Phạm Quang Minh
(Minh172)
New Member
ĐIỀU GIẢN DỊ (Gốm)
số 17: ĐDG xin dành số này giới thiệu về các làng Gốm cổ ViệtNam.
Gốm Bát Tràng
Nằm bên bờ tả ngạn sông Hồng, cách trung tâm thủ đô Hà Nội hơn 10 km về phía Đông - Nam là làng gốm Bát Tràng, nay thuộc huyện Gia Lâm (ngoại thành Hà Nội). Là một làng gốm lâu đời và lừng danh nhất ở Việt Nam, làng gốm Bát Tràng ngày nay vẫn hoạt động và ngày càng phát triển mạnh. Tục truyền, làng ban đầu có tên là Bạch Thổ phường (phường những ngời thợ làm đồ đất trắng) sau đổi lại thành Bát Tràng phường (phường có lò bát).
Theo truyền thuyết dân gian thì nghề gốm xuất hiện ở Bát Tràng từ thời Lý. Do một nhóm ngời vùng Bạch Bát (Bồ Bát) thuộc huyện Yên Mô tỉnh Ninh Bình đi thuyền ngợc sông Hồng để buôn bán, gần đến Thăng Long thấy một bãi đất hoang phì nhiêu họ liền ghé lên nghỉ qua đêm. Đêm ấy một trong số những ngời đó mơ thấy vua Thuỷ Tề rớc xuống Thuỷ Cung chơi. Khi ngời đó về, vua sai một đoàn thợ đi theo và xây cho toà nhà lộng lẫy toàn bằng đất thó. Về sau con cháu ngời này cứ cậy đất thó ra ăn mà tờng mãi không đổ... Tỉnh dậy ngời ấy đem giấc mơ của mình kể lại cho cả đoàn, mọi ngời cho đây là điềm lành, bèn quyết định bỏ nghề buôn ở lại cắm đất ấy lập làng.
Câu chuyện tuy không mấy thuyết phục về thời điểm xuất hiện làng gốm Bát Tràng. Song qua tài liệu khảo cổ học cho biết có nhiều di tích Lý trang trí bằng các vật liệu đồ gốm men xanh. Một tài liệu đáng tin cậy hơn là Dư địa chí của Nguyễn Trãi viết đầu thời Lê cho biết: Nhà nóc định lệ mỗi lần cống Trung Quốc, làng Bát Tràng phải cung ứng 70 bộ bát đĩa Ý. Điều đó chứng tỏ đến thời gian này gốm Bát Tràng đã khá tinh xảo.
Hiện nay, ở nhiều đình chùa vẫn còn lưu giữ các chân đèn, lư hương có chạm hình rồng phượng, mây hoa màu xanh lam, đề rõ tên, địa chỉ và thời gian chế tác tại Bát Tràng thế kỷ XVI (chùa Bối Khê - Hà Tây). Ngoài ra một số tài liệu của ngời nớc ngoài cũng cho biết những thông tin về gốm Bát Tràng ở thế kỷ XVI - XVII (Pujio Koiama - gốm cổ Châu á). Với tất cả những thông tin đó cho phép ước đoán làng Bát Tràng đã tồn tại ở ven đô Thăng Long với tư cách một làng nghề khoảng hơn 500 năm nay.
Gốm Bát Tràng từ xa đến nay đã lưu hành trên khắp mọi miền đất nớc, thậm chí ra cả nớc ngoài. Nhiều loại loại gốm quý và độc đáo nhất của ta đã từng nổi tiếng trong và ngoài nớc. Đó là gốm men ngọc (thời Lý - Trần), gốm hoa nâu hay gốm men nâu (cuối Trần - đầu Hồ), gốm men rạn (thời Lê - Trịnh) và gốm hoa lam (vào cuối Lê - đầu Nguyễn). Có thể xác nhận đợc các loại gốm quý ấy đều đợc sản xuất ở Bát Tràng, trừ gốm men nâu do làng gốm Thổ Hà (Hà Bắc) làm là chính.
Từ những thế kỷ trước, đồ gốm Bát Tràng đã thuộc loại cao cấp, quý hiếm nhưng phần nhiều là đồ thờ: chân đèn, lư hương, bình hoa. Về sau, do thị hiếu phát triển, cộng với nhu cầu thị trờng, gốm Bát Tràng đã có nhiều đồ gia dụng, phổ biến nhất là bát, đĩa, bình, lọ Ý.
Ngày nay, gốm Bát Tràng đã sản xuất khá nhiều mặt hàng phong phú về chủng loại và kiểu dáng, bao gồm cả những mặt hàng mỹ nghệ: Đĩa treo tờng, lọ hoa, con giống, tợng phiên bản và phù điêu với kỹ thuật và công nghệ cao.
Đứng trước những mặt hàng mỹ nghệ gốm Bát Tràng ngày nay cho ta cảm giác thán phục đến kinh ngạc bởi bàn tay tài hoa của các nghệ nhân làng gốm - những con ngời đã sai khiến đợc đất và lửa để tạo nên những men ngọc cho đời.
Sản phẩm gốm Bát Tràng
Khác Thổ Hà, Phù Lãng, Hương Canh cho chiếc vại sành, chiếc chum da lươn, chiếc ang nâu non đi cùng bao làng quê nông tác, Bát Tràng cũng từ đất đi lên, vẫn cái xương là đất, màu men là da thịt, ngọn lửa làm hồn..., nhưng khi gốm trắng thay cho sứ, men ngọc, men lam đã rạng ngời trên từng sản phẩm, vào cả cung đình, đến với thi nhân, lọt vào mắt hoạ sỹ, thì Bát Tràng đã tiến một bước như đôi hài bảydặm trong cổ huyền để lên Bắc, xuống Nam theo những con thuyền mành, thuyền buồm no gió, theo sóng Nhĩ Hà cuộn chảy mà đi tìm tri kỷ tri âm.
Từ lâu gốm sứ Bát Tràng đã là mặt hàng xuất khẩu có giá trị. Theo các nhà khảo cổ:từ thời Lý - Trần gốm sứ Bát Tràng đã được xuất đi Nhật, Thái Lan, Bồ Đào Nha, Pháp... Những hiện vật gốm sứ Bát Tràng còn lưu dấu tích khi khai quật ở các cảng Vân Đồn (Quảng Ninh), Phố Hiến (Hưng Yên).
Vì sao gốm Bát Tràng sớm nổi danh từ xa xưa đến ngày nay như vậy. Có điều gì bí truyền trong công nghệ sản xuất ở đây? Nếu xem xét quá trình sản xuất thì sẽ thấy sự công phu trong từng công đoạn.
Thoạt tiên đất sét, loại đất sét trắng mịn chịu nhiệt cao, được đổ ngâm nước trong hệ thống bể chứa vài tháng cho phân rã, tới độ chín, đánh tơi nhuyễn trong bể chứa, rồi tháo xuống bể lọc để loại bỏ tạp chất hữu cơ. Phần đất sét nhuyễn, sạch, lắng dưới được chuyển sang bể phơi, bể ủ. Tới đây đất sét trắng mịn, sánh như bột gạo mới đem đi sản xuất gốm sứ.
Dụng cụ sản xuất chính của nghề gốm cổ truyền là cái bàn xoay. Bàn xoay được chôn xuống đất, người thợ ngồi, chân đạp bàn xoay, tay bắt từng thỏi đất chuốt thành bình, thành lọ, thành bát đĩa. Cái giỏi của người thợ là tay đã có cữ nên làm thủ công mà sản phẩm có độ giống nhau cao chẳng khác gì có khuôn dập. Song, làm theo lối cổ truyền này cho năng suất thấp. Kỹ nghệ làm đất sét thật nhuyễn rồi rót vào khuôn thạch cao để tạo nên gốm mộc đã trở thành cuộc cách mạng kỹ thuật của nghề gốm. Hàng rót khuôn đều, đẹp hơn và năng suất rất cao. Gốm mộc được phơi khô để sau đó vẽ và tráng men. Trước kia trang trí cho đồ gốm người thợ thường dùng các hoa văn hình hoa lá cách điệu. Ngày nay người thợ gốm Bát Tràng đưa cả chim muông, người, vật và phong cảnh đất nước vẽ lên gốm, cho ra nhiều sản phẩm đẹp. Men ngọc, men lam, men rạn... là những men truyền thống của Bát Tràng, và men gốm Bát Tràng được xếp hàng đầu so với các vùng gốm khác.
Vì thế mà sản phẩm gốm Bát Tràng luôn được xếp trong danh sách những vật phẩm tiến vua. Trong Bái đường của Văn chỉ làng còn một bức hoành đại tự ghi 4 chữ: “Hiếu nghĩa cấp công”, nghĩa là ham việc nghĩa, nhanh chóng vì việc công. Lạc khoản ghi: Tự Đức thập tam niên, ngũ nguyệt sơ cửu nhật. Thì ra đó là 4 chữ vua Tự Đức ban thưởng cho làng vào năm Tự Đức thứ 13 ngày 9 tháng 5 sau khi Bát Tràng đã cung tiến sản phẩm để xây dựng Hiếu lăng (Lăng Minh Mạng).
