[Đề thi] Đề thi Văn - Tiếng Việt (Tuyển sinh CVA + Ams) (x)

Phạm Thị Hồng Nhung
(nhungph)

Điều hành viên
ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10
TRƯỜNG THPT CHU VĂN AN VÀ HÀ NỘI - AMSTERDAM
NĂM HỌC 1992-1993
Môn thi: VĂN - TIẾNG VIỆT
Thời gian làm bài: 150 phút

1. Trong tập 'Nhật kí trong tù' có một bài thơ bắt đầu bằng hai chữ 'Trong tù' và kết thúc bằng hai chữ 'nhà thơ'.
a) Hãy chép nguyên văn thật chính xác bản dịch bài thơ đó. (Em sẽ được cộng điểm nếu xác định đúng chỗ bản dịch không sát với nguyên văn)
b) Việc bài thơ đi từ hình ảnh của tù ngục tới cảm giác tự do vô hạn của tinh thần gợi cho em những cảm nghĩ gì về tâm hồn Bác? (Trả lời thành văn)

(Còn tiếp..?)
 
ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10
TRƯỜNG THPT CHU VĂN AN VÀ HÀ NỘI - AMSTERDAM
NĂM HỌC 1995-1996
Môn thi: VĂN - TIẾNG VIỆT
Thời gian làm bài: 150 phút

1. Chép lại bài thơ 'Ngắm trăng'
2. Có bạn viết dàn ý phân tích bài thơ 'Ngắm trăng' như sau:
A_ Hai câu đầu
a. Tâm trạng bối rối của Bác trước cảnh trăng đẹp
b. Nhưng sự bối rối đó không ngăn được Bác hướng tới trăng, mê mải ngắm trăng ngoài cửa sổ.
B_ Phân tích tình yêu trăng của Bác
a. Bác thật sự coi trăng như tri kỉ
b. Tình yêu trăng đã biến Người trong ngục thành một nhà thơ.

Theo em, dàn ý trên đã hợp lí chưa? Nếu chưa thì sủa lại.

(Còn tiếp..?)
 
ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10
TRƯỜNG THPT CHU VĂN AN VÀ HÀ NỘI - AMSTERDAM
NĂM HỌC 1997-1998
Môn thi: VĂN - TIẾNG VIỆT
Thời gian làm bài: 150 phút

1. Chép lại bản dịch bài thơ 'Không ngủ được' của Bác Hồ theo đúng bản in trong sách văn 8.
2. Tìm một câu trong 'Hịch tướng sĩ văn' và bài 'Cáo Bình Ngô' để chứng tỏ rằng niềm thao thức vì đất nước cũng từng có trong tâm hồn những bậc vĩ nhân xưa.
3. Tuy nhiên so với hai nhà yêu nước lớn thời phong kiến (Nguyễn Trãi, Trần Quốc Tuấn), sự trằn trọc không sao yên giấc của nhà cách mạng Hồ Chí Mính vẫn mang đặc điểm riêng chỉ có ở thời đại mới. Hãy so sánh 'Không ngủ được' với hai câu văn em vừa tìm thấy đẻ làm rõ kết luận trên.

(Còn tiếp..?)
 
ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10
TRƯỜNG THPT CHU VĂN AN VÀ HÀ NỘI - AMSTERDAM
NĂM HỌC 1999-2000
Môn thi: VĂN - TIẾNG VIỆT
Thời gian làm bài: 150 phút

1. Có một câu văn được viết như sau:
Bài 'Khi con tu hú' được trích từ tập thơ 'Gió lộng' của nhà thơ Tố Hữu đã viết bài này trong một ngày đẹp trời tại chiến khu Việt Bắc.
Hãy phát hiện và sửa lại các lỗi về kiến thức và diễn đạt trong câu văn đó.
2. Chép lại chính xác 6 dòng thơ đầu tiên của bài thơ được nói đến trên.
3. Trong tác phẩm 'Cung oán ngâm khúc', Nguyễn Gia Thiều từng viết câu thơ:
Bực mình muốn đạp tiêu phòng mà ra
Câu thơ của Nguyễn Gia Thiều gợi cho em liên tưởng đến câu nào có ý thơ tương tự trong bài 'Khi con tu hú'. Em thấy giữa hai câu ấy, câu nào thể hiện tình cảm phan uất mãnh liệt hơn? Vì sao?

(Còn tiếp.. thì fải :rolleyes:)
 
ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10
TRƯỜNG THPT CHU VĂN AN VÀ HÀ NỘI - AMSTERDAM
NĂM HỌC 2000 - 2001
Môn thi: VĂN - TIẾNG VIỆT
Thời gian làm bài: 150 phút


Phần I: (7 điểm)
1. Chép lại những câu viết dưới đây sau khi đã sửa hết các lỗi chính tả, ngữ pháp:
Mặc dù phải chịu đựng một hoàn cảnh thiếu thốn và khắc ngiệt như vậy. Bằng tâm hồn nghệ sỹ bay bổng của tác giả vẫn đem đến cho người và trăng một cuộc hội ngộ kỳ thú, súc động.
2. Nếu những câu trên mở đầu cho một đoạn văn để phân tích bài thơ Ngắm trăng của tác giả Hồ Chí Minh thì theo em, đoạn văn ấy có đề tài gì?
3. Hãy viết một đoạn văn được mở đầu bằng những câu em vừa chữa, phần thân đoạn gồm khoảng 10 câu, trong đó có sử dụng lời dẫn trực tiếp và phần kết đoạn là một câu hỏi tu từ.
4. Tuy cùng có mối quan hệ giữa người và trăng, cũng diễn tả việc ngắm trăng, nhưng hai câu cuối bài thơ trên không gời nỗi u hoài như hai câu cuối của bài thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh của Lí Bạch. Vì sao vậy?

Phần II: (3 điểm):
1. Bài thơ Qua đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan có câu:
Nhớ nước đau lòng con quốc quốc,
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia.

Có bạn cho rằng hai câu đó hoàn toàn chỉ là miêu tả tâm trạng. Em có đồng ý như vậy không? Vì sao?
2. Nhà thơ Hàn Mặc Tử có viết:
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay?

Ai cũng biết, dòng sông không thể là dòng sông trăng và thuyền càng không thể chở trăng, nhưng hình ảnh ánh trăng, con thuyền và dòng sông trong câu thơ trên vẫn tạo nên một bức tranh thơ mộng, vì sao? Câu thơ ấy gợi cho em nghĩ tới câu ca dao nào mà ở đó, ánh trăng cũng được cảm nhận thật cụ thể và tinh tế, làm tôn lên vẻ đẹp của con người?

HẾT.
 
Re: Đề thi Văn - Tiếng Việt (Tuyển sinh CVA + Ams)

Bài làm:
Phần II
1) 2 câu đó đâu chỉ miêu tả tâm trạng, mà nó còn vẽ lên trước mắt người đọc 1 cảnh tượng rất đỗi hoang vắng, cô đơn :(( !!!
2)Hình như là câu :
"Kho thu phong nguyệt đầy qua nóc
Thuyền chở yên hà nặng vạy then"
hở chị Nhung ? :D
Mình làm đề này mãi roài, quên sao cho đành :D
 
Back
Bên trên