Trần Minh Tú
(Tu Xuong)
Thành viên danh dự
Không biết có ai có hứng thú với hai trào lưu âm nhạc cổ rất rộng, rất tuyệt mà ít được nghe này không nhỉ? 0
Vài thông tin sơ lược:
Thời kì Renaissance [Phục hưng] trong âm nhạc kéo dài hai thế kỉ từ 1400 đến 1600 được đặc trưng bởi các thể loại nhạc hát nhiều giọng với chủ đề tôn giáo hoặc đời sống. Các tác giả từ Các xứ trũng [The Low Countries] qua nhiều thế hệ đã phát triển trường phái Franco-Flemish từ trường phái Burgundian và mang theo tới khắp các vùng châu Âu. Với những thể loại như motet, missa, madrigal, chanson các tác giả như Guillaume Dufay, Gilles Binchois, Johannes Ockeghem, Jacob Obrecht, Josquin des Prez, Orlando di Lassus đã đưa vào những ý tưởng về lí thuyết đối vị cũng như hòa âm vào trong âm nhạc. Nhiều người trong số những nhạc sĩ này đã chuyển tới Ý sinh sống và trường phái Venetian với Giovanni Gabrielli, Carlo Gesualdo và Claudio Monteverdi và trường phái Roman với Giovanni Pierluigi da Palestrina đã được tạo dựng. Các nhạc sĩ trường phái Venetian đã đưa thêm việc sử dụng không gian cũng như thang âm màu sắc [chromaticism] để tạo nên những hiệu quả âm nhạc mới. Cùng lúc đó ở Anh cũng hình thành nên trường phái madrigal Anh với Alfonso Ferrabosco, William Byrd, Thomas Morley, Thomas Weelkes và John Wilbye. Với nhạc sĩ hậu Phục hưng, tiền Baroque Claudio Monteverdi ông đã sáng tạo nên một thể loại được sáng tác và ưa thích hàng thế kỉ sau đó - thể loại opera.
Một thế kỉ rưỡi tiếp theo của lịch sử âm nhạc phương Tây được gọi tên theo phong cách kiến trúc cùng thời - phong cách Baroque. Âm nhạc Baroque (1600 - 1750) bên cạnh việc tiếp tục phát triển lối viết đa âm cũng như lấy đề tài tôn giáo và đời sống như thời Renaissance cũng chứng kiến thành hình và phát triển nở rộ của nhạc đàn. Âm nhạc Ý thời Baroque với Arcangelo Corelli, Tomaso Albinoni, Antonio Vivaldi, Allessandro Scarlatti và Francesco Geminiani đã tạo nên những thể loại nhạc đàn như concerto, thể loại ở đó các nhạc cụ đọ tài trình diễn với nhau hay với dàn nhạc, cũng như sinfonia và sonata da camera, sonata da chiesa, tiền thân của thể loại symphonie [Giao hưởng] và sonata sau này. Âm nhạc Baroque Pháp với Jean-Baptiste Lully, Marc-Antoine Charpentier, François Couperin và Jean-Philippe Rameau lại được đặc trưng bởi những chi tiết trang trí tinh xảo và những thể loại như ouverture [Khúc mở màn], ballet và tổ khúc các điệu nhảy cung đình [suite]. Ở Đức cũng xuất hiện hai trường phái nhạc đàn ống và bàn phím nổi tiếng: Trường phái Bắc Đức được Jan Pieterszoon Sweelinck người Hà Lan thành lập và các nhạc sĩ như Heinrich Schütz, Dieterich Buxtehude (Đức-Đan Mạch), Johann Adam Reincken phát triển với những thể loại như prelude [Khúc dạo], chorale fantasia [Khúc tưởng tượng trên chủ đề thánh ca] cũng như fuga; trường phái Nam Đức với Joseph Froberger, Johann Kaspar Kerll và Johann Pachelbel thừa hưởng các kĩ thuật của Girolamo Frescobaldi người Ý đã phát triển các thể loại toccata, fuga và biến tấu trên giọng bass cố định như chaconne và passacaglia. Những trường phái này được kế thừa bởi những nhạc sĩ như Georg Phillipp Telemann và Johann Sebastian Bach. Ở Anh, Henry Purcell được biết đến với những vở opera, oratorio và những anthem [lễ nhạc] nổi tiếng kế tiếp bởi Georg Friedrich Händel gốc Đức.
Hi vọng sẽ được trao đổi cùng mọi người về các tác phẩm những thời kì này. :x
Vài thông tin sơ lược:
Thời kì Renaissance [Phục hưng] trong âm nhạc kéo dài hai thế kỉ từ 1400 đến 1600 được đặc trưng bởi các thể loại nhạc hát nhiều giọng với chủ đề tôn giáo hoặc đời sống. Các tác giả từ Các xứ trũng [The Low Countries] qua nhiều thế hệ đã phát triển trường phái Franco-Flemish từ trường phái Burgundian và mang theo tới khắp các vùng châu Âu. Với những thể loại như motet, missa, madrigal, chanson các tác giả như Guillaume Dufay, Gilles Binchois, Johannes Ockeghem, Jacob Obrecht, Josquin des Prez, Orlando di Lassus đã đưa vào những ý tưởng về lí thuyết đối vị cũng như hòa âm vào trong âm nhạc. Nhiều người trong số những nhạc sĩ này đã chuyển tới Ý sinh sống và trường phái Venetian với Giovanni Gabrielli, Carlo Gesualdo và Claudio Monteverdi và trường phái Roman với Giovanni Pierluigi da Palestrina đã được tạo dựng. Các nhạc sĩ trường phái Venetian đã đưa thêm việc sử dụng không gian cũng như thang âm màu sắc [chromaticism] để tạo nên những hiệu quả âm nhạc mới. Cùng lúc đó ở Anh cũng hình thành nên trường phái madrigal Anh với Alfonso Ferrabosco, William Byrd, Thomas Morley, Thomas Weelkes và John Wilbye. Với nhạc sĩ hậu Phục hưng, tiền Baroque Claudio Monteverdi ông đã sáng tạo nên một thể loại được sáng tác và ưa thích hàng thế kỉ sau đó - thể loại opera.
Một thế kỉ rưỡi tiếp theo của lịch sử âm nhạc phương Tây được gọi tên theo phong cách kiến trúc cùng thời - phong cách Baroque. Âm nhạc Baroque (1600 - 1750) bên cạnh việc tiếp tục phát triển lối viết đa âm cũng như lấy đề tài tôn giáo và đời sống như thời Renaissance cũng chứng kiến thành hình và phát triển nở rộ của nhạc đàn. Âm nhạc Ý thời Baroque với Arcangelo Corelli, Tomaso Albinoni, Antonio Vivaldi, Allessandro Scarlatti và Francesco Geminiani đã tạo nên những thể loại nhạc đàn như concerto, thể loại ở đó các nhạc cụ đọ tài trình diễn với nhau hay với dàn nhạc, cũng như sinfonia và sonata da camera, sonata da chiesa, tiền thân của thể loại symphonie [Giao hưởng] và sonata sau này. Âm nhạc Baroque Pháp với Jean-Baptiste Lully, Marc-Antoine Charpentier, François Couperin và Jean-Philippe Rameau lại được đặc trưng bởi những chi tiết trang trí tinh xảo và những thể loại như ouverture [Khúc mở màn], ballet và tổ khúc các điệu nhảy cung đình [suite]. Ở Đức cũng xuất hiện hai trường phái nhạc đàn ống và bàn phím nổi tiếng: Trường phái Bắc Đức được Jan Pieterszoon Sweelinck người Hà Lan thành lập và các nhạc sĩ như Heinrich Schütz, Dieterich Buxtehude (Đức-Đan Mạch), Johann Adam Reincken phát triển với những thể loại như prelude [Khúc dạo], chorale fantasia [Khúc tưởng tượng trên chủ đề thánh ca] cũng như fuga; trường phái Nam Đức với Joseph Froberger, Johann Kaspar Kerll và Johann Pachelbel thừa hưởng các kĩ thuật của Girolamo Frescobaldi người Ý đã phát triển các thể loại toccata, fuga và biến tấu trên giọng bass cố định như chaconne và passacaglia. Những trường phái này được kế thừa bởi những nhạc sĩ như Georg Phillipp Telemann và Johann Sebastian Bach. Ở Anh, Henry Purcell được biết đến với những vở opera, oratorio và những anthem [lễ nhạc] nổi tiếng kế tiếp bởi Georg Friedrich Händel gốc Đức.
Hi vọng sẽ được trao đổi cùng mọi người về các tác phẩm những thời kì này. :x
Chỉnh sửa lần cuối: