Gửi bởi: Phan Thu Hà
02-03-2002
Khi bắt đầu viết những dòng này, con đường mà Yearbook đi qua đang ở vào những chặng cuối. Vậy mà trong số 392 con người, có lẽ chưa có ai lại đủ lạc quan mà dám khẳng định cho sự ra đời của nó, đừng nói gì đến mức độ thành công. Song người ta vẫn mong chờ điều ấy đến. Người thì háo hức ra mặt, người thì chỉ vì tính tò mò, thậm chí rất nhiều người tỏ ra vô cùng thờ ơ. Song không vì thế mà Yearbook dừng bánh. Và đến giờ phút này, khi cuộc hành trình đã kết thúc, có lẽ một điều cần và nên làm là hãy cùng nhìn lại chặng đường mà Yearbook đi qua, cùng nhìn xem đứa con đầu lòng và duy nhất của 392 ông bố bà mẹ chúng ta đã sinh ra và trưởng thành như thế nào.
Ý tưởng về một quyển Yearbook - quyển sách của năm - ghi lại toàn bộ những sự kiện trọng đại mang tính lịch sử của một tổ chức, một cồng đồng đã le lói từ rất lâu trong lòng rất rất nhiều người. Song, ngay lập tức ý tưởng này bị gạt bỏ ra khỏi những cái đầu để nhường chỗ cho sin & cos, cho đột biến và giao thoa, cho cách mạng Tháng 10 Nga và cho thơ ca, ngoại ngữ... Người ta thôi không nghĩ đến nó không phải chỉ vì lý do đơn giản là “còn bận học”, mà quan trọng hơn là ở tính khả thi hết sức hạn chế, chính xác hơn là gần như không thể được của nó... Cho đến những ngày đầu năm lớp 12, chính xác là 3.9.1997, ý tưởng về một quyển Yearbook dành cho liền một lúc ba năm của chỉ riêng khoá Ams 95 - 98 đã lại được khơi dậy, lần này là thực sự nghiêm túc, bắt đầu từ lớp Anh. Những phác thảo nguệch ngoạc và mơ hồ đầu tiên đã được vạch ra và được toàn bộ nhân dân lớp Anh nhiệt liệt ủng hộ. Vấn đề bây giờ là ở chỗ “ý kiến các lớp khác ra sao?”. Và tuần lễ quân sự lớp 12 là thử thách đầu tiên của Yearbook.
Những người đầu tiên được hỏi là một nhóm các bạn nữ đại diện lớp Lý. “ừ, cũng được. Nếu có thì rất hay”. Tiếp theo là Sinh, Hoá, Tin, Pháp, Toán, Nga và Văn. Tất cả đều có một câu trả lời chung chung như vậy. Dĩ nhiên! Làm sao người ta có thể hồ hởi nhiệt tình ngay cho một công việc chưa biết đầu cua tai nheo thế nào được! Vì thế, sự đồng tình (dù còn rất dè dặt) của các lớp khối sáng như vậy cũng đã là một bước đi đầu tiên cho Yearbook tiến lên phía trước. Nhưng, cũng trong cùng ngày hôm ấy, Yearbook thật sự mất hứng khi gặp lớp Tin. Họ không phản đối ngay, cũng chẳng đồng tình, họ đùn đẩy cho nhau theo một kiểu rất là... mất hứng. Có lẽ lúc đó Yearbook chưa thể ngờ được rằng, trong những ngày sau này, việc vận động lớp Tin ghé chân vào Yearbook sẽ là công việc gian nan đến mức nào.
Hai đại diện khối chiều - lớp A2, A3 -, theo dự tính, sẽ là những ủng hộ viên nhiệt tình nhất cho Yearbook (họ cùng cánh tả - nhiều girls, cùng ngành dọc - lớp Anh và nhiều điểm chung khác). Song, thật là ngạc nhiên, ngoại trừ bạn gái Mai Lan A2 - đồng nghiệp lâu năm với các hoạt động Đoàn trường, thì phản ứng của những người còn lại hết sức tương tự như bà con khối sáng. Niềm hứng khởi tiêu tan dần khi nghĩ đến chuyện sang hỏi hai lớp còn lại, bởi vì so với A2, A3 thì T2, T3 xa xôi với A1 hơn nhiều nhiều lần. Vậy mà cảm hứng đột ngột đổi dấu sau câu trả lời của T3. Diệp - đại diện năng nổ nhất của T3 lúc đó và trong suốt thời gian sau này - đã trả lời bằng nụ cười đồng tình đầy sức thuyết phục (dù biết rằng sắp tới đây, tập đoàn T3 sẽ là những người vất vả nhất trong việc huy động lòng nhiệt thành). Đến lượt T2 - những người gần như xa nhất trong mối quan hệ với A1 lúc bấy giờ, đã làm cảm hứng chuyển từ điểm uốn lên đến giá trị cực đại. Câu trả lời mỹ mãn nhất trong số 12 lớp được hỏi: “Yên tâm! T2 cực kì ủng hộ” đã làm cho Yearbook chính thức được khai sinh.
Tháng 10 và 11 dần dần trôi qua với một loạt hoạt động của trường (bóng đá, đón huân chương, “Ngày về”, 20 - 11...). Rồi các lớp cứ như bị cuốn đi vì những chuyến tham quan bất tận. Gần như không cón ai nhớ đến Yearbook và một lần nữa, đề tài về Yearbook chuyển về thể loại “ước mơ”.
Những người đầu tiên nhắc lại là lớp Hoá. Họ muốn có một thông báo công khai và chính thức để toàn dân được biết, bởi vì những ý kiến trong tuần quân sự mới chỉ là thiểu số mà thôi. Ngay lập tức, một thông điệp đầy tình hữu nghị đã được thiết kế và chuyển giao về từng lớp. “Năm học lớp 12 sắp kết thúc và đã đến lúc chúng ta cần phải làm một việc gì đó trước khi thật sự chia tay... Chẳng phải đến giờ phút này, 13 lớp chúng ta đều đã là người một nhà rồi đó sao?... Điều chúng tôi thật sự mong muốn là quyển sách đó sẽ giúp chúng ta gần gũi và hiểu nhau hơn, và để sau khi ra trường, mỗi chúng ta đều có trong tay một cái gì đó để nhớ về thời “Mình đã từng là bạn!”.
Ngày 3.12.1997, buổi biên tập thứ nhất diễn ra ở phòng học lớp 12Anh. Việc đầu tiên là Yearbook cần có một Ban biên tập và một buổi họp định kì. Biên tập thì còn dễ chứ còn buổi họp thì phải cãi nhau rất lâu, Yearbook mới đi đến thống nhất. Và kết quả là 27 đại diện của 13 lớp (riêng lớp Sinh máu nhất cho ghi tên 3 biên tập) đã chính thức nhận nhiệm vụ trưa thứ hai hàng tuần từ 12 giờ đến 1 giờ họp mặt tại phòng tiếng (rồi sau này chuyển lên phòng học 12Nga). Buổi họp đầu tiên kéo dài gần ba tiếng rưỡi trong không khí nhiệt tình không thể tưởng tượng nổi. Càng bàn càng hăng, càng nghe càng sướng. Mô hình Yearbook từ chỗ phác thảo qua loa đã dần dần hình thành. Gần 4 mặt giấy chi chít kế hoạch và công việc: chuyện của chúng ta, chuyện của chúng tôi, thống kê các đôi, kỉ lục, sở thích, nghề nghiệp... Sự vắng mặt của bốn lớp Pháp, Hoá, A3, T2 đã buộc Yearbook phải cho in công khai và chuyển đến các lớp bản báo cáo chi tiết buổi họp nội bộ Ban biên tập đó. Để cho dễ hiểu, Yearbook phải cố nghĩ những ví dụ gắn liền với 4 lớp để minh hoạ cho các công việc phải làm. Chính vì vạy, hai xôn xao đầu tiên đã nổi lên. Thứ nhất, T2 cứ thắc mắc không hiểu vì sao lại lấy ví dụ về thống kê các kỉ lục đặc biệt là “ích xì T2 - 18 người yêu trong vòng 1,5 tháng đầu học kì I lớp 10” (“Làm sao họ biết được nhỉ?!”). Quả đúng như các cụ nói “Ăn trộm giật mình”, người ta chỉ lấy ví dụ thôi nhưng với T2 thì “giật mình” là chuyện đương nhiên. Thứ hai, đến lượt lớp Hoá cuống lên tìm hiểu xem “Bạn gì đẹp trai giống Thuỵ Điển” ở lớp mình là ai. Họ vặn vẹo Yearbook nhặng xị và sau khi tìm ra một người coi như giống người Thuỵ Điển nhất trong lớp mình, họ mới chịu buông tha không tra hỏi. Ôi, “Ví Dụ”, thật là tai ương!
Song điều quan trọng và ý nghĩa nhất trong buổi biên tập số một này lại là ý tưởng của lớp T3 về việc “chụp một bức ảnh chung cả khối”. Việc làm này từ trước đến nay vẫn là một ý định không tưởng vì sự không thể tồn tại đồng thời của ba yếu tố thiên thời - địa lợi - nhân hòa. Vậy mà lớp Sinh ủng hộ máu me đến mức không thèm ngồi nữa mà đứng hết cả dậy hét toáng lên: “Làm đi! Hay tởm mày ạ!”. A2, Toán, Văn, Nga và cả lớp Lý trầm tĩnh nhất cũng hồ hởi ra mặt với đề xuất này. Mọi khó khăn lần lượt nhanh chóng bị triệt tiêu. Yếu tố “nhân hoà” được giải quyết bằng việc cử một người được coi là “lời nói có sức nặng nhất trong lớp” đứng ra thuyết phục lòng dân. “Địa lợi” đầu tiên được chỉ ra lăng Bác, triển lãm hay ra hồ, nhưng rồi ý tưởng điên rồ này được chỉnh về sân trước của trường có dòng chữ tên trường, với sự trợ giúp là thuê hệ thống bậc thang của các dàn hợp xướng hoặc dùng bàn ghế của trường. Còn điểm “thiên thời” - thật quá lý tưởng - sẽ là sau khi thi xong môn cuối cùng học kì I - môn Toán (bởi và chỉ có lúc đi thi thì sáng chiều mới được đoàn tụ và chỉ có lúc thi xong thì tâm lý mới được giải phóng). Ban biên tập hôm ấy hí hửng đến nỗi trèo hết cả lên bàn tập xếp thành 7 tầng người và cười đủ 36 kiểu để chụp thử bằng tưởng tượng. Đến lúc ấy, chưa ai có thể ngờ rằng, để giữ được nụ cười như vậy cho lên tấm ảnh lịch sử kia, họ còn phải gian nan bao nhiêu lâu nữa.
Rắc rối đầu tiên là việc sắp xếp chỗ đứng. Lớp Hóa muốn đứng cạnh T3, lớp Văn muốn sát ngay lớp Toán, T2-A3 thì như thường lệ tối lửa tắt đèn chụp ảnh có nhau. Rồi tiếp theo là sự cản trở một cách đáng ghét của đống cây ở sân trước. Kế hoạch phải chuyển về sân sau dù bụi bay mù mịt và tường của dãy nhà A theo lời cô Nga hiệu phó thì đã “mốc xanh mốc đỏ”. Nhưng mốc mà chụp được thì vẫn còn là tốt. Mãi cho đến khi chỉ còn hơn một tuần nữa là đến ngày hẹn thì thầy Tuấn (Lý) lại đem đến không phải một xô mà là một hồ Giảng Võ nước lạnh: “Các em định trèo lên bàn chụp ảnh á? Hay nhỉ! Đi hỏi thầy Ban phụ trách cơ sở vật chất của trường đi đã”. Thế là hết, không bao giờ thầy Ban lại đồng ý cho chúng ta phá phách cơ sở một tay thầy xây dựng. Khi bóng tối đã đen thui, không còn một tia đơn sắc nào lọt vào nổi thì thầy Vĩnh xuất hiện như một thiên thần. Nghe ỉ ôi xong những lời não lòng đến đứt ruột, thầy trả lời với vẻ mặt hân hoan thấy rõ: “Thật là một ý tưởng tuyệt vời. Chưa bao giờ trong lịch sử trường Ams lại làm được một việc như thế. Không thể có bất cứ một lí do gì cản trở các em cả, nếu có, thầy sẽ can thiệp bằng mọi giá thì thôi”. Và thế là đúng 10 giờ 10 phút thứ năm ngày 29.12.1997, 13 lớp đựoc triệu tập. Những người bạn tốt bụng từ 12T2 và những chàng trai lớp Toán sạch sẽ chỉn chu trong bộ đồng phục màu trắng (cùng với nhiều người khác) đã hăng hái lên tầng 2 bê hơn 34 bộ bàn ghế xuống để dàn xếp đội hình. Phải nói rằng hôm ấy đứa nào cũng gần như lạc cả giọng. Mặt đỏ tía tai, nói cũng nhiều, hét cũng nhiều, mồ hôi cũng nhiều và cười cũng nhiều. Lớp Lý được xếp cạnh lớp Văn và cho đến khi gần như mọi người đã ổn định xong xuôi thì khu vực này vẫn còn lộn xộn. Một tên đeo kính (người lớp Lý) rất là đẹp trai, vậy mà không hiểu chai lì đến độ nào mà dù vạch ranh giới đã được kẻ vẫn ngồi ì bên địa phận lớp Văn. Cho đến khi lớp Văn kêu la oai oái “Mày ơi, mày bảo thằng này đi, nó không cho bọn tao đứng”, tên này vẫn không lùi bước. “Ơ buồn cười nhỉ, không còn thời gian nữa đâu, ấy xuống đi”. “ứ!”. “Ơ hay nhỉ, có xuống không?”. “ứ!”. “Xuống!”. “Nhưng mà lớp Lý chật bỏ xừ, không thương lớp Lý à?”. “Thôi thôi, thương lớp Lý lắm, ấy xuống đi”. Tên này đúng là cầm tinh con đỉa, cho đến lúc đấy vẫn tiếp tục ỉ ôi lải nhải “không thương lớp Lý à?” nghe muốn lộn ruột. May quá, vừa vặn Lý trưởng xuất hiện và sự việc được giải quyết ổn thoả. Vừa lúc ấy lại thấy om sòm vụ tranh chấp khác bên A3. “Nào, có đi ra không thì bảo” - tiếng con gái A3 léo xéo. “Không được! T2 to gấp rưỡi A3, phải 4 bàn mới đủ” - tiếng Sômali giọng rất cay cú. Vừa lúc ấy Bin A3 xuất hiện “Nào, đo thử xem A3 với T2 ai to gấp rưỡi!”. Trước bằng chứng người thực việc thực như vậy, Sômali cùng với thân hình còm nhom không còn cách nào hơn là chuồn thẳng... Cứ như thế, sau gần một tiếng la hét lạc cả giọng, hình dạng mỗi lớp dần dần được hình thành. Tấm ảnh ấy chưa phải là một sự hoàn chỉnh, song để có được nó lại là cả một nỗ lực rất lớn của gần 400 con người - bao nhiêu mồ hôi, bao nhiêu lo âu để có được nụ cười 392 kiểu. ý nghĩa của nó không còn chỉ nằm trong phạm vi lịch sử trường Ams mà, theo lời thầy giáo Nguyễn Thượng Võ, “Đây là lần đầu tiên trong lịch sử 38 năm tôi dạy học”.
