Đồng dao về các trò chơi dân gian

Đặng Hoàng Hiếu
(hieudeptrai134)

New Member
Hiện nay ở trên lớp chúng em đang phải làm bài sưu tập văn về các trò chơi dân gian và các bài đồng dao của các trò chơi đó. Ai có biết thì cho em xin :D
Hiện em đã có mấy trò rồi
- Rồng rắn lên mây
- Đi tàu hoả
- Xỉa cá mè
- Trồng đậu trồng cà
- Đi câu ếch
- Thả đỉa
- Chi chi chành chành

Ai biết thêm không ??
 
Nu na nu nống (trò này cho trẻ em U10, các bạn nhớn rồi ko được sờ đùi nhau)
Trồng cây chuối
Bòong boong sô cô la

Mà theo tớ thì bạn nên post cả nội dung các bài đồng dao (kèm dị bản) để tiện nghiên cứu :D. Vd bài rồng rắn lên mây theo dị bản 2004 có thể chơi 3 lượt, sau khi đọc "Rồng rắn lên mây có cây xúc xắc... Hỏi thăm thầy bói có nhà hay ko?" Thầy bói trả lời 3 lần như sau:
lần 1: "Thầy bói vừa mới lấy chồng, đang đi trăng mật nên ko có nhà :p"
Reply: "Hoan hô thầy bắt được gà, hỏi rằng còn mật để mà chơi trăng >:)"

lần 2: "Thầy bói vừa mới bỏ chồng, ra phường mà hỏi cả ông lẫn bà"
Reply: "Thôi xong xổng mất con gà, lửa tàn canh cạn cả nhà về thôi"

lần 3: "Thầy bói đóng cửa kén chồng, chú nào là lính phòng không thì vào, hồ sơ xếp ở bờ rào, ba ngày có kết quả giao tận nhà"

Heehee, sáng tạo vô tận!!!
 
Khụ, cái này mà nộp cho thầy chắc ăn cám :))
Cái vụ post mấy cái trò lên thì được thôi, em tìm mãi mới được 7 trò rõ ghẻ
----------------
RỒNG RẮN LÊN MÂY
Đặc điểm trò chơi : Tâp thể , luyện nhanh nhẹn. Cần một khoảng sân rộng , mỗi chiều chừng 5m.
Đối tượng chơi : Nhi đồng , thanh , thiếu niên.
Luật chơi : Một người đứng ra làm thầy thuóc , những người còn lại sắp hàng một , tay người sau nắm vạt áo người trước hoặc đặt trên vai của người phía trước. Sau đó tất cả bắt đầu đi lượn qua lượn lại như con rắn , vừa đi vừa hát :
Rồng rắn lên mây
Có cái cây lúc lắc
Có thầy thuốc ở nhà không ?
Người đóng vai thầy thuốc trả lời :
_ Thấy thuốc đi chơi ! ( hay đi chợ , đi câu cá , đi vắng nhà...tùy ý mà chế ra ). Đoàn người lại đi và hát tiếp cho đến khi thầy thuốc trả lời :
_ Có !
Và bắt đầu đối thoại như sau : Thầy thuốc hỏi :
_Rồng rắn đi đâu ?
Người đứng làm đầu của rồng rắn trả lời :
_ Rồng rắn đi lấy thuốc để chữa bệnh cho con .
_ Con lên mấy ?
_ Con lên một
_ Thuốc chẳng hay
_ Con lên hai.
_ Thuốc chẳng hay.
- - - - - - - - - - - - - - - - - - - -
Cứ thế cho đến khi :
_ Con lên mười.
_ Thuốc hay vậy.
Kế đó , thì thầy thuốc đòi hỏi :
_ Xin khúc đầu.
_ Những xương cùng xẩu.
_ Xin khúc giữa.
_ Những máu cùng me.
_ Xin khúc đuôi.
_ Tha hồ mà đuổi .
Lúc đó thầy thuốc phải tìm cách làm sao mà bắt cho được người cuối cùng trong hàng.
Ngược lại thì người đứng đầu phải dang tay chạy , cố ngăn cản không cho người thầy thuốc bắt được cái đuôi của mình , trong lúc đó cái đuôi phải chạy và tìm cách né tránh thầy thuốc. Nếu thầy thuốc bắt được người cuối cùng thì người đó phải ra thay làm thầy thuốc .
Nếu đang chơi dằng co giữa chừng , mà rồng rắn bị đứt ngang thì tạm ngừng để nối lại và tiếp tục trò chơi.
------------------------
Đi tàu hỏa
Đặc điểm của trò chơi :
Vận động thể hình nhẹ nhàng. Cần một khoảng sân nhỏ cỡ chừng 4mx6m.
Đối tượng chơi : Các em lứa tuổi nhi đồng và thiếu niên.
Cách thức chơi như sau :
Những người chơi xếp thành hàng dọc. Người sau để tay lên vai người trước làm tàu hỏa ( cứ thế nối tiếp nhau ). Người dẫn đầu vừa chạy vừa hô lệnh :
_ Tàu lên dốc ! ( hay tàu xuống dốc ! )
Khi nghe lệnh tàu lên dốc , tất cả chạy chậm chậm , bàn chân nhón lên , chạy bằng mũi bàn chân ...
Khi nghe lệnh tàu xuống dốc , tất cả chạy chậm chậm bằng gót chân....
Trong lúc chạy , những người làm toa tàu phía sau hát bài đồng dao :
Đi cầu đi quán
Đi bán lợn con
Đi mua cái xoong
Đem về đun nấu
Mua quả dưa hấu
Về biếu ông bà
Mua một đàn gà
Về cho ăn thóc
Mua lược chải tóc
Mua cặp cài đầu
Đi mau , về mau
Kẻo trời sắp tối !....Tương tự , có thể thay đổi bài hát như sau :

Nào mời anh lên tàu lửa chúng mình đi !
Đi đi khắp nơi , mà không thích sao ?
Nào mời anh lên tàu lửa chúng mình đi !
Đi đi khắp nơi , mà không tốn tiền !
Anh có đi không ?
Tôi đi !
Nào mời anh lên tàu lửa chúng mình đi !.....
--------------------------
Xỉa cá mè
Đặc điểm của trò chơi này là tập thể dục cho các em , luyện cho các em nhanh nhẹn , phản xạ nhanh.
Giúp cho các em thiếu niên - nhi đồng làm quen với đồng dao , đồng thời còn tạo điều kiện để các em năng vận động và giữ vệ sinh cá nhân.
Đối tượng chơi : Nhi đồng , thiếu niên.
Cách chơi : Chọn một khoảng sân lớn nhỏ tùy theo số người chơi , sao cho số người chơi quây được một vòng tròn. Mỗi người cách nhau một khoảng đi lọt qua được và lối đi cho một người đi bên ngoài vòng tròn.
Mọi người đứng xếp thành 1 vòng tròn quay mặt vào trong vòng tròn , xoè hai bàn tay đưa thẳng ra trước. Người điều khiển đến trước một người bất kỳ , lấy điểm xuất phát từ một bàn tay người đó đọc bài đồng dao này :
Xỉa cá mè
Đè cá chép
Chân nào đẹp
Đi buôn men
Chân nào đen
Ở nhà làm chó làm mèo.Cứ đọc một từ là đập nhẹ một cái vào 1 tay đang xoè ra theo thứ tự vòng tròn ( ngược hay xuôi tùy ý ). Khi đến từ MEN rơi trúng tay người nào , người đó phải ra ngoài vòng tròn làm người buôn MEN. Tiếp tục tay ai bị từ CHÓ và từ MÈO rơi trúng thì phải vào trong vòng tròn làm CHÓ và MÈO.
Bây giờ thì mọi người đứng rộng ra chừa khoảng cách một người đi lọt , rồi ngồi xuống và nắm tay nhau.
Người đi buôn men đi ngoài vòng tròn hỏi to :
_ Ai mua men không ?
Mọi người cùng hô to :
_ Có !
Tức thì người mua men phải nhanh chóng cố tìm cách đột nhập vào nhà bằng cách tìm được chỗ hàng rào bị mở , tức là chỗ những người không nắm tay nhau , còn nếu hàng rào vẫn đóng mà vẫn cố tình vào là phạm luật sẽ bị phạt.
Tuy nhiên , nếu mọi người cứ nắm tay nhau thì vẫn đúng luật , nhưng như thế sẽ chẳng có gì hứng thú cả , vì vậy để trò chơi thêm phần sôi động , những người nắm tay nhau sẽ nhủ người mua men bằng cách hễ thấy người mua men ở xa hay vừa đi qua khỏi thì buông tay ra.
Ngược lại , người mua men cũng phải giả vờ không để ý rồi quan sát nhanh chỗ nào sơ hở để bất ngờ đột nhập vào.
Trong khi đó , người làm chó , mèo thì phải bắt chước tiếng chó sủa : " gâu ! gâu ! " và tiếng mèo kêu : " meo ! meo ! " để không khí thêm phần sôi nổi , hào hứng !
Có thể hạn định thời gian trong phạm vi 5 phút , hay 10 phút nếu người mua men không bắt được chó , mèo thì sẽ bị phạt phải lò cò 1 vòng.
Ngược lại , nếu người mua men vào được thì hai người hai bên chỗ để người mua men xâm nhập sẽ bị phạt lò cò 1 vòng.
Sau khi lò cò xong lại tiếp tục chơi tiếp ván khác hay đổi sang trò chơi khác.
----------------------------
Trồng đậu , trồng cà
Đặc điểm trò chơi : Tập cho các bé quen với một thể loại dân gian.
Đối tượng chơi : Các cháu nhi đồng.
Cách chơi : Đây là trò chơi mục đích cho các cháu nhi đồng từ 2-5 tuổi làm quen với âm điệu du dương của đồng dao , nhằm giúp cho các cháu sau này biết yêu mến ngôn ngữ của dân tộc Việt Nam.
Cho các cháu ngồi xếp hàng ngang , duỗi chân ra , người điều khiển trò chơi đọc :
Trồng đậu trồng cà
Hoe hoe hoa khế
Khế ngọt khế chua
Cột đình cột chùa
Hai tay ôm cột
Cây cam cây quýt
Cây mít cây hồng
Cành đa cành nhãn
Có chân thì rụt ...
Mỗi từ đập nhẹ vào một chân , đập từ đầu theo thứ tự đến cuối cùng rồi lại quay ngược lại cho đến chữ " rụt " , chân nào trúng từ " rụt " thì co lại. Cứ thế cho đến khi các chân co lại hết , lại bắt đầu từ đầu.
---------------------------------
Đi câu ếch
Đặc điểm của trò chơi : Cần một khoảng sân nhỏ cỡ 4mX6m. Trò chơi này vận động nhẹ và lanh lợi chân tay.
Đối tượng chơi : Nhi đồng , thiếu niên.
Cách chơi : Vẽ một vòng tròn đường kính tùy độ tuổi người chơi ( tuổi nhỏ khoảng 2m , lớn hơn khoảng 3-4m làm ao ).
Mọi người vào trong ao làm ếch , còn người đi câu ở bên ngoài vòng tròn cầm cần câu đi câu. Cần câu là 1 cái que chừng 1m , có cột 1 sợi dây dài chừng 1m , đầu sợi dây buộc 1 miếng giấy gập nhỏ lại cho hơi nặng để có thể hất trúng ếch ở xa. ( đầu que nên bịt vải để tránh nguy hiểm ).
Khi người điều khiển phát lệnh và bắt nhịp thì mọi người bắt đầu hát :
Ếch ở dưới ao
Vừa ngớt mưa rào
Nhảy ra bì bọp
Ếch kêu ộp ộp
Ếch kêu oạp oạp !
Thấy bác đi câu
Rủ nhau trốn mau
Ếch kêu ộp ộp !
Ếch kêu oạp oạp ! Khi hát làm động tác như ếch đang nhảy. Tay chống nạnh , chân chụm lại hơi nhún xuống nhảy lung tung như con ếch !
Nếu thấy người đi câu còn ở xa thì có thể nhảy lên bờ ( ra khỏi vòng tròn ) để rong chơi , nhưng phải cảnh giác người đi câu ; Vì nếu đang ở trên bờ mà để người đi câu quăng dây trúng là bị bắt , phải thay làm người đi câu. Ngược lại , người đi câu cũng tỏ ra lơ là đi rảo quanh bờ...rồi lừa lừa con ếch nào mất cảnh giác , bất ngờ quăng dây bắt. Nếu lâu mà không câu được con ếch nào thì người đi câu sẽ bị phạt phải nhảy ếch một vòng quanh ao.
-----------------------------
Thả đỉa
Ðặc điểm trò chơi : chơi tập thể.
Ðối tượng chơi : Nhi đồng , thiếu niên.
Cách chơi :
Khi đông ngươì tham gia chơi , nếu dùng trò chơi TAY TRẮNG TAY ĐEN và OẲN TÙ TÌ thì mất nhiều thơì gian , có thể dùng trò chơi naỳ xác định ngay ngươì bị loaị.
Tất cả đứng thành vòng tròn , có một ngươì điều khiển bắt đầu từ một ngươì bất kỳ vơí baì đồng dao " thả điả ". Khi hát , cứ mỗi từ chỉ vaò một ngươì , nếu từ cuối cùng trúng vaò ai thì ngươì đó bị loaị và bị phạt làm " cá sấu " hay bị bịt mắt ...
Thả đỉa ba ba
Chớ bắt đàn bà
Phaỉ tội đàn ông
Cơm trắng như bông
Gaọ tiền như nước
Ðổ mắm đổ muối
Ðổ chuối hạt tiêu
Ðổ niêu cứt gà
Ðổ phaỉ nhà naò
nhà nấy phaỉ chiụ..
-----------------------------
Chi chi chành chành.
Đặc điểm của trò chơi này là tập luyện cho trẻ em có tính phản xạ , cử động nhanh nhẹn.
Cách chơi như sau : Một người đứng xoè bàn tay ra , các người khác giơ một ngón trỏ ra đặt vào lòng bàn tay đó , người đó đọc nhanh :
Chi chi chành chành
Cái đanh thổi lửa
Con ngựa chết chương
Ba vương ngũ đế
Chấp chế đi tìm
Ù à ù ập !
Đến chữ Ập thì người đó nắm tay lại , còn mọi người khác cố rút tay ra cho thật nhanh.
Ai rút không kịp mà bị nắm trúng thì phải xoè tay ra , đọc lại câu đồng dao trên cho mọi người chơi tiếp.
---------------------------
Ai biết thêm gì thì tìm giúp, sắp phải nộp rồi, em hi sinh mất :(
 
Chỉnh sửa lần cuối:
woa!!!!!!!!!!!sướng vật!!!lớp tui hay chính xác alf nhóm tui cũng đang pahir chuẩn bị để thuyết trình về trò chơi dân gian và đồng dao nè@@@@@@@@@@@cho copy vài ý nhỏ nhá!!!!nhưng àm làm ơn cho hỏi có ai có tài liệu gì mang tính văn hơn 1 chút ko!!!những cái ỏ trên đều rất quan trọng nhưng mà hwoi ít chất văn, nếu thế thì bị trừ điểm mất!!!anh hay chị hay bạn nào có tư lệi thì giúp cái nghen!!!!!ảigato nhiều nhiều
 
Hay quá nhỉ, thôi chúng mình bắt tay vào làm. Thật ra cái này Mr.Hùng cần sưu tầm với cả phân tích. Sưu tầm thì tớ cũng được khá khá, nhưng không hiểu các bài đồng dao có nhất thiết phải có trong trò chơi không!!
Về những bài viết mang tính văn học thì mới thịt được bài này trên mạng, không biết được không
Trong kho tàng văn chương bình dân của nước ta, ngoài những bài ca dao thắm đượm tình quê, những câu tục ngữ lý giải đời thường, những câu hò, điệu lý trữ tình, xao xuyến, chúng ta còn có những bài vè và đồng dao. Trong bài viết này tôi chỉ muốn giới thiệu với các bạn những bài vè, đồng dao quê hương đã lớn lên cùng tuổi thơ của tôi.
Vè là những bài có vần có điệu, mỗi câu thường có ba hay bốn chữ. Có bài chỉ dăm ba câu như bài Lạy trời mưa xuống
Lạy trời mưa xuống
Lấy nước tôi uống
Lấy ruộng tôi cày,
Lấy đầy bát cơm,
Lấy rơm đun bếp,
Lấy nếp nấu xôi,
Lấy nồi nấu bánh.
Những con người lam lũ quanh năm chân lấm tay bùn chỉ ước muốn những điều thiết thực mà thôi. Hãy lắng nghe mơ ước của một ông già:
Ông già quét nhà
lượm được đồng điếu
giắt ở lỗ tai
để mai đi chợ
đi mua dây nhợ
về buộc lồng chim
đi mua cây kim
đem về vá áo
đi mua con sáo
hót cho vui nhà
đi mua trái cà
để dành làm dưa
đi mua con cua
đem về làm chả
đi mua con cá
kho tiêu chặt đầu
đi mua miếng trầu
về nhai nhóp nhép
đi mua con tép
đem về nấu canh
đi mua trái chanh
đem về vắt nước
đi mua cây lược
đem về chải đầu.
tưởng tượng một ông già đang thiếu thốn lượm được một đồng tiền nên mơ ước mua bao nhiêu là thứ.
Có bài nguyên cả mấy chục câu, như bài Tập tầm vông dưới đây cho ta thấy hai cảnh đời trái ngược nhau.
Tập tầm vông
chị lấy chồng
em ở góa
chị ăn cá
em mút xương
chị nằm giường
em nằm đất
chị hút mật
em liếm ve
chị ăn chè
em liếm bát
chị coi hát
em vỗ tay
chị ăn mày
em xách bị
chị xe chỉ
em xỏ tiền
chị đi thuyền
em đi bộ
chị kéo gỗ
em lợp nhà
chị trồng cà
em trồng bí
chị tuổi Tý
em tuổi Thân
chị tuổi Dần
em tuổi Mẹo
chị kéo kẹo
em đòi ăn
chị lăng xăng
em ních hết
chị đánh chết
em la làng
chị đào hang
em chui trốn.
Có tội nghiệp cho những người làm em không, khi mà tất cả những thứ ngon, đẹp tốt đều dành cho chị.
Có những bài mang tính cách dí dỏm như bài Vè trái cây:
Ðậu ở trên mây
là trái đậu rồng
đủ vợ đủ chồng
là trái đu đủ
cắt ra nhiều mủ
là trái chuối chát
mình tựa gà ác
trái khóm, trái thơm
cái đầu chôm bôm
là trái bắp nấu
hình thù xâu xấu
trái cà dái dê
ngứa giãy tê tê
là trái mắt mèo
khoanh tay lo nghèo
là trái bần ổi
sông sâu chẳng lội
là trái mãng cầu
bù cổ, bù đầu
trái dâu, trái cách
cái bụng óc ách
là trái dừa tươi
gai góc đầy người
là trái mít ướt
sanh ở dưới nước
trứng cá ngon ngon
ăn thấy giòn giòn
là ổi xá-lị
u buồn, bi lụy
là trái sầu riêng
sánh với tay tiên
là trái phật thủ
tiền bạc đầy đủ
chính là trái sung
tóc mọc lung tung
là chôm chôm trốc
xù xì da cóc
là mãng cầu xiêm
nghe tên phát thèm
me chua, xoài tượng
ăn nhiều thì ớn
là lê-ki-ma (trái trứng gà)
có sọc, có hoa
đúng là trái vải
đẹp như con gái
trái hồng, trái đào
mắt sáng như sao
khác nào trái nhãn
hay ngồi hàng quán
trái cà (rà), trái lê (la)
làm dưa khỏi chê
cà non, cà pháo
chẳng biết gì ráo
trái bí không sai
gốc ở nước ngoài
trái nho, trái táo
nhai nghe rào rạo
đậu phộng, hột điều
đựng được thiệt nhiều
là trái bình bát
muốn ăn đập nát
trái lựu chớ chi
cho bú trẻ thơ
là trái vú sữa
còn nhiều nhiều nữa
ai biết xin mời
kể tiếp nghe chơi
cái vè cây trái.
nghe mà thèm trái cây ở quê nhà quá phải không các bạn.
Có những bài lạ lùng như bài Nam mô bồ tát:
Nam mô bồ tát
chẻ lạt đứt tay
đi cày trâu húc
đi xúc phải cọc
đi học thầy đánh
đi gánh đau vai
nằm dài nhịn đói.
Người chi mà làm gì cũng hỏng cả, thiệt là đoảng
Có những bài thật vui nhộn như bài Vè nói ngược:
Nghe vẻ nghe ve
nghe vè nói ngược
ngựa đua dưới nước
tàu chạy trên bờ
lên non đặt lờ
xuống sông bửa củi
gà cồ hay ủi
heo nái hay bươi
nước kém ba mươi
mồng mười nước dậy
ghe nổi thì đẩy
ghe cạn thì chèo
bớ chú nhà nghèo
cho vay đặc nợ
bớ chú nhà giàu
thiếu trước hụt sau
đòn sóc bửa cau
dao bầu gánh lúa
giã gạo bằng búa
bửa củi bằng kim
đốt đèn không tim
xỏ kim bằng lát
nhà lành dột nát
nhà rách không dột
ăn trầu bằng bột
gói bánh bằng vôi
giã gạo bằng nồi
nấu cơm bằng cối
ngày rằm trăng tối
mùng một sáng trăng
hai đứa lăng xăng
nấu chè bột tẻ.
Tất cả mọi thứ đều ngược đi lại với lẽ thường. Vè nói ngược mà.
Có những bài vè rất hồn nhiên, mang nhiều ý nghỉ trẻ thơ, như bài Giung giăng giung giẻ
Giung giăng giung giẻ
dắt trẻ đi chơi
đến cửa nhà trời
lấy hơi mà thở
“Lạy cậu, lạy mợ
việc thợ bộn bề
cho cháu về quê
cho dê đi học
cho cóc giữ nhà
cho vịt chạy ra
cho gà níu lại”.
Ngoài ra còn có những bài vè 5,6 chữ cũng rất ngộ nghĩnh như các bài dưới đây:
Kỳ nhông là ông kỳ đà
kỳ đà là cha cắc ké
cắc ké là mẹ kỳ nhông
Lúa ngô là cô đậu nành
đậu nành là anh dưa chuộr
dưa chuột chị ruột dưa gang
dưa gang họ hàng dưa hấu
dưa hấu là cậu lúa ngô.
Sáo đen là anh gà cồ
gà cồ là cô sáo sậu
sáo sậu là cậu chim gi
chim gi là dì tu hú
tu hú là chú sáo đen.
Cứ đi lòng vòng mãi, rốt cuộc không biết ai lớn hơn ai.
Còn có những bài vè dài và gần như thơ lục bát như bài Vè cô Bốn:
Cái vè cô Bốn hát hay,
Tôi đố cô Bốn cối xay mấy nghiền?
Cối xay là hai trăm nghiền.
Tôi đố cô Bốn quan tiền mấy mươi?
Quan tiền là ba mươi đồng.
Tôi đố cô Bốn chợ đông mấy người?
Chợ đông vô giá quá chừng.
Tôi đố cô Bốn trên rừng mấy cây?
Trên rừng cây có cả trăm.
Tôi đố cô Bốn một năm mấy giờ?
Một năm là ba ngàn giờ.
Tôi đố cô bốn cây cờ mấy tua?
Cây cờ là hai cái tua.
Tôi đố cô bốn con cua mấy càng?
Con cua có hai cái càng, có tám cái ngoe.
Tôi đố cô Bốn chiếc ghe mấy chèo?
Chiếc ghe là hai người chèo.
Tôi đố cô Bốn con mèo mấy lông?
Chàng về tát cạn biển đông,
Ra đây tôi nói mấy lông con mèo.
Cô này không bao giờ chịu thua dù là một câu đố khó.
Dựa trên những bài vè, người ta đã tạo thành những bài hát dễ thương với giai điệu mộc mạc giản dị mà trẻ con rất thích, từ đó chúng ta có những bài đồng dao. Có những bài chỉ hát nghe chơi như bài Con công hay múa:
Con công hay múa
nó múa làm sao?
nó rụt cổ vào
nó xòe cánh ra
nó đỗ cành đa
nó kêu ríu rít
nó đỗ cành mít
nó kêu chịch chòe
nó đỗ cành tre
nó kêu rau muống
nó đỗ xuống ruộng
nó kêu tầm vông
Con công hay múa.
Hay bài Rình rình ràng ràng:
Rình rình ràng ràng
ba gian chiếu trải
dệt vải cho bà
vải hoa vải trắng
đến mai trời nắng
đem vải ra phơi.
Hoặc bài Nu na, nu nống:
Nu na, nu nống
cái trống nằm trong
cái thông nằm ngoài
củ khoai chấm mật
bà Phật thổi xôi
ông tôi nấu chè
tò lẻ tò le.
Có nhiều bài khác lại đi kèm với các trò chơi như bài Tập tầm vông đi kèm với trò chơi Ðố tay. Ðố tay là một người nắm hai bàn tay lại và giấu một vật gì đó trong một bàn tay. Vừa đưa từng nắm tay ra vừa hát:
Tập tầm vông
tay không tay có
tập tầm vó
tay có tay không
Ðố ai lấy mắt
ngó trong tay này
tay nào có?
tay nào không?
Người chơi phải đoán trúng tay nào có dấu đồ vật mới được thắng.
Bài Chặt cây vừa đi kèm với trò chơi Chồng nụ, chồng hoa. Chồng nụ, chồng hoa là trò để các nắm tay lên nhau và đếm cho tới khi nào chữ cuối cùng của bài đụng tới nắm tay nào thì nắm tay đó bị loại ra. Và lại bắt đầu bài hát, loại ra từ từ các nắm tay của các người chơi, cho tới khi nắm tay cuối cùng còn lại là người đó thắng.
Chặt cây vừa
chừa cây mộng
cây tầm phộng
cây mía lau
cây nào cao
cây nào thấp
cây mía vấp
chặt bỏ ra.
Ngoài bài Chặt cây vừa, trò chơi Chồng nụ, chồng hoa còn được chơi với bài Tùm nụm, tùm nịu:
Tùm nụm, tùm nịu
tay tí tay tiên
đồng tiền chiếc đủa
hột lúa ba bông
ăn trộm trứng gà
bù xoa bù xít
con rắn con rít
thì ra tay này.
Bài Úp lá khoai được chơi với các bàn tay úp xuống mặt bằng, và cũng được một người vừa đếm vừa chỉ vào các bàn tay cho đến chữ cuối của bài hát. Tay ai bị trúng vào chữ cuối sẽ bị bỏ ra ngoài. Lại hát tiếp và dùng phương pháp loại dần như trò chơi Chồng nụ, chồng hoa.
Úp lá khoai
mười hai chong chóng
đứa mặc áo trắng
đứa mặc áo đen
đứa xách lồng đèn
đứa cầm ống thụt
chạy ra chạy vô
đứa xách ống điếu
đứa té xuống sình
thúi ình chình ngủ.
Cũng có thêm một bản Úp lá khoai khác ngắn hơn:
Úp lá khoai
mười hai bông sứ
đứa lượm khoai từ
đứa đứng ngã tư
đứa ngồi ứ hự.
Bài Chi chi chành chành đi chung với trò chơi cùng tên. Người quản trò lật ngửa bàn tay, hơi khum lại và các bạn khác để ngón tay trỏ của mình giữa lòng bàn tay của người quản trò. Tất cả cùng ca chung với nhau cho tới cuối bài hát thì các bạn chơi phải chuẩn bị rút tay lại vì người quản trò sẽ nắm tay lại thật nhanh. Bạn nào bị quản trỏ nắm được ngón tay là bị thua.
Chi chi chành chành
cái đanh thổi lửa
con ngựa chết trương
ba vương thượng đế
cấp kế đi tìm
con chim làm tổ
ù òa ù ập.
Bài Vuốt nổ được chơi với bốn bàn tay của hai người chơi xen kẻ nhau mà vuốt nhẹ. Sau đó, tự vỗ tay và lại vuốt tay bạn. Sau ba lần như vậy, tay trái của mình vỗ tay trái bạn, rồi tự vỗ tay. Xong, đổi lại tay phải mình vỗ tay phải bạn, lại tự vỗ tay. Tiếp tục như thế cho đến hết bài. Người nào vỗ trật tay hay trật nhịp coi như bị thua.
Vuốt nổ, vuốt nổ
tay vổ vào tay
nghe rộn ràng thay
tuê toa, tuê tóa
ăn trái gãy răng
ăn măng gãy đủa
ăn của nhà trời
ai ngồi xuống đây
bỏ lúa ai xay
bỏ mây ai chẻ
bỏ trẻ ai bồng
bỏ lồng ai ấp
mà đập tay vỗ
vuốt nổ vuốt nổ.
Cũng như ca dao, vè và đồng dao được truyền tụng trong dân gian và không biết tác giả. Nhưng những bài vè, đồng dao vẫn mãi mãi trong tâm hồn của những người Việt Nam từ khi thơ trẻ cho đến lúc trưởng thành. Ðó là những kỷ niệm tuổi thơ, những dòng nhạc quê hương không bao giờ phai nhòa trong ký ức.
 
