ĐIỀU GIẢN DỊ( Phật Giáo Việt Nam )

Phạm Quang Minh
(Minh172)

New Member
số19:

Những ai đã từng mài đũng quần trên ghế các trường ĐH ở VN chắc không thể bỏ qua môn Lịch sử Triết Học với phần Phật Giáo rất lí thú. Xin dành ĐGD số19 này để mọi người cùng trao đổi về chủ đề hấp dẫn này :D.

Mình xin trích đoạn mở đầu trong cuốn Phật Học Phổ Thông của hòa thượng Thích Thiện Hoa.

Trong thời Pháp thuộc, vì vận mệnh chung cả nước nhà đang suy đồi, lại bị văn hóa Tây phương và ngoại đạo lấn áp, nên Phật Giáo đối với phần đông dân tộc Việt nam như là một tôn giáo hạ đẳng, phụ thuộc, không có nghĩa lý gì.

Nhưng vì nếu có ai đi sâu vào lịch sử Phật Giáo Việt-Nam theo dõi bước đi của sự truyền giáo qua các thời đại từ khi dân tộc Việt-Nam mới lập quốc đến ngày nay, thì sẽ thấy Phật Giáo giữ một địa vị quan trọng vô cùng trong công trình gây dựng văn hóa Việt-Nam. Có thể nói một cách không quá rằng: Văn hóa Việt-Nam một phần lớn là văn hóa Phật Giáo. Rút cái tánh chất Phật Giáo trong văn hóa Việt-Nam ra thì văn hóa ấy thật là nghèo nàn, nông cạn. Chính Thượng tọa Mật Thể, trong quyển '' Việt-Nam Phật Giáo sử lược'' đã nói rất đúng: ''nhờ tinh thần sáng suốt của thể đạo, với công nghiệp bố giáo của các tổ sư Phật Giáo rất có công to trên lịch sử văn hóa nước nhà''.


Mọi người thấy thế nào về lời nhân xét trên? Phải chăng đạo phật là cái cốt lõi của bản sắc, văn hóa ViệtNam ?
 
Sai. Phật giáo không phải là cốt lõi của văn hóa và bản sắc Việt Nam. Mặc dù tư tưởng của Phật giáo khá thịnh hành và thậm chí là những người đứng đầu triều đình phong kiến VN (như thời Tiền Lê, Lý, Trần) đã từng là đệ tử của Phật giáo (more or less) nhưng chưa bao giờ và không bao giờ Phật giáo là cốt lõi của văn hóa và bản sắc Việt Nam. Có thể nói không bao giờ sợ hơi quá nhưng có lẽ là như thế.

Phật giáo có những đóng góp phải nói là hết sức to lớn cho sự phát triển của dân tộc Việt Nam nhưng bản sắc của dân tộc VIệt Nam không chỉ gói gọn hay cốt lõi của bản sắc dân tộc VN là Phật GIáo. Xa xưa có vua chúa hay giai cấp thống trị sử dụng Phật giáo như là một công cụ cho chính sách cai trị của họ mà thôi bởi vì họ thấy rằng tư tưởng của Phật giáo phù hợp với tư tưởng và ý thức hệ của giai cấp họ. Bằng chứng là đến thời Hậu Lê hoặc ngay thậm chí cuối đời Trần, đầu nhà Hồ Phật giáo đã suy giảm vị thế của mình trong chính trường VN rồi. Đến thời nhà Hậu Lê thì tư tưởng Nho giáo, đạo KHổng trở nên thống trị thay vì là Phật giáo.

Phật giáo với đại đa số người VN chúng ta coi như là một thứ tín ngưỡng răn dạy cho con người ta biết sống thiện tâm hơn, biết quan tâm đến người khac hơn... Ngày nay nhiều người đi lễ đền chùa vào những ngày rằm, mồng một, lễ tết... không có nghĩa họ là Phật tử. Họ đi lễ chỉ đơn giản là làm cho tâm hồn thư thái, ước nguyện có một cuộc sống tốt đẹp hơn... mang màu sắc tâm linh nhiều hơn là ý thức về tôn giáo. Mỗi nguwoif trong số họ hiểu Phật giáo theo cách riêng của mình. Quả thật là anh khó diễn đạt được ý của mình ở đây nhưng đại loại là như vậy. Văn hóa, bản sắc Việt Nam là sự tổng hòa của nhiều yếu tố khác nữa như lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết khi có giặc ngoại xâm...etc
 
Những người Việt Nam theo đạo phật (hoặc ngỡ là mình theo đạo phật), với họ, đạo Phật không thuần tuý chỉ là tôn giáo mà nặng về tín ngưỡng nhiều hơn.

Ở họ, thần linh và phật giáo là những khái niệm khá lẫn lộn. Ví như trong nhiều nhà vừa có bàn thờ Phật vừa có bàn thờ thổ công thổ địa, rồi lại thêm cả bàn thờ ông bà tổ tiên. Có rất nhiều ngôi chùa không thờ phật mà thờ các vị thánh hoặc những nhân vật lịch sử như chùa Hai Bà, chùa Vua, chùa Từ Hiếu... trong khi theo chính thống, đền mới là nơi thờ cúng các vị anh hùng hoặc vị thánh. Có thể thấy đối với người Việt, phật và thần là một hay nói khác đi phật cũng là một vị thần.

