Phạm Quang Minh
(Minh172)
New Member
số 13:
Nước mắt khô
Nguyễn Quang Vinh
Tôi buồn day dứt khi đã lỡ hẹn với chị Cật ở xã Ngư Thủy. Khi tôi về làng thì chị đã đi rồi, đi vô tận Mũi Né để hoặc là ăn mày, hoặc là ở đợ cho người ta - chị đã từng nói với tôi hồi tháng trước như vậy. Thế là chị trở thành người cuối cùng trong nhà rứt áo rời làng để làm người hành khất và ở đợ. Có ai biết đâu rằng, 5 mẹ con chị Cật - cựu thanh niên xung phong đang bị dồn vào cảnh sống khốn cùng để trở thành kẻ làm con ở, người đi ăn mày suốt những năm qua...
Đêm hoang tàn
Cả nước biết đến xã Ngư Thủy với chiến công của trung đội pháo binh gái. Ngư Thủy còn được nhiều người biết đến bởi sự nghèo. Là một làng biển bãi ngang, với những con thuyền bé tẹo, cuộc sống là sự vật vã kiếm miếng cơm, manh áo rát cháy trong gió Lào cát nóng. Mấy năm nay, Ngư Thủy đã có thay đổi lớn. Có đường giao thông, có điện, có các dự án xóa đói giảm nghèo hỗ trợ. Tuy nhiên, những gia đình nghèo khổ, cùng đường như nhà chị Cật - cựu thanh niên xung phong - thì hoàn toàn không thay đổi gì.
Chị Cật là con dâu làng Ngư Thủy. Những năm tham gia thanh niên xung phong, chị bị sức ép bom đạn triền miên, mắt bắt đầu mờ. Khi về lấy ông Lướng làm chồng, mắt chị đã bị thương tật, mù mờ nhìn không mấy rõ. Dù cuộc sống vẫn khó khăn nhưng đó là những năm tháng ổn định của chị khi vợ chồng chung lưng đấu cật kiếm sống và sinh hạ được 4 đứa con. Cho đến ngày thằng con út lên 4 tuổi thì gia đình gặp đại họa.
Ông Lướng đi cùng 2 người đàn ông của làng trên một chiếc thuyền câu. Một cơn lốc lớn xuất hiện bất thần trên biển. Hai người kia sống. Ông Lướng mất tích. Năm mẹ con chị Cật cùng bà con họ hàng trong làng suốt 7 ngày đêm liền chạy dọc bãi biển tìm xác. Chị Cật gào tên chồng trước sóng, gào từ sáng đến tối, tiếng khản đặc, người héo rũ, cho đến ngày thứ 7 vào khoảng 10 giờ đêm thì xác ông Lướng tấp vào bờ. Đêm đó là đêm kinh hoàng nhất của mấy mẹ con chị. Người đàn ông trụ cột của gia đình đã ra đi. Chỉ còn mấy mẹ con ôm nhau bên mộ ông, hoang tàn cát, hoang tàn gió, hoang tàn phương hướng...
Hoạ vô đơn chí
Chồng chết, một tay 4 đứa con, đi biển không được, nhìn trước nhìn sau ở làng chỉ có cát là cát. Chị Cật và các con ghì nhau không biết làm chi để sống. Mấy đứa con gái chị 12, 13 tuổi về gặp mẹ: "Mạ cho mấy đứa tui vô Nam" - "Vô Nam mần chi?" - "Mấy đứa tui đi ở, đi ăn xin... ở nhà chết đói mạ ạ". Chết đói là cái chắc. Chị là thanh niên xung phong nhưng không có chế độ gì hết. Miếng cơm manh áo nhờ chồng đi biển nay cũng không còn. Thương con nhưng đường cùng thì phải giấu nước mắt đưa con ra đường quốc lộ đón xe. Bán căn nhà cũ, mấy mẹ con chia nhau mỗi người năm bảy chục, kẻ đi thì làm tiền lộ phí, người ở nhà thì mua gạo, mắm sống qua những ngày trước mắt. Con đi.
Mới đầu 2 đứa. Sau thêm đứa nữa. Cuối cùng thằng con út cũng đi nốt. Nghe người ta nhắn tin ra, các con của chị ăn mày ở Mũi Né, cũng có đứa xin được đi ở cho nhà giàu có. Lâu lâu, vài 3 tháng, lại có đứa gửi ra cho chị khi thì mười nghìn đồng, khi nhiều cũng được hơn 30 ngàn. Chị ở nhà 1 mình. Hàng ngày chị ra bãi biển, nhặt nhạnh những con cá rơi, gánh vác, đỡ đần cho bạn chài để kiếm thêm vài ngàn tiền công, hay mớ cá. Rồi lại gập người vô rừng phi lao, cào lá khô, tỉa cành khô, gói ghém mang đến những nhà khá giả, đổi cho họ để lấy về vài ba lon gạo, mỗi lon chị ăn cầm chừng cả ngày, cốt giữ ấm bụng chứ không nghĩ đến chuyện no. Chị bòn mót từng ngàn, gói ghém số tiền ít ỏi của các con ở đợ, ăn mày mang về, cuối cùng chị mới mua lại được căn nhà riêng cho mình, khỏi phải ở nhờ, căn nhà tranh bé tẹo trong khu vườn cát trắng chói mắt, cả nhà cả vườn với giá 140.000 đồng (một trăm bốn chục ngàn đồng), nợ 30 ngàn đến hơn 1 năm sau mới trả hết nợ, mà phải trả khi thì vài ba ngàn, khi ít thì một ngàn, trả mãi, lần hồi hết nợ nhà.
Tưởng thế là nhẹ nhõm. Như chị tính, no đói chi cũng đã có một nếp nhà. No đói chi thì chị cũng không còn lo cái ăn cho 4 đứa con nữa, nó đi ăn mày, đi ở cũng đã sống được qua ngày. Chị còn lo ăn cho mỗi chị thôi. Trong nhà không có tài sản chi hết, một cái thùng phuy nhỏ, đã gỉ, một cái thùng carton đựng tivi xin về đựng áo quần, hai cái chõng tre, hai cái nồi đất. Hết. Thôi đành thế. Cam chịu. Nhưng tai hoạ lại tiếp tục đến nữa. Có thể do cuộc sống quá khổ, ăn uống chỉ có vài bát cơm với mắm, với muối, đôi mắt thương tật trong chiến tranh đã mờ dần, mờ dần, như mù. Chị hoảng hồn lên vì đôi mắt của mình. Bây giờ thì không thấy cái gì rõ ràng nữa. Bóng người như bóng cây, bóng cây như nấm đất. Chị bàng hoàng bất lực khi cái nhìn của chị đã kém dần và cứ đà này thì không biết đến lúc nào chị sẽ bị mù hẳn.
Tấm ảnh thờ
Mấy tháng gần đây chị được mời dự gặp mặt cựu thanh niên xung phong, được nhận kỷ niệm chương, và được tỉnh đoàn thông báo là cho chị đi kiểm tra giám định sức khỏe để làm hồ sơ nhận trợ cấp. Tin đó chị mừng. Cầm cái bằng chứng nhận kỷ niệm chương thanh niên xung phong, chị tự hào lắm. Cả đêm cứ mở hộp kỷ niệm chương ra xem, nhìn ngắm mãi ngôi sao vàng và dòng chữ thanh niên xung phong mà rưng rưng nước mắt, nhớ bạn bè đồng đội, nhớ cái lũ bạn gái cùng tiểu đội 1, đại đội 1, tiểu đoàn 1, đoàn thanh niên xung phong 104 thuộc binh đoàn Trường Sơn, nhớ những tháng năm đi phá đá mở đường giữa vùng trọng điểm... Ai đó đã rỉ tai chị, muốn giám định sức khoẻ, thương tật phải có khoảng một triệu đồng thì người ta mới làm cho. Chị bó tay. Thôi thì cứ phải lên đường vô Nam cùng các con đã, không xin ai ở đợ được thì đi ăn mày sống qua ngày đã... Thế là chị đi.
