Đào Việt Hằng đã viết:
Mỗi người sẽ có những lí do riêng để trả lời những câu hỏi ấy.
Tớ sống để hoàn thành nốt những ước mơ của ông, để đem lại tình yêu cho những người tớ yêu quí để có thể làm cho những người ấy bật cười vui vẻ và thêm yêu cuộc sống.
Tớ ăn chứ ko thì căngtin ế khách mất, tớ mà ko ăn thì hic, bao nhiêu điều muốn làm cũng chả có sức mà làm.
tớ cố gắng học vì tớ thấy nhiều thứ hay ho mình đã biết hết đâu.nếu chết đi làm con ma dốt thì xấu hổ lắm.
à, các nhà sư ko phải những người hiểu ý nghĩa cuộc sống đâu vì nếu họ hiểu thì họ đã ko từ bỏ cuộc sống bình thường để đi tìm một thế giới khác rồi.cuộc sống có thể có nhiều khó khăn nhiều lúc làm ta chán nản nhưng mà ta vẫn cần và rất yêu cuộc sống đúng ko?cuộc sống có ý nghĩa ở điểm nào?khó nói lắm nhưng nếu ko có cuộc sống thì bạn sẽ ko có gia đình ko có bè bạn ko có tình yêu thương và sẽ ko có cơ hội để mà hỏi "sống để làm gì đâu".nghĩ nhiều làm gì.cứ sống đơn giản và vui vẻ thôi.
Em ơi..
Đánh giá về chuyện tu thiền của các sư, không thể lạnh lùng kết luận thế được. Thiết nghĩ nó cũng giống như việc uống rượu. Những kẻ lấy rượu để giải sầu thì thật tầm thường, hèn hạ, vì không dám đối mặt với sự thật. Nhưng có những người uống rượu chỉ để thỏa mãn khiếu thưởng thức ẩm thực của mình chẳng hạn (?).
Cũng như vậy. Người cạo đầu đi tu cũng có những dạng khác nhau. Có người vì bản thân thấy thất vọng (vô lối) vì đời nên phải chui vào sống trong chùa cho bõ ghét, có kẻ thậm chí hận đời nhưng không ngu đến mức tự tử thì cũng chạy vào chùa... Hờ, nhưng cũng có những người cảm thấy tâm thức mình không ổn định, muốn
sống nhưng lại gặp quá nhiều khó khăn do chính sự bất cẩn của bản thân gây ra, nên đành phải đi tu để ổn định lại tinh thần; cũng có người vì biết qua về đạo Phật, cảm thấy đi theo Phật là một biện pháp tối ưu để thanh tẩy tâm thức, đạt đến mức thiện tâm cao độ, hay nhiều trường hợp khác nữa... Anh nghĩ họ cắt tóc đi tu như thế quả cũng không tầm thường.
Nhưng bây giờ là thời đại đổi mới, ngay cả các sư cũng đổi mới rồi, chẳng ai sống theo cái kiểu tu hành tiêu cựu khổ ải như ngày xưa nữa. Ví như dù có làm sư nhưng đôi khi vẫn được ăn uống thoải mái (ý là ăn thịt ý mà
), sử dụng các công cụ hiện đại tân tiến... thành ra đầu óc một mặt vẫn được trong sạch, mà mặt khác cuộc sống vẫn được đảm bảo.
Có người bảo "vào chùa là hết rồi". Cũng đúng, vì đã vào cửa Phật rồi thì phải chịu nhiều qui địch bó buộc lắm. Chỉ được một điều lợi là dưỡng tâm, còn thì không thể nào sống thả phanh như thường nhân được.
Đấy, sư người ta bị bó buộc như thế, nhưng vẫn cố sống thật tốt (không phải về tinh thần, mà về chất lượng cuộc sống), cố gắng tận dụng mọi công cụ có ích để sống.
Thế mà một học sinh của new generation này lại ngồi một xó than vãn về cuộc sống của mình,
cả gan nói ra cái câu "Tôi không hiểu sống để làm gì? Ăn để làm gì? Đẹp để làm gì? Đựoc mọi người quí mà làm gì? Học giỏi để làm gì? Sao tất cả cứ vô nghĩa quá!".
Chà, hay là em Hương Giang muốn đi tu ? ;