Quan điểm mê tín còn thể hiện ở nhiều câu nói thường thấy, như có bệnh thì vái tứ phương (nghĩa là phật cũng khấn người phù hộ mà bùa thánh cũng xin), lạy tám phương trời mười phương phật (nghĩa là vừa tin vào nhà trời vừa tin vào nhà phật), có trời phật chứng giám, thần phật phù hộ độ trì... tất cả những câu khấn ấy thể hiện một điều người Việt Nam không mấy quan tâm đến khía cạnh tôn giáo mà họ xem Phật giáo như một thế giới thần thánh, và một lần nữa khẳng định Phật là thần và người Việt mình tin những người đắc đạo cũng sẽ có được những phép biến hoá thần thông. Điều này không phải mới xuất hiện, đọc các truyền thuyết, truyện cổ của Việt Nam ta sẽ thấy các nhân vật được giúp đỡ hay cầu khẩn sự giúp đỡ thường hay viện đến ông bụt và cô tiên chứ không cầu đến Phật, như vậy người Việt Nam tin vào những bùa phép chứ không hẳn là tin vào những điều Phật dạy.

Người Việt Nam cũng ít hiểu về bản chất tôn giáo, ít quan tâm đến tính học thuyết, tính triết lý trong mỗi tôn giáo mà họ tin vào tôn giáo đó có phần mù quáng. Người Việt Nam tin vào vòng luân hồi (chuyển kiếp) nhưng lại cũng đồng thời tin vào địa ngục và cõi trời, tin rằng nếu sống trên đời gây nhiều nghiệp chướng thì bị đầy xuống địa ngục và nếu để lại nhiều phúc đức sẽ được thành tiên (chứ không phải hoá phật!)

Có nhiều nguyên nhân để giải thích vì sao người Việt chúng ta hay có những quan niệm sai lệch về tôn giáo như vậy. Một phần khá quan trọng đó là do ảnh hưởng bản chất người Phương Đông, tin nhiều vào những điều huyền bí và hay giải thích sự việc sự vật gắn liền với thế giới tâm linh. Phần khác đó là do trình độ nhận thức của người Việt nam còn hạn chế, rất khó có thể truyền đạo vào VN bằng con đường nhận thức về những khái niệm trừu tượng như vô ngã, diệt dục (hì về mấy cái gì nữa mà em chịu chẳng nhớ ra tên :) ) . Tự đạo Phật khi vào Việt Nam đã biến đổi để phù hợp với con người với lối sống VN để có thể được lan truyền rộng rãi. Cũng xem như điểu tất yếu. Tuy vậy, một điều tốt đẹp cơ bản của đạo Phật còn nguyên giá trị đó là nó hướng con người sống thiện hơn, có tâm hơn. :)
 
Những người Việt Nam theo đạo phật (hoặc ngỡ là mình theo đạo phật), với họ, đạo Phật không thuần tuý chỉ là tôn giáo mà nặng về tín ngưỡng nhiều hơn.

Cái này thì anh đồng ý với em :D

Ở họ, thần linh và phật giáo là những khái niệm khá lẫn lộn. Ví như trong nhiều nhà vừa có bàn thờ Phật vừa có bàn thờ thổ công thổ địa, rồi lại thêm cả bàn thờ ông bà tổ tiên. Có rất nhiều ngôi chùa không thờ phật mà thờ các vị thánh hoặc những nhân vật lịch sử như chùa Hai Bà, chùa Vua, chùa Từ Hiếu... trong khi theo chính thống, đền mới là nơi thờ cúng các vị anh hùng hoặc vị thánh. Có thể thấy đối với người Việt, phật và thần là một hay nói khác đi phật cũng là một vị thần.

Thoe như mommy bảo thì chùa thờ phật, còn đền, phủ thờ thánh. Đình, miếu thở thổ địa thần hoàng...nhưng cái chia này cũng chỉ là tương đối, sẽ nghiên cứu thêm và post sau.

Những phần sau em Hương viết anh không hiểu lắm, hình như ý em là Phật Giáo không phải là cái cốt lõi làm nên bản sắc văn hóa ViệtNam.
 
Hình như tại ngày xưa ,có thời người ta đập chùa .....(hắc các anh chị cũng biết tại sao ...)chứ trước đó Đạo Phật ở Việt Nam cũng phát triển lắm mà.Mãi về sau này ,người ta khôi phục lại tôn giáo thì nó đã biến dạng đi rồi .Dòng Tu chính ở Bắc (Đại Thừa )quay vào trong Nam đa số.
Giờ hình như trong Nam chỉ còn Tiểu thừa là chủ yếu .Em thấy Đạo Phật ở nước mình cũng có phat triển đấy chứ ,có điều ít và không được toàn dân ,toàn diện...
Mình không theo ,do bố mẹ không theo ,chứ học đạo ,dù là đạo gì cũng tốt ,nó luôn hướng con người đến cái Chân Thiện Mỹ
 
Mình thấy ảnh hưởng của Phật Giáo vào văn hóa của ViệtNam khá rộng. Có lẽ nên xem xét từng khía cạnh một vì phạm trù văn hóa khá rộng. Đầu tiên xin nói đến âm nhạc :D. Những bài hát mang tư tưởng đạo phật không phải là ít, có rất nhiều ca khúc nổi tiếng và thành công, được nhiều người yêu thích từ già đến trẻ. Phải chăng vì nó gần gũi với tâm hồn người Việt. Ví dụ như: Trên Đỉnh Phù Vân của nhạc sĩ Phó Đức Phương, Một cõi đi về, Đóa hoa vô thường của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn
.........Nhân tiện cũng giới thiệu luôn bài phỏng vấn cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn về ảnh hưởng của đạo phật trong các ca khúc của ông.

*****************************

Trịnh Công Sơn và ảnh hưởng của Đạo Phật trong ca khúc


"Thuở nhỏ, tôi hay đi chùa vì thích sự yên tĩnh. Có thể vì tuổi trẻ đã có cơ duyên đi qua cổng nhà Phật nên trong vô thức, bên cạnh những di sản văn hóa Đông Tây góp nhặt được còn có lời kinh vô tình nằm trong lời ca". Đó là tâm sự của nhạc sĩ họ Trịnh với hòa thượng Thích Tâm Thiện, đăng trên Tạp chí Phật Giáo Giao Điểm tháng 3/1999.

- "Một cõi đi về" có thể nói là một bài hát thuyết phục được cả hai "thế giới" trẻ và già với âm hưởng của triết lý nhà Phật. Anh có thể nói rõ về hoàn cảnh ra đời của ca khúc này?

- Khác với hồi nhỏ, càng lớn tôi càng ít đi chùa và gần đây hầu như không có nhu cầu đó nữa. Lý do đơn giản là tôi đã may mắn tìm thấy sự yên tĩnh trong bản thân mình. Vì thế, khi viết Một cõi đi về, tôi không phải nhờ đến một bối cảnh ngoại giới nào. Đó chỉ là một bài thơ nhỏ tôi muốn hát về một cảnh giới mà trong mỗi người ai cũng có. Từ Hư vô đến Cuộc đời. Và từ Cuộc đời trở về lại với Hư vô. Đi - về là một lộ trình quen thuộc của cuộc sống mà ai cũng phải trải qua. Đó là một trò chơi vừa vui thú vừa ngậm ngùi mà tạo hóa đã bày ra cho con người và vạn vật. Một người bạn thân là nhà văn đã nói với tôi: Nghe bài này mình không còn cảm thấy sợ chết nữa.

- Anh quan niệm như thế nào về Phật giáo?


- Tôi đang cố gắng quên Phật giáo như một tôn giáo. Tôi muốn đó là thứ triết học siêu thoát mà ai cũng cần phải học, ngay cả những người thuộc tôn giáo khác. Mỗi người phải nỗ lực để xây dựng cho bằng đuợc một ngôi chùa tĩnh lặng trong lòng mình và nuôi lớn Phật tính trong bản thân thành một tượng đài vững chắc. Nó sẽ giúp ta nhìn Thế giới và Cuộc sống khác đi. Với tôi, Phật giáo làm ta yêu đời hơn chứ không phải làm cho ta lãng quên cuộc sống.

- Anh thường hành Thiền vào giờ nào?

- Tôi có cách hành Thiền riêng, không có giờ nhất định và thậm chí cũng không nghĩ là mình đang làm việc Thiền. Chẳng hạn như khi ngồi trước một ly rượu hay một nhan sắc. Điều này hơi vi phạm giáo luật Phật giáo, nhưng tôi là kẻ trần tục nên cứ tự cho phép mình như thế. Vả lại có nhiều con đường dẫn đến với Phật như gõ mõ tụng kinh, thắp hương cầu nguyện, tại sao tôi lại không dùng một phương tiện quen thuộc và gần gũi với mình nhất là ly rượu? Hơn nữa tôi không quan niệm tìm đến với Phật tính trong cõi riêng mình. Đó là quê hương, là chiếc ngai Phật. Tôi ngồi. Phật sẽ tràn ngập tôi và tôi sẽ tràn ngập Phật.

- Đạo Phật giúp gì trong các sáng tác của anh?

- Cuối năm 1995 tôi viết được một bài hát rất tâm đắc và bạn bè ai cũng thích - ca khúc Sóng về đâu. Tác phẩm này lấy cảm hứng từ câu kệ Gaté Gaté. Paragaté. Parasamgaté. Bodhi Savaha.
Tôi đang đi tìm một cách biểu hiện mới. Muốn vậy, khi sáng tác, tôi phải lãng quên hiện hữu này để đi vào một thực tại phiêu bồng, ở đó không có những xung đột trần tục của chữ nghĩa và những lý luận ngõ cụt không đâu.


- "Làm sao em biết bia đá không đau..., ngày sau sỏi đá cũng cần có nhau". Anh có thể cho biết sự đồng cảm của mình khi hát lên điều đó?

- Mỗi sự vật, mỗi đồ vật, dù nhỏ dù lớn đều có hai giá trị. Tôi nhìn viên sỏi từ ngày này qua tháng nọ và bỗng dưng có cảm giác là nó cũng có một thân phận và một nỗi buồn vui riêng. Tôi là hạt bụi và nó là viên sỏi, có khác gì nhau đâu. Nếu tôi có thể buồn vì một đóa hoa tàn thì vì sao lại không thể cảm cảnh vì một viên sỏi lẻ loi.