Trong nghề gốm Bát Tràng có một công đoạn đang được hiện đại hoá mạnh mẽ, đó là lò nung gốm. Lò nung đã trải từ loại lò ếch cổ truyền tới lò dàn, lò bầu, lò hộp với các nhiên liệu củi than khác nhau. Ngày nay ở làng gốm đã xuất hiện những lò đốt bằng gas nâng cao chất lượng sản phẩm nhờ điều chỉnh được nhiệt độ nung một cách nhanh chóng kịp thời và hạ được giá thành sản phẩm.
Làng gốm Bát Tràng giờ đây đã xuất hiện một lớp thợ trẻ tài hoa và nhiều ông chủ trẻ thành công trong nghề kinh doanh gốm mà "Hà Nội biết mặt, thế giới biết tên" như gốm Quang, gốm Trúc hay chàng trai trẻ Nguyễn Đức Huy con nghệ nhân Nguyễn Đức Dương. Chúng tôi đã gặp Quang Gốm - một biệt danh mà bạn bè yêu gọi Trần Văn Quang. Anh là người đi tiên phong trong việc cách tân sản phẩm gốm Bát Tràng truyền thống, thổi vào nó một hơi thở thời đại, làm cho những bình, những đôn mang dáng dấp mới trong màu men cổ truyền. Quang Gốm cho biết, mỗi năm anh xuất hàng chục Container gốm đi châu Âu, đi Mỹ. Mà Bát Tràng giờ đây những người thành đạt như Quang có vô số. Bát Tràng chỉ cách Hà Nội một bờ sông. Đứng từ đường Bạch Đằng nhìn sang ta sẽ thấy qua bóng xanh mờ tre, lúa, ngô non dường như đang hun đúc bao thương nhớ gửi đi trăm nơi ngang dọc. Ở đấy con nước dềnh lên đưa đẩy những con thuyền nặng mái, đầy những lọ hoa, ấm chén, chậu, đôn... ngời ngời màu men.
Mai đây, thời gian đi theo nhịp của mình, làng cổ 600 năm tuổi ấy sẽ phát triển ra sao thật khó hình dung, nhưng chắc chắn làng nghề tài hoa ấy mãi trăn trở phập phồng như trái tim ta hằng đập theo nhịp sống thời đại mới.
số 17: ĐDG xin dành số này giới thiệu về các làng Gốm cổ ViệtNam.
Gốm Bát Tràng
Nằm bên bờ tả ngạn sông Hồng, cách trung tâm thủ đô Hà Nội hơn 10 km về phía Đông - Nam là làng gốm Bát Tràng, nay thuộc huyện Gia Lâm (ngoại thành Hà Nội). Là một làng gốm lâu đời và lừng danh nhất ở Việt Nam, làng gốm Bát Tràng ngày nay vẫn hoạt động và ngày càng phát triển mạnh. Tục truyền, làng ban đầu có tên là Bạch Thổ phường (phường những ngời thợ làm đồ đất trắng) sau đổi lại thành Bát Tràng phường (phường có lò bát).
Theo truyền thuyết dân gian thì nghề gốm xuất hiện ở Bát Tràng từ thời Lý. Do một nhóm ngời vùng Bạch Bát (Bồ Bát) thuộc huyện Yên Mô tỉnh Ninh Bình đi thuyền ngợc sông Hồng để buôn bán, gần đến Thăng Long thấy một bãi đất hoang phì nhiêu họ liền ghé lên nghỉ qua đêm. Đêm ấy một trong số những ngời đó mơ thấy vua Thuỷ Tề rớc xuống Thuỷ Cung chơi. Khi ngời đó về, vua sai một đoàn thợ đi theo và xây cho toà nhà lộng lẫy toàn bằng đất thó. Về sau con cháu ngời này cứ cậy đất thó ra ăn mà tờng mãi không đổ... Tỉnh dậy ngời ấy đem giấc mơ của mình kể lại cho cả đoàn, mọi ngời cho đây là điềm lành, bèn quyết định bỏ nghề buôn ở lại cắm đất ấy lập làng.
Câu chuyện tuy không mấy thuyết phục về thời điểm xuất hiện làng gốm Bát Tràng. Song qua tài liệu khảo cổ học cho biết có nhiều di tích Lý trang trí bằng các vật liệu đồ gốm men xanh. Một tài liệu đáng tin cậy hơn là Dư địa chí của Nguyễn Trãi viết đầu thời Lê cho biết: Nhà nóc định lệ mỗi lần cống Trung Quốc, làng Bát Tràng phải cung ứng 70 bộ bát đĩa Ý. Điều đó chứng tỏ đến thời gian này gốm Bát Tràng đã khá tinh xảo.
Hiện nay, ở nhiều đình chùa vẫn còn lưu giữ các chân đèn, lư hương có chạm hình rồng phượng, mây hoa màu xanh lam, đề rõ tên, địa chỉ và thời gian chế tác tại Bát Tràng thế kỷ XVI (chùa Bối Khê - Hà Tây). Ngoài ra một số tài liệu của ngời nớc ngoài cũng cho biết những thông tin về gốm Bát Tràng ở thế kỷ XVI - XVII (Pujio Koiama - gốm cổ Châu á). Với tất cả những thông tin đó cho phép ước đoán làng Bát Tràng đã tồn tại ở ven đô Thăng Long với tư cách một làng nghề khoảng hơn 500 năm nay.
Gốm Bát Tràng từ xa đến nay đã lưu hành trên khắp mọi miền đất nớc, thậm chí ra cả nớc ngoài. Nhiều loại loại gốm quý và độc đáo nhất của ta đã từng nổi tiếng trong và ngoài nớc. Đó là gốm men ngọc (thời Lý - Trần), gốm hoa nâu hay gốm men nâu (cuối Trần - đầu Hồ), gốm men rạn (thời Lê - Trịnh) và gốm hoa lam (vào cuối Lê - đầu Nguyễn). Có thể xác nhận đợc các loại gốm quý ấy đều đợc sản xuất ở Bát Tràng, trừ gốm men nâu do làng gốm Thổ Hà (Hà Bắc) làm là chính.
Từ những thế kỷ trước, đồ gốm Bát Tràng đã thuộc loại cao cấp, quý hiếm nhưng phần nhiều là đồ thờ: chân đèn, lư hương, bình hoa. Về sau, do thị hiếu phát triển, cộng với nhu cầu thị trờng, gốm Bát Tràng đã có nhiều đồ gia dụng, phổ biến nhất là bát, đĩa, bình, lọ Ý.
Ngày nay, gốm Bát Tràng đã sản xuất khá nhiều mặt hàng phong phú về chủng loại và kiểu dáng, bao gồm cả những mặt hàng mỹ nghệ: Đĩa treo tờng, lọ hoa, con giống, tợng phiên bản và phù điêu với kỹ thuật và công nghệ cao.
Đứng trước những mặt hàng mỹ nghệ gốm Bát Tràng ngày nay cho ta cảm giác thán phục đến kinh ngạc bởi bàn tay tài hoa của các nghệ nhân làng gốm - những con ngời đã sai khiến đợc đất và lửa để tạo nên những men ngọc cho đời.
Sản phẩm gốm Bát Tràng
Khác Thổ Hà, Phù Lãng, Hương Canh cho chiếc vại sành, chiếc chum da lươn, chiếc ang nâu non đi cùng bao làng quê nông tác, Bát Tràng cũng từ đất đi lên, vẫn cái xương là đất, màu men là da thịt, ngọn lửa làm hồn..., nhưng khi gốm trắng thay cho sứ, men ngọc, men lam đã rạng ngời trên từng sản phẩm, vào cả cung đình, đến với thi nhân, lọt vào mắt hoạ sỹ, thì Bát Tràng đã tiến một bước như đôi hài bảydặm trong cổ huyền để lên Bắc, xuống Nam theo những con thuyền mành, thuyền buồm no gió, theo sóng Nhĩ Hà cuộn chảy mà đi tìm tri kỷ tri âm.
Từ lâu gốm sứ Bát Tràng đã là mặt hàng xuất khẩu có giá trị. Theo các nhà khảo cổ:từ thời Lý - Trần gốm sứ Bát Tràng đã được xuất đi Nhật, Thái Lan, Bồ Đào Nha, Pháp... Những hiện vật gốm sứ Bát Tràng còn lưu dấu tích khi khai quật ở các cảng Vân Đồn (Quảng Ninh), Phố Hiến (Hưng Yên).
Vì sao gốm Bát Tràng sớm nổi danh từ xa xưa đến ngày nay như vậy. Có điều gì bí truyền trong công nghệ sản xuất ở đây? Nếu xem xét quá trình sản xuất thì sẽ thấy sự công phu trong từng công đoạn.
Thoạt tiên đất sét, loại đất sét trắng mịn chịu nhiệt cao, được đổ ngâm nước trong hệ thống bể chứa vài tháng cho phân rã, tới độ chín, đánh tơi nhuyễn trong bể chứa, rồi tháo xuống bể lọc để loại bỏ tạp chất hữu cơ. Phần đất sét nhuyễn, sạch, lắng dưới được chuyển sang bể phơi, bể ủ. Tới đây đất sét trắng mịn, sánh như bột gạo mới đem đi sản xuất gốm sứ.
