Đâu là con đường để Việt Nam phát triển?

Phạm Quốc Thành
(Thành_HAO)

New Member
Mình xem tivi thấy nhiều người nói "rút ngắn khoảng cách phát triển ", nhiều người đọc diễn văn đến đoạn "dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh" thì ngẩng đầu lên không cần nhìn vào tờ giấy. Vậy muốn phát triển nhanh chóng và hợp lí, VN cần thực hiện những chính sách gì trong các lĩnh vực sau:
1. Giáo dục
2. Kinh tế
3. Chính trị
4. Đối ngoại
Rất mong được trao đổi ý kiến với các bạn
 
Những vấn đề thế này thì bàn đến bao giờ. Nói nhiều lý thuyết quá cũng ko hay đâu. Các đồng chí chóp bu vẫn đang ko ngừng sửa đổi chính sách, dân đen cố gắng thực hiện cho tốt thôi:D:D:D Còn có chí thì cố gắng vào đảng đấu đá rồi sửa đổi chính sách.
 
Giáo Dục - cởi mở, phóng khoáng (open-mindedness) với tất cả các ý tưởng từ capitalism, communism, kể cả cá tư tưởng được cho là undesirable fascism, racism vân vân...

Kinh tế - globalization (toàn cầu hóa), free-market enterprise (kinh tế thị trường) theo đúng nghĩa của nó...

Chính trị: tự do hóa, và dân chủ hóa and tiến bộ hóa (progressivism - luôn luôn thay đổi để thích nghi).

Đối ngoại: tích cực trong kinh tế thế giới, nhưng nên trung lập trong các tranh chấp chính trị thế giới (economical activity but political neutrality)

Đó là những ý kiến thiểu cận của mình về những gì VN nên tiến tới...trong 1 lúc kô thể nói hết nên mình chỉ sơ lược lại, nếu muốn đi xâu vào vấn đề nào, mình sẽ rất vui lòng.
 
--Theo mình, con đường để Việt Nam phát triển là:

1. Đặt lợi ích của người dân lên hàng đầu, cái này là tối quan trọng, tiếp theo mới nói đến tự do dân chủ, có thực mới vực được đạo:D

2. Kinh tế:

-a. Hội nhập với mục tiêu bản thân Việt Nam phải được lợi nhiều nhất trong phạm vi có thể, nên học tập Trung Quốc "mặc cả" 15 năm để tìm kiếm thuận lợi trước khi kí tên vào WTO

-b. Duy trì sự cạnh tranh trong các doanh nghiệp, tránh tình trạng doanh nghiệp liên kết tạo ra độc quyền ảnh hưởng đến người dân.

3. Tư tưởng: nên cởi mở, lắng nghe, tiếp thu nhưng tránh những tư tưởng có thể gây hại cho người dân như facism và racism. Xin lỗi bạn Phước vì mình đồng ý với nửa câu đầu nhưng không đồng ý với nửa câu sau. Đọc lại lịch sử và thấy rằng racism gây tổn hại cho người da đen và vi phạm mục tiêu "bình đẳng, tự do, dân chủ" mà bạn Phước đang theo đuổi, còn facism thì quá rõ ràng, vi phạm trắng trợn các quyền tự do ở chỗ bài trừ người nhập cư, ủng hộ những người bản xứ mặc dù có thể họ chỉ là bọn "ăn không ngồi rồi" ( mình không vơ đũa cả nắm mà chỉ nói 1 phần nhỏ ). Như thế thì có tự do dân chủ và bình đẳng không nhỉ:-/

4. Chính trị:

-a. Tự do hóa các tư tưởng nhưng phải dựa trên nguyên tắc "lấy dân làm gốc". Những kẻ nào lợi dụng tự do hóa tư tưởng để mưu lợi cá nhân thì nên dẹp bỏ.:smoking:

-b. Tiến hành thanh lọc bộ máy nhà nước định kì bằng các kì thi công chức để tránh tình trạng các quan chức bị mua chuộc.

-c. ( nói tiếp ý b. của phần kinh tế ) duy trì sự cạnh tranh trong doanh nghiệp, và nên tránh tình trạng các doanh nghiệp lớn dùng tiền để thao túng chính phủ ( chúng ta vẫn hay gọi các doanh nghiệp này là tư bản ). Nếu doanh nghiệp thao túng chính phủ thì lá phiếu của cử tri chẳng có giá trị gì nữa, chỉ mang tính hình thức trong các cuộc bầu cử. Dân chủ vì thế mà biến mất.

-d. Khẳng định rằng tự do phải đi đôi với chấp hành pháp luật. Dĩ nhiên pháp luật phải do đại diện của dân là quốc hội soạn thảo để phù hợp với người dân.

5. Đối ngoại:

-a. Tích cực trong quan hệ quốc tế để bảo vệ lợi ích về độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam và tận dụng triệt để các cơ hội để có lợi ích trước mắt và lâu dài.

-b. Không can thiệp vào các tranh chấp quyền lực trên thế giới cũng như nội bộ nước khác nhưng có quyền phát biểu chính kiến về các vấn đề quốc tế.

----
Trong khoảng thời gian kể từ khi Nguyễn Văn Linh cải cách tới nay, chính phủ luôn hướng về người dân. Điều này được cả người Vn lẫn người nước ngoài công nhận và đã thể hiện qua các thành công đạt được. Nhưng tốc độ còn quá chậm và đòi hỏi phải nhanh hơn nữa
Mong mọi người đóng góp ý kiến
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Nguyen Hoang Duy đã viết:
Câu hỏi quá khó T_T
Gửi Nguyễn Hoàng Duy : "Tôi có quen vài người bạn học lập trình. Nghe chúng nó nói chuyện thì ko hiểu nhiều chỉ hiểu hơi nhiều và thấy rằng bây giờ việc học lập trình còn có một mục đích là để đọc được những gì người khác viết - Tôi nghĩ thế này bạn xem có còn khó nữa ko nhá :'Chúng ta (thế hệ trẻ) hãy học từ những nước phát triển và biết để đọc để lọc ra những gì hợp cho đất nước mình ... vậy thì tất cả đều nhờ công học tập của các cháu - đúng là bác hồ nói thế ko nhỉ!? - Lấy ví dụ như Singapore chẳng hạn chúng ta có thể học tập ở họ nhiều lắm - Bạn đã bao giờ tìm hiểu đôi nét về đất nước đó chưa!?' "
 
Mình post một số nhận xét về kinh tế mà mình đọc được trên các báo để mọi người tham khảo.
1. Đặc điểm của kinh tế tri thức(KTTT) và hướng áp dụng ở VN
KTTT là mục tiêu hướng tới của nhiều nước hiện nay, cả các nước phát triển và đang phát triển. Như chúng ta đã biết, tri thức là một loại hàng hóa đặc biệt. Nó không bị mất đi khi tiêu dùng mà thậm chí còn tăng thêm.
VD: Khi ta ăn một cái bánh, cái bánh đó mất đi. Còn khi ta sử dụng một sáng kiến,sáng kiến đó không mất đi. Nó còn có thể càng hoàn thiện hơn.
Điều này giúp chúng ta tránh được quy luật cạn kiệt tài nguyên:dầu mỏ, nguyên vật liệu của nền kinh tế hàng hóa.
Ngoài ra, phát triển kinh tế trí thức còn giúp chúng ta nâng cao trình độ nguồn nhân lực, phát triển nhanh chóng vượt giới hạn về tốc độ của nền KT hàng hóa(thường <10%).Nếu tính theo tốc độ phát triển KT hiện nay của VN thì 30 năm sau mới bằng Thái Lan , 40 năm mới bằng Đài Loan, Hàn Quốc hiện nay. Còn so sánh với phương Tây thì còn bi đát hơn.
Tuy nhiên, để phát triển được KTTT thì không hề đơn giản. Đặc thù của nền KTTT là cần chất xám. Hiện nay trình độ dân trí của VN còn thấp. Phải đẩy mạnh cải cách giáo dục thì mới mong thực hiện được mục tiêu này.
 
thế nhưng cải cách giáo dục ở VN em thấy mới chỉ là những cải cách về SGK chứ chưa có gì về phương pháp dạy cả :|
 
Phạm quốc Thành đã viết:
Mình xem tivi thấy nhiều người nói "rút ngắn khoảng cách phát triển ", nhiều người đọc diễn văn đến đoạn "dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh" thì ngẩng đầu lên không cần nhìn vào tờ giấy. Vậy muốn phát triển nhanh chóng và hợp lí, VN cần thực hiện những chính sách gì trong các lĩnh vực sau:
1. Giáo dục
2. Kinh tế
3. Chính trị
4. Đối ngoại
Rất mong được trao đổi ý kiến với các bạn

Mình nghĩ con đường phát triển đúng đắn nhất cho giào dục Việt Nam là chúng ta nên dạy cho sinh viên những cái gì thật sự cần cho sự phát triển hiện tại. Đã có người nói về đổi mới giáo dục như thế này ko biết mọi người đã từng nghe qua chưa. Giáo dục Việt Nam còn nặng nề về cơ chế quản lý, nếu đổi mới thì hàng loạt các cụ trong thế hệ trước sẽ giải quyết ra sao? chẳng nhẽ cho về hưu sớm hết?
Về kinh tế có lẽ chúng ta quá tự hào về cái thành tích Việt Nam là nước đang phát trỉên có tốc độ tăng bình quân GPD nhanh nhất châu Á mà quên mất một điều công nghiệp chúng ta hình như chẳng có gì đặc biệt sau bao nhiêu năm đổi mới với tốc độ hội nhập nhanh chóng. Chúng ta nên tập trung vào việc phát triển cách ngành công nghiệp chế biến nguyên liệu . Có một điều đáng tiếc người ta quên mất hoặc cố tình quên mất. Việt Nam xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường Mỹ nhưng thực chất thì chúng ta đang làm thuê cho China thì đúng hơn. Kinh tế Việt Nam chỉ có thể tự đứng vững nếu chúng ta không còn phải nhập khẩu những loại nguyên liệu mà đáng ra chúng ta ko phải nhập khẩu.
Chúng ta có những cái bất cập mà không thể hiểu và giải quyết nổi. Ai chẳng thấy là các mỏ khai thác dầu thô của chúng ta đều nằm ở vùng ven biển phía Nam của tổ quốc. Có lẽ sẽ tốt hơn nhiều nếu xây một nhà máy lọc dầu tại đó, chúng ta đã mất quá nhiều thời gian làm giàu cho Singapore rồi. Bao giờ cho đến bao giờ …
 
2. Giáo dục Việt Nam (GDVN): định chạy bằng một chân
Theo mình nghĩ GDVN hiện nay tồn tại rất nhiều vấn đề cần giải quyết
-Trình độ của giáo viên không đồng đều. Phần lớn không đạt yêu cầu.
Điều này một phần là do hậu quả của quan điểm sai lầm thời bao cấp: GD không tạo ra hàng hóa cụ thể nên không được đầu tư, tập trung nhân tài.
-Giáo dục không được phát triển độc lập. Hận quả bệnh thành tích do một nguyên nhân quan trọng là chịu sự chỉ đạo của các quan chức địa phương. "Con gà tức nhau tiếng gáy".
-Nội dung giảng dạy của giáo dục chưa hợp lí.Giáo dục còn mang tính kinh viện. Biên soạn SGK không chú ý đến khả năng tiếp thu của học sinh. Hầu hết các học sinh muốn học giỏi ở VN phải đầu tư một ngày ít nhất 5 tiếng. Điều này không phải học sinh nào cũng làm được. Nhiều học sinh cấp 3 ở các tỉnh không biết cộng trừ nhân chia. Khi đổi mới SGK không trưng cầu ý kiến rộng rãi trong xã hội.
-GDVN không có sự tương tác. Những trường đào tạo tốt thì ít.Tất cả các trường đều đông đủ học sinh dù chất lượng đào tạo đảm bảo hay không. Sự lựa chọn trường học của học sinh không được linh hoạt
-Giáo dục chú trọng theo mũi nhọn: mỗi tỉnh đầu tư vào một vài trường. Hầu hết chỉ khoảng 10% số học sinh đảm bảo chất lượng.Một số môn không được chú trọng:thể dục, địa lí, lịch sử.
-Rất nguy hiểm ở chỗ học giả bằng thật. Bằng cấp không được thế giới công nhận. Người giỏi không bằng kẻ lắm tiền, có quyền.
-Khoảng cách giữa lí thuyết và thực tế vênh nhiều. Các thầy cô giáo vẫn phải lo vấn đề kinh tế của mình nên không thể quan tâm được sp mình đào tạo có đáp ứng yêu cầu xã hội hay không
 
Back
Bên trên