em chỉ đưa ra một số thông tin em có được đề mọi người cùng xem xét và phát triển nhé:

1. Lý do ông thầy em đưa ra cho động lực phát triển của India chính là dân số 1 tỷ người - và song song với nó, chính cái tròng buộc cổ con "trâu hay bò" :mrgreen: India là cấu trúc xã hội phân cấp gọi là caste

2. Như bác Thành nói: Văn hóa! Ảnh hưởng rất lớn tới phát triển kinh tế, những nguyên nhân như: tỷ lệ sinh đẻ rất cao vì người dân nghĩ có nhiều con là tốt, quan niêm về tiêu tiềnv.v.v

3. Trong một series posts ở đây:

http://www.indiapolicy.org/lists/india_policy/2000/Jun/msg00011.html

đề cập đến nhiều yếu tố xoay quanh vấn đề poverty của India.

4 ... mời mọi người tìm thêm ạ :mrgreen:

Hì, mong mọi người đóng góp ý kiến của mình .. hay ko thì bác Thành nêu vài ý đi ạ ;)

Mạnh Hải
 
Theo uoc tinh hien nay cho thay , thi trong vong 10 nam toi day ti le dan so o An Do se vuot qua ca China , nhung dan so tang su phat trien cung An Do van ko du kha nang de dua dat nuoc di len nhu China va cac nuoc Chau A noi chung , boi vi chi phat trien ve IT ko thoi thi chua du
Neu la dat nuoc phat trien thi phai co nhieu mat trong quan he xa hoi va y thuc nguoi dan phai di len .
La dat nuoc phat trien ho phai cung co lai cac mat phat trien nhu xủat khau hang hoa , hien tai tren thi truong tai sai lai chan lan hang hoa Made in China . ( day cung de moi nguoi hieu ro duoc )
Nhin khac quan ma noi thi nguoi An do tu truoc toi gio ho A(n Bo^´c chu ko dung mot dung cu nao do de an , ok day la phong tuc nhung khi chung ta nhin vao thi day cung la cai anh gia va su phat trien tri oc cua nguoi dan .
Ọk tam thoi em co y kien the nay thoi da, co gi di hoc ve thao luan tiep :) :)
 
Nguyễn Mạnh Hải đã viết:
Em chưa tìm hiểu rõ về India nên không thể vội vàng kết luận hay bình luận gì cả. Em chỉ đưa ra một số thông tin em có được đề mọi người cùng xem xét và phát triển nhé:

1. Lý do ông thầy em đưa ra cho động lực phát triển của India chính là dân số 1 tỷ người - và song song với nó, chính cái tròng buộc cổ con "trâu hay bò" :mrgreen: India là cấu trúc xã hội phân cấp gọi là caste

2. Như bác Thành nói: Văn hóa! Ảnh hưởng rất lớn tới phát triển kinh tế, những nguyên nhân như: tỷ lệ sinh đẻ rất cao vì người dân nghĩ có nhiều con là tốt, quan niêm về tiêu tiềnv.v.v

3. Trong một series posts ở đây:

http://www.indiapolicy.org/lists/india_policy/2000/Jun/msg00011.html

đề cập đến nhiều yếu tố xoay quanh vấn đề poverty của India.

Hi Hải,

Ấn Độ còn bị nhiều cái kìm hãm phát triển lắm, mà cái điển hình nhất đó là cấu trúc xã hội phân cấp CASTE... Ngoài cái thì ở Ấn Độ có quá nhiều dân tộc với hàng ngàn tiếng nói khác nhau. Chính điều này tạo ra rất nhiều xung đột bên trong nước này. Những gì chúng ta thấy được trên vô tuyến (xung đột ở Kashimir và Punjab, làn sóng khủng bố của người đạo Xích...) chỉ là một phần rất nhỏ của tảng băng trôi (iceberg). Mâu thuẫn sắc tộc, tôn giáo, tầng lớp ở xã hội Ấn Độ đang ở một mức độ cao, và nó còn phát triển nữa, nghĩa là trong tương lai chúng ta sẽ còn chứng kiến sự leo thang về xung đột ở Ấn Độ. Theo suy nghĩ của mình thì Ấn Độ 50 năm sau sẽ bị chia nhỏ ra làm vài quốc gia độc lập.

Nếu nhìn khái quát toàn cảnh thế giới thì ta sẽ nhận thấy ngay là những nước có nền kinh tế mạnh đều là những quốc gia gần như là đồng nhất về huyết thống - 1 nhà nước 1 dân tộc. Ở châu Á, những nước phát triển nhất và rực sáng nhất là những nước chỉ có một dân tộc như: Nhật Bản, Hàn Quốc, và ngày cả Trung Quốc cũng là nhà nước 1 dân tộc, vì người Hán (Hoa) chiếm trên 90% dân số nước này. Các nước châu Âu thì khỏi phải nói, nước Pháp là của người Pháp, nước Đức của người Đức, Balan của người Balan v.v. và v.v..

Còn nước Mỹ thì sao? Mặc dù nước Mỹ là đa chủng tộc, nhưng thực tế các dân tộc sống trên nước Mỹ không phải là người thổ dân mà là người nhập cư. Nói gì thì nói nền tảng của dân tộc Mỹ vẫn cứ là người Anh và tiếng Anh. Những người nhập cư thế hệ tiếp theo, cho dù là người Hà Lan, Ailen, Italia, hay là người Trung Quốc, Nhật Bản đều phải thích nghi với xã hội mới, sống theo phong tục tập quán và nói bằng ngôn ngữ của nước Mỹ. Thời xưa người La Mã đã tìm ra được một quy luật là "khi một kẻ bắt làm nô lệ sống trong một xã hội xa lạ thì kẻ đó bị mất khả năng kháng cự". Chính vì thế nước Mỹ cũng là một nhà nước một dân tộc mà thôi.

Quay lại với Ấn Độ. Một mặt khác thì về văn hóa thì nước này còn ở một mức độ phát triển quá thấp. Người dân nước này quá mê tín, dị đoán, nạn mù chữ là phổ biến.... Nói thì dài dòng lắm, Ấn Độ cần thực hiện chính sách hai bước tiến một bước lùi may ra mới khá lên được. Ở đây là họ cần thực hiện việc xây dựng NHÀ NƯỚC trước khi thực hiện bất cứ một chính sách kinh tế - xã hội nào. Lịch sử cho thấy là để xây dựng một Nhà nước thì cần một chính quyền mạnh và chuyên chế! Nền dân chủ quá sớm ở nước này lại chính là nguyên nhân của sự kém phát triển.
 
Back
Bên trên