Ngô Xuân Bách
(ngô xuân bách)
New Member
Nhãn hiệu VNPT của tổng công ty bưu chính viễn thông Việt Nam và bốn nhãn hiệu công ty khác là Viettel, VDC, VTI và Saigon Postel bị đăng ký ở Mỹ vừa được một công ty luật trong nước đòi lại thành công với chi phí thấp.
Nửa cuối năm 2002, khi Tổng công ty Bưu chính Viễn thông (VNPT) dự định đăng ký bản quyền nhãn hiệu của mình tại Mỹ thì mới té ngửa ra rằng nhãn hiệu đã được một đối tác ở bang Illinois, Mỹ đăng ký trước.
Công ty này (tên đầy đủ là Viaworld Internet Telecommunications Corporation - VITC) còn nộp đơn đăng ký tại Cơ quan Sáng chế và Nhãn hiệu của Mỹ (USPTO) cả bốn nhãn hiệu của các công ty bưu chính viễn thông khác gồm Viettel, VDC, VTI và Saigon Postel.
Một bản fax của Công ty VITC cho Văn phòng Luật sư Lê & Lê, đại diện của phía VNPT, giải thích rằng họ làm vậy vì “theo pháp luật của Mỹ, VNPT không thể đăng ký bản quyền và nhãn hiệu hàng hóa tại Mỹ cho các tên VNPT,VTI và VDC”.
Lê & Lê chứng minh điều này không đúng vì Việt Nam và Mỹ đều là thành viên Công ước Paris về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, Mỹ và Việt Nam đã có hiệp định thương mại song phương trong đó có phần về quyền sở hữu trí tuệ.
“Rất khó tin là luật sư của VITC không hiểu điều này. Tuy nhiên, chúng tôi không hiểu được động cơ của VITC khi đăng ký”, ông Lê Hoài Dương, Trưởng văn phòng Luật sư Lê & Lê, nhận xét.
Thành lập tại Mỹ, nhưng VITC có nhiều nhân viên người Việt và là công ty đối tác chủ yếu của VNPT tại Mỹ từ năm 1995. Ông Nguyễn Bá Thước, Phó tổng giám đốc VNPT, cho biết hiện tổng công ty đang thương thảo ký hợp đồng với VITC kinh doanh dịch vụ điện thoại Internet (VoIP) tại Mỹ.
Một kế hoạch hành động nhanh được vạch ra để đòi lại những nhãn hiệu quan trọng này. Do Công ty VITC mới nộp đơn đăng ký từ tháng 6/2002 nên chưa chính thức được phía Mỹ công nhận. Theo luật của Mỹ, một nhãn hiệu chỉ có thể được đăng ký tại Mỹ khi nhãn hiệu đó đã được sử dụng tại Mỹ cho các sản phẩm và dịch vụ xin đăng ký. Một trong số những ngoại lệ cho quy định này là nhãn xin đăng ký vào Mỹ đã được đăng ký tại nước xuất xứ.
Ngày 24/9/2002, VNPT gấp rút nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam. Theo quy trình thông thường, thì phải 14 tháng sau nhãn hiệu VNPT mới được chính thức công nhận tại Việt Nam. Nếu vậy, đơn của VITC có thể đã được chấp nhận ở Mỹ và thủ tục đòi lại sẽ rắc rối và tốn kém hơn rất nhiều. Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam đã nhanh chóng hoàn thành thủ tục đăng ký cho VNPT trong vòng ba tháng.
Tháng 1/2003, VNPT nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại Cơ quan Sáng chế và Nhãn hiệu của Mỹ, xin hưởng quyền ưu tiên của đơn đã được nộp tại Việt Nam. Tuy nhiên, tháng 7/2003, Cơ quan Sáng chế và Nhãn hiệu của Mỹ thông báo có thể từ chối đơn đăng ký nhãn hiệu của VNPT do nhãn này có thể gây nhầm lẫn với nhãn hiệu đã nộp trước của VITC.
Sau nhiều lần thúc giục, cuối cùng Công ty VITC đã rút bỏ các đơn đăng ký nhãn hiệu trên của các công ty Việt Nam và VNPT chính thức được cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tại Mỹ vào tháng 1 năm nay.
Ông Lê Hoài Dương nói điều quan trọng là chi phí cho vụ đòi nhãn hiệu này thấp hơn nhiều so với một số vụ tương tự. Thay vì thuê công ty luật của Mỹ với chi phí vài trăm Đô-la một giờ, Lê & Lê làm hầu hết công việc nghiên cứu, đưa ra giải pháp và soạn thảo văn bản, công ty luật nước ngoài chỉ xem xét lại lần cuối. Nhờ đó chi phí rất ít, chỉ khoảng 8.000 Đô-la trong khi có doanh nghiệp Việt Nam phải chi hàng trăm ngàn Đô-la cho những vụ việc tương tự.
Tuy nhiên, đăng ký được nhãn hiệu chưa phải là đã hết. Theo luật của Mỹ, sau năm thứ 5 và năm thứ 9, chủ sở hữu nhãn hiệu phải có thông báo đến USPTO chứng minh rằng nhãn hiệu đang được sử dụng tại Mỹ thì mới được tiếp tục duy trì sở hữu.
Nhãn hiệu với logo hoa sen của Vietnam Airlines đã hết hiệu lực trên website của USPTO từ tháng 3/2005. Vietnam Airlines đăng ký từ năm 1998, và theo phỏng đoán của một số chuyên gia sở hữu trí tuệ, có lẽ Vietnam Airlines đã không kịp thời làm bản thông báo về việc nhãn hiệu được sử dụng tại Mỹ nên bị USPTO hủy quyền sở hữu.
Như vậy, nếu có ai nhanh tay đăng ký nhãn hiệu Vietnam Airlines trong thời gian này thì câu chuyện tranh chấp tốn kém sẽ lại diễn ra. Một số nhãn hiệu khác như Ngân hàng Sài gòn Thương Tín cũng trong tình trạng tương tự.
Mặc dù VITC đã rút đơn, nhưng hiện thời VNPT mới chỉ đăng ký hai nhãn hiệu chính của mình tại Mỹ. Còn các công ty con như VDC, VTI thì vẫn chưa đăng ký. Ông Thước nói không muốn đăng ký riêng những nhãn hiệu này vì sợ sẽ làm “loãng” nhãn hiệu VNPT. “Những nhãn hiệu này cần được đăng ký dưới logo VNPT chứ không phải đứng độc lập”, ông Thước nói.
Chuyện gì sẽ xảy ra nếu các công ty con của VNPT được cổ phần hóa, thoát khỏi vòng kiểm soát của tổng công ty mẹ nhưng vẫn sử dụng nhãn hiệu VNPT? VNPT đang gấp rút soạn thảo hợp đồng license về sử dụng nhãn hiệu cho 115 đơn vị trực thuộc và đăng ký tại Cục Sở hữu công nghiệp. Một bước lo xa không thừa.
Nửa cuối năm 2002, khi Tổng công ty Bưu chính Viễn thông (VNPT) dự định đăng ký bản quyền nhãn hiệu của mình tại Mỹ thì mới té ngửa ra rằng nhãn hiệu đã được một đối tác ở bang Illinois, Mỹ đăng ký trước.
Công ty này (tên đầy đủ là Viaworld Internet Telecommunications Corporation - VITC) còn nộp đơn đăng ký tại Cơ quan Sáng chế và Nhãn hiệu của Mỹ (USPTO) cả bốn nhãn hiệu của các công ty bưu chính viễn thông khác gồm Viettel, VDC, VTI và Saigon Postel.
Một bản fax của Công ty VITC cho Văn phòng Luật sư Lê & Lê, đại diện của phía VNPT, giải thích rằng họ làm vậy vì “theo pháp luật của Mỹ, VNPT không thể đăng ký bản quyền và nhãn hiệu hàng hóa tại Mỹ cho các tên VNPT,VTI và VDC”.
Lê & Lê chứng minh điều này không đúng vì Việt Nam và Mỹ đều là thành viên Công ước Paris về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, Mỹ và Việt Nam đã có hiệp định thương mại song phương trong đó có phần về quyền sở hữu trí tuệ.
“Rất khó tin là luật sư của VITC không hiểu điều này. Tuy nhiên, chúng tôi không hiểu được động cơ của VITC khi đăng ký”, ông Lê Hoài Dương, Trưởng văn phòng Luật sư Lê & Lê, nhận xét.
Thành lập tại Mỹ, nhưng VITC có nhiều nhân viên người Việt và là công ty đối tác chủ yếu của VNPT tại Mỹ từ năm 1995. Ông Nguyễn Bá Thước, Phó tổng giám đốc VNPT, cho biết hiện tổng công ty đang thương thảo ký hợp đồng với VITC kinh doanh dịch vụ điện thoại Internet (VoIP) tại Mỹ.
Một kế hoạch hành động nhanh được vạch ra để đòi lại những nhãn hiệu quan trọng này. Do Công ty VITC mới nộp đơn đăng ký từ tháng 6/2002 nên chưa chính thức được phía Mỹ công nhận. Theo luật của Mỹ, một nhãn hiệu chỉ có thể được đăng ký tại Mỹ khi nhãn hiệu đó đã được sử dụng tại Mỹ cho các sản phẩm và dịch vụ xin đăng ký. Một trong số những ngoại lệ cho quy định này là nhãn xin đăng ký vào Mỹ đã được đăng ký tại nước xuất xứ.
Ngày 24/9/2002, VNPT gấp rút nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam. Theo quy trình thông thường, thì phải 14 tháng sau nhãn hiệu VNPT mới được chính thức công nhận tại Việt Nam. Nếu vậy, đơn của VITC có thể đã được chấp nhận ở Mỹ và thủ tục đòi lại sẽ rắc rối và tốn kém hơn rất nhiều. Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam đã nhanh chóng hoàn thành thủ tục đăng ký cho VNPT trong vòng ba tháng.
Tháng 1/2003, VNPT nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại Cơ quan Sáng chế và Nhãn hiệu của Mỹ, xin hưởng quyền ưu tiên của đơn đã được nộp tại Việt Nam. Tuy nhiên, tháng 7/2003, Cơ quan Sáng chế và Nhãn hiệu của Mỹ thông báo có thể từ chối đơn đăng ký nhãn hiệu của VNPT do nhãn này có thể gây nhầm lẫn với nhãn hiệu đã nộp trước của VITC.
Sau nhiều lần thúc giục, cuối cùng Công ty VITC đã rút bỏ các đơn đăng ký nhãn hiệu trên của các công ty Việt Nam và VNPT chính thức được cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tại Mỹ vào tháng 1 năm nay.
Ông Lê Hoài Dương nói điều quan trọng là chi phí cho vụ đòi nhãn hiệu này thấp hơn nhiều so với một số vụ tương tự. Thay vì thuê công ty luật của Mỹ với chi phí vài trăm Đô-la một giờ, Lê & Lê làm hầu hết công việc nghiên cứu, đưa ra giải pháp và soạn thảo văn bản, công ty luật nước ngoài chỉ xem xét lại lần cuối. Nhờ đó chi phí rất ít, chỉ khoảng 8.000 Đô-la trong khi có doanh nghiệp Việt Nam phải chi hàng trăm ngàn Đô-la cho những vụ việc tương tự.
Tuy nhiên, đăng ký được nhãn hiệu chưa phải là đã hết. Theo luật của Mỹ, sau năm thứ 5 và năm thứ 9, chủ sở hữu nhãn hiệu phải có thông báo đến USPTO chứng minh rằng nhãn hiệu đang được sử dụng tại Mỹ thì mới được tiếp tục duy trì sở hữu.
Nhãn hiệu với logo hoa sen của Vietnam Airlines đã hết hiệu lực trên website của USPTO từ tháng 3/2005. Vietnam Airlines đăng ký từ năm 1998, và theo phỏng đoán của một số chuyên gia sở hữu trí tuệ, có lẽ Vietnam Airlines đã không kịp thời làm bản thông báo về việc nhãn hiệu được sử dụng tại Mỹ nên bị USPTO hủy quyền sở hữu.
Như vậy, nếu có ai nhanh tay đăng ký nhãn hiệu Vietnam Airlines trong thời gian này thì câu chuyện tranh chấp tốn kém sẽ lại diễn ra. Một số nhãn hiệu khác như Ngân hàng Sài gòn Thương Tín cũng trong tình trạng tương tự.
Mặc dù VITC đã rút đơn, nhưng hiện thời VNPT mới chỉ đăng ký hai nhãn hiệu chính của mình tại Mỹ. Còn các công ty con như VDC, VTI thì vẫn chưa đăng ký. Ông Thước nói không muốn đăng ký riêng những nhãn hiệu này vì sợ sẽ làm “loãng” nhãn hiệu VNPT. “Những nhãn hiệu này cần được đăng ký dưới logo VNPT chứ không phải đứng độc lập”, ông Thước nói.
Chuyện gì sẽ xảy ra nếu các công ty con của VNPT được cổ phần hóa, thoát khỏi vòng kiểm soát của tổng công ty mẹ nhưng vẫn sử dụng nhãn hiệu VNPT? VNPT đang gấp rút soạn thảo hợp đồng license về sử dụng nhãn hiệu cho 115 đơn vị trực thuộc và đăng ký tại Cục Sở hữu công nghiệp. Một bước lo xa không thừa.