Hĩ hĩ, trường mình dạo này vui nhỉ :D Thuyết trình cả trò chơi dân gian à :p Thế trò chơi tớ sáng tạo ra có gọi là trò chơi dân gian được ko nhỉ :)
 
^_^ Nhớ những trò hồi bé hay chơi quá :p Những trò chơi rất mộc mạc , thuần phác Việt Nam


Cốc cốc cốc
Cốc cốc cốc
Ai gọi đó
Tôi là thỏ
Nếu là thỏ
Cho xem tai

Cốc cốc cốc
Ai gọi đó
Tôi là nai
Nếu là nai
Cho xem gạc

Cốc cốc cốc
Ai gọi đó
Tôi là gió
Nếu là gió
Xin mời vào.

Kéo cưa lừa xẻ

Kéo cưa , lừa xẻ ! ..
Ông thợ nào khoẻ !
Thì về ăn cơm ngon .
Ông thợ nào thua !
Thì về bú mẹ ! lêu lêu ! ...

TẬP TẦM VÔNG.

Tập tầm vông , tay không tay có ?
Tập tầm vó , tay có tay không ?
Tay nào không ? tay nào có ?
Tay nào có ? tay nào không ? ....

Trọc gì ? ( Đây là trò vuốt ve đấy , mỗi tội chơi xong chắc phải ghé thăm nha sĩ , sái cả quai hàm :p )

Trọc gì? Trọc đầu.
Đầu gì? Đầu tầu.
Tầu Gì? Tầu Hỏa.
Hỏa gì? Hỏa tốc.
Tốc gì? Tốc hành.
Hành gì? Hành củ.
Củ gì? Củ khoai.
Khoai gì? Khoai lang.
Lang gì? Lang trọc.
Trọc gì? Trọc đầu...

Chi chi chành chành ( Vỗ chân vỗ tay :mrgreen: )

Chi chi chành chành
Cái đanh thổi lửa
Con ngựa chết trương
Ba vương thượng đế
Cấp kế đi tìm
Con chim làm tổ
Ù òa ù ập.

Chi chi chành chành
Cái đanh thổi lửa
Con ngựa chết trương
Ba vương ngũ đế
Bắt dế đi tìm
Ù à ù ập
Đóng sập cửa vào

Cô dâu chú rể

Cô dâu chú rể
Đội rế lên đầu
Đi qua đầu cầu
Đánh rơi nải chuối
Cô dâu tiếc nuối
Chú rể khóc nhè, hè hè hè :mrgreen:

Nu na nu nống
( xếp chân rồi đếm :p )

Cái cống nằm trong
Cái ong nằm ngoài
Củ khoai chấm mật
Bụt ngồi bụt khóc
Con cóc nhảy ra
Con gà ú ụ
Bà mụ thổi xôi
Nhà tôi nấu chè
Tè he chân rút

Nu na nu nống
Cái cống nằm trong
Đá rạng đôi bên
Đá lên đá xuống
Đá ruộng bồ câu
Đá đầu con voi
Đá xoi đá xỉa
Đá nửa cành sung
Đá ung trứng gà
Đá ra đường cái
Gặp gái giữa đường
Gặp phường trống quân
Có chân thì rụt.

Nu na nu nống
Thằng Cống cái Vạc
Chân vàng chân bạc
Đá xỉa đá xoi
Đá đầu con voi
Đá chân thì rụt

Nu na nu nống
Đánh trống phất cờ
Mở cuộc thi đua
Thi chân đẹp đẽ
Chân ai sạch sẽ
Gót đỏ hồng hào
Không bẩn tí nào
Được vào đánh trống
Tùng tùng ! tùng tùng !....

Lộn cầu vồng ( trò này là trò lộn sái cổ ý :p )

Lộn cầu vồng.
Nước trong nước chảy
Có cô mười bảy
Có chị mười ba
Hai chị em ta
Ra lộn cầu vồng.

Ôi sao chị thích chủ đề này lắm Hiếu ạ :x cảm ơn em nhé :p
 
Em cũng cảm ơn chị nhiều, ai có thì cứ post lên nhé, em cũng cần lắm :)
 
trên kia có vẻ có nhiều trò chơi rùi! Cho hỏi một tý về khoản giwosi thiệu đặc điểm cảu thự vật trong đồng dao
"lúa ngô là cô đậu nành
đậu nành là anh dưa chuột
dưa chuột là ruột dưa gang
dưa gang là nàng dưa hấu
dưa hấu alf cậu lúa ngô
lúa ngô là cô đậu nahf..."
Có ai thwujc sụe hiểu về ý nghĩa của bài này ko??????trời ơi!!tôi alf 1 người mù hoa quả nên chẳng hiểu các quả trên nó cớ họ hàng với nhau kiểu gì cả????? :-$
 
woa!!!!cuối cùng cũng xong cái khoản đồng dao và tro chơi dăn gian!!!!65 trang!!!1cungx alf 1 con số đẹp đấy chứ nhỉ????????
Ta sẽ giữ lại tài liệu, nhỡ đâu các em năm sau cần ta sẽ giúp đỡ
 
Back
Bên trên