Một đoạn văn không hiểu

Đỗ Trà My
(Trà My)

New Member
" We turn clay to make a vessel
But it is on the space where there is nothing that the usefulness of the vessel depends.
We pierce doors and windows to make a house
And it is on these spaces where there is nothing that the usefulness of the house depends.
Therefor just as we take advantage of what is, we should recognize the usefulness of what is not."
(Lao Tzu, Tao Te Ching)

Em cố gắng hiểu xem những gì Lão Tử viết trong đoạn này nhưng thực sự không hiểu rõ ràng được. Key concepts của bài này là Order, size/scale, form and space thuộc lĩnh vực Ideas in Design. Có anh chị nào học kiến trúc hoặc design hiểu biết về cái này giúp em được không ạ? Thứ 4 em thi mà có nhiều đoạn viết không hiểu được quá.
Em cảm ơn.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Cái này anh cũng không dám chắc nhưng cũng thử dịch để hiểu rõ hơn nhé:

Lão Tử trong Đạo đức kinh đã viết:
We turn clay to make a vessel
But it is on the space where there is nothing that the usefulness of the vessel depends.
We pierce doors and windows to make a house
And it is on these spaces where there is nothing that the usefulness of the house depends.
Therefor just as we take advantage of what is, we should recognize the usefulness of what is not.


Bản dịch từ tiếng Anh đã viết:
Chúng ta nhào đất sét trên bàn xoay để làm một cái bình
Nhưng cái bình trở nên hữu ích chính là nhờ không gian trong đấy không có cái gì cả.
Chúng ta khoét cửa làm nhà
Và cái nhà trở nên hữu ích chính là nhờ những không gian trong đấy không có cái gì cả.
Thế nên ngay khi chúng ta có được cái lợi của cái gì có chúng ta nên nhận ra sự hữu ích của những gì không có mặt ở đó.

Hi vọng em đã rõ hơn rồi chứ. Đất sét chỉ là chất liệu, chỉ có nó không thì không làm được gì cả. Muốn nó có ích thì phải tạo cho nó một hình thể theo một cách thức nào đấy. Việc này chính là tạo ra các không gian trống rỗng gắn liền với cái lọ. Một vật có hình cái lọ nhưng đặc hẳn không phải cái lọ đúng không? Đối với cái nhà cũng vậy. Chất liệu làm nên cái nhà chỉ là gạch với vôi vữa, nhưng việc tạo nên các không gian bên trong ngôi nhà như thế nào mới tạo nên sự hữu ích của ngôi nhà đó. Cảm giác chật chội, rộng rãi, mềm mại, góc cạnh vv... cũng phụ thuộc vào các không gian này và tương quan giữa chúng. Trong những không gian này rõ ràng không có gì cả.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Lão Tử trong Đạo đức kinh có 5000 chữ nhưng luôn luôn nói về 1 chữ Đạo mà thôi.

Lão tử mượn 1 sự vật hiển nhiên dễ hiểu : sự hữu dụng của cái có là ở chõ cái không. Cái có và không vốn đi liền với nhau không thể tách rời. Người đời chỉ để ý đến sự hữu dụng của cái có mà quên mất cái không, cái hữu dụng của sự chiếm hữu (có) mà quên mất lợi ích của sự xả bỏ (không), cái hữu dụng của cái ngọn mà quên mất lợi ích của cái gốc.

Cho nên trong Lão Tử trong Đạo đức kinh có đoạn

Theo học càng ngày càng thêm
Theo Đạo càng ngày càng bớt
Bớt rồi lại bớt đến mức Vô vi.

Chữ Vô vi này cùng 1 nghĩa với cái không ở đoạn trên, cùng nghĩa luôn với chữ Đạo. Nhưng mà Lão Tử sợ người đời hiểu nhầm không là không có gì cả nên có đã tiếp 1 câu như thế này :
Vi Vô Vi nhi Vô bất Vi : Làm cái không làm không có nghĩa là không làm gì cả.
 
@ anh Tú: Bây h thì em rõ hơn rồi ạ. Em cám ơn.
@ anh Trung: Em đọc phần của anh cũng không hiểu được nó áp dụng vào không gian kiến trúc thế nào :p. Nhưng dù sao cũng cám ơn anh mất thời gian vào giải thích cho em.
 
@ anh Tú: Bây h thì em rõ hơn rồi ạ. Em cám ơn.
@ anh Trung: Em đọc phần của anh cũng không hiểu được nó áp dụng vào không gian kiến trúc thế nào :p. Nhưng dù sao cũng cám ơn anh mất thời gian vào giải thích cho em.


:) anh không học kiến trúc (ngày xưa suýt học thôi), chỉ bình luận vài câu.
Cái câu nguyên thủy của Lão Tử trong Đạo Đức Kinh giảng về đạo làm người, mang tính "triết học" (xin lỗi nếu sử dụng từ này sai).

Tuy nhiên, câu nói đó có thể được hiểu theo "nhiều nghĩa" khác nhau, và được sử dụng trong kiến trúc, không theo ý nghĩa "đạo" của nó, mà thuần túy theo nghĩa đen.

Trên cơ bản, người ta thiết kế cái có, để nhấn mạnh sự hữu dụng của cái không, và chú trọng tới cái không gian bên trong nó. Ví như thiết kế cái bình, không chỉ là cái vỏ bình, mà còn là thiết kế cái "không gian trong bình". đó là "Có cái Không". Cái Không (nothing - emptiness) được xác định bởi cái Có (boundary - vessel - window), để tạo nên sự hữu ích tổng thể.
Cái được gọi là "Không", sẽ không xác định, và cũng không "có ích" (usefulness) nếu không có cái Có. người ta thiết kế cái "Có" (có thể nhìn thấy được, sờ được, xác định được) để xác định cái "không", và tạo nên sự hữu dụng của cái "không" đó.

Vì thế nên khi thiết kế, không chỉ chú trọng vào cái vỏ bên ngoài, có thể "thiết kế" một cách "trực tiếp" được, mà còn phải quan tâm tới tác dụng của nó, và những thứ liên quan tới nó, để có một bức tranh tổng thể.
 
Chị My vui lòng chỉ cho em nó là ở chương nào của Đạo Đức Kinh không, may ra em tìm đc mấy cái giải đáp sát sát 1 tí.:(
-----------------------
Ah đây rồi:
Lão Tử - Đạo Đức Kinh - Chương 11 đã viết:
11. Tam thập phức cộng nhật cốc, đương kì vô hữu xa chi dụng.
Duyên thực dĩ vi khí, đương kì vô hữu khí chi dụng.
tạc hộ dũ dĩ vi thất, đương kì vô hữu thất chi dụng.
Cố hữu chi dĩ vi lợi; vô chi dĩ vi dụng.
Nguyễn Hiến Lê đã viết:
11. Ba mươi tay hoa cùng qui vào một cái bầu, nhưng chính nhờ khoảng trống không trong cái bẩu mà xe mới dùng được.
Nhồi đất sét làm chén bát, nhưng chính nhờ khoảng trống không ở trong mà chén bát mới dùng được.
Đục cửa sổ để làm nhà, chính nhờ cái trống không đó mà nhà mới dùng được.
Vậy ta tưởng cái “có” (bầu, chén, bát, nhà) có lợi cho ta mà thực ra cái “không” mới làm cho cái “có” hữu dụng.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Back
Bên trên