Khi một công việc gần như là không tưởng đã được hoàn thành thì mọi khó khăn khác với Yearbook dường như trở nên vô nghĩa. Trong tâm trạng phấn khích hoàn hảo, Ban biên tập bắt đầu tiến hành những công việc thật sự của mình. Và một loạt gian khổ mới lại tiếp tục nảy sinh.
Ban đầu chỉ là những chuyện nhỏ. Công việc đã được phân công quá rõ ràng: Nga viết về âm nhạc điện ảnh, A2 - thể thao và các đôi, Hoá - nghề nghiệp, A1 thống kê ngày sinh, thành tích... Nhìn các lớp giờ ra chơi chạy ngược chạy xuôi tấp nập, có người bảo: “Từ hồi có Yearbook tao mới sang lớp nó đấy. Trước có nhìn mặt nhau bao giờ đâu!”. Như thế là coi như nhiệm vụ đầu tiên đã được hoàn thành: Các lớp gần nhau thêm, mọi người hiểu nhau hơn, dù sao niềm an ủi nhỏ nhoi ấy cũng thật là ý nghĩa.
Rồi bắt đầu có chuyện. Trước hết là sự chai lì của lớp Tin. Cửa phòng A1 liên tiếp nhận được những lời than thở rất chi là giận dỗi: “Mày bảo bọn lớp Tin đi. Nó chẳng chịu nộp số liệu cho tao gì cả!”. Mà công nhận là khổ thật. Cứ mỗi lần thò mặt vào lớp Tin “Cho gặp lớp trưởng”, y như rằng không phải một mà cả một “tập đoàn lớp trưởng” lập tức xúm lại: “Gì thế hả ấy? Hỏi tớ hả ấy?”. Và sau khi nói một mạch đến đứt hơi về toàn bộ công việc phải làm (lớp Tin hầu như không bao giờ đi họp) và kết thúc bằng câu “Thế nhé, làm luôn đi, muộn lắm rồi”, thế nào cũng có người í ới gọi lại: “ớ ấy ơi, ấy còn quên một việc...”. “Việc gì?”. “Việc là... tối nay chúng ta gặp nhau ở đâu?”. Giời ơi, đang lúc nước sôi lửa bỏng thế mà còn gặp gỡ thì có khổ thân tôi không cơ chứ!
Song không thể không thông cảm cho lớp Tin được. Chúng tôi biết là lớp trưởng Đặng Kim Khoa đã phải vất vả như thế nào với đống nghiệm cùng dấu của 12Tin, và cứ mỗi lần gặp lại một lần giải thích một cách rầu rĩ: “Khổ quá! Bọn lớp tớ chẳng ai chịu viết”. Trong khi đó, tại các lớp khác, tình trạng diễn ra tương tự. Đầu tiên là Lý: “Chán quá mày ạ, bọn lớp tao bảo hay thôi không làm nữa...”. Rồi đến A3: “Mày ơi hay thôi đi. Lớp tao chẳng ai chịu làm gì cả, lại bận nữa, nản quá.”. Không chỉ có những lời than phiền của các biên tập viên, Yearbook còn liên tiếp nhận được không biết bao nhiêu phản ứng dội lại: “Giời ơi, thi cử đến nơi rồi còn viết mới lách cái nỗi gì!”, “Đúng là cái trò của bọn vào thẳng, rỗi hơi không còn gì làm đem ra hành hạ người ta” v.v... Một áp lực chưa từng có đè nặng lên Yearbook và nhiều người trong ban biên tập đã phải nghĩ đến giải pháp cuối cùng: Chấm dứt Yearbook cũng như chấm dứt mọi lời kêu ca, trước khi đi quá xa hay làm điều gì quá muộn.
Bầu không khí nặng nề và ngột ngạt ấy kéo dài suốt một thời gian. Yearbook gần như rơi vào tình trạng hoàn toàn bế tắc không có lối thoát. Nhiều người trong Ban biên tập (chính xác hơn là tất cả mọi người) dù không một lời kêu ca, nhưng họ cùng giống hệt nhau ở một điểm: đó là sự đơn độc. Bao nhiêu công việc, bao nhiêu bài viết, bao nhiêu lời hô hào đều dần dần chìm vào sự im lặng. Dường như sự ủng hộ của mọi người chỉ dừng lại ở một việc “Bọn mày cứ làm đi cho tao xem.Hết.” Rồi cái điều đáng sợ đã được dự báo từ đầu cũng đến. Lớp Pháp: “Chắc chỉ nửa lớp tớ mua”; T3: “Hy vọng lớp tao lấy được hai chục quyển”...
Khi cảm giác mệt mỏi đã tràn ngập trong các thành viên ban biên tập thì may mắn thay, một lần nữa nguồn ánh sáng mới được chiếu đến. ánh sáng lần này không chiếu trực tiếp mà được tán sắc qua lăng kính T2: đó là thầy Võ. Đến lúc này thì cái sự “to mồm” của T2 đã phát huy triệt để tác dụng. Một truyền mười, mười truyền trăm, mọi người hồ hởi nói với nhau “Mày ơi cố lên, không sao đâu, thầy ủng hộ cực!...”. Những điều mà thầy nói với họ (T2) được phát thanh trong cả khối: “Rồi sau này các em mới thấy quý... Đừng nghĩ đến chuyện tiêng nong, đài báo sống được là nhờ quảng cáo, các bạn làm được thế này là họ rất cố gắng... Các em phải hiểu...”. Thế là sức sống lại được trỗi dậy. Chắc thầy không biết là những lời nói gián tiếp ấy đã có ý nghĩa với chúng tôi thế nào. Rồi các đồng nghiệp khác trong Ban biên tập, người chưa nản thì động viên người nản, người còn “khoẻ mạnh” (về cả thể lực và tinh thần) thì động viên người yếu. Ơn Đảng, ơn Chính phủ, Yearbook đã thực sự hồi sinh.
Công việc mới mẻ làm thay đổi bầu không khí u ám lúc đó cho Yearbook là cuộc khảo sát. Và chính lúc này, Yearbook đã phạm phải một lỗi lầm không thể tha thứ được: đó là việc để sót mất tên lớp Pháp trong phần nhận xét các lớp và cho điểm. Ban biên tập gần như phát điên lên khi phát hiện ra sai sót này, bởi lớp Pháp xưa nay vẫn luôn xuất hiển trong sự trầm lặng, song điều đó không có nghĩa là các lớp khác và nhất là Yearbook lại quên mất họ. Giá như cái lớp bị cắt là lớp Anh hay một lớp ồn ào nào đó, có lẽ chúng tôi đã không áy náy đến thế. Phải đến bây giờ, Yearbook mới có dịp được gửi lời xin lỗi đến lớp Pháp. “Chers amis, Pardonnez - nous!”. Cho đến nay, đây là điều đáng tiếc lớn nhất mà Yearbook phạm phải.
Cuộc khảo sát này đã gây ra nhiều xôn xao trong dư luận, nhất là câu 15. Chưa bao giờ Ban biên tập lại làm một việc gì vất vả và vui đến thế, nhất là đoạn về “anh bảo vệ kính đen” và “nhận xét các lớp”. Các câu trả lời còn thêm phần sinh động nhờ giọng đọc đầy cảm hứng của biên tập viên Tùng Linh, lên xuống rất nhịp nhàng và đúng chỗ khiến cho cái lớp đang bị nói xấu cũng bò lăn ra mà cười.
Có lẽ cũng cần phải nói sơ qua về Ban biên tập - những người đã đem tiếng nói của từng lớp đến với Yearbook trong suốt thời gian qua. Trong số họ có những kẻ đóng đinh kiên trì từ đầu đến cuối: Thu Hà (Nga), Mai Lan (A2), Phương Anh (Văn), Quang Dũng (Pháp), Thu Thuỷ (Toán), Ngọc Diệp (T3)..., nhưng cũng có người chỉ thấy tên trong danh sách mà không một lần gặp mặt (“moning go go” - Toán) hoặc gặp rồi nhưng chưa một lần tái ngộ (Việt Hà - Tin). Cảm tình của họ với Yearbook cũng có nhiều cấp độ, chẳng hạn như khi thông báo “Ê, thứ hai này không họp đâu nhé!” thì lập tức sẽ có hai phản ứng trái ngược: “Ơ thế à, may quá!” của A3, T2... và “Ơ thế à, chán nhỉ!” của Nga, A1... Thành viên biên tập của các lớp cũng thay đổi liên xoành xoạch, rắc rối nhất là lớp Sinh mà người lắm mồm và vô tổ chức là một tay anh chị họ Nguyễn tên Việt Linh: vừa nói nhiều, vừa nói ngang mà toàn những thứ không đâu vào đâu cả. Chẳng hạn như khi làm phần lịch sử, hỏi “Tháng 2 năm lớp 11 có chuyện gì quan trọng không nhỉ?”. Lúc mọi người còn đang trầm ngâm suy nghĩ, tên này đã rú lên “A, ra rồi!”. Mọi người phấn khởi: “Có vụ gì thế?”. “Có ngày sinh nhật tớ!” - nó trả lời tỉnh rụi làm mọi người tức lộn ruột (nhưng vì hắn sinh năm 81 nên không ai chấp). Lúc đang hỏi “Lớp Pháp làm dạ hội tiếng Pháp ở hồ “Thiền Quang” hay “Thuyền Quang”?”, hắn lại la toáng lên “Giời ơi, cái hồ đấy tớ với ấy đi mãi rồi mà còn hỏi!” Đại khái những chuyện nhí nhố hầm bà lằng như vậy cứ đua nhau tuôn ra hàng mớ, vừa buồn cười vừa tức mà không ai làm gì được. Thế mới cú!
Chuyện vui cũng nhiều mà chuyện buồn tất nhiên cũng không thiếu. Điều khổ nhất và giống nhau nhất của họ là hai tầng áp lực đè nặng: một bên là học thi, một bên là Yearbook. Bài thì nhiều, lại bị giục giã ầm ĩ, trong khi đó người viết không có, người đánh vi tính không có. Dường như ai cũng quá mệt mỏi về cái cuộc hành trình đơn thương độc mã này. Nhưng rồi lời qua tiếng lại, người nọ giúp ngườì kia, công việc cũng dần được hoàn thành, dù sự vất vả của họ đã nhân dần lên theo năm tháng.
Đến những ngày cuối cùng này, khi mọi người trong khối đang ngập đầu trong sách vở chuẩn bị cho kì thi Tốt nghiệp và Đại học thì Ban biên tập chúng tôi vẫn còn đang bộn bề công việc. Thu thập bài, kiểm tra lỗi, lồng ảnh, sắp xếp, sửa chữa, đưa lên chế bản, đem đi in... Khổ muốn nỗi tiền không có, vừa muốn đẹp, vừa phải giữ đúng lời hứa đảm bảo giá thấp hơn hoặc cùng lắm là bằng 35 000 cho các bạn, công việc chế bản và kĩ thuật trên máy không thể đưa cho nhà in mà phải tự làm. Lớp Tin và các lớp có kĩ thuật khác không có khả năng giúp đỡ, công việc bị dồn vào mấy đứa mù tịt về máy. Biết làm sao, thời gian chỉ còn quá ít mà việc thì còn nhiều: Lớp nào cũng muốn nhiều ảnh mà ảnh màu phải dồn đủ vào một số trang nhất định... Chúng tôi không có khả năng sắp xếp cho Yearbook một trình tự hoàn hảo, và tất cả những gì bạn đã cầm trong tay là sự phấn đấu hết mình bằng nguồn sinh lực ít ỏi đã bị huy động và vắt kiệt tối đa của chúng tôi. Hãy thông cảm cho Ban biên tập về những gì còn sai sót hay bạn chưa hài lòng. Giá như còn cố được, chúng tôi chắc cũng vẫn còn cố. Chỉ mong sao, ít ra thì dù một lần, Yearbook cũng đen được một niềm vui nho nhỏ tới bạn...
Một cuộc hành trình dù dài và gian nan đến đâu thì cũng có lúc về đích. Khi bạn cầm cuốn sách này trên tay, có lẽ chúng ta sẽ không còn cơ hội được ngồi bên nhau nữa. Chắc phải đến lúc đó, chúng ta mới có thể thấy những ngày tháng qua đẹp đẽ và đáng quý biết chừng nào. Để rồi đến khi, trong vô vàn những bận rộn và lo toan của cuộc sống người lớn mà chúng ta sắp bước vào, biết đâu Yearbook lại giúp bạn tìm thấy chút niềm vui tươi trẻ và giản dị về những năm tháng đẹp đẽ ấy, về những gì của “Một thời để nhớ” đã qua...
02-03-2002
Khi bắt đầu viết những dòng này, con đường mà Yearbook đi qua đang ở vào những chặng cuối. Vậy mà trong số 392 con người, có lẽ chưa có ai lại đủ lạc quan mà dám khẳng định cho sự ra đời của nó, đừng nói gì đến mức độ thành công. Song người ta vẫn mong chờ điều ấy đến. Người thì háo hức ra mặt, người thì chỉ vì tính tò mò, thậm chí rất nhiều người tỏ ra vô cùng thờ ơ. Song không vì thế mà Yearbook dừng bánh. Và đến giờ phút này, khi cuộc hành trình đã kết thúc, có lẽ một điều cần và nên làm là hãy cùng nhìn lại chặng đường mà Yearbook đi qua, cùng nhìn xem đứa con đầu lòng và duy nhất của 392 ông bố bà mẹ chúng ta đã sinh ra và trưởng thành như thế nào.
Ý tưởng về một quyển Yearbook - quyển sách của năm - ghi lại toàn bộ những sự kiện trọng đại mang tính lịch sử của một tổ chức, một cồng đồng đã le lói từ rất lâu trong lòng rất rất nhiều người. Song, ngay lập tức ý tưởng này bị gạt bỏ ra khỏi những cái đầu để nhường chỗ cho sin & cos, cho đột biến và giao thoa, cho cách mạng Tháng 10 Nga và cho thơ ca, ngoại ngữ... Người ta thôi không nghĩ đến nó không phải chỉ vì lý do đơn giản là “còn bận học”, mà quan trọng hơn là ở tính khả thi hết sức hạn chế, chính xác hơn là gần như không thể được của nó... Cho đến những ngày đầu năm lớp 12, chính xác là 3.9.1997, ý tưởng về một quyển Yearbook dành cho liền một lúc ba năm của chỉ riêng khoá Ams 95 - 98 đã lại được khơi dậy, lần này là thực sự nghiêm túc, bắt đầu từ lớp Anh. Những phác thảo nguệch ngoạc và mơ hồ đầu tiên đã được vạch ra và được toàn bộ nhân dân lớp Anh nhiệt liệt ủng hộ. Vấn đề bây giờ là ở chỗ “ý kiến các lớp khác ra sao?”. Và tuần lễ quân sự lớp 12 là thử thách đầu tiên của Yearbook.
Những người đầu tiên được hỏi là một nhóm các bạn nữ đại diện lớp Lý. “ừ, cũng được. Nếu có thì rất hay”. Tiếp theo là Sinh, Hoá, Tin, Pháp, Toán, Nga và Văn. Tất cả đều có một câu trả lời chung chung như vậy. Dĩ nhiên! Làm sao người ta có thể hồ hởi nhiệt tình ngay cho một công việc chưa biết đầu cua tai nheo thế nào được! Vì thế, sự đồng tình (dù còn rất dè dặt) của các lớp khối sáng như vậy cũng đã là một bước đi đầu tiên cho Yearbook tiến lên phía trước. Nhưng, cũng trong cùng ngày hôm ấy, Yearbook thật sự mất hứng khi gặp lớp Tin. Họ không phản đối ngay, cũng chẳng đồng tình, họ đùn đẩy cho nhau theo một kiểu rất là... mất hứng. Có lẽ lúc đó Yearbook chưa thể ngờ được rằng, trong những ngày sau này, việc vận động lớp Tin ghé chân vào Yearbook sẽ là công việc gian nan đến mức nào.
Hai đại diện khối chiều - lớp A2, A3 -, theo dự tính, sẽ là những ủng hộ viên nhiệt tình nhất cho Yearbook (họ cùng cánh tả - nhiều girls, cùng ngành dọc - lớp Anh và nhiều điểm chung khác). Song, thật là ngạc nhiên, ngoại trừ bạn gái Mai Lan A2 - đồng nghiệp lâu năm với các hoạt động Đoàn trường, thì phản ứng của những người còn lại hết sức tương tự như bà con khối sáng. Niềm hứng khởi tiêu tan dần khi nghĩ đến chuyện sang hỏi hai lớp còn lại, bởi vì so với A2, A3 thì T2, T3 xa xôi với A1 hơn nhiều nhiều lần. Vậy mà cảm hứng đột ngột đổi dấu sau câu trả lời của T3. Diệp - đại diện năng nổ nhất của T3 lúc đó và trong suốt thời gian sau này - đã trả lời bằng nụ cười đồng tình đầy sức thuyết phục (dù biết rằng sắp tới đây, tập đoàn T3 sẽ là những người vất vả nhất trong việc huy động lòng nhiệt thành). Đến lượt T2 - những người gần như xa nhất trong mối quan hệ với A1 lúc bấy giờ, đã làm cảm hứng chuyển từ điểm uốn lên đến giá trị cực đại. Câu trả lời mỹ mãn nhất trong số 12 lớp được hỏi: “Yên tâm! T2 cực kì ủng hộ” đã làm cho Yearbook chính thức được khai sinh.
Tháng 10 và 11 dần dần trôi qua với một loạt hoạt động của trường (bóng đá, đón huân chương, “Ngày về”, 20 - 11...). Rồi các lớp cứ như bị cuốn đi vì những chuyến tham quan bất tận. Gần như không cón ai nhớ đến Yearbook và một lần nữa, đề tài về Yearbook chuyển về thể loại “ước mơ”.
Những người đầu tiên nhắc lại là lớp Hoá. Họ muốn có một thông báo công khai và chính thức để toàn dân được biết, bởi vì những ý kiến trong tuần quân sự mới chỉ là thiểu số mà thôi. Ngay lập tức, một thông điệp đầy tình hữu nghị đã được thiết kế và chuyển giao về từng lớp. “Năm học lớp 12 sắp kết thúc và đã đến lúc chúng ta cần phải làm một việc gì đó trước khi thật sự chia tay... Chẳng phải đến giờ phút này, 13 lớp chúng ta đều đã là người một nhà rồi đó sao?... Điều chúng tôi thật sự mong muốn là quyển sách đó sẽ giúp chúng ta gần gũi và hiểu nhau hơn, và để sau khi ra trường, mỗi chúng ta đều có trong tay một cái gì đó để nhớ về thời “Mình đã từng là bạn!”.
Ngày 3.12.1997, buổi biên tập thứ nhất diễn ra ở phòng học lớp 12Anh. Việc đầu tiên là Yearbook cần có một Ban biên tập và một buổi họp định kì. Biên tập thì còn dễ chứ còn buổi họp thì phải cãi nhau rất lâu, Yearbook mới đi đến thống nhất. Và kết quả là 27 đại diện của 13 lớp (riêng lớp Sinh máu nhất cho ghi tên 3 biên tập) đã chính thức nhận nhiệm vụ trưa thứ hai hàng tuần từ 12 giờ đến 1 giờ họp mặt tại phòng tiếng (rồi sau này chuyển lên phòng học 12Nga). Buổi họp đầu tiên kéo dài gần ba tiếng rưỡi trong không khí nhiệt tình không thể tưởng tượng nổi. Càng bàn càng hăng, càng nghe càng sướng. Mô hình Yearbook từ chỗ phác thảo qua loa đã dần dần hình thành. Gần 4 mặt giấy chi chít kế hoạch và công việc: chuyện của chúng ta, chuyện của chúng tôi, thống kê các đôi, kỉ lục, sở thích, nghề nghiệp... Sự vắng mặt của bốn lớp Pháp, Hoá, A3, T2 đã buộc Yearbook phải cho in công khai và chuyển đến các lớp bản báo cáo chi tiết buổi họp nội bộ Ban biên tập đó. Để cho dễ hiểu, Yearbook phải cố nghĩ những ví dụ gắn liền với 4 lớp để minh hoạ cho các công việc phải làm. Chính vì vạy, hai xôn xao đầu tiên đã nổi lên. Thứ nhất, T2 cứ thắc mắc không hiểu vì sao lại lấy ví dụ về thống kê các kỉ lục đặc biệt là “ích xì T2 - 18 người yêu trong vòng 1,5 tháng đầu học kì I lớp 10” (“Làm sao họ biết được nhỉ?!”). Quả đúng như các cụ nói “Ăn trộm giật mình”, người ta chỉ lấy ví dụ thôi nhưng với T2 thì “giật mình” là chuyện đương nhiên. Thứ hai, đến lượt lớp Hoá cuống lên tìm hiểu xem “Bạn gì đẹp trai giống Thuỵ Điển” ở lớp mình là ai. Họ vặn vẹo Yearbook nhặng xị và sau khi tìm ra một người coi như giống người Thuỵ Điển nhất trong lớp mình, họ mới chịu buông tha không tra hỏi. Ôi, “Ví Dụ”, thật là tai ương!
Song điều quan trọng và ý nghĩa nhất trong buổi biên tập số một này lại là ý tưởng của lớp T3 về việc “chụp một bức ảnh chung cả khối”. Việc làm này từ trước đến nay vẫn là một ý định không tưởng vì sự không thể tồn tại đồng thời của ba yếu tố thiên thời - địa lợi - nhân hòa. Vậy mà lớp Sinh ủng hộ máu me đến mức không thèm ngồi nữa mà đứng hết cả dậy hét toáng lên: “Làm đi! Hay tởm mày ạ!”. A2, Toán, Văn, Nga và cả lớp Lý trầm tĩnh nhất cũng hồ hởi ra mặt với đề xuất này. Mọi khó khăn lần lượt nhanh chóng bị triệt tiêu. Yếu tố “nhân hoà” được giải quyết bằng việc cử một người được coi là “lời nói có sức nặng nhất trong lớp” đứng ra thuyết phục lòng dân. “Địa lợi” đầu tiên được chỉ ra lăng Bác, triển lãm hay ra hồ, nhưng rồi ý tưởng điên rồ này được chỉnh về sân trước của trường có dòng chữ tên trường, với sự trợ giúp là thuê hệ thống bậc thang của các dàn hợp xướng hoặc dùng bàn ghế của trường. Còn điểm “thiên thời” - thật quá lý tưởng - sẽ là sau khi thi xong môn cuối cùng học kì I - môn Toán (bởi và chỉ có lúc đi thi thì sáng chiều mới được đoàn tụ và chỉ có lúc thi xong thì tâm lý mới được giải phóng). Ban biên tập hôm ấy hí hửng đến nỗi trèo hết cả lên bàn tập xếp thành 7 tầng người và cười đủ 36 kiểu để chụp thử bằng tưởng tượng. Đến lúc ấy, chưa ai có thể ngờ rằng, để giữ được nụ cười như vậy cho lên tấm ảnh lịch sử kia, họ còn phải gian nan bao nhiêu lâu nữa.
Rắc rối đầu tiên là việc sắp xếp chỗ đứng. Lớp Hóa muốn đứng cạnh T3, lớp Văn muốn sát ngay lớp Toán, T2-A3 thì như thường lệ tối lửa tắt đèn chụp ảnh có nhau. Rồi tiếp theo là sự cản trở một cách đáng ghét của đống cây ở sân trước. Kế hoạch phải chuyển về sân sau dù bụi bay mù mịt và tường của dãy nhà A theo lời cô Nga hiệu phó thì đã “mốc xanh mốc đỏ”. Nhưng mốc mà chụp được thì vẫn còn là tốt. Mãi cho đến khi chỉ còn hơn một tuần nữa là đến ngày hẹn thì thầy Tuấn (Lý) lại đem đến không phải một xô mà là một hồ Giảng Võ nước lạnh: “Các em định trèo lên bàn chụp ảnh á? Hay nhỉ! Đi hỏi thầy Ban phụ trách cơ sở vật chất của trường đi đã”. Thế là hết, không bao giờ thầy Ban lại đồng ý cho chúng ta phá phách cơ sở một tay thầy xây dựng. Khi bóng tối đã đen thui, không còn một tia đơn sắc nào lọt vào nổi thì thầy Vĩnh xuất hiện như một thiên thần. Nghe ỉ ôi xong những lời não lòng đến đứt ruột, thầy trả lời với vẻ mặt hân hoan thấy rõ: “Thật là một ý tưởng tuyệt vời. Chưa bao giờ trong lịch sử trường Ams lại làm được một việc như thế. Không thể có bất cứ một lí do gì cản trở các em cả, nếu có, thầy sẽ can thiệp bằng mọi giá thì thôi”. Và thế là đúng 10 giờ 10 phút thứ năm ngày 29.12.1997, 13 lớp đựoc triệu tập. Những người bạn tốt bụng từ 12T2 và những chàng trai lớp Toán sạch sẽ chỉn chu trong bộ đồng phục màu trắng (cùng với nhiều người khác) đã hăng hái lên tầng 2 bê hơn 34 bộ bàn ghế xuống để dàn xếp đội hình. Phải nói rằng hôm ấy đứa nào cũng gần như lạc cả giọng. Mặt đỏ tía tai, nói cũng nhiều, hét cũng nhiều, mồ hôi cũng nhiều và cười cũng nhiều. Lớp Lý được xếp cạnh lớp Văn và cho đến khi gần như mọi người đã ổn định xong xuôi thì khu vực này vẫn còn lộn xộn. Một tên đeo kính (người lớp Lý) rất là đẹp trai, vậy mà không hiểu chai lì đến độ nào mà dù vạch ranh giới đã được kẻ vẫn ngồi ì bên địa phận lớp Văn. Cho đến khi lớp Văn kêu la oai oái “Mày ơi, mày bảo thằng này đi, nó không cho bọn tao đứng”, tên này vẫn không lùi bước. “Ơ buồn cười nhỉ, không còn thời gian nữa đâu, ấy xuống đi”. “ứ!”. “Ơ hay nhỉ, có xuống không?”. “ứ!”. “Xuống!”. “Nhưng mà lớp Lý chật bỏ xừ, không thương lớp Lý à?”. “Thôi thôi, thương lớp Lý lắm, ấy xuống đi”. Tên này đúng là cầm tinh con đỉa, cho đến lúc đấy vẫn tiếp tục ỉ ôi lải nhải “không thương lớp Lý à?” nghe muốn lộn ruột. May quá, vừa vặn Lý trưởng xuất hiện và sự việc được giải quyết ổn thoả. Vừa lúc ấy lại thấy om sòm vụ tranh chấp khác bên A3. “Nào, có đi ra không thì bảo” - tiếng con gái A3 léo xéo. “Không được! T2 to gấp rưỡi A3, phải 4 bàn mới đủ” - tiếng Sômali giọng rất cay cú. Vừa lúc ấy Bin A3 xuất hiện “Nào, đo thử xem A3 với T2 ai to gấp rưỡi!”. Trước bằng chứng người thực việc thực như vậy, Sômali cùng với thân hình còm nhom không còn cách nào hơn là chuồn thẳng... Cứ như thế, sau gần một tiếng la hét lạc cả giọng, hình dạng mỗi lớp dần dần được hình thành. Tấm ảnh ấy chưa phải là một sự hoàn chỉnh, song để có được nó lại là cả một nỗ lực rất lớn của gần 400 con người - bao nhiêu mồ hôi, bao nhiêu lo âu để có được nụ cười 392 kiểu. ý nghĩa của nó không còn chỉ nằm trong phạm vi lịch sử trường Ams mà, theo lời thầy giáo Nguyễn Thượng Võ, “Đây là lần đầu tiên trong lịch sử 38 năm tôi dạy học”.
Khi một công việc gần như là không tưởng đã được hoàn thành thì mọi khó khăn khác với Yearbook dường như trở nên vô nghĩa. Trong tâm trạng phấn khích hoàn hảo, Ban biên tập bắt đầu tiến hành những công việc thật sự của mình. Và một loạt gian khổ mới lại tiếp tục nảy sinh.
Ban đầu chỉ là những chuyện nhỏ. Công việc đã được phân công quá rõ ràng: Nga viết về âm nhạc điện ảnh, A2 - thể thao và các đôi, Hoá - nghề nghiệp, A1 thống kê ngày sinh, thành tích... Nhìn các lớp giờ ra chơi chạy ngược chạy xuôi tấp nập, có người bảo: “Từ hồi có Yearbook tao mới sang lớp nó đấy. Trước có nhìn mặt nhau bao giờ đâu!”. Như thế là coi như nhiệm vụ đầu tiên đã được hoàn thành: Các lớp gần nhau thêm, mọi người hiểu nhau hơn, dù sao niềm an ủi nhỏ nhoi ấy cũng thật là ý nghĩa.
Rồi bắt đầu có chuyện. Trước hết là sự chai lì của lớp Tin. Cửa phòng A1 liên tiếp nhận được những lời than thở rất chi là giận dỗi: “Mày bảo bọn lớp Tin đi. Nó chẳng chịu nộp số liệu cho tao gì cả!”. Mà công nhận là khổ thật. Cứ mỗi lần thò mặt vào lớp Tin “Cho gặp lớp trưởng”, y như rằng không phải một mà cả một “tập đoàn lớp trưởng” lập tức xúm lại: “Gì thế hả ấy? Hỏi tớ hả ấy?”. Và sau khi nói một mạch đến đứt hơi về toàn bộ công việc phải làm (lớp Tin hầu như không bao giờ đi họp) và kết thúc bằng câu “Thế nhé, làm luôn đi, muộn lắm rồi”, thế nào cũng có người í ới gọi lại: “ớ ấy ơi, ấy còn quên một việc...”. “Việc gì?”. “Việc là... tối nay chúng ta gặp nhau ở đâu?”. Giời ơi, đang lúc nước sôi lửa bỏng thế mà còn gặp gỡ thì có khổ thân tôi không cơ chứ!
Song không thể không thông cảm cho lớp Tin được. Chúng tôi biết là lớp trưởng Đặng Kim Khoa đã phải vất vả như thế nào với đống nghiệm cùng dấu của 12Tin, và cứ mỗi lần gặp lại một lần giải thích một cách rầu rĩ: “Khổ quá! Bọn lớp tớ chẳng ai chịu viết”. Trong khi đó, tại các lớp khác, tình trạng diễn ra tương tự. Đầu tiên là Lý: “Chán quá mày ạ, bọn lớp tao bảo hay thôi không làm nữa...”. Rồi đến A3: “Mày ơi hay thôi đi. Lớp tao chẳng ai chịu làm gì cả, lại bận nữa, nản quá.”. Không chỉ có những lời than phiền của các biên tập viên, Yearbook còn liên tiếp nhận được không biết bao nhiêu phản ứng dội lại: “Giời ơi, thi cử đến nơi rồi còn viết mới lách cái nỗi gì!”, “Đúng là cái trò của bọn vào thẳng, rỗi hơi không còn gì làm đem ra hành hạ người ta” v.v... Một áp lực chưa từng có đè nặng lên Yearbook và nhiều người trong ban biên tập đã phải nghĩ đến giải pháp cuối cùng: Chấm dứt Yearbook cũng như chấm dứt mọi lời kêu ca, trước khi đi quá xa hay làm điều gì quá muộn.
Bầu không khí nặng nề và ngột ngạt ấy kéo dài suốt một thời gian. Yearbook gần như rơi vào tình trạng hoàn toàn bế tắc không có lối thoát. Nhiều người trong Ban biên tập (chính xác hơn là tất cả mọi người) dù không một lời kêu ca, nhưng họ cùng giống hệt nhau ở một điểm: đó là sự đơn độc. Bao nhiêu công việc, bao nhiêu bài viết, bao nhiêu lời hô hào đều dần dần chìm vào sự im lặng. Dường như sự ủng hộ của mọi người chỉ dừng lại ở một việc “Bọn mày cứ làm đi cho tao xem.Hết.” Rồi cái điều đáng sợ đã được dự báo từ đầu cũng đến. Lớp Pháp: “Chắc chỉ nửa lớp tớ mua”; T3: “Hy vọng lớp tao lấy được hai chục quyển”...
Khi cảm giác mệt mỏi đã tràn ngập trong các thành viên ban biên tập thì may mắn thay, một lần nữa nguồn ánh sáng mới được chiếu đến. ánh sáng lần này không chiếu trực tiếp mà được tán sắc qua lăng kính T2: đó là thầy Võ. Đến lúc này thì cái sự “to mồm” của T2 đã phát huy triệt để tác dụng. Một truyền mười, mười truyền trăm, mọi người hồ hởi nói với nhau “Mày ơi cố lên, không sao đâu, thầy ủng hộ cực!...”. Những điều mà thầy nói với họ (T2) được phát thanh trong cả khối: “Rồi sau này các em mới thấy quý... Đừng nghĩ đến chuyện tiêng nong, đài báo sống được là nhờ quảng cáo, các bạn làm được thế này là họ rất cố gắng... Các em phải hiểu...”. Thế là sức sống lại được trỗi dậy. Chắc thầy không biết là những lời nói gián tiếp ấy đã có ý nghĩa với chúng tôi thế nào. Rồi các đồng nghiệp khác trong Ban biên tập, người chưa nản thì động viên người nản, người còn “khoẻ mạnh” (về cả thể lực và tinh thần) thì động viên người yếu. Ơn Đảng, ơn Chính phủ, Yearbook đã thực sự hồi sinh.
Công việc mới mẻ làm thay đổi bầu không khí u ám lúc đó cho Yearbook là cuộc khảo sát. Và chính lúc này, Yearbook đã phạm phải một lỗi lầm không thể tha thứ được: đó là việc để sót mất tên lớp Pháp trong phần nhận xét các lớp và cho điểm. Ban biên tập gần như phát điên lên khi phát hiện ra sai sót này, bởi lớp Pháp xưa nay vẫn luôn xuất hiển trong sự trầm lặng, song điều đó không có nghĩa là các lớp khác và nhất là Yearbook lại quên mất họ. Giá như cái lớp bị cắt là lớp Anh hay một lớp ồn ào nào đó, có lẽ chúng tôi đã không áy náy đến thế. Phải đến bây giờ, Yearbook mới có dịp được gửi lời xin lỗi đến lớp Pháp. “Chers amis, Pardonnez - nous!”. Cho đến nay, đây là điều đáng tiếc lớn nhất mà Yearbook phạm phải.
Cuộc khảo sát này đã gây ra nhiều xôn xao trong dư luận, nhất là câu 15. Chưa bao giờ Ban biên tập lại làm một việc gì vất vả và vui đến thế, nhất là đoạn về “anh bảo vệ kính đen” và “nhận xét các lớp”. Các câu trả lời còn thêm phần sinh động nhờ giọng đọc đầy cảm hứng của biên tập viên Tùng Linh, lên xuống rất nhịp nhàng và đúng chỗ khiến cho cái lớp đang bị nói xấu cũng bò lăn ra mà cười.
Có lẽ cũng cần phải nói sơ qua về Ban biên tập - những người đã đem tiếng nói của từng lớp đến với Yearbook trong suốt thời gian qua. Trong số họ có những kẻ đóng đinh kiên trì từ đầu đến cuối: Thu Hà (Nga), Mai Lan (A2), Phương Anh (Văn), Quang Dũng (Pháp), Thu Thuỷ (Toán), Ngọc Diệp (T3)..., nhưng cũng có người chỉ thấy tên trong danh sách mà không một lần gặp mặt (“moning go go” - Toán) hoặc gặp rồi nhưng chưa một lần tái ngộ (Việt Hà - Tin). Cảm tình của họ với Yearbook cũng có nhiều cấp độ, chẳng hạn như khi thông báo “Ê, thứ hai này không họp đâu nhé!” thì lập tức sẽ có hai phản ứng trái ngược: “Ơ thế à, may quá!” của A3, T2... và “Ơ thế à, chán nhỉ!” của Nga, A1... Thành viên biên tập của các lớp cũng thay đổi liên xoành xoạch, rắc rối nhất là lớp Sinh mà người lắm mồm và vô tổ chức là một tay anh chị họ Nguyễn tên Việt Linh: vừa nói nhiều, vừa nói ngang mà toàn những thứ không đâu vào đâu cả. Chẳng hạn như khi làm phần lịch sử, hỏi “Tháng 2 năm lớp 11 có chuyện gì quan trọng không nhỉ?”. Lúc mọi người còn đang trầm ngâm suy nghĩ, tên này đã rú lên “A, ra rồi!”. Mọi người phấn khởi: “Có vụ gì thế?”. “Có ngày sinh nhật tớ!” - nó trả lời tỉnh rụi làm mọi người tức lộn ruột (nhưng vì hắn sinh năm 81 nên không ai chấp). Lúc đang hỏi “Lớp Pháp làm dạ hội tiếng Pháp ở hồ “Thiền Quang” hay “Thuyền Quang”?”, hắn lại la toáng lên “Giời ơi, cái hồ đấy tớ với ấy đi mãi rồi mà còn hỏi!” Đại khái những chuyện nhí nhố hầm bà lằng như vậy cứ đua nhau tuôn ra hàng mớ, vừa buồn cười vừa tức mà không ai làm gì được. Thế mới cú!
Chuyện vui cũng nhiều mà chuyện buồn tất nhiên cũng không thiếu. Điều khổ nhất và giống nhau nhất của họ là hai tầng áp lực đè nặng: một bên là học thi, một bên là Yearbook. Bài thì nhiều, lại bị giục giã ầm ĩ, trong khi đó người viết không có, người đánh vi tính không có. Dường như ai cũng quá mệt mỏi về cái cuộc hành trình đơn thương độc mã này. Nhưng rồi lời qua tiếng lại, người nọ giúp ngườì kia, công việc cũng dần được hoàn thành, dù sự vất vả của họ đã nhân dần lên theo năm tháng.
Đến những ngày cuối cùng này, khi mọi người trong khối đang ngập đầu trong sách vở chuẩn bị cho kì thi Tốt nghiệp và Đại học thì Ban biên tập chúng tôi vẫn còn đang bộn bề công việc. Thu thập bài, kiểm tra lỗi, lồng ảnh, sắp xếp, sửa chữa, đưa lên chế bản, đem đi in... Khổ muốn nỗi tiền không có, vừa muốn đẹp, vừa phải giữ đúng lời hứa đảm bảo giá thấp hơn hoặc cùng lắm là bằng 35 000 cho các bạn, công việc chế bản và kĩ thuật trên máy không thể đưa cho nhà in mà phải tự làm. Lớp Tin và các lớp có kĩ thuật khác không có khả năng giúp đỡ, công việc bị dồn vào mấy đứa mù tịt về máy. Biết làm sao, thời gian chỉ còn quá ít mà việc thì còn nhiều: Lớp nào cũng muốn nhiều ảnh mà ảnh màu phải dồn đủ vào một số trang nhất định... Chúng tôi không có khả năng sắp xếp cho Yearbook một trình tự hoàn hảo, và tất cả những gì bạn đã cầm trong tay là sự phấn đấu hết mình bằng nguồn sinh lực ít ỏi đã bị huy động và vắt kiệt tối đa của chúng tôi. Hãy thông cảm cho Ban biên tập về những gì còn sai sót hay bạn chưa hài lòng. Giá như còn cố được, chúng tôi chắc cũng vẫn còn cố. Chỉ mong sao, ít ra thì dù một lần, Yearbook cũng đen được một niềm vui nho nhỏ tới bạn...
Một cuộc hành trình dù dài và gian nan đến đâu thì cũng có lúc về đích. Khi bạn cầm cuốn sách này trên tay, có lẽ chúng ta sẽ không còn cơ hội được ngồi bên nhau nữa. Chắc phải đến lúc đó, chúng ta mới có thể thấy những ngày tháng qua đẹp đẽ và đáng quý biết chừng nào. Để rồi đến khi, trong vô vàn những bận rộn và lo toan của cuộc sống người lớn mà chúng ta sắp bước vào, biết đâu Yearbook lại giúp bạn tìm thấy chút niềm vui tươi trẻ và giản dị về những năm tháng đẹp đẽ ấy, về những gì của “Một thời để nhớ” đã qua...