***************************

Để nói thêm vê âm nhạc chắc phải nhờ em Linh vào giúp sức. ;) Hình như em Linh không chỉ là fan của nhạc Trịnh mà con rất tin vào đạo phật và chăm theo mẹ lên chùa đi lễ nữa thì phải :D

Ngoài âm nhạc còn nhiều bộ môn nghệ thuật văn hóa nữa chịu ảnh hưởng rất nhiều từ đạo phật. Đấy là hội họa, điêu khắc, kiến trúc. Hội họa thì có em Hà ở đây anh không dám múa rìu qua mắt thợ. Hà viết giúp anh một bài về ảnh hưởng của phật giáo vào hội họa VN. Về kiến trúc thì anh đang phải làm về cái này nên se tìm tài liệu và post lên để mọi người cùng bàn luận.

Như vậy theo mình ảnh hưởng của Phật Giáo vào văn hóa VN là rất lớn. Nếu kết luật nó là cốt lõi thì có lẽ còn quá sớm. Nhưng rõ ràng phật giáo có một sức sống lâu bền trong tâm hồn người Việt so với những tôn giáo khác: Nho giáo....
 
Anh thấy em Hương đã trình bày rõ rồi đấy. Người Việt Nam mình không có ý niệm về tôn giáo rỗ ràng, họ hiểu và diễn giải về tôn giáo, quan niệm theo cách riêng của mình và tìm ở đó những điểm phù hợp với cuộc sống, tâm tư, tình cảm của họ. Khái niệm về tôn giáo như thế nào họ cũng không biết và thực sự cũng không cần tìm hiểu thêm.

Em Dương Hà nói là "ngày xưa có thời gian người ta đập chùa..." Đó là quan niệm sai lầm của thời trước. Đạo Phật trước kia cũng phát triển nhưng nói là "mạnh" thì anh không em ý em nói thế nào là mạnh?

Pham Quang Minh đã viết:
Như vậy theo mình ảnh hưởng của Phật Giáo vào văn hóa VN là rất lớn. Nếu kết luật nó là cốt lõi thì có lẽ còn quá sớm. Nhưng rõ ràng phật giáo có một sức sống lâu bền trong tâm hồn người Việt so với những tôn giáo khác: Nho giáo....

Như vậy anh lại nói lại cái kết luận của chú Minh, Phật giáo không phải là cốt lõi của bản sắc, văn hóa của người VIệt Nam. Phật giáo chỉ có ảnh hưởng lớn đến việc hình thành và phát triển của bản sắc, văn hóa VIệt Nam mà thôi.

Nói ngoài lề một tí, ở miền Trung, đăc biệt là Huế, có thể thẩy rất rõ sự hiện diện của đạo Phật. Rất nhiều gia đình ở Huế là Phật tử. Trong Hué cũng có nhiều chùa, tháp đẹp như chùa Thiên Mụ bên dòng sông Hương... Hàng năm cứ đến ngày 15/7 âm lịch là ngày lễ Vu Lan để con cái tưởng nhớ tới mẹ của mình. Nếu ai còn mẹ thì đem một bông hoa lan màu đỏ (bây giờ thì toànlaf hoa giấy thôi) lên ngực. Ai mất mẹ thì đem một bông hoa màu trắng. Ngày lễ này cũng tương tụ như ở bên Nhật.

Nói chung anh thấy con người Huế chậm chạp (có thể hơi quá), bình lặngquas. Cuộc sống ở huế cũng chậm chạp, không sôi động như những nơi khác một phần cũng do ảnh hưởng của đạo Phật.
 
Nguyen Si Ha đã viết:
Nói chung anh thấy con người Huế chậm chạp (có thể hơi quá), bình lặngquas. Cuộc sống ở huế cũng chậm chạp, không sôi động như những nơi khác một phần cũng do ảnh hưởng của đạo Phật.

Anh Hà đưa ra cái nhận xét thú vị phết nhỉ, lần đầu em nghe thấy có người nhận xét như thế. Công nhận là ai đến Huế có một cái cảm giác gì đó trầm mặc, không sôi động. Nhưng không biết có phải tại phong cảnh không? Vì em thấy đứng trước những ngôi chùa, cung điện cũ kỹ, người ta đều có chung một cảm giác như thế. Cảm thấy tiếc nuối cái gì đã qua, cố hình dung lại hồi trước nó như thế nào nhưng bất lực. Dường như thấy mình cảm nhận được cái đại lượng vô hình "thời gian". Cái này thì chẳng phải đến Huế, lên thăm chùa Tây Phương là đã thấy thế rồi.

Mọi người thử nói rõ xem có phải là do đạo phật không?
 
Thừa nhận là đạo Phật có ảnh hưởng ít nhiều đến văn hóa Việt Nam, vì nó du nhập và VN khá lâu (trước cả Nho giáo), nhưng nếu nói nó là cốt lõi của bản sắc văn hóa việt nam thì quá hồ đồ. Cũng không thể bảo Phật giáo ảnh hưởng quá lớn đến văn hóa việt nam, bởi vì xét trên bình diện rộng và theo chiều dài lịch sử thì nó chỉ có ảnh hưởng lớn nhất vào thời Lý Trần và hoàn toàn nhất trí với anh Hà rằng nó được tôn vinh vào thời đó chỉ vì nó phù hợp với tư tưởng của giai cấp thống trị.

Anh Minh không định bằng một bài phỏng vấn Trịnh Công Sơn mà bảo rằng Phật giáo ảnh hưởng sâu sắc đến âm nhạc Việt Nam đấy chứ. Một điều nữa, nhạc của Phó Đức Phương chịu ảnh hưởng của dân ca nhiều kết hợp với lời nhạc giàu tính triết lý chứ không phải ảnh hưởng của Phật giáo, Trên đỉnh phù vân nếu xem lời của nó thì không thể bảo thế là liên quan nhiều đến đạo Phật được anh ạ. Chỉ có chăng là phong cảnh thiền viện của Yên Tử gợi cảm hứng sáng tác cho nhạc sĩ thôi. Theo em thì những tác phẩm âm nhạc mang màu sắc tôn giáo hay tín ngưỡng không nhiều.

Ngược lại, chính đạo Phật đã bị cải biến khi vào Việt Nam cho phù hợp với bản sắc, tập quán của người Việt nam. Việc có một số nghệ sĩ hay nhà kiến trúc, hay một tập hợp người nào đó vì ham thích đạo Phật mà đưa tư tưởng của phật giáo vào tác phẩm của mình thì điều đó không có nghĩa là cả một dân tộc bị ảnh hưởng bởi số ít đã bị ảnh hưởng kia, nó chỉ góp phần làm phong phú thêm bản sắc văn hóa người Việt mà thôi.
 
Hương ơi, anh chỉ nêu ra câu hỏi để cùng thảo luận mà, chứ có kết luận như vậy đâu. Đây là kết luận của hòa thượng Thích Thiện Hoa mà anh chỉ muốn làm sáng tỏ vấn đề là kết luận đấy có chính xác không.

Còn ở đây đang bàn là ảnh hưởng của Phật Giáo Việt Nam vào Văn Hóa Việt Nam chứ không bàn đến đạo phật những nới khác. Anh lấy ví dụ ảnh hưởng của đạo phật vào nhạc Trịnh và một số tác phẩm âm nhạc để nói lên là nó có ảnh hưởng sâu rộng trong tầm hồn người việt.

Nói tóm lại là mọi người đều đồng ý với nhau rằng, đạo phật có ảnh hưởng rất lớn đến văn hóa ViệtNam nhưng không phải là cái cốt lõi, là nguồn cội Văn Hóa Việt Nam. Xem ra thì các hòa thượng cũng thích nói quá lên nhỉ ? ;) :D
 
Em đồng ý với ý kiến của chị Diệu Hương,không thể viện dẫn một mình Trịnh Công Sơn để nói là Đạo Phật ảnh hưởng đến nền âm nhạc Việt Nam .Tuy nhiên đọc qua bài phỏng vấn anh Minh post lên ....
Trước đây ,em không hay đọc nhiều bài viết về nhạc Trịnh ,bởi tự trong bài hát của ông em cũng hiểu được ít nhiều .Hồi đấy em hay hỏi thầy em "Trịnh Công Sơn sáng tác trong lúc ngồi thiền hả thầy .?"mà thầy không nói gì ,thầy bảo "ông ấy đặc biệt và khác những nghệ sĩ khác .."
...
Thôi ,em chuyển qua chuyện Đạo Phật ở Việt Nam .Anh Minh gợi ý về đề tài "kiến trúc và Đạo Phật "hì ,em đang muốn mua quyển sác đấy của NXB Mỹ Thuật ,tiện đây có anh chị nào biết chỗ nào còn chỉ em với .Em lùng cả tháng nay... Đè tài này rất rộng và sâu ,em cũng không dám "múa rìu qua mắt thợ ".

:)
Đọc qua bài phỏng vấn anh Minh Post lên ,Có thể nói Trịnh Công Sơn là một trong số ít người hiểu được cái "Đạo "của nhà Phật .Hầu hết ở nước mình ,chùa chiền không phải là ít ,nhưng đáng tiếc là người ta đã hiểu sai nhiều ...mới dẫn đến tình trạng như chị Hương nói.
Anh Hà ah ,em không nói là "phát triển mạnh ."nhưng là có phát triển .Nó giống như một mạch nước ngầm ...,quả thực là như một mạch nước ngầm chảy trong lòng một con sông .
Ỏ đây có anh ,chị nào nghiên cứu về Đạo Phật không ah ?
PS :cái nhận xét của anh Hà về người Huế quả rất hay ,nó giống như những gì em đã suy nghĩ từ lâu.Không phải ở Huế ,nhưng ở Chùa Tây Phương .Anh Minh đi chùa Tây Phương rồi ,không biết có rẽ sang Chùa Thày ?Ỏ hai nơi không cách xa mà tồn tại hai dòng tu khác nhau ,anh có để ý đến sắc thái con người ở hai nơi có khác nhau ?
 
Pham Quang Minh đã viết:
số19:



Có thể nói một cách không quá rằng: Văn hóa Việt-Nam một phần lớn là văn hóa Phật Giáo. Rút cái tánh chất Phật Giáo trong văn hóa Việt-Nam ra thì văn hóa ấy thật là nghèo nàn, nông cạn. ''.


Câu này thì đúng là hơi quá thật. Lịch sử Việt Nam có trên 4000 nghìn năm trong khi đạo Phật vào vn chỉ trên dưới 1000 năm. Nhưng không phải là sai khi nói Đạo Phật là một phần rất quan trọng trong văn hóa Việt Nam. Phần lớn các bạn ở đây đều nghĩ người VN quan tâm nhiều đến vấn đề tín ngưỡng.Đúng một phần nhưng các bạn phủ nhận cái phần quan trọng hơn cả của Phật giáo trong xã hội VN. Phật giáo trước hết là một Đạo. Các bạn thử nghĩ xem , phần lớn văn hóa ứng xử của ta rất giống với đạo phật. Truyền thống tôn sư trọng đạo, uống nước nhớ nguồn , ăn ở hiền lành phúc đức, lòng vị tha ( my favourite quote :
lấy oán báo oán , oán oán chất chồng .
Lấy ân báo oán , oán sẽ tiêu tan. ) rồi đến những thói quen , tính cách như thích sự yên tĩnh , thanh thản trong tâm hồn hơn là vật chất. Những cái đó chúng ta được bố mẹ , những người đi trước dạy nhưng có ai biết nó có nguồn gốc từ đạo Phật ? Nếu các bạn ở nước ngoài có dịp tiếp xúc với những người theo đạo khác các bạn sẽ cảm nhận rõ hơn. Tôi trong tất cả các hồ sơ lý lịch đều có dòng Tôn Giáo : Không :). Tôi không đi chùa , không tin rằng trên đời có phật, nhưng tôi luôn làm theo những điều dạy trong đạo phật.Những điều đó ai cũng thuộc cũng biết đến dù có thể không nhận thấy chúng đựợc lấy ra từ đạo Phật. Đấy mới thực sự là ảnh hưởng của đạo Phật tới văn hóa Việt Nam. Phần còn lại như các ngày lễ , các phong tục thắp hương tưởng nhớ những người đã mất , đi chùa , khấn lễ cũng là một phần của văn hóa nhưng chúng dễ bị người khác lợi dụng bóp méo. Và đạo Phật cũng dạy không phải cứ đi cúng lễ nhà chùa là theo đạo. Đạo ở trong cái tâm của mỗi người . :).
 
Em chang hieu bai nay co duoc post o day khong,,nhung lan truoc anh Minh bao cu post ,,thi em post thu vay :D

Dieu 20 :
Hành trình của phở Hà nội



Chẳng ai nhớ rõ phở Hà Nội xuất hiện chính thức từ năm nào, và ông tổ của nó là ai. Người ta chỉ áng chừng khoảng tám mươi năm nay, nó chiếm được vị trí "phổ cập" và độc đáo trong cách ăn của người Hà Nội. Phở vừa phổ thông lại vừa quý tộc. Phở có thể ăn suốt bốn mùa; ăn bất cứ lúc nào trong ngày. Buổi sáng ăn phở thật là ngon; buổi chiều cũng tốt; và đêm thì càng tuyệt. Ngày nào cũng có thể ăn phở, tối thiểu một lần mà không chán.

Cũng là những món ăn tương tự, người Huế có bún bò - giò heo; người Nam bộ có hủ tiếu (Mỹ Tho), bún mắm, người Hoa Kiều ở Hà Nội có mỳ vằn thắn, có sủi cảo tôm tươi (món này người Hoa ở Sài Gòn "biến tấu" thành cao lầu), nhưng tất cả đều không thể độc đáo với cách chế biến công phu, cách thể hiện đẹp mắt, cùng hương vi đặc biệt như phở Hà Nội.

Từ lâu, phở đã được coi như đặc sản của người Hà Nội giống như bánh cốm làng Vòng... Có lẽ đến lúc cũng phải có một cuộc "hội thảo khoa học" để bàn về "văn hóa" phở. Phở đã đi vào tác phẩm của nhiều nhà văn từ Thạch Lam, Vũ Trọng Phụng, Nam Cao, Nguyễn Tuân... đến các nhà văn ở Sài Gòn sau năm 1954. Ngày ấy họ nói đến phở như nói đến tinh hoa của sự ăn uống, vừa tao nhã, vừa sang trọng.

Giáo sư Trần Văn Khê trong một lần kể về các món ăn Việt Nam với những người bạn Pháp, trước khi luận bàn về phở Hà Nội, ông mở đầu: Người Việt Nam có cách ăn toàn diện. Có nghĩa, không chỉ ăn bằng miệng mà còn "ăn" bằng mắt, bằng mũi, bằng tai. Trước khi làm người ta ngon miệng, món ăn còn phải quyến rũ họ bằng hương thơm ngào ngạt bốc lên; quyến rũ bằng sự trình bày đẹp mắt bởi bố cục hài hòa về màu sắc như một bức tranh phong cảnh; khi ăn phải xuýt xoa vì cay, vì nóng.

Qua những bước thăng trầm, phở Hà Nội đã cho ra đời lắm tên tuổi mà nhiều năm sau người ta còn nhớ như phở Giang, phở Nguyên Sinh, phở Hàng Lọng, phở Tàu Bay, phở chợ Hôm, phở Lương Văn Can, phở Nam Ngư, phở Lò Ðúc... phở Hói, phở Gù, phở Chí, phở Lùn, phở Thanh, phở Bình, phở Tấn... Những ông chủ này nhờ phở giàu lên nhanh chóng. Nhưng họ cũng chỉ được một thời rồi qua đi không bao giờ trở lại để nhường chỗ cho những tên tuổi mới. Tên tuổi họ nổi lên cũng như những nghệ sĩ. Thế mới thấy phở cũng huyền bí lắm! Có lẽ "thần" phở cũng chỉ phù hộ mỗi người một thời gian rồi chuyển sang người khác.

Vào thập kỷ 60, những ai sống ở Hà Nội thời đó hẳn còn nhớ phở mậu dịch 3 hào một bát; phở tư nhân 4 hào hoặc 5 hào. Phở mậu dịch có nhiều cửa hàng cũng ngon ra trò, nhưng không thể sánh nổi với khoảng dăm ba hiệu phở tư nhân tiếng tăm lẫy lững lúc bấy giờ. Vào buổi sáng, người ta đến những hiệu phở ấy, có lúc phải ăn đứng, thế mà người xếp hàng vẫn dài hơn ở cửa hàng mậu dịch có chỗ ngồi đàng hoàng. Như thế đủ biết tài nghệ mấy ông chủ ấy nãu phở đến đâu. Ngoài cái ngon, họ còn lịch lãm với khách hàng; họ thao tác chế biến thuần thục trước mặt khách như một nghệ sĩ trên sân khấu.

Sau năm 1954, một số người Bắc di cư đã "mang theo" phở Hà Nội vào Sài Gòn để trình làng những tiệm phở Bắc mà chỉ thời gian ngắn tiếng tăm đã nổi như cồn ở đất Sài Gòn. Nhưng càng về sau nó càng bị biến tướng do sự gia giảm gia vị. Người ta lạm dụng quá nhiều bột ngọt, có nơi còn cho thêm đường vào nước dùng. Lạm dụng cả rau thơm, giá trần, giá sống, làm bát phở bị giảm độ nóng, loãng hương thơm. Người ta xài ớt tương, cả nước tương đậu nành, xì dầu cho phở mất độ trong của nước dùng. Ðến lúc phở không chỉ đơn thuần là cái thú thưởng thức bằng điểm tâm nhẹ mà phải ăn cho no nên đã sinh ra những bát phở lớn nhiều bánh, nhiều thịt, thit thái dày. Nếu ở Hà Nội từ đầu thập kỷ 70 xuất hiện những bát phở "quân khu", thì cũng thời gian ấy ở Sài Gòn có những tô "đặc biệt", tô "xe lửa". Sau này những tô "xe lửa", còn "theo" người Sài Gòn di cư sang Ca Li (Mỹ.

Ngày nay ở Hà Nội phở bị biến tướng nhiều so với phở cổ điển. Quán phở mọc lên như nấm. Vào thời đại công nghiệp nó cũng được "công nghiệp hóa" bởi người ta ít có thời giờ thưởng thức cái ngon tuyệt hảo mà chỉ cần ngọn tương đối và no bụng nên cũng chẳng cần tìm những quán phở cực kỳ. Nồi nước dùng ngày nay được ninh sôi sùng sục trong thời gian ngắn, thậm chí có nơi còn cho thêm cả bicacbonat cho xương mau rục. Nước dùng không còn được trong như xưa. Một bát phở có người còn đập vào hai quả trứng gà, có người còn cho thêm bánh quẩy... Thật tội nghiệp cho phở đã bị mất đi cái tao nhã, cái hương đồng gió nội thuở nào. Vậy mà nhiều người còn cho rằng, đó là sự thăng hoa của phở.

Phở đã "theo" người Việt Nam ra nước ngoài. Hầu như nó có mặt ở bất cứ đâu có người Việt sinh sống. Phở Bắc ở Ca Li (Mỹ, ở Pari (Pháp), ở Toronto (Canada); phở Hà Nội ở Vacsava (Ba Lan), ở Mátxcơva (Nga), ở Praha (Sec)... Những tiệm phở hải ngoại này ngoài sự biến tướng nó còn bị phá cách, gia giảm gia vị cục bộ để phần nào phù hợp với người Âu. Nhưng hiện nay, có một số ông chủ trẻ về Việt Nam quyết tâm tìm đầy đủ công thức phở cổ điển, tìm về cội nguồn của phở với hương đồng gió nội của nó để đem ra nước ngoài.

Nói chuyện phở nói hoài không hết. Dù có luận bàn đến mấy thì có lẽ cũng chỉ cần kết luận ngắn gọn: "Phở thì ai cũng thích".
 
ối rồi Vy ơi - sao lại đem chuyện " Phở thì ai cũng thích" vào nói ở đây thì làm sao mà người ta mà tiếp tục với thread Điều giản dị của Phật giáo Việtnam nữa hả ;) :D :D

..ah,..mà là anh Minh bảo thế thôi hả? :D :D

hê ko biết mình có được post ở đay ko :p.:p.. ,

hi mở thread Phở đi, chả hiểu sao món ăn Việtnam được ở đây đánh giá cao cực- top 3 các món ngon nhất thế giới nhé !!! :drummer::rolleyes: :D sau có TQ và Thái thôi :cool:
 
Tại vi lan truoc co mon omai , anh Minh bao cung cho vao day duoc thi bay gio noi ve Pho con hay hon nen Vy moi post o day day chu :D Chang hieu co duoc khong nua,,nghe thi co ve khong co ly lam vi no khong fai la Phat Giao VN :p Nhung no cung co the coi la dieu gian di :D Vi Pho la mon an gian di , gan gui voi nguoi VN ma :D
 
A di đà phật, mấy cô Lan cô Vy cho sư ăn phở thế hả các em? Kinh dị thật ;)
Nói thế thôi chứ anh cho rằng đạo phật đóng góp một phần đáng kể vào cách suy nghĩ cùng với nền văn hóa VN. Nói gì thì nói anh thuộc diên vô đạo (không theo đạo nảo) nhưng ở nhà vẫn thấy thờ phật. Anh thấy hầu hết các gia đình ở vietnam là như thế. Thật ra thanh niên bây giờ không mấy ai thật sự hiểu về đạo Phật cả. Dần dần cái ảnh hưởng của đạo phật nó cũng bị mai một đi. Nhưng đạo phật trong thời gian trước mắt vẫn có ảnh hưởng lớn đến người vietnam. Có ai tự hỏi tại sao và khi nào người việtnam hấp thụ cái đạo giáo này không? Tại sao đạo Phật lại trở nên phổ biến, phải chăng nó phù hơp với cách sống và suy nghĩ của người vietnam hay vì lý do nào khác nữa?
 
Ới giời ơi Vy ơi :D, sorry vì anh không giải thích kỹ. Nếu em post thì post ra hẳn một bài riêng ấy. ví dụ như là:

ĐIỀU GIẢN DỊ ( EM VY THÍCH ĂN PHỞ )

số 20:




Em xem cái số lần cuối cùng là bao nhiêu rồi + 1 vào. Hình như số cuối cùng là 20 ( ÔI NƯỚC NGA ). Bài sau em post cho lên số 21 nhé.

Mà phở thì anh post nhiều lắm rồi Vy ạ.Phở , Phở gà, cả Bánh Cuốn nữa

Nhưng chẳng hỉu sao anh post thì không ma nào đọc, nhưng em post thì hiệu quả cao cực ;) :D. Dạo này đang bận với đống final project nên nhờ các em giúp sức. Anh ngồi ngoài cổ vũ :drummer: . Lan Anh muốn tham gia post bài cho mục ĐIỀU GIẢN DỊ thì hợp tác với VY nhé.

ĐGD chỉ có 1 yêu cầu duy nhất là post những bài gần gũi với cuộc sống hàng ngày, càng giản dị, gần gũi càng tốt. Thế nhé cảm ơn em Lan Vy với Lan Anh nhiều nhiều. :kiss1: :roflmao:
 
Chỉnh sửa lần cuối:
hihihi..hoa ra la vay ..thao nao em hieu nham y :D Em cu tuong anh dang noi ve Phat giao ma bao em post vao thi cung hoi la :D Hoa ra la tiep tuc...Lan sau rut kinh nghiem a :D
 
Hơ hơ, mấy cô con gái ăn quà đến mụ cả đầu óc rồi hay sao ấy:) Thế nào lại nhìn Phật lại ra Phở. Thấy post nhiều cứ tưởng "món" Phật của chú Minh hấp dẫn bà con.;)

Anh Tran đã viết:
Có ai tự hỏi tại sao và khi nào người việtnam hấp thụ cái đạo giáo này không? Tại sao đạo Phật lại trở nên phổ biến, phải chăng nó phù hơp với cách sống và suy nghĩ của người vietnam hay vì lý do nào khác nữa?

Người Việt ta được cái tính tình dễ dãi, ko chỉ Phật giáo mà Đạo giáo, Nho giáo...cũng múc tuốt. Thấy cái gì xơi được là xơi liền.(cái chi bọ cũng xơi) hehe
Nhưng bảo dân ta cứ lấy nguyên cái của người mà xơi thì ko phải. Thực phẩm của thằng khác nhưng ta chế biến theo kiểu của ta. Thế mới kinh!
Kết cục là trong 1 quần thể tôn giáo tín ngưỡng tại mỗi làng quê VN có đủ cả thần, phật, mẫu, ...Nghi lễ thì theo kiểu của ông Khổng. Có người khen đó là vì dân ta vốn "cần cù, sáng tạo" nhưng tôi thấy đó là sự tùy tiện.

Dễ dãi và tùy tiện - nếu tính đến "bản sắc" của VHVN thì phải kể đến mấy đức tính này. hehe
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Các bác làm ơn giải thích dùm vì sao Thái Lan sùng phật giáo mà gần nửa dân tộc đi làm điếm thế? :( , Miến Điện thì vẫn sống theo phong tục tập quán của cái thời nguyên thủy? :(
 
Back
Bên trên