Dụng cụ sản xuất chính của nghề gốm cổ truyền là cái bàn xoay. Bàn xoay được chôn xuống đất, người thợ ngồi, chân đạp bàn xoay, tay bắt từng thỏi đất chuốt thành bình, thành lọ, thành bát đĩa. Cái giỏi của người thợ là tay đã có cữ nên làm thủ công mà sản phẩm có độ giống nhau cao chẳng khác gì có khuôn dập. Song, làm theo lối cổ truyền này cho năng suất thấp. Kỹ nghệ làm đất sét thật nhuyễn rồi rót vào khuôn thạch cao để tạo nên gốm mộc đã trở thành cuộc cách mạng kỹ thuật của nghề gốm. Hàng rót khuôn đều, đẹp hơn và năng suất rất cao. Gốm mộc được phơi khô để sau đó vẽ và tráng men. Trước kia trang trí cho đồ gốm người thợ thường dùng các hoa văn hình hoa lá cách điệu. Ngày nay người thợ gốm Bát Tràng đưa cả chim muông, người, vật và phong cảnh đất nước vẽ lên gốm, cho ra nhiều sản phẩm đẹp. Men ngọc, men lam, men rạn... là những men truyền thống của Bát Tràng, và men gốm Bát Tràng được xếp hàng đầu so với các vùng gốm khác.
Vì thế mà sản phẩm gốm Bát Tràng luôn được xếp trong danh sách những vật phẩm tiến vua. Trong Bái đường của Văn chỉ làng còn một bức hoành đại tự ghi 4 chữ: “Hiếu nghĩa cấp công”, nghĩa là ham việc nghĩa, nhanh chóng vì việc công. Lạc khoản ghi: Tự Đức thập tam niên, ngũ nguyệt sơ cửu nhật. Thì ra đó là 4 chữ vua Tự Đức ban thưởng cho làng vào năm Tự Đức thứ 13 ngày 9 tháng 5 sau khi Bát Tràng đã cung tiến sản phẩm để xây dựng Hiếu lăng (Lăng Minh Mạng).
Trong nghề gốm Bát Tràng có một công đoạn đang được hiện đại hoá mạnh mẽ, đó là lò nung gốm. Lò nung đã trải từ loại lò ếch cổ truyền tới lò dàn, lò bầu, lò hộp với các nhiên liệu củi than khác nhau. Ngày nay ở làng gốm đã xuất hiện những lò đốt bằng gas nâng cao chất lượng sản phẩm nhờ điều chỉnh được nhiệt độ nung một cách nhanh chóng kịp thời và hạ được giá thành sản phẩm.
Làng gốm Bát Tràng giờ đây đã xuất hiện một lớp thợ trẻ tài hoa và nhiều ông chủ trẻ thành công trong nghề kinh doanh gốm mà "Hà Nội biết mặt, thế giới biết tên" như gốm Quang, gốm Trúc hay chàng trai trẻ Nguyễn Đức Huy con nghệ nhân Nguyễn Đức Dương. Chúng tôi đã gặp Quang Gốm - một biệt danh mà bạn bè yêu gọi Trần Văn Quang. Anh là người đi tiên phong trong việc cách tân sản phẩm gốm Bát Tràng truyền thống, thổi vào nó một hơi thở thời đại, làm cho những bình, những đôn mang dáng dấp mới trong màu men cổ truyền. Quang Gốm cho biết, mỗi năm anh xuất hàng chục Container gốm đi châu Âu, đi Mỹ. Mà Bát Tràng giờ đây những người thành đạt như Quang có vô số. Bát Tràng chỉ cách Hà Nội một bờ sông. Đứng từ đường Bạch Đằng nhìn sang ta sẽ thấy qua bóng xanh mờ tre, lúa, ngô non dường như đang hun đúc bao thương nhớ gửi đi trăm nơi ngang dọc. Ở đấy con nước dềnh lên đưa đẩy những con thuyền nặng mái, đầy những lọ hoa, ấm chén, chậu, đôn... ngời ngời màu men.
Mai đây, thời gian đi theo nhịp của mình, làng cổ 600 năm tuổi ấy sẽ phát triển ra sao thật khó hình dung, nhưng chắc chắn làng nghề tài hoa ấy mãi trăn trở phập phồng như trái tim ta hằng đập theo nhịp sống thời đại mới.
Chỉnh sửa lần cuối: