Học sinh Việt Nam tại Mỹ

Lê Việt Dũng
(xyz)

Thành viên (sai email)
Du học sinh VN tai Hoa Kỳ

Đức Hà

Đi một ngày đàng học một sàng khôn, tục ngữ Việt Nam nói vậy tự ngàn xưa nhưng với sinh viên Việt Nam đi hàng ngàn dặm sang Hoa Kỳ để học hỏi thì sàng khôn quá bao la, vừa hữu dụng, vừa đầy những hậu quả.

Đời sống tự do, lối suy nghĩ phóng khoáng, vấn đề nam nữ bình quyền kể cả sinh hoạt chính trị tại Mỹ sẽ khiến cho không chỉ cha mẹ ruột và con cái thành tài ở Mỹ có một khỏang cách mà vấn đề có thể nghiêm trọng hơn đối với việc đi xin việc làm.

Rõ ràng là sinh viên du học từ Việt Nam gặp phải hai vấn đề: một mặt họ phải dè dặt, không muốn nói về nguồn gốc gia đình, tránh bàn chuyện chính trị và mặt khác lại e ngại khi về lại Việt Nam không có cơ hội làm công việc thích hợp. Tuy nhiên như phần đông sinh viên các nước thứ ba đến học tại Mỹ, họ đều muốn ở lại: “Giấc mơ Mỹ” là điều có thật và vẫn là mơ ước của nhiều dân tộc trên thế giới.

Với tình hình kinh tế tương đối khá giả tại thành thị, nhiều gia đình Việt Nam đã cố gắng chắt chiu để đưa con em đi du học nước ngoài – nếu không hoàn toàn tự túc tài chính thì cũng nhờ vào bà con thân nhân hiện định cư tại Hoa Kỳ đứng ra bảo lãnh. Học phí hàng năm cho một du học sinh cũng khoảng từ 10,000 đến 30,000 đô la tùy trường.

Bà Heidi Reinhold, nhân viên giao tế báo chí của Institute of International Education, trụ sở ở New York cho biết số sinh viên đến từ Việt Nam đã tăng khỏang 115% tính từ năm 1997-98.

“Niên khóa 97-98 chỉ có 1,210 người thì vào niên khóa 2001-2002 đã có hơn 2,500 người Việt Nam du học tại các trường ở Hoa Kỳ. Con số này không kể những người đi tu nghiệp bằng học bổng hay qua lời mời trực tiếp của các trường,” bà Reinhold giaœi thích.

Thống kê do IIE ghi nhận được còn cho thấy sinh viên tập trung nhiều nhất tại California với hơn 1,300 người trong niên khóa 2001-02. Đứng hàng thứ hai là Maryland với 300 người.

Theo ông Lê Minh Hải thuộc văn phòng dịch vụ di trú RMI “California có nhiều trường nổi tiếng và California cũng có đông đảo người Việt định cư có thể là lý do khiến sinh viên từ Việt Nam đến đây đông đảo để vừa được học trường tốt vừa gần gũi thân nhân.”

Tuy nhiên ông cũng cho biết không hẳn tất cả sinh viên sang du học để học thực sự, một số sang chỉ vài tháng đã tìm cách chuyển diện (như lấy vợ, lấy chồng) hoặc bỏ học hoàn toàn sống bất hợp pháp và đợi luật khoan hồng về di trú.

Cũng vì cơ cấu chính quyền ở Việt Nam, sinh viên chỉ tập chú vào các môn khoa học hữu dụng như điện toán, thương mại hay y khoa hơn là các môn khoa học xã hội có tính cách ý thức hệ … được xem là nhậy cảm về mặt chính trị.

Cuộc sống Mỹ

Lối sống Mỹ đã làm sinh viên đến từ Việt Nam rất ngạc nhiên và bỡ ngỡ.

“Sao phụ nữ ở đây giỏi quá; học thành tài rồi lập gia đình và sau đó vừa đi làm vừa nuôi dưỡng con cái vừa chăm sóc gia đình vậy mà vẫn thành công trong xã hội,” Tâm Anh nhận xét.

Cô nói rằng bên Việt Nam người cao niên, người tàn tật hay phụ nữ có bầu ít có cơ hội đi học đại học và rất ít phụ nữ có thể làm nhiều việc như người ở Mỹ.

Chu Uyên lại cảm thấy không thích hợp với lối sinh hoạt nam nữ trong sân trường.

“Họ nắm tay hay ôm nhau trong sân trường, rất tự nhiên trước mắt mọi người là điều không thể thấy trong môi trường đại học Việt Nam.”

Luật sư Nguyễn Bính Châu nhận xét:

“Tôi tâm đắc nhất là việc đánh giá học sinh, chỉ cần giỏi một môn thì được đánh giá là học sinh giỏi. Không như ở Việt Nam học sinh giỏi là phải giỏi toàn diện đều các môn. Việc đánh giá học sinh theo kiểu Mỹ vừa đúng với thực tế trong đời sống, vừa khuyến khích các em tự tin hơn, sớm phát hiện năng khiếu đặc biệt, hữu ích cho việc hướng nghiệp sau này.”

Ông Châu, 53 tuổi, hiện là luật sư có văn phòng tại thành phố Hồ Chí Minh; ông có dịp tu nghiệp về luật thương mại quốc tế tại trường luật Santa Clara năm vừa qua.

Giáo sư Nguyễn Thúy Anh, 27, tuổi đến từ Hà Nội và đang dạy tiếng Việt tại trường đại học Madison ở Wisconsin cũng chia xẻ quan điểm này: “Học sinh bên nhà không quen thảo luận hay tự nghiên cứu tìm hiểu tài liệu và phần lớn chỉ tùy thuộc vào bài giảng của thầy và học thuộc lòng.”

Cô nói rằng lối học ở Mỹ làm cho học sinh giỏi hơn và tự tin hơn.

Giao lưu trong học đường

Nếu các sinh viên Tâm Anh, Chu Uyên, Thanh Lan nói giọng nam và sinh hoạt với sinh viên Việt Nam tại Mỹ rất êm thắm thì liệu nếu họ nói giọng bắc Hà Nội có thành vấn đề không.

Hai sinh viên nữ đến từ Hà Nội, Nguyễn Hiền Trang, 20 tuổi, và Nguyễn Quỳnh Chi, 19 tuổi, trả lời phỏng vấn qua điện thoại bằng một giọng rặc Hà Nội nói rằng chẳng có gì lấn cấn qua giao tiếp với sinh viên Việt Kiều tại Connecticut.

“Tại trường có câu lạc bộ sinh viên gốc Á và mọi người đều gặp gỡ và sinh hoạt vui vẻ; các buổi văn nghệ thể thao hay liên hoan cũng là nơi để người Việt trong nước và ở Mỹ trao đổi suy nghĩ,” sinh viên Hiền Trang đang học năm thứ hai ngành kinh tế tại Connecticut College nói.

Cô cho biết trong thời chiến tranh gia đình cô có những mất mát nhưng đó là chuyện của người lớn:

“Lớp trẻ lớn lên không biết về chiến tranh và chỉ muốn xây dựng tương lai cho chính mình và đồng thời giúp đỡ công khó của cha mẹ.”

Rõ ràng là những dị biệt chính trị về màu cờ, về chế độ không xen vào sân trường đại học; sinh viên Nguyễn Nhật 24 tuổi, sinh ra và lớn lên ở Mỹ và vừa tốt nghiệp trường UC San Diego nói rằng tất cả đều là người Việt:

“Không phải mọi du học sinh Việt Nam đều là con cái những người có thế lực ở trong nước mà cho dù có vậy đi nữa thì cũng là người Việt và cần phải đón nhận và cởi mở với họ.”

Cô cho biết phần lớn trường nào ở Mỹ cũng có sinh viên Việt Nam qua học trong chương trình international students và một số vẫn ngại nên không tiếp xúc nhiều với sinh viên ở Mỹ. Cô nói:

“Tại miền Nam California cũng như nhiều nơi khác vẫn có những nhóm người cực đoan có chủ trương quá khích rất nhạy cảm với sinh viên từ trong nước.”

Nguyễn Nhật nhận xét rằng nên nghĩ đến dân tộc đến đất nước Việt Nam hơn là kéo dài những thù hận chồng chất trong quá khứ.

“Căm thù và bất đồng chính kiến chỉ làm cho cộng đồng thêm chia rẽ,” cô nói.

Trong chuyến đi thăm Việt Nam năm 2000, Tổng Thống Clinton cũng đưa ra thông điệp tương tự khi phát biểu trực tiếp với sinh viên trường Đại Học Quốc Gia Hà Nội rằng “lịch sử của hai đất nước chúng ta đã xoắn chặt sâu đậm với nhau và vừa là nguyên nhân của khổ đau cho thế hệ đi trước nhưng cũng là nguồn hy vọng cho thế hệ sắp đến.”

Ở hay về

Vấn đề được đặt ra nhiều nhất với các du học sinh là sau khi học xong có về nước không thì hầu như ai cũng cho rằng cần phải về với gia đình nhưng cũng có người phát biểu những ý kiến khác biệt.

Kỹ sư Hoàng nói:

“Thời buổi kinh tế toàn cầu hóa, ở đâu cơm ngon sống được là người ta ở thôi; người Ấn, người Hoa lập nghiệp tại Silicon valley rất đông nhưng họ vẫn gắn chặt với quê hương.”

Sau nhiều lần đi thăm và nghiên cứu nền giáo dục Việt Nam, tiến sĩ Mark A. Ashwill, cố vấn của chương trình học bổng Fulbright nhận xét trong bản phúc trình đăng trong tạp chí Chronicle of Higher Education:

“Không phải tất cả sinh viên tốt nghiệp về nước đều được đón nhận với vòng tay mở rộng và có cơ hội thi thố tài năng. Nhiều người phải đối đầu với sự đố kÿ vì được đào tạo đầy đủ và chuyên sâu, họ trở nên giỏi hơn, hiểu biết nhiều hơn ngay chính người đứng đầu cơ quan ở trong nước. Có trường hợp một phụ nữ tốt nghiệp bằng quản trị kinh doanh MBA một trường uy tín ở Mỹ đã không thể xin việc làm được vì bị cho là ‘quá thông minh.’ ”

Luật sư Châu, tư vấn pháp luật cho nhiều cơ quan tại TP/HCM, kỳ vọng rất nhiều vào những đổi mới rộng lớn hơn tại Việt Nam trong tương lai:

“Hiện nay nhà nước Việt Nam đã cho phép tư nhân được quyền lập doanh nghiệp tư như văn phòng luật sư, buôn bán tân dược, mở bệnh viện, trường học, xuất bản… thì xu hướng tất yếu trong tương lai sẽ phải cho tư nhân hoạt động trong lĩnh vực truyền thông báo chí, thể hiện quyền tự do kinh doanh và quyền dân chủ cho nhân dân.”

Thống kê của tổ chức IIE cho biết khoaœng 30% sinh viên Việt Nam du học tại Australia đã không về lại Việt Nam sau khi tốt nghiệp.

Tuy vậy tiến sĩ Ashwill cũng tin tưởng rằng khi giúp đưa thêm sinh viên Việt Nam sang học tại Hoa Kỳ sẽ là cơ hội cho các nhà giáo Mỹ làm tròn lời hứa hàn gắn vết thương chiến tranh và đồng thời tạo nên một động lực cho công cuộc đổi mới tích cực ở Việt Nam.
 
Huhu mình tưởng cái báo "lá cải" này ko ai thèm đọc cơ... Hôm í nói chuyện với "chú í" mất gần 1 tiếng :( Thế mà có mấy đoạn quotes mình có nhớ là mình nói thế đâu nhỉ. Chú í modify đi nhiều quá :((
 
Tương đối sâu sát thực tế, nhưng nhà tớ bới lông tìm vài cái vết:

“Tôi tâm đắc nhất là việc đánh giá học sinh, chỉ cần giỏi một môn thì được đánh giá là học sinh giỏi. Không như ở Việt Nam học sinh giỏi là phải giỏi toàn diện đều các môn.

Giỏi 1 môn thì đánh giá học sinh giỏi là thế nào ạ? Nếu đằng ấy giỏi 1 môn thì chỉ là trò cưng của ông thầy cái môn đấy thôi ạ, thánh đằng ấy cũng ko được lão Hiệu trưởng trường xoa đầu vuốt má đâu. Còn mấy cái Cum laude, magna cum laude, và summa cum laude vẫn dựa trên bình quân điểm đấy đằng ấy ạ. Thế vẫn cứ phải trâu bò ra mà học cho nó toàn diện, nhể?

Giáo sư Nguyễn Thúy Anh, 27, tuổi đến từ Hà Nội

Từ bé đến giờ nhà tớ chỉ thấy pi-ết-đi trẻ thế này, chứ chưa thấy ai được lên chức Giáo sư cả. Thế cái bài này viết trên báo nào thế ợ?

Cái đoạn viết về chính trị, rồi màu cờ sắc áo thì sáo vãi. Cứ phải vài trận oánh nhau hộc máu mồm với bọn cờ ba sọc như nhà tớ mới thấm.
 
Vâng ạ!

Vết tích gãy 2 răng hàm, vỡ 1 răng cửa, 1 vết khâu 8 mũi ở cằm, và vài cái đinh nẹp xương vẫn còn đây thưa chị!
 
ặc ! anh em bên đấy chiến nhau với bọn cờ ba sọc ắc thiế à ......thế thì có vẻ gay rùi đấy ......
 
Ủa, thế anh Hoài Phương ở CA là ở thành phố nào thế nhỉ? LAX à???
 
Hic, sao lạ thế nhỉ? Rõ ràng bác Hoài Phương quay lại Đức rồi cơ mà nhỉ? Sao biết rõ chuyện cờ ba sọc thế? Lại bị gãy mấy hàm răng nữa chứ....

rr@
 
Tran Hong Ha đã viết:
Ủa, thế anh Hoài Phương ở CA là ở thành phố nào thế nhỉ? LAX à???

LAX la ten san bay chu :)
LA ko noi tieng Anh thi phai, ra duong toan Mex + Viet kieu
 
hic.. em cũng nghe nhiều chuyện về mâu thuẫn giữa VN sau 75 và người Việt mới sang nhất là từ Hà Nội. Em có cousins ở CA kêu ở đó nhiều người VN khủng khiếp! Ở Orange County người Mỹ đi vào thành foreigner cơ..
Vậy có nên đến CA học ko?
 
Nhà tớ chọc ngoáy 1 tí nhé:
"Hơ hơ LA ko noi tieng Anh thi phai, ra duong toan Mex + Viet kieu "- Hơ hơ thành phố lớn nhất ở Mĩ thì lại không nói tiếng Anh là thế nào? Dân East Coast chán thế.

"Ở Orange County người Mỹ đi vào thành foreigner cơ... "- hơ hơ các em nghe tuyên truyền ở đâu đấy?? có biết Orange County có ? dân không?

"Vết tích gãy 2 răng hàm, vỡ 1 răng cửa, 1 vết khâu 8 mũi ở cằm, và vài cái đinh nẹp xương vẫn còn đây thưa chị!" :D mình gây mình chịu, đánh nhau- vô văn hóa/văn minh bỏ xừ.

"Từ bé đến giờ nhà tớ chỉ thấy pi-ết-đi trẻ thế này, chứ chưa thấy ai được lên chức Giáo sư cả. Thế cái bài này viết trên báo nào thế ợ?" thế thì lớn lên thêm chút nữa nhé. Chuyện PhD khoảng 22-24 tuổi ở Mĩ không phải là quá hiếm. Còn Prof. hay không là do trường thuê mình quyết định chứ có phải do tuổi tác đâu.
 
dont talk trash, ok?
Dan East coast cha'n the nao? Mi la melting pot, noi tieng Anh hay ko cha quan he den chuyen lon hay nho o day ca.

Danh nhau hay ko tuy vao hoan canh, so dont say somebody's uneducated, okay?
 
Ai an noi rac ruoi vao day ha em My?
Anh la anh dinh phe binh kheo em ve cai chuyen che LA chi co toan VK+Me^~. Anh noi ve chuyen lon nhat la de chi ve diversity cua no chu co y gi dau.

Em nen biet East Coast voi LA cung tua nhu Mien Bac voi TP HCM vay. Mien Bac/EC noi tieng nhu 1 trung tam van hoa, chinh tri va tat ca moi thu quan trong khac. Dum mot cai nay noi dau ra 1 cai TPHCM/LA voi vo so ti, trieu phu giau,gioi gap boi dan mien bac/EC.
Dieu quan trong khi moi nguoi noi chuyen la nen noi cho chan thuc, chinh xac chu dung boc bong, noi phong dai lam moi nguoi co nhan dinh sai lam.
Nhu em My anh thay chi vi cay cu vi chuyen dung sai ma cung bo bo keu nguoi ta noi trash. The thong tin sai su that em co coi la trash khong?
t
 
Hoàng Lê Vĩnh Hưng đã viết:
Nhu em My anh thay chi vi cay cu vi chuyen dung sai ma cung bo bo keu nguoi ta noi trash. The thong tin sai su that em co coi la trash khong?
t

:)) The anh den LA chua vay? Den duoc bao nhieu lan? O duoc bao lau? Hay cung chi nghe giao su nay, giao su no ke thoi?
Em thay anh hoi ngo nhan cho rang em cay cu' chuyen dung sai day :))
Em viet la "ko noi tieng anh thi phai" chu ko phai la "ko noi tieng anh mot ti nao," chu em ko generalize cu ai danh nhau cung la vo van hoa nhu anh, ok?

[Hoang Hung] "nen biet East Coast voi LA cung tua nhu Mien Bac voi TP HCM vay. Mien Bac/EC noi tieng nhu 1 trung tam van hoa, chinh tri va tat ca moi thu quan trong khac. Dum mot cai nay noi dau ra 1 cai TPHCM/LA voi vo so ti, trieu phu giau,gioi gap boi dan mien bac/EC."

Em thay anh noi chuyen cha lien quan gi sat. Em hoi anh EC cha'n the na`o, anh di so sanh EC voi mien Bac VN? :)) ho'a ra ch'an la vi o day ko co nhieu trieu phu, ti phu a?

Chuyen Orange county em thay em Huong noi ko co gi sai ca. Ngay ca minh ko phai nguoi noi tieng mien Nam vao day cung cam thay out of place roi. Con lai cung lam co dan Ta`u.

Chuyen PhD bang day tuoi em thay anh bao ko hiem, anh chia so phan tram tren tong so PhDs o Mi xem co hiem ko?

Cai thread nay dang noi ve Hoc sinh VN o Mi, co le qu'a lac de roi. Neu anh thich thi chuyen vao PM.
 
Em thay anh hoi ngo nhan cho rang em cay cu' chuyen dung sai day .
:D cười bắt trước 1 cái, hơ hơ đi lạc đề quá.
 
Back
Bên trên