Chị vay mượn trong xóm được 50 ngàn và lên đường. Căn nhà của chị không còn ai ở. Hộp kỷ niệm chương chị gửi lại cho mệ Sâm bạn con dì giữ hộ. Thấy tôi đến nhà, mệ Sâm và nhiều người là bà con với chị Cật, cả mấy đứa cháu trong xóm cùng chạy đến. Họ mời tôi ngồi bệt trên cát nói chuyện. Cát thay bàn ghế. Mọi người đều ái ngại vô cùng cho hoàn cảnh khổ cực của chị Cật nhưng không ai giúp được. Giúp làm sao nổi khi các cô, các dì của chị Cật cũng đang tình cảnh nghèo khổ cùng cực, mấp mé cảnh ăn mày, lại có người chồng đã chết, một tay mấy nách con, nhà như ổ chuột.
Tôi bàng hoàng khi mệ Sâm kể: "O Cật đi mà không dứt vì còn một khoản nợ nữa chú ạ. Mấy năm trước, o Cật đến hiệu ảnh làng để chụp một bức ảnh, nhằm cho đến khi chết, con cái có cái ảnh thờ. Đi chụp ảnh mà phải mượn áo dài, mượn tràng hạt đeo cổ, ảnh phóng to đóng khung và cứ để mãi ở nhà thợ ảnh mấy năm ni không lấy về được. Vì răng à? Vì tiền chụp ảnh là 37.000 đồng nhưng o Cật không có tiền trả. O Cật nói với thợ ảnh, cho o gửi lại ảnh đến khi mô có tiền trả thì mang về. Mấy năm rồi vẫn không có khi mô dư ra được 37.000 đồng lấy ảnh. Thỉnh thoảng, o Cật và tui lại đến nhà ông thợ ảnh khất nợ và ngắm cái ảnh rồi về". Không tin, tôi đến nhà ông thợ ảnh và đúng là chuyện có thật. Bức ảnh o Cật vẫn còn đó chờ o mang tiền đến trả. Nhưng o Cật đã vô Nam rồi, đi ăn mày, đi ở đợ rồi, cũng đã chắc chi dư được tiền về lấy bức ảnh của mình?
Tôi một mình ngồi trong căn nhà o Cật, ngồi lặng im, cái giường tre thỉnh thoảng lại lún sâu chân xuống cát làm tôi phải cúi xuống nhấc giường lên mới ngồi tiếp được. Ngoài cửa cát trắng chói mắt. Cát này, nếu khi nào quá cực, quá cô đơn, quá tủi thân mà o Cật khóc, thì nước mắt của o thấm vô cát đến khi nào cát mới đẫm ướt được đây? E không bao giờ. Cát khô và nước mắt o Cật cũng đã khô từ lâu lắm rồi...
********************************
Mình đã từng khoác ba lô đi dọc miền Trung, đã từng biết thế nào là "biển cát", thế nào là gió lào, thế nào là mùi mặn mòi của biển. Đã từng nhìn thấy những giọt mồ hôi đổ trên đồng muối, những con thuyền câu bé nhỏ, mỏng manh giữa biển cả mênh mông. Đã đi và đã nghe về những câu chuyện của các anh các chị thanh niên xung phong năm xưa, từ Đồng Lộc, đến Vĩnh Linh, Vĩnh Mốc, Cửa Tùng, Cửa Việt....
Nhưng câu chuyện về chị, cựu TNXP của binh đoàn Trường Sơn năm xưa lần đầu tiên mình biết đến. Chẳng biết nói gì khi đọc xong câu chuyện này, mình thực sự xót xa và cảm thông với cuộc đời của chị :cry:. Chị đã hi sinh tuổi thanh xuân cho đất nước này, cho những con người có cuộc sống ấm no và hạnh phúc hôm nay. Chị xứng đáng được mọi người chăm sóc, quan tâm, giúp đỡ..... Giá như mọi người biết quan tâm hơn, không thờ ơ với những số phận kém may mắn xung quanh... thì có lẽ chị đã không phải ra đi như thế.:cry:
Chỉ có một ước mong, nếu chị vẫn còn ở Ngư Thủy, mình sẽ làm mọi cách để lấy bức ảnh về cho chị. Chúc chị khoẻ mạnh và may mắn hơn trong quãng đời còn lại.
