(đọc báo giùm bạn) Nhà sư hiến tượng đồng cụ Hồ

Nguyễn Hoàng Linh
(Hoang Linh Nguyen)

Điều hành viên
Trong đống báo rất cũ đang chờ "thanh lý", có tờ "Tiền phong thứ ba" đăng mẩu tin vắn như sau (mục "Tin Văn hóa - Văn nghệ"):

"Bức tượng đúc đồng Bác Hồ cao 2 mét được một nhà sư của chùa Huống (Đồng Hỷ, Thái Nguyên) hiến tặng Bảo tàng Thái Nguyên, đã được Tỉnh ủy và UBND tỉnh tổ chức lễ tiếp nhận long trọng. Tượng cao 3m, nặng 1.300kg, chất liệu đồng, màu vàng tươi rất đẹp, ước tính chi phí vật liệu và gia công hết khoảng 170 triệu đồng. Sự cụ đã hiến tặng bức tượng tên là Đàm Hinh, năm nay 87 tuổi."

Mẩu tin cũn cỡn được viết khá lủng củng. Nhưng vấn đề không phải ở chỗ đó.

Dĩ nhiên, đúc tượng (và hiến tượng) cụ Hồ là điều cần thiết (và cũng là "chuyện thường ngày ở huyện", chắc thế). Nhưng thử hỏi sư cụ Đàm Hinh lấy đâu ra một khoản tiền lớn như thế để (thuê người) đúc tượng? Giả sử là tiền túi của cụ thì chả sao. Cùng lắm, chỉ có thể trách cụ không thực hiện đúng chủ trương tiết kiệm của Đảng và chính phủ ta. Nhưng nếu là tiền khất thực & tiền cúng bái của đệ tử thập phương, mà lại đem đi sử dụng vào một mục đích riêng (cho dù là đúc tượng cụ Hồ đi nữa), thì cũng đáng trách quá!

Số tiền lớn ấy (bỏ rẻ cũng phải cỡ hơn chục ngàn ù-ét-đê!), sao sư cụ không dụng để tu bổ chùa chiền, giúp đỡ người khốn khó, làm sáng danh Đức Phật, mà lại chi tiêu một cách phí phạm như thế?

Thiện tai, thiện tai... :((

L.
 
lấy cảm hứng từ bài viết của anh Linh , em cũng xin được đặt luôn một thắc mắc từ lâu lắm rồi , đó là , việc bảo trì , tu bổ lăng Bác hiện nay có phải là một việc làm tốn kém không cần thiết , cũng số tiền đó hàng năm đã có thể dùng vào những việc hữu ích hơn , mà ngân sách nước ta vốn đã hạn hẹp ,
nếu làm theo đúng như di chúc của Bác có phải đã tốt hơn ?
 
Con người sống vì lý tưởng không hề kém cỏi hơn con người sống vì vật chất:)
 
Bởi vì đơn giản Lăng Bác là một công trình mang tính quốc gia,các du khách trong và ngoài nước khi đến HN đều đến thăm Lăng(tất nhiên không phải là tất cả).Lăng Bác là một biểu tượng cho sự biết ơn và sự kính trọng của người dân Việt Nam với Bác .Nếu bạn bè năm châu đến thăm Việt Nam nhìn Lăng Bác hư hỏng họ sẽ nghĩ gì về người VN ? Những kẻ vô ơn.
Anh Linh ơi Đức Phật có thật không ?
 
Lê Xuân Đạt đã viết:
Anh Linh ơi Đức Phật có thật không ?

Có Đức Phật chứ em?

Thậm chí, Đức Chúa và tất cả các vị giáo chủ các tín ngưỡng trên thế gian này đều có cả, nếu em muốn hỏi :)

L.

TB. @ Hưng: Có ai chê bai người sống với lý tưởng đâu? :)
 
To anh Linh: Đối với một số người, cụ Hồ cũng là một ông thánh, ông phật, ông bụt. Do đó đem tiền "tu bổ chùa chiền" với cả "tô tượng đúc chuông" hay là đem đúc tượng Bác thì cũng như nhau cả đối với họ (nói rõ là đối với tín ngưỡng của họ). Chuyện ảnh bác nằm trên bàn thờ là chuyện thường ở huyện mà. Ban đầu em tưởng anh thắc mắc sao không đem tiền đó đi xây nhà tình nghĩa, nuôi người nghèo, cứu trợ bão lụt... Sau thấy anh nói là sao không đúc phật xây chùa, thì thật ra nó cũng tốn tiền giống như nhau cả. Vì với một số người thì làm tượng Phật hay làm tượng Bác cũng là vấn đề tín ngưỡng cả.

To Bách và các bạn tranh luận về lăng Bác: Theo ý cá nhân tôi thì cách tốt nhất để thể hiện sự tôn kính và biết ơn với Bác Hồ là tuân theo di chúc của Bác. Nói rằng muốn được chiêm ngưỡng hình ảnh của Bác và lấy đó làm lý do để đi ngược lại ý muốn cuối cùng của Người thì theo tôi rất ích kỷ và đi ngược truyền thống. Do đó cá nhân tôi ủng hộ việc làm theo di chúc của Bác.
 
@ Trung: Anh viết nguyên văn là "tu bổ chùa chiền, giúp đỡ người khốn khó, làm sáng danh Đức Phật", là bao hàm nghĩa làm việc thiện (không đi ngược lại ý em muốn: "xây nhà tình nghĩa, nuôi người nghèo, cứu trợ bão lụt...") chứ nếu sư sãi mà chỉ chăm chăm đi làm tượng Phật theo hướng sùng bái mù quáng anh cũng thấy ko hay, ko phải (Phật Giáo "chánh tín" không chủ trương thờ cúng, sùng bái bất cứ ai, kể cả... Đức Phật; cũng như Marx từng tuyên bố ông không phải là người mác-xít, trái với nhiều hậu duệ của ông, "bảo hoàng hơn vua").

Ngoài ra, cần các định rõ ràng việc mình dùng tiền của ai để "thỏa mãn" nhu cầu tâm linh của mình? Đối với các vị chân tu, nhận tiền cúng đường của Phật tử, dĩ nhiên dùng tiền ấy để "tu bổ chùa chiền, giúp đỡ người khốn khó, làm sáng danh Đức Phật" là điều hợp lý, ko ai có thể trách. Còn nếu ngoài ra, các vị sư có "tín ngưỡng" "riêng" nào khác, các vị nên bỏ tiền túi thì hợp lý hơn là "của người phúc ta" (ở đây, chưa nói đến chuyện hơi khó xác định "tiền túi" của các vị sư sãi là gì, nếu như họ không "lao động" theo nghĩa đen của từ này để có thu nhập riêng, ngoài "thu nhập" từ các khoản đóng góp của Phật tử, dĩ nhiên nhằm "tín ngưỡng" Phật, chứ ko phải tín ngưỡng khác.)

Vụ "lăng Bác" anh ko bình luận, vì ko thuộc (hay vượt quá) chủ đề này.

L.

Đinh Trọng Thành Trung đã viết:
To anh Linh: Đối với một số người, cụ Hồ cũng là một ông thánh, ông phật, ông bụt. Do đó đem tiền "tu bổ chùa chiền" với cả "tô tượng đúc chuông" hay là đem đúc tượng Bác thì cũng như nhau cả đối với họ (nói rõ là đối với tín ngưỡng của họ). Chuyện ảnh bác nằm trên bàn thờ là chuyện thường ở huyện mà. Ban đầu em tưởng anh thắc mắc sao không đem tiền đó đi xây nhà tình nghĩa, nuôi người nghèo, cứu trợ bão lụt... Sau thấy anh nói là sao không đúc phật xây chùa, thì thật ra nó cũng tốn tiền giống như nhau cả. Vì với một số người thì làm tượng Phật hay làm tượng Bác cũng là vấn đề tín ngưỡng cả.

To Bách và các bạn tranh luận về lăng Bác: Theo ý cá nhân tôi thì cách tốt nhất để thể hiện sự tôn kính và biết ơn với Bác Hồ là tuân theo di chúc của Bác. Nói rằng muốn được chiêm ngưỡng hình ảnh của Bác và lấy đó làm lý do để đi ngược lại ý muốn cuối cùng của Người thì theo tôi rất ích kỷ và đi ngược truyền thống. Do đó cá nhân tôi ủng hộ việc làm theo di chúc của Bác.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
ôi làm người thật khó lắm thay .Sư cụ chỉ muốn công hiến cho xã hội mà giờ đã biến thành biển thủ lấy tiền phục vụ mục đích cá nhân rồi .ôi nhớ lại ngày xưa mà thấy tội lỗi lắm thay .Ngày xưa khi còn làm hoc sinh cứ đến mùa bão lũ là nhà trường mở đợt quyên góp hỗ trợ đồng bào lũ lụt,em lại chẳng nghĩ ngợi gì rút ngày 10000 đ đóng góp mà tiền này có phải tiền của em đâu,tiền của bố mẹ em , vậy mà lại đem cho người lạ .Ôi em thật là thằng con bất hiếu sao lại mang mồ hôi công sức của cha mẹ đem đi cho người lạ cơ chứ.Mà không giúp người gặp hoạn nan thì em lại là cái thằng bất nhân rồi .Vây làm thế nào mới phải đây ... :(
Về Lăng Bác tôi cũng không ủng hộ việc ướp xác Bác làm trái với ý nguyện của người đẫ mất như vậy .Nhưng đã xây mất rồi còn đâu phản đối thế nào được nữa.Đã xây rồi thì phải để nó khang trang đẹp đẽ .
 
Làm việc thiện, giúp người hoạn nạn là điều tốt. Em rút tiền (anh giả sử là của em, do em làm ra hay bố mẹ em cho) để ủng hộ cũng là việc tốt. Còn nếu đó là tiền của bố mẹ em, thì dù làm việc thiện cũng nên hỏi qua bố mẹ một câu nhỉ?

Chuyện giản đơn thôi, có gì khó đâu?

L.

Lê Xuân Đạt đã viết:
ôi làm người thật khó lắm thay .Sư cụ chỉ muốn công hiến cho xã hội mà giờ đã biến thành biển thủ lấy tiền phục vụ mục đích cá nhân rồi .ôi nhớ lại ngày xưa mà thấy tội lỗi lắm thay .Ngày xưa khi còn làm hoc sinh cứ đến mùa bão lũ là nhà trường mở đợt quyên góp hỗ trợ đồng bào lũ lụt,em lại chẳng nghĩ ngợi gì rút ngày 10000 đ đóng góp mà tiền này có phải tiền của em đâu,tiền của bố mẹ em , vậy mà lại đem cho người lạ .Ôi em thật là thằng con bất hiếu sao lại mang mồ hôi công sức của cha mẹ đem đi cho người lạ cơ chứ.Mà không giúp người gặp hoạn nan thì em lại là cái thằng bất nhân rồi .Vây làm thế nào mới phải đây ... :(
 
Vâng em sẽ hỏi nếu nhà trường cho em về hỏi .anh Linh ơi theo em nhớ không nhầm thì trong mỗi chùa đều có cái hòm gọi là hòm công đức mà theo từ điển thì có nghĩa là "công ơn với xã hội" nếu em hiểu không nhầm thì nhưng người đóng góp tiền vào đó đều muốn nhà chùa thay mặt mình làm những việc đóng góp cho xã hội đúng không anh?Mà theo em hiểu thì bức tượng đó là một công trình mang tính công cộng thi phải ?
 
Hì, em Đạt hiểu sai hướng của anh Linh muốn nói rồi :D
Nhưng thôi không sao, cả 2 đều muốn tốt :p :D
Còn chuyện quyên góp thì em cứ làm trước rồi "tâu" sau cũng có sao đâu? Miễn là có nói lại với Bố Mẹ 1 câu ;)

@ anh Linh:
Em thấy anh thắc mắc chính đáng lắm...
Nhiều khi chỉ có mỗi "Nếu... thì..." anh ạ.. :)
 
Ngay cả chuyện quyên góp để làm việc thiện (ví dụ ủng hộ bão lụt) anh nghĩ cũng nên trên cơ sở tự nguyện (vì đó là tiền của cá nhân, mỗi cá nhân có quyền xử lý nó theo cách của mình). Ở nhà mình, việc cơ quan cứ tự tiện khấu lương nhân viên để "làm việc thiện" (theo kiểu lấy thành tích cái đã), rồi "báo cáo sau", anh thấy cũng là ko đứng đắn.

L.

Phạm Vũ Ngọc Hà đã viết:
Hì, em Đạt hiểu sai hướng của anh Linh muốn nói rồi :D
Nhưng thôi không sao, cả 2 đều muốn tốt :p :D
Còn chuyện quyên góp thì em cứ làm trước rồi "tâu" sau cũng có sao đâu? Miễn là có nói lại với Bố Mẹ 1 câu ;)
@ anh Linh:
Em thấy anh thắc mắc chính đáng lắm...
Nhiều khi chỉ có mỗi "Nếu... thì..." anh ạ.. :)
 
Sử dụng "Nếu...thì" của em Hà, anh Linh nghĩ sao nếu như ở chùa khi quyên góp tiền họ cũng ghi rõ là quyên góp để đúc tượng Bác Hồ và mọi người đóng góp cho việc quyên góp đó là hoàn toàn tự nguyện, được biết trước mục đích đóng góp của mình? Chắc bài báo sẽ ít bị mang ra mổ xẻ hơn nếu như họ ghi thêm dòng "đây là kết quả của quá trình quyên góp để xây tượng bác của cụ Đàm Hinh qua 10 năm hành khất..." hay đoại loại vậy nhỉ?
 
Tất nhiên, nếu được như vậy thì correct quá! Hoặc giả, nếu chùa viết hẳn ra là ngoài việc tu sửa chùa chiền, rao giảng Phật pháp, cứu nhân độ thế, làm việc thiện..., x% số tiền cúng đường, hòm công đức... sẽ được chi vào những mục đích xã hội, “công cộng”... tùy theo chùa quyết định, như đúc tượng lãnh tụ, v.v... Vậy sẽ ko ai kêu ca cả, và ngoài ra, người góp tiền có thể sẽ có ý kiến cụ thể là họ góp cho cái gì.

Bên này, anh thấy chùa chiền, nhà thờ, lăng tẩm... hay bất cứ cơ sở nào nhận tiền đóng góp như thế, đều thông qua một quỹ và đều có bổn phận phải giải trình trước những người góp về những khoản chi tiêu, sử dụng... Như thế hợp lý hơn!

L.

Ngô Tố Giao đã viết:
Sử dụng "Nếu...thì" của em Hà, anh Linh nghĩ sao nếu như ở chùa khi quyên góp tiền họ cũng ghi rõ là quyên góp để đúc tượng Bác Hồ và mọi người đóng góp cho việc quyên góp đó là hoàn toàn tự nguyện, được biết trước mục đích đóng góp của mình? Chắc bài báo sẽ ít bị mang ra mổ xẻ hơn nếu như họ ghi thêm dòng "đây là kết quả của quá trình quyên góp để xây tượng bác của cụ Đàm Hinh qua 10 năm hành khất..." hay đoại loại vậy nhỉ?
 
Em nói điều đó chỉ là muốn nói đến cái nhìn nhận của mỗi người khác nhau mà thôi.Cũng như coi việc giúp người hoan nạn là việc vứt tiền qua cửa sổ .Thì cũng có thể giống như coi việc đúc 1 bức tượng làm đẹp cho cảnh quan chung,đóng góp cho xã hội ,lại có thể coi là phục vụ mục đích cá nhân .Em chỉ việc hỏi bố mẹ có đong ý không,còn sư cụ ở trên không biết sẽ phải hỏi bao nhiêu người đây.Chả lẽ mỗi người khi cho tiên vào hòm công đức lại ghi kèm thêm vào tiền này dùng làm gì sao ?
 
Em nói gì trật lấc cả! :)

Có bài này để em tham khảo, về quyền được biết (biết thì mới bànkiểm tra được) của người dân đối với những gì họ bỏ ra, hoặc với những gì có liên quan đến họ. Mục đích là để minh bạch mọi khoản chi...:

Ngày quốc tế “quyền được biết”

TTCT - Hôm 28-9 vừa qua, nhiều nước trên thế giới đã long trọng tổ chức ngày quốc tế “Quyền được biết” (International right to know day) lần thứ tư.

http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=165817&ChannelID=2

Trên phương diện này thì nhà nước, hay một tổ chức nào đó (quỹ, chùa chiền...) khi được nhận tiền (kèm sự ủy nhiệm) từ dân, cũng nên minh bạch hóa mọi thứ...

L.

Lê Xuân Đạt đã viết:
Em nói điều đó chỉ là muốn nói đến cái nhìn nhận của mỗi người khác nhau mà thôi.Cũng như coi việc giúp người hoan nạn là việc vứt tiền qua cửa sổ .Thì cũng có thể giống như coi việc đúc 1 bức tượng làm đẹp cho cảnh quan chung,đóng góp cho xã hội ,lại có thể coi là phục vụ mục đích cá nhân .Em chỉ việc hỏi bố mẹ có đong ý không,còn sư cụ ở trên không biết sẽ phải hỏi bao nhiêu người đây.Chả lẽ mỗi người khi cho tiên vào hòm công đức lại ghi kèm thêm vào tiền này dùng làm gì sao ?
 
anh lại hiểu sai ý em rồi .Em muốn nói đến cái khái niệm mục đích riêng của anh nói cơ.
 
To anh Linh: Thì tóm lại là em thấy anh thắc mắc giữa việc đúc tượng Bác với lại những việc như xây chuông đúc phật nên em mới ý kiến. Theo như em nghĩ thì sư cụ cũng dùng tiền vào nhiều việc, bao gồm cả giúp người khốn khó lẫn việc đúc tượng chứ không phải ông ý chỉ nhăm nhăm trong việc đúc tượng. Do đó em chỉ so sánh riêng cái việc xây tượng nhân vật này với xây tượng nhân vật khác thôi anh ạ.

Lẽ đương nhiên nếu như ở nhà mình mà cũng luôn quyên góp tiền giống như "ở bển" (anh đang ở "bển" nào thì em chịu, còn ở "bển" mà em đang ở thì họ quả cũng quyên tiền cẩn thận y như anh nói :D) thì còn nói làm gì. Thế nhưng xưa nay ở nhà mình, ít nhất từ khi em biết việc thì nói chung là người ta cũng không phải là luôn làm được đến như thế. Thôi thì ít ra vụ này giống như là trảm trước tấu sau - sau này ai không thích thì đừng có quyên góp cho sư cụ nữa là xong nhỉ. Ấy là giả thiết sư cụ không nói rõ mục đích trước. Còn biết đâu cụ lại nêu rõ mục đích của mình trong khi đi quyên tiền thì sao nhỉ? Các sư bác, sư ông ở quê em khi lên Hà Nội vào nhà ông bà nội thằng con em quyên tiền thì họ đều nói rõ là quyên để làm việc gì cả (xây lại/thêm chùa, làm từ thiện, lát đường sá, ...).

Ngoài ra có nhiều vị sư vốn dĩ họ cũng mang của nhà ra làm từ thiện nữa cơ. Đại để họ vốn cũng là con ai đó đẻ ra cả, bố mẹ họ cũng để lại tài sản cho họ, hoặc họ nửa đời mới đi tu.... Do đó họ cũng có tài sản riêng nữa. Cái này thì họ muốn làm gì là việc riêng của họ thôi. Bài báo cũng lại không nói rõ nữa. Sư ông ở quê nhà em cũng còn có mẹ già ở đâu đó. Vả lại sư ông là cựu chiến binh nên vẫn còn lĩnh cả lương hưu cũng như là chế độ của thương binh nữa. Tiền đó hình như sư ông dùng để phụng dưỡng mẹ già. Còn tiền quyên góp nọ kia thì cũng phải giải trình đủ cả chứ không phải không (tất nhiên trừ tiền bỏ hòm công đức, với tiền đèn nhang mà các đệ tử đặt lên bệ phật và không ghi sổ thì em cũng chịu - không rõ họ xử lý thế nào nữa.)

Một lần nữa, như em đã nói, sư ông đó không phải là người duy nhất đặt ảnh Bác lên bàn thờ đâu.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Em nghĩ là anh Linh hiểu hơi quá chút rồi.

Ví dụ như em là người đầu tư chính (cổ đông lớn) vào công ty của anh chẳng hạn, em nên có quyền biết được anh tiêu tiền vào đâu ra sao. Nguyên nhân là bởi vì lợi nhuận/khả năng thu hồi vốn của em liên quan trực tiếp tới cách anh tiêu tiền. Anh làm mất 10 đồng là em lỗ mất 5.

Nếu em là người cho công ty của anh vay thì em cũng nên biết được công ty anh làm ăn trong năm ra sao, hay là giữa các quý ra sao. Nguyên nhân cũng như trên nhưng quyền lợi của em không quá sát. Anh tiêu lỗ mất 10 có lẽ em chỉ mất có 1 thôi.

Trong cả 2 trường hợp này, khi em cho anh dùng tiền của em thì em cũng phải nghiên cứu xem anh có đáng tin tưởng không rồi mới cho.

Còn như nếu em cho anh như một món quà, tức là em không có một chút quyền lợi về mặt pháp lý hay tài chính nào thì anh cũng không có nghĩa vụ nào phải thông báo cho em biết là anh phải làm gì với số tiền đó cả. Khi mà em chọn "tặng" anh tiền thay vì "đầu tư" hay "cho vay" tức là em đã chấp nhận cho anh muốn làm gì cũng được, và từ bỏ mọi quyền lợi về mặt pháp lý dính tới món tiền đó, trong đó có cả quyền theo dõi số tiền đó nữa. Anh khi nhận số tiền đó hoàn toàn không có nghĩa vụ phải cung cấp gì cho em nữa cả, nếu anh thích thì cảm ơn thôi.

Đó là nói về một cơ sở sản xuất lợi nhuận (công ty của anh) chứ không phải là một tổ chức phi lợi nhuận như chùa. Người đóng góp tiền hiểu rõ rằng khi mình đưa tiền cho chùa là mình đi cho một tổ chức phi lợi nhuận, họ có thể dùng tiền một cách hợp lý hay không hợp lý mà phần lớn sẽ là không hợp lý bởi vì họ vốn là người coi thường vật chất tầm thường. Đòi hỏi một cơ sở sản xuất lợi nhuận giải trình chi tiêu thì cũng hợp lý thôi nhưng mà cơ sở phi lợi nhuận mà cũng phải giải trình cho người "tặng" thì là quá đáng rồi ạ.

Nói chung là cái quyền kiểm soát số tiền đó (dưới mọi hình thức như theo dõi, chi tiêu) đã không còn khi mà người quyên góp quyết định "tặng" chùa tiền.

Còn việc tiêu tiền vậy là tốt hay không thì cũng còn tùy cách nhìn thôi ạ. Tất nhiên việc tiêu tiền là thành công nhất khi mà nó tạo ra lợi nhuận. Em thì không hi vọng là hội Phật Giáo Việt Nam sẽ đầu tư vào cổ phiếu, vàng, đất đai hay là đi buôn rồi. Em thấy là chỉ cần số tiền đó lưu chuyển trong thị trường là tốt rồi, còn hơn là nằm dưới gối nhà chùa.

Nếu anh so là sao không tu bổ chùa để tự chùa hưởng cái lợi ích vật chất của số tiền đó mà lại làm tượng để mọi người hưởng cái lợi ích tinh thần thì em chịu rồi. Cái đó chỉ là quan niệm sống thôi ạ, ai sống đủ để mà nói là bên nào đúng, bên nào sai.
 
@ Trung và Tâm toàn nói... trật lấc đâu ấy. Có lẽ nên xem kỹ lại các mess đầu tiên của anh, ngắn thôi nhưng có đủ ý anh muốn nói ở đó.

Nói chuyện khác. Khi quyên tiền cho những mục đích từ thiện (giúp đỡ người khốn khó), luôn có một vấn đề được đặt ra là niềm tin. Người ủng hộ rất muốn được tin rằng số tiền đó sẽ được sử dụng đầy đủ và đúng mục đích một cách tốt nhất. (Chuyện quyên góp giúp đỡ bà con bị bão lụt, thiên tai... ở bên này - Hungary - luôn gặp phải cái mấu chốt là niềm tin đó).

Ngẫm chuyện ở nước ta, trong rất nhiều trường hợp, những người nhận & phân bổ tiền quyên góp chưa đáp ứng được niềm tin ấy, lại nhớ một chuyện xứ người.

Nửa thế kỷ trước, vào cuối tháng 10-1956, người dân Hung làm cuộc cách mạng đòi dân chủ, độc lập và chủ quyền dân tộc. Dĩ nhiên là Liên Xô đưa đại bác và chiến xa vào can thiệp, Hung ko thể địch lại; rất nhiều gia đình có cha mẹ, con em bị thiệt mạng, cả mấy trăm ngàn người Hung - trong đó sau này có nhiều nhân vật kiệt xuất, được Nobel nô biếc này nọ - phải chạy ra nước ngoài.

Trong cảnh ấy, một nhóm sinh viên trẻ đã tìm gặp các thành viên Hội Nhà văn Hung, yêu cầu họ giúp đỡ để quyên tiền cho các gia đình có thân nhân bị chết trong cuộc cách mạng. Sau một hồi bàn bạc, 5 chiếc thùng lớn (vốn để đựng đạn dược) đã được đặt ra tại 5 điểm trong thành phố. Chỉ trong một đêm, số tiền thu được rất nhiều, một chiếc thùng đã đầy tú ụ tiền. Tổng cộng, 290 ngàn Forint (đơn vị tiền Hung) đã được quyên góp và đó là một số tiền khổng lồ thời bấy giờ!

Nhà văn Fekete Gyula, thư ký Hội Nhà văn Hung thời đó, hồi tưởng: hầu như bất cứ ai đi qua đều gom tiền, không ai kêu ca một câu. Ngoại trừ 1 cú điện thoại bực bội: "Tại sao các anh lại để bảo vệ cầm súng gác chiếc thùng? Các anh nghĩ có ai dám đánh cắp tiền chắc?"

Hóa ra là chỉ ở một điểm đặt thùng trong thành phố, có một anh bảo vệ tích cực tự đi lại trông thùng, chứ không ai cắt cử anh ta cả...

Chuyện 50 năm trước về niềm tin, mà ngày nay có lẽ chúng ta vẫn phải học...

L.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Back
Bên trên