Trịnh Đức Minh
(minhdaubua)
Điều hành viên
Nhân tiện gần đây mình đọc báo thấy nói nhiều về chuyện "đánh giá giảng viên", cũng muốn đưa vấn đề này ra thảo luận luôn.
Theo mọi người, "đánh giá giảng viên" có thật sự khả thi? Có thể tin sinh viên sẽ đưa ra đánh giá đúng và hợp lý chứ không phải theo cảm tính? Mở rộng ra, nếu bây giờ học sinh THPT được đánh giá giáo viên, liệu có ổn không? Ở ngay trường mình mình cũng thấy giáo viên nào cho điểm dễ (thậm chí, dễ xin điểm) cũng đều được học sinh "quý", giáo viên nào nghiêm thì bị ghét. Nếu cho học sinh đánh giá có bất công cho giáo viên/ giảng viên
Về phía giảng viên, rõ ràng là họ chưa "sẵn sàng" để bị giảng viên đánh giá. Cũng công nhận như trên là học sinh có thể chưa đủ khả năng để đánh giá công tâm, nhưng thái độ về phía giảng viên như vậy có thể chấp nhận được? Vin vào việc mình có trình độ nhưng chỉ có học sinh khá giỏi mới hiểu được có phải là đang phủ nhận yếu kém về năng lực sư phạm? Giảng viên có nên chấp nhận rằng mình đang cung cấp một dịch vụ mà sinh viên, là những ng` bỏ tiền ra đi học đại học, cần được phép đánh giá chất lượng?
Nếu tiện mọi người đọc luôn cả mấy ý kiến bình luận của người đọc ở cuối bài viết, cũng thú vị lắm:
http://vietnamnet.vn/giaoduc/201001/Danh-gia-giang-vien-Khong-phai-dip-mang-thay-radau-to-887661/
Theo mọi người, "đánh giá giảng viên" có thật sự khả thi? Có thể tin sinh viên sẽ đưa ra đánh giá đúng và hợp lý chứ không phải theo cảm tính? Mở rộng ra, nếu bây giờ học sinh THPT được đánh giá giáo viên, liệu có ổn không? Ở ngay trường mình mình cũng thấy giáo viên nào cho điểm dễ (thậm chí, dễ xin điểm) cũng đều được học sinh "quý", giáo viên nào nghiêm thì bị ghét. Nếu cho học sinh đánh giá có bất công cho giáo viên/ giảng viên
Về phía giảng viên, rõ ràng là họ chưa "sẵn sàng" để bị giảng viên đánh giá. Cũng công nhận như trên là học sinh có thể chưa đủ khả năng để đánh giá công tâm, nhưng thái độ về phía giảng viên như vậy có thể chấp nhận được? Vin vào việc mình có trình độ nhưng chỉ có học sinh khá giỏi mới hiểu được có phải là đang phủ nhận yếu kém về năng lực sư phạm? Giảng viên có nên chấp nhận rằng mình đang cung cấp một dịch vụ mà sinh viên, là những ng` bỏ tiền ra đi học đại học, cần được phép đánh giá chất lượng?
Vietnamet đã viết:'Đấu tố' thầy giáo?
Cập nhật lúc 12:05, Thứ Hai, 04/01/2010 (GMT+7)
,
- Việc tổ chức "sinh viên đánh giá giảng viên" có phải là dịp để đưa thầy ra "đấu tố", kiểm điểm thầy giáo? VietNamNet tìm gặp Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý cơ sở giáo dục (Bộ GD0ĐT) Phạm Mạnh Hùng.
Chỉ nên "lấy ý kiến phản hồi từ người học"
Cục trưởng Phạm Mạnh Hùng: "Nói nhiều SV và GV không ủng hộ chủ chương này là không đúng"
Ảnh: K.O
Chủ trương "SV đánh giá GV" đã được thực hiện thí điểm ở một số trường ĐH như ĐH Sư phạm Thái Nguyên, ĐH Sư phạm Đồng Tháp, ĐH Sư phạm Huế và ĐH Sư phạm TP.HCM... Ông có thể khái quát kết quả bước đầu thực hiện?
Trước khi có hướng dẫn các trường ĐH về việc "lấy ý kiến phản hồi từ người học" của Bộ GD-ĐT thì một số trường đã tổ chức lấy ý kiến phản hồi từ người học rồi nhưng chưa mang tính chất phổ biến.
Qua khảo sát của Bộ thì có trên 70% ý kiến của GV và 89,17% ý kiến của SV ủng hộ chủ trương này. Đây là kết quả khảo sát từ phiếu thăm dò chứ không phải nhận định cảm tính. Cho nên nếu có ý kiến cho rằng nhiều GV,SV không ủng hộ chủ chương này là không đúng với thực tế.
Bộ GD-DT đã tổ chức hội thảo về công tác SV đánh giá hoạt động giảng dạy của GV tại Trường ĐH Sư phạm (ĐH Thái Nguyên). Tại hội thảo này các ý kiến đều cho rằng không nên đồng nhất việc đánh giá hoạt động giảng dạy với đánh giá con người. SV chỉ tham gia đánh giá hoạt động giảng dạy. Vì hoạt động giảng dạy có liên quan trực tiếp đến SV và SV có quyền và trách nhiệm, nghĩa vụ cung cấp thông tin phản hồi về hoạt động giảng dạy của GV.
Cũng nhiều ý kiến đặt vấn đề về cách gọi - chỉ nên lấy tiêu đề "lấy ý kiến phản hồi của người học về hoạt động giảng dạy của GV" chứ không nên gọi "SV đánh giá GV" để tránh gây hiểu lầm. Cách gọi như vậy dễ được sự đồng thuận lớn của đội ngũ GV. Cách gọi này không có nghĩa là các thầy cô né tránh, càng không phải là "sợ" bị đánh giá.
Về công cụ và quy trình đánh giá, nhiều ý kiến cho rằng nên để các trường căn cứ vào điều kiện cụ thể của mình để thiết kế công cụ trên cơ sở những tiêu chí đánh giá đã được Bộ hướng dẫn...
Cũng có nhiều ý kiến cho rằng, chủ trương "SV đánh giá GV" ở các trường dân lập được thực hiện tốt hơn, còn với các trường công lập thì khá ì ạch. Liệu có phải là do tâm lý ngại va chạm?
Ở các trường dân lập, tư thục khi GV bắt đầu tuyển dụng vào thì nhà trường đã phổ biến chủ trương này và tiến hành làm. Còn ở các trường công, trước đây chưa đặt vấn đề "SV đánh giá GV" là vấn đề bắt buộc nên khi triển khai cũng có một số GV chưa đồng thuận.
Nhưng nay đã có chủ trương và yêu cầu của Bộ thì chắc chắn các trường sẽ thực hiện. Và dần dần GV các trường công lập sẽ thấy quen với hoạt động này thôi.
Việc thực hiện tốt chủ trương này sẽ góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên và từ đó góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng nhu cầu xã hội.
Không phải dịp mang thầy ra "đấu tố"
Có ý kiến băn khoăn rằng SV không đủ khả năng và tự tin để đánh giá GV. Vấn đề này Bộ GD-ĐT có tính đến trong việc đưa chủ trương vào thực tế?
Nói SV không đủ năng lực đánh giá GV thì không đúng. Vấn đề căn bản là phiếu hỏi được thiết kế thế nào cho phù hợp với khả năng và góc nhìn của SV. SV hoàn toàn có đủ điều kiện, năng lực đánh giá và những ý kiến đó hoàn toàn có giá trị.
Nếu xét ở một số ý kiến cụ thể thí ý kiến SV có thể không chính xác do nhận thức hoặc do những lý do cá nhân khác, nhưng nếu nhìn ở diện rộng thì những ý kiến của số đông SV là đủ độ tin cậy .
Hệ thống phiếu hỏi đó sẽ do trường hay Bộ GD-ĐT soạn để có được thông tin như mong muốn?
... không phải mọi kết quả lấy ý kiến đêu phải công khai, mà cần được xử lý thận trọng, với tinh thần xây dựng."
Hiện nay, Bộ GD-ĐT cung cấp tiêu chí đánh giá để các trường tham khảo. Đồng thời cung cấp một số mẫu phiếu đánh giá trong nước và nước ngoài để các trường tự chọn tùy theo điều kiện, đặc điểm kinh tế xã hội của vùng/miền, đặc điểm tâm lý của SV, đặc thù của nhà trường, của nội dung đào tạo... để xây dựng những phiếu hỏi phù hợp.
Lúc đầu có thể có những câu hỏi chưa sát, chưa được thích hợp, trong quá trình thực hiện các trường sẽ điều chỉnh để làm thế nào thu nhận được những thông tin chính xác nhất, hiệu quả nhất.
Ở những trường đã thí điểm "SV đánh giá GV" thì GV đón nhận những phản hồi từ phía SV như thế nào?
Đối với GV, nếu làm tốt công tác tư tưởng, giúp họ hiểu được mục đích ý nghĩa của việc lấy ý kiến từ phía SV thì sẽ nhận được sự đồng thuận cao. Quan trọng nhất là vấn đề xử lý thông tin và lưu trữ thế nào.
Một trong những mục đích của việc lấy ý kiến phản hồi từ người học là giúp cho các GV hiểu được mình có những mặt mạnh gì, điểm yếu nào? SV cần gì ở mình để có thể điều chỉnh, chứ không phải là dịp để đưa thầy ra "đấu tố", không phải để kiểm điểm. Nguyên tắc là phải đảm bảo truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc.
Cũng vì vậy, không phải mọi kết quả lấy ý kiến đều phải công khai, mà cần được xử lý thận trọng, với tinh thần xây dựng.
SV giúp nhà trường, giúp các thầy...
Như ông vừa nói thì sẽ không công khai hết kết quả đánh giá. Như vậy, liệu có khả năng kết quả đánh giá của SV sẽ bị "chìm" dần đi?
Vấn đề này phụ thuộc vào ban tổ chức thực hiện.
Theo tôi, phải làm công tác tư tưởng cho SV, phân tích cho các em hiểu ý nghĩa, mục đích của việc làm này. Phải làm sao để SV hiểu rằng đây là trách nhiệm, quyền lợi và nghĩa vụ - thực hiện việc cung cấp thông tin một cách trung thực khách quan chính là các em cũng đang giúp nhà trường, giúp các thầy.
Và trước những ý kiến xác đáng của SV, nhà trường cần có biện pháp để có sự điều chỉnh, thay đổi ở GV. Khi đó sẽ tạo được niềm tin ở SV và tiếp tục nhận được những thông tin khách quan trung thực từ SV.
Ông có thể cho biết kế hoạch triển khai trong năm 2010 và các năm tiếp theo?
Từ năm 2009 trở về trước, mới có một số trường thực hiện thí điểm. Nhưng, năm 2010 Bộ GD-ĐT yêu cầu tất cả các trường đều phải thực hiện SV đánh giá GV. Bộ sẽ có văn bản hướng dẫn và yêu cầu cuối năm các trường phải có báo cáo kết quả thực hiện.
Về phía Bộ, có thể sẽ kiểm tra đột xuất một số trường trong quá trình triển khai. Dự kiến, cuối năm 2010, Bộ sẽ tổng kết 1 năm thực hiện "SV đánh giá giảng viên" để rút kinh nghiệm và có điều chỉnh để công việc này trở thành nề nếp, quen thuộc trong các cơ sở giáo dục ĐH..
- Xin cảm ơn ông!
Nếu tiện mọi người đọc luôn cả mấy ý kiến bình luận của người đọc ở cuối bài viết, cũng thú vị lắm:
http://vietnamnet.vn/giaoduc/201001/Danh-gia-giang-vien-Khong-phai-dip-mang-thay-radau-to-887661/
Chỉnh sửa lần cuối: