Phạm Anh Tuấn
(anhtuan)
Điều hành viên
Hôm qua, TAND tỉnh Quảng Nam tuyên phạt bị cáo Võ Nghĩnh 3 năm tù giam, Võ Quang Trang 3 năm tù cho hưởng án treo. Trước vành móng ngựa, hai bị cáo 82 và 76 tuổi chân còn dính đầy bùn đất gần như ngồi bất động. Một bên tai bị điếc nặng, sức khỏe sa sút, người lái đò Võ Nghĩnh không thể đứng nổi để trả lời chủ tọa.
Tòa tuyên bị cáo Nghĩnh phạm tội vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường thủy, và Võ Quang Trang về tội giao cho người không đủ điều kiện điều khiển các phương tiện giao thông đường thủy. HĐXX cũng yêu cầu cơ quan điều tra xem xét trách nhiệm hình sự với ông Lê Phước Thảo (Chủ tịch UBND xã Quế Trung, huyện Quế Sơn) trong vụ con đò do ông Nghĩnh điều khiển bị lật, làm 18 học sinh thiệt mạng. Bị cáo Võ Quang Trang (người giao đò cho anh trai điều khiển) và UBND xã Quế Trung phải cùng chịu trách nhiệm bồi thường gần 282 triệu đồng cho các bị hại.
Trước đó, trong khi kiểm sát viên đọc cáo trạng, cả hội trường đều bật khóc. Do bận đi họp hội người cao tuổi, nên ông Trang nhờ anh ruột là Võ Nghĩnh chở thay khách qua sông. Ông Nghĩnh lái con đò đưa 39 học sinh trường trung học cơ sở Quế Trung về làng mỏ Nông Sơn. Do thuyền nhỏ lại chở quá nặng nên bị chìm đã làm chết 18 người... Ngồi yên lặng lắng nghe, 18 bà mẹ ôm di ảnh của con, nước mắt tuôn giàn giụa. Phía sau vành móng ngựa, hai ông cụ cũng khóc, nước mắt lăn trên gò má nhăn nheo.
Trước tòa, bị cáo Nghĩnh nhận hết trách nhiệm trong vụ án. Ông nói: “Tôi lẽ ra là người chết rồi, nhưng sống được tới giờ cũng khổ sở lắm chứ sướng ích chi. Tòa xử sao tôi cũng chịu vì tôi là người có lỗi”. Chủ tọa Vũ Thanh Liêm hỏi: “Biết mình già yếu, tuổi đã cao nhưng tại sao ông vẫn còn chèo đò. Lúc đó ông có biết đã vi phạm pháp luật vì không đủ điều kiện điều khiển phương tiện giao thông đường thủy không?”. Ông Nghĩnh đáp: “Tôi gắn bó với sông Thu Bồn từ nhỏ. Già cả rồi nhưng nghĩ tới hột lúa hột gạo nên phải làm. Cả đời tôi không đi ra khỏi làng, làm sao biết quy định của pháp luật được”.
Ông Nghĩnh khai: “Khi các cháu xuống đông quá, trời lại tối sau cơn mưa, tôi định quay cho đò quay lại bờ vì thấy tròng trành... nhưng không kịp. Đò chìm, tui bị các cháu đu bám, tui la làng kêu cứu. Mà ông trời ác quá tại sao không để cho tui chết thay cho các cháu có được không, để tui sống làm chi...”. Trong khi thẩm vấn bị cáo 82 tuổi này, HĐXX phải nhiều lần nhắc lại câu hỏi vì tai ông Nghĩnh bị nghễnh ngãng.
Ông khai cả cuộc đời sông nước gần 70 năm qua ông chưa để một sơ suất nhỏ nào, ấy thế mà cuối đời khi cái tuổi đã gần đất xa trời, ông lại gặp tai ương, bị ông trời đày đọa. Mỗi đêm nằm xuống lại thấy các cháu nhỏ chạy về đeo bám, bắt ông đưa qua sông, rồi những tiếng kêu cứu lạc giữa đoạn sông vắng... Bị cáo Nghĩnh cho biết, ông sinh ra trên đò, sống trên đò, lấy vợ, sinh con cũng trên con đò nhỏ. Tuổi cao sức yếu, ông lên bờ sống nhờ trợ cấp xã hội. Hằng ngày tìm việc làm thêm nhưng chẳng ai nhờ làm cả, thế là ông lại ra bến đò, ngồi chờ những lúc chủ đò bận việc để xin chèo thay kiếm vài ba nghìn của khách vãng lai.
HĐXX thẩm vấn bị cáo Võ Quang Trang: “Biết anh già cả không đủ sức nhưng tại sao bị cáo còn nhờ chèo đò giúp?”. Ông già 76 tuổi khóc: “Tôi thương anh già yếu không nơi nương tựa, sống thiếu trước hụt sau nên mới nhường...”. “Bị cáo có biết giao cho người không đủ điều kiện điều khiển các phương tiện giao thông đường thủy là sai luật không?”, chủ tọa hỏi. Ông Trang nói: “Bị cáo không biết luật. Bị cáo chỉ biết đã gây ra cái chết cho 18 em nhỏ là có tội lắm rồi”.
Ông Trang trình bày: “Mỗi ngày may mắn có khách vãng lai kiếm cũng được 10.000 đồng, 200-500 đồng/người. Còn bà con trong vùng thì không thu tiền hằng ngày, đến cuối năm ai thương đong cho ang lúa, còn không thì thôi”.
tòa hỏi 18 gia đình có con bị nạn về đền bù thiệt hại, ai cũng lắc đầu bảo đền bao nhiêu cho đủ, tất cả mọi người đều xin giảm nhẹ hình phạt cho cả hai ông. Họ nói: “Xử mức án bao nhiêu cho hai bị cáo không quan trọng, cái mà mỗi người lớn chúng tôi quan tâm là trách nhiệm của người lớn và các cấp chính quyền địa phương đã để ra thảm nạn này”.
Quá trình thẩm vấn tại tòa đã làm rõ, đầu năm 1992, Xí nghiệp Mỏ than Nông Sơn đã ký hợp đồng vận chuyển hành khách với UBND xã Quế Trung để tổ chức đưa đón con em cán bộ, công nhân viên của xí nghiệp qua lại bến đò, với giá 6 triệu đồng/năm. Tháng 2/2003, Chủ tịch xã Lê Phước Thảo giao nhiệm vụ chở khách cho ông Võ Quang Trang, Huỳnh Văn Hùng và bà Phạm Thị Tám. 6 triệu đồng nhận từ xí nghiệp, UBND xã đưa vào ngân sách địa phương. Hằng năm chỉ trợ cấp cho 3 người chèo đò tổng cộng 600.000 đồng để làm “lễ sông nước”. Lời khai của các nhân chứng tại tòa cho thấy, UBND xã Quế Trung chỉ ký hợp đồng, thu tiền, không kiểm tra, nhắc nhở ông Trang, Hùng và bà Tám thực hiện đầy đủ các quy định an toàn.
Luật sư Nguyễn Thành Quý (bào chữa cho 18 gia đình bị hại) phát biểu: “UBND xã Quế Trung là pháp nhân đứng ký hợp đồng với Xí nghiệp Mỏ than nên khi thiệt hại xảy ra, phải chịu trách nhiệm bồi thường theo luật định”. Ý kiến này được HĐXX chia sẻ. Còn Chủ tịch xã nại rằng do Quế Trung là xã miền núi, năng lực quản lý của cán bộ lãnh đạo bị nhiều thiệt thòi, ngân sách xã có hạn... Bác bỏ quan điểm trên, chủ tọa Vũ Thanh Liêm khẳng định: “Phương tiện chở hành khách không bảo đảm, người điều khiển phương tiện mất sức lao động. Thế nhưng lãnh đạo xã không biết, lại còn giao cho làm, rõ ràng đã thả lỏng công tác quản lý. Nếu chính quyền xã có biện pháp kịp thời thì hậu quả đã không xảy ra như vậy”. Sau phần tuyên án, HĐXX khẳng định: “Ông Lê Phước Thảo đã có hành vi thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng, nhưng mới chịu hình thức kỷ luật xử lý hành chính là không thỏa đáng".
Tòa tuyên bị cáo Nghĩnh phạm tội vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường thủy, và Võ Quang Trang về tội giao cho người không đủ điều kiện điều khiển các phương tiện giao thông đường thủy. HĐXX cũng yêu cầu cơ quan điều tra xem xét trách nhiệm hình sự với ông Lê Phước Thảo (Chủ tịch UBND xã Quế Trung, huyện Quế Sơn) trong vụ con đò do ông Nghĩnh điều khiển bị lật, làm 18 học sinh thiệt mạng. Bị cáo Võ Quang Trang (người giao đò cho anh trai điều khiển) và UBND xã Quế Trung phải cùng chịu trách nhiệm bồi thường gần 282 triệu đồng cho các bị hại.
Trước đó, trong khi kiểm sát viên đọc cáo trạng, cả hội trường đều bật khóc. Do bận đi họp hội người cao tuổi, nên ông Trang nhờ anh ruột là Võ Nghĩnh chở thay khách qua sông. Ông Nghĩnh lái con đò đưa 39 học sinh trường trung học cơ sở Quế Trung về làng mỏ Nông Sơn. Do thuyền nhỏ lại chở quá nặng nên bị chìm đã làm chết 18 người... Ngồi yên lặng lắng nghe, 18 bà mẹ ôm di ảnh của con, nước mắt tuôn giàn giụa. Phía sau vành móng ngựa, hai ông cụ cũng khóc, nước mắt lăn trên gò má nhăn nheo.
Trước tòa, bị cáo Nghĩnh nhận hết trách nhiệm trong vụ án. Ông nói: “Tôi lẽ ra là người chết rồi, nhưng sống được tới giờ cũng khổ sở lắm chứ sướng ích chi. Tòa xử sao tôi cũng chịu vì tôi là người có lỗi”. Chủ tọa Vũ Thanh Liêm hỏi: “Biết mình già yếu, tuổi đã cao nhưng tại sao ông vẫn còn chèo đò. Lúc đó ông có biết đã vi phạm pháp luật vì không đủ điều kiện điều khiển phương tiện giao thông đường thủy không?”. Ông Nghĩnh đáp: “Tôi gắn bó với sông Thu Bồn từ nhỏ. Già cả rồi nhưng nghĩ tới hột lúa hột gạo nên phải làm. Cả đời tôi không đi ra khỏi làng, làm sao biết quy định của pháp luật được”.
Ông Nghĩnh khai: “Khi các cháu xuống đông quá, trời lại tối sau cơn mưa, tôi định quay cho đò quay lại bờ vì thấy tròng trành... nhưng không kịp. Đò chìm, tui bị các cháu đu bám, tui la làng kêu cứu. Mà ông trời ác quá tại sao không để cho tui chết thay cho các cháu có được không, để tui sống làm chi...”. Trong khi thẩm vấn bị cáo 82 tuổi này, HĐXX phải nhiều lần nhắc lại câu hỏi vì tai ông Nghĩnh bị nghễnh ngãng.
Ông khai cả cuộc đời sông nước gần 70 năm qua ông chưa để một sơ suất nhỏ nào, ấy thế mà cuối đời khi cái tuổi đã gần đất xa trời, ông lại gặp tai ương, bị ông trời đày đọa. Mỗi đêm nằm xuống lại thấy các cháu nhỏ chạy về đeo bám, bắt ông đưa qua sông, rồi những tiếng kêu cứu lạc giữa đoạn sông vắng... Bị cáo Nghĩnh cho biết, ông sinh ra trên đò, sống trên đò, lấy vợ, sinh con cũng trên con đò nhỏ. Tuổi cao sức yếu, ông lên bờ sống nhờ trợ cấp xã hội. Hằng ngày tìm việc làm thêm nhưng chẳng ai nhờ làm cả, thế là ông lại ra bến đò, ngồi chờ những lúc chủ đò bận việc để xin chèo thay kiếm vài ba nghìn của khách vãng lai.
HĐXX thẩm vấn bị cáo Võ Quang Trang: “Biết anh già cả không đủ sức nhưng tại sao bị cáo còn nhờ chèo đò giúp?”. Ông già 76 tuổi khóc: “Tôi thương anh già yếu không nơi nương tựa, sống thiếu trước hụt sau nên mới nhường...”. “Bị cáo có biết giao cho người không đủ điều kiện điều khiển các phương tiện giao thông đường thủy là sai luật không?”, chủ tọa hỏi. Ông Trang nói: “Bị cáo không biết luật. Bị cáo chỉ biết đã gây ra cái chết cho 18 em nhỏ là có tội lắm rồi”.
Ông Trang trình bày: “Mỗi ngày may mắn có khách vãng lai kiếm cũng được 10.000 đồng, 200-500 đồng/người. Còn bà con trong vùng thì không thu tiền hằng ngày, đến cuối năm ai thương đong cho ang lúa, còn không thì thôi”.
tòa hỏi 18 gia đình có con bị nạn về đền bù thiệt hại, ai cũng lắc đầu bảo đền bao nhiêu cho đủ, tất cả mọi người đều xin giảm nhẹ hình phạt cho cả hai ông. Họ nói: “Xử mức án bao nhiêu cho hai bị cáo không quan trọng, cái mà mỗi người lớn chúng tôi quan tâm là trách nhiệm của người lớn và các cấp chính quyền địa phương đã để ra thảm nạn này”.
Quá trình thẩm vấn tại tòa đã làm rõ, đầu năm 1992, Xí nghiệp Mỏ than Nông Sơn đã ký hợp đồng vận chuyển hành khách với UBND xã Quế Trung để tổ chức đưa đón con em cán bộ, công nhân viên của xí nghiệp qua lại bến đò, với giá 6 triệu đồng/năm. Tháng 2/2003, Chủ tịch xã Lê Phước Thảo giao nhiệm vụ chở khách cho ông Võ Quang Trang, Huỳnh Văn Hùng và bà Phạm Thị Tám. 6 triệu đồng nhận từ xí nghiệp, UBND xã đưa vào ngân sách địa phương. Hằng năm chỉ trợ cấp cho 3 người chèo đò tổng cộng 600.000 đồng để làm “lễ sông nước”. Lời khai của các nhân chứng tại tòa cho thấy, UBND xã Quế Trung chỉ ký hợp đồng, thu tiền, không kiểm tra, nhắc nhở ông Trang, Hùng và bà Tám thực hiện đầy đủ các quy định an toàn.
Luật sư Nguyễn Thành Quý (bào chữa cho 18 gia đình bị hại) phát biểu: “UBND xã Quế Trung là pháp nhân đứng ký hợp đồng với Xí nghiệp Mỏ than nên khi thiệt hại xảy ra, phải chịu trách nhiệm bồi thường theo luật định”. Ý kiến này được HĐXX chia sẻ. Còn Chủ tịch xã nại rằng do Quế Trung là xã miền núi, năng lực quản lý của cán bộ lãnh đạo bị nhiều thiệt thòi, ngân sách xã có hạn... Bác bỏ quan điểm trên, chủ tọa Vũ Thanh Liêm khẳng định: “Phương tiện chở hành khách không bảo đảm, người điều khiển phương tiện mất sức lao động. Thế nhưng lãnh đạo xã không biết, lại còn giao cho làm, rõ ràng đã thả lỏng công tác quản lý. Nếu chính quyền xã có biện pháp kịp thời thì hậu quả đã không xảy ra như vậy”. Sau phần tuyên án, HĐXX khẳng định: “Ông Lê Phước Thảo đã có hành vi thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng, nhưng mới chịu hình thức kỷ luật xử lý hành chính là không thỏa đáng".