Nước mắt khô
Nguyễn Quang Vinh
Tôi buồn day dứt khi đã lỡ hẹn với chị Cật ở xã Ngư Thủy. Khi tôi về làng thì chị đã đi rồi, đi vô tận Mũi Né để hoặc là ăn mày, hoặc là ở đợ cho người ta - chị đã từng nói với tôi hồi tháng trước như vậy. Thế là chị trở thành người cuối cùng trong nhà rứt áo rời làng để làm người hành khất và ở đợ. Có ai biết đâu rằng, 5 mẹ con chị Cật - cựu thanh niên xung phong đang bị dồn vào cảnh sống khốn cùng để trở thành kẻ làm con ở, người đi ăn mày suốt những năm qua...
Đêm hoang tàn
Cả nước biết đến xã Ngư Thủy với chiến công của trung đội pháo binh gái. Ngư Thủy còn được nhiều người biết đến bởi sự nghèo. Là một làng biển bãi ngang, với những con thuyền bé tẹo, cuộc sống là sự vật vã kiếm miếng cơm, manh áo rát cháy trong gió Lào cát nóng. Mấy năm nay, Ngư Thủy đã có thay đổi lớn. Có đường giao thông, có điện, có các dự án xóa đói giảm nghèo hỗ trợ. Tuy nhiên, những gia đình nghèo khổ, cùng đường như nhà chị Cật - cựu thanh niên xung phong - thì hoàn toàn không thay đổi gì.
Chị Cật là con dâu làng Ngư Thủy. Những năm tham gia thanh niên xung phong, chị bị sức ép bom đạn triền miên, mắt bắt đầu mờ. Khi về lấy ông Lướng làm chồng, mắt chị đã bị thương tật, mù mờ nhìn không mấy rõ. Dù cuộc sống vẫn khó khăn nhưng đó là những năm tháng ổn định của chị khi vợ chồng chung lưng đấu cật kiếm sống và sinh hạ được 4 đứa con. Cho đến ngày thằng con út lên 4 tuổi thì gia đình gặp đại họa.
Ông Lướng đi cùng 2 người đàn ông của làng trên một chiếc thuyền câu. Một cơn lốc lớn xuất hiện bất thần trên biển. Hai người kia sống. Ông Lướng mất tích. Năm mẹ con chị Cật cùng bà con họ hàng trong làng suốt 7 ngày đêm liền chạy dọc bãi biển tìm xác. Chị Cật gào tên chồng trước sóng, gào từ sáng đến tối, tiếng khản đặc, người héo rũ, cho đến ngày thứ 7 vào khoảng 10 giờ đêm thì xác ông Lướng tấp vào bờ. Đêm đó là đêm kinh hoàng nhất của mấy mẹ con chị. Người đàn ông trụ cột của gia đình đã ra đi. Chỉ còn mấy mẹ con ôm nhau bên mộ ông, hoang tàn cát, hoang tàn gió, hoang tàn phương hướng...
Hoạ vô đơn chí
Chồng chết, một tay 4 đứa con, đi biển không được, nhìn trước nhìn sau ở làng chỉ có cát là cát. Chị Cật và các con ghì nhau không biết làm chi để sống. Mấy đứa con gái chị 12, 13 tuổi về gặp mẹ: "Mạ cho mấy đứa tui vô Nam" - "Vô Nam mần chi?" - "Mấy đứa tui đi ở, đi ăn xin... ở nhà chết đói mạ ạ". Chết đói là cái chắc. Chị là thanh niên xung phong nhưng không có chế độ gì hết. Miếng cơm manh áo nhờ chồng đi biển nay cũng không còn. Thương con nhưng đường cùng thì phải giấu nước mắt đưa con ra đường quốc lộ đón xe. Bán căn nhà cũ, mấy mẹ con chia nhau mỗi người năm bảy chục, kẻ đi thì làm tiền lộ phí, người ở nhà thì mua gạo, mắm sống qua những ngày trước mắt. Con đi.
Mới đầu 2 đứa. Sau thêm đứa nữa. Cuối cùng thằng con út cũng đi nốt. Nghe người ta nhắn tin ra, các con của chị ăn mày ở Mũi Né, cũng có đứa xin được đi ở cho nhà giàu có. Lâu lâu, vài 3 tháng, lại có đứa gửi ra cho chị khi thì mười nghìn đồng, khi nhiều cũng được hơn 30 ngàn. Chị ở nhà 1 mình. Hàng ngày chị ra bãi biển, nhặt nhạnh những con cá rơi, gánh vác, đỡ đần cho bạn chài để kiếm thêm vài ngàn tiền công, hay mớ cá. Rồi lại gập người vô rừng phi lao, cào lá khô, tỉa cành khô, gói ghém mang đến những nhà khá giả, đổi cho họ để lấy về vài ba lon gạo, mỗi lon chị ăn cầm chừng cả ngày, cốt giữ ấm bụng chứ không nghĩ đến chuyện no. Chị bòn mót từng ngàn, gói ghém số tiền ít ỏi của các con ở đợ, ăn mày mang về, cuối cùng chị mới mua lại được căn nhà riêng cho mình, khỏi phải ở nhờ, căn nhà tranh bé tẹo trong khu vườn cát trắng chói mắt, cả nhà cả vườn với giá 140.000 đồng (một trăm bốn chục ngàn đồng), nợ 30 ngàn đến hơn 1 năm sau mới trả hết nợ, mà phải trả khi thì vài ba ngàn, khi ít thì một ngàn, trả mãi, lần hồi hết nợ nhà.
Tưởng thế là nhẹ nhõm. Như chị tính, no đói chi cũng đã có một nếp nhà. No đói chi thì chị cũng không còn lo cái ăn cho 4 đứa con nữa, nó đi ăn mày, đi ở cũng đã sống được qua ngày. Chị còn lo ăn cho mỗi chị thôi. Trong nhà không có tài sản chi hết, một cái thùng phuy nhỏ, đã gỉ, một cái thùng carton đựng tivi xin về đựng áo quần, hai cái chõng tre, hai cái nồi đất. Hết. Thôi đành thế. Cam chịu. Nhưng tai hoạ lại tiếp tục đến nữa. Có thể do cuộc sống quá khổ, ăn uống chỉ có vài bát cơm với mắm, với muối, đôi mắt thương tật trong chiến tranh đã mờ dần, mờ dần, như mù. Chị hoảng hồn lên vì đôi mắt của mình. Bây giờ thì không thấy cái gì rõ ràng nữa. Bóng người như bóng cây, bóng cây như nấm đất. Chị bàng hoàng bất lực khi cái nhìn của chị đã kém dần và cứ đà này thì không biết đến lúc nào chị sẽ bị mù hẳn.
Tấm ảnh thờ
Mấy tháng gần đây chị được mời dự gặp mặt cựu thanh niên xung phong, được nhận kỷ niệm chương, và được tỉnh đoàn thông báo là cho chị đi kiểm tra giám định sức khỏe để làm hồ sơ nhận trợ cấp. Tin đó chị mừng. Cầm cái bằng chứng nhận kỷ niệm chương thanh niên xung phong, chị tự hào lắm. Cả đêm cứ mở hộp kỷ niệm chương ra xem, nhìn ngắm mãi ngôi sao vàng và dòng chữ thanh niên xung phong mà rưng rưng nước mắt, nhớ bạn bè đồng đội, nhớ cái lũ bạn gái cùng tiểu đội 1, đại đội 1, tiểu đoàn 1, đoàn thanh niên xung phong 104 thuộc binh đoàn Trường Sơn, nhớ những tháng năm đi phá đá mở đường giữa vùng trọng điểm... Ai đó đã rỉ tai chị, muốn giám định sức khoẻ, thương tật phải có khoảng một triệu đồng thì người ta mới làm cho. Chị bó tay. Thôi thì cứ phải lên đường vô Nam cùng các con đã, không xin ai ở đợ được thì đi ăn mày sống qua ngày đã... Thế là chị đi.
Chị vay mượn trong xóm được 50 ngàn và lên đường. Căn nhà của chị không còn ai ở. Hộp kỷ niệm chương chị gửi lại cho mệ Sâm bạn con dì giữ hộ. Thấy tôi đến nhà, mệ Sâm và nhiều người là bà con với chị Cật, cả mấy đứa cháu trong xóm cùng chạy đến. Họ mời tôi ngồi bệt trên cát nói chuyện. Cát thay bàn ghế. Mọi người đều ái ngại vô cùng cho hoàn cảnh khổ cực của chị Cật nhưng không ai giúp được. Giúp làm sao nổi khi các cô, các dì của chị Cật cũng đang tình cảnh nghèo khổ cùng cực, mấp mé cảnh ăn mày, lại có người chồng đã chết, một tay mấy nách con, nhà như ổ chuột.
Tôi bàng hoàng khi mệ Sâm kể: "O Cật đi mà không dứt vì còn một khoản nợ nữa chú ạ. Mấy năm trước, o Cật đến hiệu ảnh làng để chụp một bức ảnh, nhằm cho đến khi chết, con cái có cái ảnh thờ. Đi chụp ảnh mà phải mượn áo dài, mượn tràng hạt đeo cổ, ảnh phóng to đóng khung và cứ để mãi ở nhà thợ ảnh mấy năm ni không lấy về được. Vì răng à? Vì tiền chụp ảnh là 37.000 đồng nhưng o Cật không có tiền trả. O Cật nói với thợ ảnh, cho o gửi lại ảnh đến khi mô có tiền trả thì mang về. Mấy năm rồi vẫn không có khi mô dư ra được 37.000 đồng lấy ảnh. Thỉnh thoảng, o Cật và tui lại đến nhà ông thợ ảnh khất nợ và ngắm cái ảnh rồi về". Không tin, tôi đến nhà ông thợ ảnh và đúng là chuyện có thật. Bức ảnh o Cật vẫn còn đó chờ o mang tiền đến trả. Nhưng o Cật đã vô Nam rồi, đi ăn mày, đi ở đợ rồi, cũng đã chắc chi dư được tiền về lấy bức ảnh của mình?
Tôi một mình ngồi trong căn nhà o Cật, ngồi lặng im, cái giường tre thỉnh thoảng lại lún sâu chân xuống cát làm tôi phải cúi xuống nhấc giường lên mới ngồi tiếp được. Ngoài cửa cát trắng chói mắt. Cát này, nếu khi nào quá cực, quá cô đơn, quá tủi thân mà o Cật khóc, thì nước mắt của o thấm vô cát đến khi nào cát mới đẫm ướt được đây? E không bao giờ. Cát khô và nước mắt o Cật cũng đã khô từ lâu lắm rồi...
********************************
Mình đã từng khoác ba lô đi dọc miền Trung, đã từng biết thế nào là "biển cát", thế nào là gió lào, thế nào là mùi mặn mòi của biển. Đã từng nhìn thấy những giọt mồ hôi đổ trên đồng muối, những con thuyền câu bé nhỏ, mỏng manh giữa biển cả mênh mông. Đã đi và đã nghe về những câu chuyện của các anh các chị thanh niên xung phong năm xưa, từ Đồng Lộc, đến Vĩnh Linh, Vĩnh Mốc, Cửa Tùng, Cửa Việt....
Nhưng câu chuyện về chị, cựu TNXP của binh đoàn Trường Sơn năm xưa lần đầu tiên mình biết đến. Chẳng biết nói gì khi đọc xong câu chuyện này, mình thực sự xót xa và cảm thông với cuộc đời của chị :cry:. Chị đã hi sinh tuổi thanh xuân cho đất nước này, cho những con người có cuộc sống ấm no và hạnh phúc hôm nay. Chị xứng đáng được mọi người chăm sóc, quan tâm, giúp đỡ..... Giá như mọi người biết quan tâm hơn, không thờ ơ với những số phận kém may mắn xung quanh... thì có lẽ chị đã không phải ra đi như thế.:cry:
Chỉ có một ước mong, nếu chị vẫn còn ở Ngư Thủy, mình sẽ làm mọi cách để lấy bức ảnh về cho chị. Chúc chị khoẻ mạnh và may mắn hơn trong quãng đời còn lại.
Chỉnh sửa lần cuối: