Âm nhạc và tiếng động

Huỳnh Khắc Tùng
(Tunghk)

New Member
Có cái này hay hay, gửi lên mọi người cùng đọc

Âm nhạc và tiếng động

Trích của Kundera

Khi con người tạo ra âm thanh mang nhạc tính ( bằng cách hát hoặc chơi nhạc cụ), nó đã chia thế giới âm thanh ra thành 2 phần riêng biệt: âm thanh nhân tạo và âm thanh tự nhiên. Trong âm nhạc của mỉnh, Janequin cố gắng đưa 2 nhân tố này lại gần nhau. Giữa thế kỷ 16, ông đã tiên đoán được những gì mà người ta sẽ làm vào thế kỷ 20, ví dụ, với Janacek (trong những nghiên cứu về ngôn ngữ nói), Bartok, hoặc, bằng phương pháp mang tính hệ thống một cách cực đoan, Messiaen (trong các tác phẩm lấy cảm hứng từ tiếng chim hót).

Âm nhạc của Janequin nhắc nhở chúng ta rằng có một vũ trụ thanh âm bên ngoài phạm vi tâm hồn con người, bao gồm không những âm thanh tự nhiên mà còn tiếng người nói, hát, và đem sự sống âm thanh vào cuộc sống thường ngày cũng như các dịp lễ hội. Ông nhắc nhở chúng ta rằng người soạn nhạc có thể tạo nên các hình thức âm nhạc từ cái vũ trụ khách quan ấy.

Một trong những tác phẩm độc đáo nhất của Janacek: 1700 (1909): một tác phẩm cho dàn hợp xướng nam về số phận của những người thợ mỏ vùng Silesia. Phần thứ hai của tác phẩm (đáng ra phải nằm trong moihơp. tuyển âm nhạc hiện đại) là những tiếng thét bùng nổ từ đám đông, những tiếng thét quấn lấy nhau trong một sự hỗn độn (mặc cho hiệu quả tình cảm căng thẳng đáng ngạc nhiên) tiến gần đến một dạng ca khúc mà nếu vào thời của Janequin, thì cũng gần như là biến những tiếng la hét trên đường phố Paris và London thành âm nhạc.

Tôi nghĩ đến Les Noces của Stravinsky (được viết từ năm 1914 đến 1923): ”sự miêu tả” (thuật ngữ mà Ansermet dùng như một sự miệt thị thực ra khá chính xác) một đám cưới làng quê; chúng ta nghe thấy những bài hát, tiếng động, tiếng la hét, mời gọi, độc thoại, đùa cợt (một đám hỗn độn những âm thanh từng được định hình trước đó bởi Janacek), đệm bởi một dàn nhạc (4 piano và một bộ gõ) chát chúa ( cái sẽ định hình Bartok sau này).

Và tôi cũng nghĩ đến tổ khúc cho piano “Ngoài cánh cửa” của Bartok, phần thứ tư: những âm thanh thiên nhiên (đối với tôi hình như là tiếng ếch kêu trong hồ) gợi lên trong Bartok một motif âm nhạc lạ lùng hiếm có; rồi những thanh âm của loài vật này hoà quyện thành một bài dân ca mà đối với nó thì những sáng tạo của loài người cũng chỉ nghe như tiếng ếch kêu mà thôi; những bài hát lãng mạn nhằm trưng bày afection activity của tâm hồn nhà soạn nhạc không phải là bài ca; nó là giai điệu đến từ bên ngoài cũng như một tiếng động giữa những tiếng động.

Và tôi cũng nghĩ đến khúc Adagio trong bản concerto cho piano số 3 của Bartok (một tác phẩm viết trong thời kỳ buồn thảm cuối cùng của ông ở Mỹ). Chủ đề cá nhân, đượm nỗi sầu muộn u uất không sao tả xiết, hoán chuyển với một chủ đề thứ hai khách quan (ngay lập tức gợi nhớ đến chương 4 tổ khúc “Ngoài cánh cửa”: như thể một tâm hồn đau khổ chỉ có thể tìm niềm an ủi trong sự vô tri vô giác của tự nhiên.

Tôi quả có ý nói rằng “sự an ủi trong sự vô tri vô giác của tự nhiên”. Vì vô tri vô giác thì sẽ khuây khoả; thế giới vô tri là thế giới bên ngoài cuộc sống con người; nó là sự vĩnh hằng; là “biển điên lên vì mặt trời” (Rimbaud). Tôi nhớ lại những năm u ám khi tôi ở Bohemia thời kỳ quân Nga chiếm đóng: hình ảnh của một thế giới âm thanh khách quan nhưng không tồn tại dấy lên trong tôi ước mơ về một cuộc sống không vướng bận tính chủ quan của con người, hung hăng và nặng gánh; chúng nói về vẻ đẹp dịu dàng của thế giới trước hoặc sau khi con người đi qua.
 
Nhân bài về âm thanh, xin có một vài ý kiến như sau:
Đứng về con mắt Vật lý mà nói, khi phân tích cấu thành của âm thanh, ta không thể không đặt câu hỏi, tại sao có âm thanh tính nhạc (tiếng đàn, tiếng gõ đá, tiếng sáo, tiếng còi xe máy..), tại sao nghe âm thanh kia lại không (tiếng trống, tiếng súng nổ, bôm nổ, tiếng vợ quát:D..). Về cấu tạo tai con người thì vơi bất kỳ một rung động nào nằm trong dải tần số nghe thấy đều gây cho con người cảm giác âm. Thế nhưng chỉ có những âm mà dao động của nó có hình sin, cos (dây đàn, hơi sáo đầy là dao động sin) thì mới có tính nhạc, còn không thì không phải, đây là một đặc tính rất hay của thần kinh thính giác con người.
Đã là dao động sin thì ứng với mỗi tần số khác nhau sẽ cho ra một note khác nhau, phân biệt rõ ràng (nếu tiếng trống kêu hay tiếng bom nổ bạn sẽ không thể định dạng được nó là tần số nào, ứng với note xác định nào), đó là đặc tính của tính nhạc.
Nếu ai từng học vật lý, thì việc liên hệ với âm nhạc sẽ cho ra nhiều khám phá khá thú vị. Thứ nhất là khi 2 âm mà tần số gấp đôi nhau, mặc dù nghe độ cao thấp thì khác nhau, nhưng tai người cho phép có cảm nhận được một độ chung về tính chất, về đặc tính, và thế là 2 note mà chênh nhau gấp đôi tần số thì người ta gọi trong âm nhạc là chênh nhau 1 quãng 8, có cùng một tên note, ví dụ note đó là Mi (E), thì note kia có tần số cao gấp đôi sẽ là Mí (vẫn E), còn có tần số thấp gấp đôi thì sẽ MÌ (vẫn E). Trên đàn piano bình thường thì có khoảng 5 quãng 8 khác nhau, ứng với MÌ, Mi, Mí, MI1, Mí2... Người ta nghe các âm này về tần số là khác nhau nhưng bản chất lại không khác nhau, đó là cái hay trong âm nhạc, mà hình ai đó goi là nguyên lý "bình quân luật trong âm nhạc", một cơ sở để chế tạo đàn piano.
Thứ 2, khi đã có được 2 note Mi chênh nhau một quãng 8, người ta mới nghĩ tới chuyện chia trên cái dải giữa tần số 2 note đó thì 12 phần khác nhau, ứng với 12 cung khác nhau và note khác nhau giữa 2 note đó, thế là các note trong âm nhạc được tạo thành, bao gồm: Đồ, rê, mi.... Ví dụ như trên đàn guitar dây buông là note E, còn phím bấm ở giữa là note Mí cao, ta sẽ chia trên khuông đàn thành các phim khác nhau để khi tăng dần từ Mi trầm đến Mí cao sẽ cho ra 12 note khác nhau(F,F#,G,G#,A,A#...D,D#,E, đúng 12 note tất cả), như vậy sẽ có 12 vạch phím từ dây buông đến giữa đàn. Các note sau cách note trước một tỉ lệ tần số cố định. Mà từ Mi đến MÍ là 12 note khác nhau mà chênh nhau gấp đôi tần số, vậy tần số chênh nhau giữa 2 note cạnh nhau là: Căn bậc 12 của 2.
Ví dụ như note Mi thăng sẽ có tần số cao hơn note Mi là (Căn bậc 12 của 2) lần.
Từ tính chất này, khoảng cách phím trên đàn guitar và violon sẽ được sắp xếp không phải cách đều nhau, mà sẽ theo hàm logarit, nếu chúng ta biết rằng tần số trên đàn guitar tỉ lệ nghịch với độ dài dây rung (tất nhiên là với cùng 1 dây). Thường thì nguời làm đàn có một bộ khung đặt phím sẵn chuẩn để căn khi đặt ngựa đàn, nhưng nếu người thợ biết chút về vật lý có thể tự mình vạch sẵn cách phím ngựa một cách chính xác mà vẫn đảm bảo được phím ngân đúng note. Còn các chú chơi violon nhà ta thì thực ra vẫn bấm trên các thang âm logarit mà không biết, các chú ấy chơi đúng là do cảm giác quen là chính, chứ thường thì không ai cần biết là tại sao bấm vào vị trí đó thì nó lại ngân lên đúng note đó cả (nên nhớ là đàn violon không có phím vạch sẵn, người chơi phải tự dò phím)
Có nguời như thế sẽ hỏi, tại sao lại chia giữa 2 note quãng 8 thành 12 phần khác nhau, mà không phải là 13, hay 14...
Cái này về mặt logic thì chịu, do tai nguời cảm nhận âm nhạc nó thế, chỉ có chia 12 phần (như Bach chia) thì note đó mới có tính nhạc, và cũng chỉ cần 12 note khác nhau như thế, nguời ta có thể diễn tả được tất cả các sắc thái âm nhạc, vì vậy, note trước hơn note sau căn bậc 12 của 2 lần tần số là đủ rồi, sẽ là thừa nếu đàn piano ta cho thêm note trung gian giứa phím Mi và Fa, note đó đánh lên sẽ không có ý nghĩa. Cách chia 12 này có ý nghĩa chuẩn quốc tế
Thế nhưng mỗi dân tộc có cách chia khác nhau, tạo thành thứ nhạc bản sắc khác nhau cho dân tộc mình. Ví dụ nhạc dân tộc việt nam không chia thành 12 phần như trên, mà chia khác, cụ thể thế nào thì tôi chưa nghiên cứu rõ, nhưng nó chỉ gồm có 5 note chính, là cái gì đấy :la, cống,xi...chỉ dùng 5 note này chơi lên thì nhận ra ngay nhạc dân tộc, vì vậy khi bạn muốn chơi cải lương bằng đàn guitar thì chỉ nên chơi bằng 5 note này thôi, nếu chơi sang note khác thì thành nhạc trẻ mất rồi... chơi cải lương bằng guitar cúng là một nghệ thuật đầy thú vị, tôi đã từng thử và thấy đúng là thế.

Tạm thế đã, lần sau sẽ vào đây nói chuyện tiếp với các bạn về âm bồi, tại sao lại có âm bồi, khác nhau giữa âm bồi đàn gỗ và đàn điện, tại sao đàn điện lại rú rít đuợc, còn đàn gỗ lại không? Nếu ứng dụng vật lý vào âm nhạc cũng sẽ thấy nhiều điều rất thú vị :D
 
Back
Bên trên