Nguyễn Thủy Minh
(nguyenthuyminh)
Điều hành viên
Tôi đã rớt nước mắt khi đọc phóng sự này.
Đành rằng đất nước chúng ta còn nghèo. Nhưng không lẽ chúng ta nghèo đến cái mức không thể quan tâm một cách đầy đủ đến công tác đê điều hay sao? Không lẽ chúng ta nghèo đến mức đành phải nhắm mắt để những mạng người cuốn trôi theo dòng lũ, vợ mất chồng, con mất cha, mẹ mất con? Tại sao năm nào các cơ quan hữu quan cũng để những chuyện đau lòng như thế này xảy ra với người dân? Tại sao năm nào cũng như năm nào, số người thiệt mạng vì bão vẫn không thuyên giảm?
Tôi nhớ năm ngoái Quỹ KHLM chỗ anh Trương Hồng Minh bên Nhật đứng lên kêu gọi quyên góp ủng hộ bão lụt. Tôi chợt nghĩ, vì sao chúng ta không thành lập Quỹ ủng hộ bão lụt ngay từ khi mùa bão chưa tới, để có tiền giúp cho các địa phương làm công tác đê điều, phòng tránh bão lũ được tốt hơn? Mong các bạn hãy dành năm phút ra đọc bài báo rất bức xúc này. Chúng ta có thể làm được một cái gì đó không? Tôi được biết Tình nguyện trẻ cũng đang có ý định quyên góp ủng hộ đồng bào bão lụt. Tôi cũng biết Quỹ KHLM cũng có hoạt động này. Và tôi sẽ phát động 1 phong trào ủng hộ bão lụt ở Vn2k khi diễn đàn mở cửa lại. Chúng ta có thể cùng hợp tác với họ để làm một điều gì đó, dù là nhỏ bé, giúp cho những người đồng bào kém may mắn của chúng ta hay không, các bạn ơi?
Đêm nước mắt
Nguyễn Quang Vinh
Đêm Trung thu 20.9, tôi nhớ rõ, trên tivi cháu Xuân Mai đang hát trên một sân khấu lộng lẫy của Sài Gòn. Cũng đêm trung thu ấy, hàng triệu các cháu nhỏ ở mọi miền quê trong cả nước tưng bừng rước đèn ông sao, múa lân, phá cỗ. Và chắc chắn, ở huyện Hương Sơn, Hương Khê, Vũ Quang của tỉnh Hà Tĩnh, các cháu nhỏ cũng đang ngóng đợi đêm trung thu và cha mẹ các cháu dù nghèo mấy cũng đang cố lo lắng một tấm bánh, gói quà trung thu cho con cái mình. Những cái đèn ông sao, đầu lân tự tạo, trống ếch tự tạo, tất cả chờ đêm trung thu. Nhưng không thể ngờ, đêm trung thu 20.9.2002 ấy đã trở thành đêm nước mắt...
Những âm thanh của quỷ dữ
Suốt cả ngày 20, mưa dữ dội. Nhưng người Hà Tĩnh vẫn bình thản theo nốt công việc thường nhật của mình. Lũ trẻ con vẫn nép mình dưới hiên nhà, í ới gọi nhau làm đầu lân, làm đèn ông sao và vui nhất khi đứa nào đó có được bộ da ếch thì cả nhóm trẻ cùng xúm lại, dán da ếch lên miệng ống bơ, sau đó vào bếp hơ cho khô cong da ếch lên, dùng cái đũa cả đánh vào nghe vang lên những tiếng tưng tưng, cùng cười tít mắt. Mưa lấn vào đêm. Trong mưa, ánh trăng vẫn toả sáng khắp xóm làng. Và lũ trẻ con vẫn hy vọng mưa tạnh để đưa đầu lân ra đường múa may. Nhưng đến 9 giờ tối, trời vẫn mưa xối xả. Lũ trẻ đã hết kiên nhẫn, ngáp vặt, có đứa đã ngủ khì. 10 giờ đêm thì người lớn bắt đầu lo lắng bởi những âm thanh khác lạ vọng từ dòng sông vào. Rồi sau đó là tiếng loa gọi thông báo của các thôn. Tiếng kẻng báo động. Chỉ non nửa tiếng sau thì cả một vùng rộng lớn gồm mười mấy xã nằm ven sông Ngàn Phố, sông Ngàn Sâu bắt đầu hoảng loạn bởi âm thanh lở đất, tiếng nước réo kinh hoàng của ngọn lũ quét. Chị Thoa xóm 14, xã Sơn Kim vẫn chưa hết bàng hoàng: "Em đang ôm con gái ngủ thì nghe rùng rùng như tiếng máy bay, rồi đất dưới chân chuyển động, ngôi nhà rung lên. Ba mẹ con em vừa dắt díu nhau chạy đến chân núi thì nghe như tiếng bom xé, qua ánh trăng, cả ngôi nhà của em đổ sụp xuống và biến mất trong một con nước lớn cuồn cuộn lao qua". Chị Thỏ - quê xã Sơn Bằng - nói trong tiếng khóc: "Hai vợ chồng em vùng dậy vì nghe tiếng báo động, tiếng của cán bộ xã ra lệnh sơ tán, cả tiếng nước réo. Anh Bình chồng em hét em đưa mấy đứa con chạy lên quốc lộ 8, còn anh ấy thì cố túm lấy túm gạo và mấy cái áo. Anh ơi, chồng em chỉ chạy sau em có mấy bước chân chớ mấy, rứa mà khi em nghe một tiếng thét của anh ấy, quay đầu lại nhìn, cơn lũ đã cuốn anh ấy bắn đi mấy trăm mét. Cả làng cùng mấy mẹ con em đi tìm anh ấy. Ba ngày mới tìm thấy xác anh nờ, chết vùi trong lớp bùn sâu cả mét dưới chân cầu Nầm ni anh nờ...". Còn bà con ở thị trấn Phố Châu dù đã qua mấy ngày vẫn chưa hết bàng hoàng khi nhớ lại đêm trung thu ấy, tiếng nước réo, tiếng la hét của người bị lũ cuốn, tiếng gào, tiếng khóc của con trẻ, tiếng rú đứt giọng của trâu, bò, hươu, và cả những tiếng kêu cứu của rất nhiều người nháo nhào trong thác lũ. Trong tiếng gào thét điên cuồng của cơn lũ quét, làng mạc, đường sá phút chốc đổ nát thành vực sâu; và dấu ấn đau thương của cơn lũ quét đêm ấy cũng khoét sâu vào tâm trí họ, những người Hương Sơn, có lẽ dai dẳng cho đến hết đời...
Tiếng khóc con trẻ
Tôi oà khóc theo cháu, bởi vì nghe tiếng cháu gọi mẹ mà xót lòng. Mấy ngày nay, bà con xóm 12, xã Sơn Kim, cùng mấy anh em của cháu Hồ Quốc Anh đều lầm lụi ở cây số 70 quốc lộ 8. Buổi chiều ngày 20, cháu Anh cùng mẹ là chị Hương lên đoạn đường này làm công cho các chú giao thông. Sẩm chiều, chị Hương cho con trai về trước vì mưa quá lớn và nước sông đã bắt đầu lên cao, chảy cuồn cuộn. Cháu Anh kể: "Lúc nớ bắt đầu sẩm tối rồi chú ạ, có trăng rồi chú ạ. Cháu vừa quay đi được mấy chục bước thì một nửa quả núi bất thần ập xuống ngay chỗ mẹ cháu và năm người nữa đang đứng. Cháu không còn nhìn thấy chi nữa. Quốc lộ 8 chỗ mẹ cháu đứng trở thành một hòn núi bùn...Mẹ cháu chết trong hòn núi bùn nớ chú nờ...". Thằng con út hai tuổi của chị Hương khi biết mẹ nó chết ngoài đường, không về được đêm trung thu, nó mếu máo vùng vằng: "Mẹ phải về đưa cu đi coi múa sư tử... Mẹ hứa với cu như rứa rồi...". Tội nghiệp bốn anh em các cháu, cha mới mất tròn 2 năm, lúc đó cu út vừa sinh. Nay mẹ lại chết lũ. Bốn anh em cháu bơ vơ giữa rốn lũ, trong đêm trung thu, ôm chặt lấy nhau khóc, tiếng khóc các cháu không át được tiếng lũ réo. Ngày 23 tôi lên, người làng vẫn chưa đào được xác mẹ các cháu. Đến gần cuối ngày, người ta mới lôi trong bùn ra một tấm khăn buộc tóc của mẹ các cháu mà thôi.
Đêm trung thu ấy, tại xóm Nước Sốt, bà Việt 92 tuổi đang ru đứa cháu nội ngủ trên võng. Trời mưa, nước dâng. Con cái bà đang tất tả sơ tán các cháu lên núi rồi quay lại đưa bà đi. Nhưng khi họ quay lại, lũ đã ập đến, cuốn mất bà Việt và đứa cháu nhỏ trên võng. Hai ngày sau, người làng tìm thấy bà Việt chết đứng trong bùn, còn đứa cháu thì không biết đã trôi dạt đến nơi đâu. Chiều 22.9, người ta nhìn thấy một cháu nhỏ bị vùi dưới gốc tre, thân xác tơi tả, không còn nhận dạng được nữa.
Quốc lộ 8 mấy ngày qua không chỉ là nơi nương náu ăn ở cho hàng trăm gia đình, cho cả trâu bò, lợn gà mà còn là nơi để khâm liệm, phúng viếng cho hàng chục người chết trong đêm lũ trung thu mới tìm thấy xác. Tôi không cầm nổi lòng mình khi đi dọc quốc lộ, dội vang vang tiếng khóc đến khản giọng của bao đứa trẻ mất cha, mất mẹ. Những vành khăn tang trắng đau thương trên mái đầu tóc xanh của hàng chục đứa trẻ đang đứng ngơ ngác bên đường. Lại có cháu bé chỉ bốn năm tháng tuổi, phải đeo nặng trĩu vành tang mẹ nó, và nó lại nhoẻn miệng cười với tôi. Và chính tôi lại khóc.
Bốn mẹ con chị Thỏ ôm cứng lấy nhau trên cầu Nậm, cạnh xác chồng. Bao quanh họ là biển nước đang cuồn cuộn chảy. Nhà trôi, chồng chết, còn lại đây tiếng khóc đau đớn đến vô cùng vô tận của những đứa con chị Thỏ. Tôi đưa máy ảnh lên, lại đưa tay vuốt mặt mình, bàn tay đẫm ướt...
Đêm của những huyền thoại
Bà con khu phố 9, thị trấn Phố Châu, gọi ông Lê Hữu Dục là anh hùng của đêm Trung thu 20.9. Tôi đến tận nhà để gặp ông. Nhà ông đã đổ nát trong lũ. Người hùng đêm trung thu hiền khô, kể cho tôi nghe chuyện của đêm lũ về: "Đến một giờ sáng thì nhà tui bị nước lũ ào đến làm cho đổ sập. Tui chèo cái thuyền gỗ đưa vợ con lên đường quốc lộ. Trăng sáng mờ mờ, tui nhìn thấy hàng chục ngôi nhà trong xóm đều bị lũ bao bọc, lại thấy những bóng người đứng ngồi lố nhố trên mái, tiếng kêu khóc, tiếng la hét, tiếng con nước đang xé từng mảng nhà rùng rợn vô kể chú ạ. Tui vội vàng đưa mấy mẹ con lên đường rồi quay thuyền về xóm. May là đêm trung thu, ánh trăng giúp tui nhìn thấy nhiều người đang gặp nạn. Nước chảy ghê gớm lắm. Một mình tui lao qua lao về trong đêm không biết là bao nhiêu chuyến, cứu được không biết là bao nhiêu người nữa, suốt từ nửa đêm đến sáng. Ôi chao bây chừ tui cũng không biết vì răng tui lại khoẻ rứa. E vì thương bà con mà quên mệt, quên nguy hiểm, quên tuổi già".
Lại một huyền thoại nữa ở làng chài thượng nguồn sông Ngàn Phố. Đêm đó lũ lên cuồn cuộn. Có bốn người dân bị mắc kẹt trên một hòn cù lao giữa lòng sông. Nước lên rất nhanh. Cái chết đang đến với họ từng phút. "Rứa mà anh Giáp, anh Công người vạn chài dám chèo thuyền băng trên lũ ra cứu bốn người đó - Anh Việt cán bộ Uỷ ban xã Sơn Kim kể - Bọn tui nói, không cứu được mô, các anh sẽ bị lũ cuốn thôi. Nhưng hai anh ấy vẫn liều lĩnh chèo thuyền ra. Khủng khiếp lắm. Trong ánh trăng mờ, tụi tui nhìn thấy thuyền của hai anh cứ xoay lùng nhùng trong thác nước. Tưởng chết hết. Rứa mà cuối cùng họ cũng cứu được. Anh hùng quá. Như huyền thoại hi?".
Có lẽ những câu chuyện huyền thoại đó, rồi đây, khi đã bình tĩnh, người Hương Sơn, nơi vùng rốn lũ này sẽ còn tiếp tục kể nữa. Cũng như đời con đời cháu sau này sẽ kể về cơn lũ quét kinh hoàng vừa xảy ra trong đêm trung thu vừa qua, kể về sự chịu đựng chống chọi ngoan cường, cưu mang đùm bọc của nhân dân, và cả một đêm trung thu hàng mấy trăm năm chưa lặp lại ấy cũng sẽ thành huyền thoại.
Còn tôi, tôi lại nhìn cái đêm Trung thu 20.9 ở Hương Sơn với cái nhìn cụ thể hơn -đêm nước mắt.
0 giờ 23.9, Hà Tĩnh
(Theo www.laodong.com.vn)
Đành rằng đất nước chúng ta còn nghèo. Nhưng không lẽ chúng ta nghèo đến cái mức không thể quan tâm một cách đầy đủ đến công tác đê điều hay sao? Không lẽ chúng ta nghèo đến mức đành phải nhắm mắt để những mạng người cuốn trôi theo dòng lũ, vợ mất chồng, con mất cha, mẹ mất con? Tại sao năm nào các cơ quan hữu quan cũng để những chuyện đau lòng như thế này xảy ra với người dân? Tại sao năm nào cũng như năm nào, số người thiệt mạng vì bão vẫn không thuyên giảm?
Tôi nhớ năm ngoái Quỹ KHLM chỗ anh Trương Hồng Minh bên Nhật đứng lên kêu gọi quyên góp ủng hộ bão lụt. Tôi chợt nghĩ, vì sao chúng ta không thành lập Quỹ ủng hộ bão lụt ngay từ khi mùa bão chưa tới, để có tiền giúp cho các địa phương làm công tác đê điều, phòng tránh bão lũ được tốt hơn? Mong các bạn hãy dành năm phút ra đọc bài báo rất bức xúc này. Chúng ta có thể làm được một cái gì đó không? Tôi được biết Tình nguyện trẻ cũng đang có ý định quyên góp ủng hộ đồng bào bão lụt. Tôi cũng biết Quỹ KHLM cũng có hoạt động này. Và tôi sẽ phát động 1 phong trào ủng hộ bão lụt ở Vn2k khi diễn đàn mở cửa lại. Chúng ta có thể cùng hợp tác với họ để làm một điều gì đó, dù là nhỏ bé, giúp cho những người đồng bào kém may mắn của chúng ta hay không, các bạn ơi?
Đêm nước mắt
Nguyễn Quang Vinh
Đêm Trung thu 20.9, tôi nhớ rõ, trên tivi cháu Xuân Mai đang hát trên một sân khấu lộng lẫy của Sài Gòn. Cũng đêm trung thu ấy, hàng triệu các cháu nhỏ ở mọi miền quê trong cả nước tưng bừng rước đèn ông sao, múa lân, phá cỗ. Và chắc chắn, ở huyện Hương Sơn, Hương Khê, Vũ Quang của tỉnh Hà Tĩnh, các cháu nhỏ cũng đang ngóng đợi đêm trung thu và cha mẹ các cháu dù nghèo mấy cũng đang cố lo lắng một tấm bánh, gói quà trung thu cho con cái mình. Những cái đèn ông sao, đầu lân tự tạo, trống ếch tự tạo, tất cả chờ đêm trung thu. Nhưng không thể ngờ, đêm trung thu 20.9.2002 ấy đã trở thành đêm nước mắt...
Những âm thanh của quỷ dữ
Suốt cả ngày 20, mưa dữ dội. Nhưng người Hà Tĩnh vẫn bình thản theo nốt công việc thường nhật của mình. Lũ trẻ con vẫn nép mình dưới hiên nhà, í ới gọi nhau làm đầu lân, làm đèn ông sao và vui nhất khi đứa nào đó có được bộ da ếch thì cả nhóm trẻ cùng xúm lại, dán da ếch lên miệng ống bơ, sau đó vào bếp hơ cho khô cong da ếch lên, dùng cái đũa cả đánh vào nghe vang lên những tiếng tưng tưng, cùng cười tít mắt. Mưa lấn vào đêm. Trong mưa, ánh trăng vẫn toả sáng khắp xóm làng. Và lũ trẻ con vẫn hy vọng mưa tạnh để đưa đầu lân ra đường múa may. Nhưng đến 9 giờ tối, trời vẫn mưa xối xả. Lũ trẻ đã hết kiên nhẫn, ngáp vặt, có đứa đã ngủ khì. 10 giờ đêm thì người lớn bắt đầu lo lắng bởi những âm thanh khác lạ vọng từ dòng sông vào. Rồi sau đó là tiếng loa gọi thông báo của các thôn. Tiếng kẻng báo động. Chỉ non nửa tiếng sau thì cả một vùng rộng lớn gồm mười mấy xã nằm ven sông Ngàn Phố, sông Ngàn Sâu bắt đầu hoảng loạn bởi âm thanh lở đất, tiếng nước réo kinh hoàng của ngọn lũ quét. Chị Thoa xóm 14, xã Sơn Kim vẫn chưa hết bàng hoàng: "Em đang ôm con gái ngủ thì nghe rùng rùng như tiếng máy bay, rồi đất dưới chân chuyển động, ngôi nhà rung lên. Ba mẹ con em vừa dắt díu nhau chạy đến chân núi thì nghe như tiếng bom xé, qua ánh trăng, cả ngôi nhà của em đổ sụp xuống và biến mất trong một con nước lớn cuồn cuộn lao qua". Chị Thỏ - quê xã Sơn Bằng - nói trong tiếng khóc: "Hai vợ chồng em vùng dậy vì nghe tiếng báo động, tiếng của cán bộ xã ra lệnh sơ tán, cả tiếng nước réo. Anh Bình chồng em hét em đưa mấy đứa con chạy lên quốc lộ 8, còn anh ấy thì cố túm lấy túm gạo và mấy cái áo. Anh ơi, chồng em chỉ chạy sau em có mấy bước chân chớ mấy, rứa mà khi em nghe một tiếng thét của anh ấy, quay đầu lại nhìn, cơn lũ đã cuốn anh ấy bắn đi mấy trăm mét. Cả làng cùng mấy mẹ con em đi tìm anh ấy. Ba ngày mới tìm thấy xác anh nờ, chết vùi trong lớp bùn sâu cả mét dưới chân cầu Nầm ni anh nờ...". Còn bà con ở thị trấn Phố Châu dù đã qua mấy ngày vẫn chưa hết bàng hoàng khi nhớ lại đêm trung thu ấy, tiếng nước réo, tiếng la hét của người bị lũ cuốn, tiếng gào, tiếng khóc của con trẻ, tiếng rú đứt giọng của trâu, bò, hươu, và cả những tiếng kêu cứu của rất nhiều người nháo nhào trong thác lũ. Trong tiếng gào thét điên cuồng của cơn lũ quét, làng mạc, đường sá phút chốc đổ nát thành vực sâu; và dấu ấn đau thương của cơn lũ quét đêm ấy cũng khoét sâu vào tâm trí họ, những người Hương Sơn, có lẽ dai dẳng cho đến hết đời...
Tiếng khóc con trẻ
Tôi oà khóc theo cháu, bởi vì nghe tiếng cháu gọi mẹ mà xót lòng. Mấy ngày nay, bà con xóm 12, xã Sơn Kim, cùng mấy anh em của cháu Hồ Quốc Anh đều lầm lụi ở cây số 70 quốc lộ 8. Buổi chiều ngày 20, cháu Anh cùng mẹ là chị Hương lên đoạn đường này làm công cho các chú giao thông. Sẩm chiều, chị Hương cho con trai về trước vì mưa quá lớn và nước sông đã bắt đầu lên cao, chảy cuồn cuộn. Cháu Anh kể: "Lúc nớ bắt đầu sẩm tối rồi chú ạ, có trăng rồi chú ạ. Cháu vừa quay đi được mấy chục bước thì một nửa quả núi bất thần ập xuống ngay chỗ mẹ cháu và năm người nữa đang đứng. Cháu không còn nhìn thấy chi nữa. Quốc lộ 8 chỗ mẹ cháu đứng trở thành một hòn núi bùn...Mẹ cháu chết trong hòn núi bùn nớ chú nờ...". Thằng con út hai tuổi của chị Hương khi biết mẹ nó chết ngoài đường, không về được đêm trung thu, nó mếu máo vùng vằng: "Mẹ phải về đưa cu đi coi múa sư tử... Mẹ hứa với cu như rứa rồi...". Tội nghiệp bốn anh em các cháu, cha mới mất tròn 2 năm, lúc đó cu út vừa sinh. Nay mẹ lại chết lũ. Bốn anh em cháu bơ vơ giữa rốn lũ, trong đêm trung thu, ôm chặt lấy nhau khóc, tiếng khóc các cháu không át được tiếng lũ réo. Ngày 23 tôi lên, người làng vẫn chưa đào được xác mẹ các cháu. Đến gần cuối ngày, người ta mới lôi trong bùn ra một tấm khăn buộc tóc của mẹ các cháu mà thôi.
Đêm trung thu ấy, tại xóm Nước Sốt, bà Việt 92 tuổi đang ru đứa cháu nội ngủ trên võng. Trời mưa, nước dâng. Con cái bà đang tất tả sơ tán các cháu lên núi rồi quay lại đưa bà đi. Nhưng khi họ quay lại, lũ đã ập đến, cuốn mất bà Việt và đứa cháu nhỏ trên võng. Hai ngày sau, người làng tìm thấy bà Việt chết đứng trong bùn, còn đứa cháu thì không biết đã trôi dạt đến nơi đâu. Chiều 22.9, người ta nhìn thấy một cháu nhỏ bị vùi dưới gốc tre, thân xác tơi tả, không còn nhận dạng được nữa.
Quốc lộ 8 mấy ngày qua không chỉ là nơi nương náu ăn ở cho hàng trăm gia đình, cho cả trâu bò, lợn gà mà còn là nơi để khâm liệm, phúng viếng cho hàng chục người chết trong đêm lũ trung thu mới tìm thấy xác. Tôi không cầm nổi lòng mình khi đi dọc quốc lộ, dội vang vang tiếng khóc đến khản giọng của bao đứa trẻ mất cha, mất mẹ. Những vành khăn tang trắng đau thương trên mái đầu tóc xanh của hàng chục đứa trẻ đang đứng ngơ ngác bên đường. Lại có cháu bé chỉ bốn năm tháng tuổi, phải đeo nặng trĩu vành tang mẹ nó, và nó lại nhoẻn miệng cười với tôi. Và chính tôi lại khóc.
Bốn mẹ con chị Thỏ ôm cứng lấy nhau trên cầu Nậm, cạnh xác chồng. Bao quanh họ là biển nước đang cuồn cuộn chảy. Nhà trôi, chồng chết, còn lại đây tiếng khóc đau đớn đến vô cùng vô tận của những đứa con chị Thỏ. Tôi đưa máy ảnh lên, lại đưa tay vuốt mặt mình, bàn tay đẫm ướt...
Đêm của những huyền thoại
Bà con khu phố 9, thị trấn Phố Châu, gọi ông Lê Hữu Dục là anh hùng của đêm Trung thu 20.9. Tôi đến tận nhà để gặp ông. Nhà ông đã đổ nát trong lũ. Người hùng đêm trung thu hiền khô, kể cho tôi nghe chuyện của đêm lũ về: "Đến một giờ sáng thì nhà tui bị nước lũ ào đến làm cho đổ sập. Tui chèo cái thuyền gỗ đưa vợ con lên đường quốc lộ. Trăng sáng mờ mờ, tui nhìn thấy hàng chục ngôi nhà trong xóm đều bị lũ bao bọc, lại thấy những bóng người đứng ngồi lố nhố trên mái, tiếng kêu khóc, tiếng la hét, tiếng con nước đang xé từng mảng nhà rùng rợn vô kể chú ạ. Tui vội vàng đưa mấy mẹ con lên đường rồi quay thuyền về xóm. May là đêm trung thu, ánh trăng giúp tui nhìn thấy nhiều người đang gặp nạn. Nước chảy ghê gớm lắm. Một mình tui lao qua lao về trong đêm không biết là bao nhiêu chuyến, cứu được không biết là bao nhiêu người nữa, suốt từ nửa đêm đến sáng. Ôi chao bây chừ tui cũng không biết vì răng tui lại khoẻ rứa. E vì thương bà con mà quên mệt, quên nguy hiểm, quên tuổi già".
Lại một huyền thoại nữa ở làng chài thượng nguồn sông Ngàn Phố. Đêm đó lũ lên cuồn cuộn. Có bốn người dân bị mắc kẹt trên một hòn cù lao giữa lòng sông. Nước lên rất nhanh. Cái chết đang đến với họ từng phút. "Rứa mà anh Giáp, anh Công người vạn chài dám chèo thuyền băng trên lũ ra cứu bốn người đó - Anh Việt cán bộ Uỷ ban xã Sơn Kim kể - Bọn tui nói, không cứu được mô, các anh sẽ bị lũ cuốn thôi. Nhưng hai anh ấy vẫn liều lĩnh chèo thuyền ra. Khủng khiếp lắm. Trong ánh trăng mờ, tụi tui nhìn thấy thuyền của hai anh cứ xoay lùng nhùng trong thác nước. Tưởng chết hết. Rứa mà cuối cùng họ cũng cứu được. Anh hùng quá. Như huyền thoại hi?".
Có lẽ những câu chuyện huyền thoại đó, rồi đây, khi đã bình tĩnh, người Hương Sơn, nơi vùng rốn lũ này sẽ còn tiếp tục kể nữa. Cũng như đời con đời cháu sau này sẽ kể về cơn lũ quét kinh hoàng vừa xảy ra trong đêm trung thu vừa qua, kể về sự chịu đựng chống chọi ngoan cường, cưu mang đùm bọc của nhân dân, và cả một đêm trung thu hàng mấy trăm năm chưa lặp lại ấy cũng sẽ thành huyền thoại.
Còn tôi, tôi lại nhìn cái đêm Trung thu 20.9 ở Hương Sơn với cái nhìn cụ thể hơn -đêm nước mắt.
0 giờ 23.9, Hà Tĩnh
(Theo www.laodong.com.vn)
Chỉnh sửa lần cuối: