Đỗ Việt
(doviet)
Thành viên danh dự
Võ phái Tân Khánh Bà Trà
Võ phái Tân Khánh Bà Trà hình thành vào khoảng thế kỷ 17, khi những lưu dân người Việt vào khai phá vùng đất Nam Bộ trù phú. Những người đi mở đất đã mang vốn võ học để bảo vệ thành quả lao động trên vùng đất mới. Bên cạnh đó, cuộc sống thực tế trên vùng đất mới, lại phải chen vai thích cánh bên cạnh các dân tộc anh em đã là nguồn bổ sung cho vốn liếng võ học của những thế hệ đi khai hoang ngày thêm phong phú, từ đó hình thành nên võ phái mới ngay trên vùng đất Tân Khánh của đất Đồng Nai - Gia Định với những võ công đả hổ lừng danh của một thời. Đầu thế kỷ 19, khi vua Gia Long lên ngôi với chính sách tìm diệt cựu thần nhà Tây Sơn để trả thù, thì mảnh đất Tân Khánh đã đón tiếp một cựu thần nhà Tân Sơn họ Võ đến ẩn tích. Chính cơ hội này là sự thăng hoa cho võ phái của xứ Tân Khánh do sự tăng cường kỹ thuật võ Tây Sơn. Giữa thế kỷ 19, một hậu duệ của cựu thần nhà Tây Sơn là bà Võ Thị Trà đã từng hiên ngang chống lại quan lại địa phương từ căn cứ Truông Mây trên đất Tân Khánh. Từ đó, xứ Tân Khánh được mang tên là xứ Tân Khánh - Bà Trà (nay là thị trấn Tân Phước Khánh, huyện Tân Uyên và xã Bình Chuẩn, huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương), và võ phái truyền thống tại đây được gọi là võ phái Tân Khánh Bà Trà cho đến ngày nay.
Đặc trưng kỹ thuật của võ phái Tân Khánh Bà Trà là lối tấn công phối hợp và liên hoàn những kỹ thuật đòn chân và đòn tay, nhằm làm rối loạn sự phòng thủ của đối phương cũng như giúp cho sự công kích đạt hiệu quả tốt. Những đòn tay và đòn chân tung ra theo đường thẳng, có sức án ngự mọi sự tấn công đối phương được võ phái này chú trọng ngang với những đòn tay và đòn chân, cận chiến bằng kỹ thuật đầu gối, cùi chỏ, nắm đấm, cạnh bàn tay, ngón tay, ức bàn tay... Chính đặc điểm này đã giúp cho môn sinh của võ phái Tân Khánh Bà Trà có khả năng chiến đấu trong mọi tình huống. Về binh khí, võ phái Tân Khánh Bà Trà có đủ thập bát ban võ nghệ (tức mười tám loại binh khí), nhưng thiện nghệ nhất về roi và côn, là thứ binh khí làm từ nguyên liệu có sẵn tại địa phương như: tre, tầm vông, gỗ căm xe, gỗ mật cật... Nhiều bậc tiền bối của võ phái Tân Khánh Bà Trà từng nổi danh với những đường roi, đường côn tuyệt diệu làm "ngã ngựa" biết bao đối thủ khắp Nam Bộ. Ngoài ra, giống như võ cổ truyền Việt Nam từ bao đời, võ phái Tân Khánh Bà Trà còn có hệ thống quyền pháp từ thấp lên cao như: Thái Sơn, Tấn Nhất, Lão Mai, Thần Đồng, Ngọc Trản..., mà mỗi nhịp dạo quyền đều gắn liền với những câu thơ gọi là thiệu.
Võ phái Tân Khánh Bà Trà có nhiều thế hệ anh tài nối tiếp nhau vang danh khắp Nam Bộ. Bà Võ Thị Trà, thường gọi tắt là Bà Trà, lẫy lừng một thời ở Tân Khánh, chống lại bọn tham quan ô lại, để rồi tên đất được gắn thêm tên người kể từ giữa sau thế kỷ 19. Các ông Võ Văn ất (Hai ất), Võ Văn Giá (Ba Giá) và bà Võ Thị Vuông (Năm Vuông) từng làm rạng danh võ phái Tân Khánh Bà Trà với bao phen đánh hổ. Quyền sư Võ Văn Đước (Hai Đước) phá tan thế trận Mai Hoa Thung bảo vệ thanh danh xứ sở. Đệ nhất côn Đỗ Văn Mạnh (Năm Nhị) phiêu bạt khắp đó đây với cây trường côn làm khiếp vía biết bao anh hùng hảo hán ở Nam Bộ.... Nối tiếp truyền thống hào hùng đó, lão võ sư Hồ Văn Lành (biệt danh Từ Thiện, là cha của võ sư Hồ Tường) đã rời quê hương lên Sài Gòn, phổ biến võ phái Tân Khánh Bà Trà cho giới hâm mộ võ thuật từ những năm 1950. Qua gần nửa thế kỷ phát triển, võ phái Tân Khánh Bà Trà, qua sự truyền bá của lão võ sư Hồ Văn Lành, đã trang bị cho hàng vạn môn sinh kỹ thuật đặc thù của môn phái. Trong đó, nhiều môn sinh đã trưởng thành, tiếp bước con đường truyền bá võ phái Tân Khánh Bà Trà cho các thế hệ nối tiếp ngay tại các quận, huyện của thành phố HCM, một số tỉnh thành Nam Bộ và cả ở nước ngoài. Một số môn sinh xuất sắc khác đã từng tham gia thi đấu võ đài, đạt được hai huy chương vàng, ba huy chương bạc, hai huy chương đồng trong các giải vô địch toàn quốc, và ba người đã từng được chọn đại diện cho toàn miền nam thi đấu bẩy trận toàn thắng trước các nhà vô địch của những nước: Thái Lan, Lào, Campuchia...
(Sưu tầm có chỉnh sửa)
Võ phái Tân Khánh Bà Trà hình thành vào khoảng thế kỷ 17, khi những lưu dân người Việt vào khai phá vùng đất Nam Bộ trù phú. Những người đi mở đất đã mang vốn võ học để bảo vệ thành quả lao động trên vùng đất mới. Bên cạnh đó, cuộc sống thực tế trên vùng đất mới, lại phải chen vai thích cánh bên cạnh các dân tộc anh em đã là nguồn bổ sung cho vốn liếng võ học của những thế hệ đi khai hoang ngày thêm phong phú, từ đó hình thành nên võ phái mới ngay trên vùng đất Tân Khánh của đất Đồng Nai - Gia Định với những võ công đả hổ lừng danh của một thời. Đầu thế kỷ 19, khi vua Gia Long lên ngôi với chính sách tìm diệt cựu thần nhà Tây Sơn để trả thù, thì mảnh đất Tân Khánh đã đón tiếp một cựu thần nhà Tân Sơn họ Võ đến ẩn tích. Chính cơ hội này là sự thăng hoa cho võ phái của xứ Tân Khánh do sự tăng cường kỹ thuật võ Tây Sơn. Giữa thế kỷ 19, một hậu duệ của cựu thần nhà Tây Sơn là bà Võ Thị Trà đã từng hiên ngang chống lại quan lại địa phương từ căn cứ Truông Mây trên đất Tân Khánh. Từ đó, xứ Tân Khánh được mang tên là xứ Tân Khánh - Bà Trà (nay là thị trấn Tân Phước Khánh, huyện Tân Uyên và xã Bình Chuẩn, huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương), và võ phái truyền thống tại đây được gọi là võ phái Tân Khánh Bà Trà cho đến ngày nay.
Đặc trưng kỹ thuật của võ phái Tân Khánh Bà Trà là lối tấn công phối hợp và liên hoàn những kỹ thuật đòn chân và đòn tay, nhằm làm rối loạn sự phòng thủ của đối phương cũng như giúp cho sự công kích đạt hiệu quả tốt. Những đòn tay và đòn chân tung ra theo đường thẳng, có sức án ngự mọi sự tấn công đối phương được võ phái này chú trọng ngang với những đòn tay và đòn chân, cận chiến bằng kỹ thuật đầu gối, cùi chỏ, nắm đấm, cạnh bàn tay, ngón tay, ức bàn tay... Chính đặc điểm này đã giúp cho môn sinh của võ phái Tân Khánh Bà Trà có khả năng chiến đấu trong mọi tình huống. Về binh khí, võ phái Tân Khánh Bà Trà có đủ thập bát ban võ nghệ (tức mười tám loại binh khí), nhưng thiện nghệ nhất về roi và côn, là thứ binh khí làm từ nguyên liệu có sẵn tại địa phương như: tre, tầm vông, gỗ căm xe, gỗ mật cật... Nhiều bậc tiền bối của võ phái Tân Khánh Bà Trà từng nổi danh với những đường roi, đường côn tuyệt diệu làm "ngã ngựa" biết bao đối thủ khắp Nam Bộ. Ngoài ra, giống như võ cổ truyền Việt Nam từ bao đời, võ phái Tân Khánh Bà Trà còn có hệ thống quyền pháp từ thấp lên cao như: Thái Sơn, Tấn Nhất, Lão Mai, Thần Đồng, Ngọc Trản..., mà mỗi nhịp dạo quyền đều gắn liền với những câu thơ gọi là thiệu.
Võ phái Tân Khánh Bà Trà có nhiều thế hệ anh tài nối tiếp nhau vang danh khắp Nam Bộ. Bà Võ Thị Trà, thường gọi tắt là Bà Trà, lẫy lừng một thời ở Tân Khánh, chống lại bọn tham quan ô lại, để rồi tên đất được gắn thêm tên người kể từ giữa sau thế kỷ 19. Các ông Võ Văn ất (Hai ất), Võ Văn Giá (Ba Giá) và bà Võ Thị Vuông (Năm Vuông) từng làm rạng danh võ phái Tân Khánh Bà Trà với bao phen đánh hổ. Quyền sư Võ Văn Đước (Hai Đước) phá tan thế trận Mai Hoa Thung bảo vệ thanh danh xứ sở. Đệ nhất côn Đỗ Văn Mạnh (Năm Nhị) phiêu bạt khắp đó đây với cây trường côn làm khiếp vía biết bao anh hùng hảo hán ở Nam Bộ.... Nối tiếp truyền thống hào hùng đó, lão võ sư Hồ Văn Lành (biệt danh Từ Thiện, là cha của võ sư Hồ Tường) đã rời quê hương lên Sài Gòn, phổ biến võ phái Tân Khánh Bà Trà cho giới hâm mộ võ thuật từ những năm 1950. Qua gần nửa thế kỷ phát triển, võ phái Tân Khánh Bà Trà, qua sự truyền bá của lão võ sư Hồ Văn Lành, đã trang bị cho hàng vạn môn sinh kỹ thuật đặc thù của môn phái. Trong đó, nhiều môn sinh đã trưởng thành, tiếp bước con đường truyền bá võ phái Tân Khánh Bà Trà cho các thế hệ nối tiếp ngay tại các quận, huyện của thành phố HCM, một số tỉnh thành Nam Bộ và cả ở nước ngoài. Một số môn sinh xuất sắc khác đã từng tham gia thi đấu võ đài, đạt được hai huy chương vàng, ba huy chương bạc, hai huy chương đồng trong các giải vô địch toàn quốc, và ba người đã từng được chọn đại diện cho toàn miền nam thi đấu bẩy trận toàn thắng trước các nhà vô địch của những nước: Thái Lan, Lào, Campuchia...
(Sưu tầm có chỉnh sửa)