Một giờ với Thày Hiệu trưởng trường trung học phổ thông (THPT) chuyên Hà-Nội – Amsterdam
Vào những ngày cuối tháng 12-2005 này, không khí trong Trường phổ thông trung học Hà Nội- Amsterdam như nóng lên bởi công việc chuẩn bị kỷ niệm 20 năm thành lập trường và đón nhận phần thưởng cao quý - Huân chương Lao động hạng Nhất của Nhà nước trao tặng. Phải rất kiên trì và với lợi thế là cựu học sinh thuộc “thông thổ” của trường, chúng tôi mới thu xếp được cuộc trò chuyện - phỏng vấn với thày Hiệu trưởng, Nhà giáo ưu tú (NGƯT) Đỗ Lệnh Điện.
PV: Thưa thày, vì sao trường mình lại mang tên Hà Nội - Amsterdam ?
NGƯT Đỗ Lệnh Điện: Vào cuối năm 1972, Thị trưởng Amsterdam, ngài Tiến sĩ Samkalden đến thăm Việt Nam đã tận mắt thấy Hà Nội bị bom B52 tàn phá. Khi về nước, Ngài đã vận động nhân dân thủ đô Amsterdam quyên góp để giúp Hà Nội xây dựng một trường học to đẹp, đàng hoàng sau ngày chiến thắng. Kết quả của việc làm nghĩa cử đó là một ngôi trường cấp III cao 4 tầng mọc lên trên đất phường Giảng Võ mang tên hai thủ đô Hà Nội và Amsterdam và khai giảng năm học đầu tiên vào l985.
PV : Thày có thể nêu tóm tắt về thành tích nổi bật trong việc dạy và học của thày trò trường Hà Nội - Amsterdam?
NGƯT Đỗ Lệnh Điện: Có thể nói đó và kết quả quá trình phấn đấu gian khổ của cả thày và trò trường Hà Nội - Amsterdam trong suốt 20 năm qua. Có 68 học sinh của trường đã dự thi Olimpic quốc tế, đem về 23 huy chương vàng, 13 huy chương bạc và 20 huy chương đồng. Trên 1000 học sinh đoạt giải các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia và trên 3000 học sinh đoạt giải học sinh giỏi cấp thành phố. Có một số em dự thi Olimpic quốc tế tới 2 lần, cả hai lần đều có huy chương.
PV: Thày trò trường ta không chỉ đạt nhiều thành tích trong học tập mà còn cả trong các cuộc thi đấu thể dục thể thao ?
NGƯT Đỗ Lệnh Điện: Tham gia thi đấu thể thao, học sinh của trường đã giành được 8 huy chương cấp quốc gia, l45 huy chương cấp thành phố và nhiều Cúp vàng, bạc, cờ thưởng trong các giải thi đấu tập thể. Đặc biệt là các môn bóng rổ, bóng bàn, cờ vua. Trong dịp Việt Nam đăng cai tổ chức SEAGAME 22, tất cả giáo viên thể dục, thể thao của trường đều vinh dự được triệu tập làm trọng tài.
PV: Xin thày cho biết vài nét về hoạt động câu lạc bộ của học sinh trường ta.
NGƯT Đỗ Lệnh Điện: Học sinh trường Hà Nội - Amsterdam là những người hết sức mạnh dạn tự tin và định hướng giáo dục của trường là để cho học sinh được tự do bày tỏ ý kiến của mình, được tự do đề xuất những ý tưởng và tạo điều kiện để các em được thử nghiệm các ý tưởng đó. Học sinh đã tự đứng ra tổ chức những đêm biểu diễn thật sôi động thu hút 7- 8 ngàn học sinh các trường đến dự, đứng chật sân trường. Các em còn tự tổ chức nhiều câu lạc bộ tiếng Anh, tiếng Nga, ngày hội nói tiếng Pháp, ngày hội Hoá học, ngày hội anh tài, đêm thơ tuổi học trò, thi học sinh thanh lịch... Các em còn táo bạo đi đầu trong một lĩnh vực hoạt động rất mới mẻ, mạnh dạn thành lập “Câu lạc bộ kinh tế thị trường”. Từ đó thành lập Công ty HAMEXIM xuất khẩu đồ lưu niệm sang Mỹ và nhập khẩu hàng từ Mỹ về. Các em tập làm giám đốc, làm trưởng phòng kinh doanh, tập phát hành cổ phiếu, tính toán cổ tức. Những việc làm này tuy còn nhỏ bé nhưng đã tạo cho các em những kinh nghiệm hoạt động độc lập và truyền cho các em sự tự tin cần thiết.
PV : Học sinh trường Hà Nội - Amsterdam có tham gia các hoạt động xã hội không, thưa thày?
NGƯT Đỗ Lệnh Điện: Trong các hoạt động xã hội, có thể nêu khá nhiều gương mặt xuất sắc năm 2000, các em Vũ Thuỳ Anh, Phạm Thị Thu Hương đã tham dự Liên hoan thanh niên và sinh viên thế giới ở Ha Oai; Các em Hà Lan Anh và Lê Xuân Linh tham dự Nghị viện thanh niên thế giới ở Xít Ny. Hà Lan Anh còn được tham gia Đoàn đại biểu Việt Nam dự Diễn đàn về quyền trẻ em tại Liên hiệp quốc năm 2003, dự Hội nghị diễn đàn trẻ em khu vực Đông Nam Á, tham gia Đoàn đại biểu Uỷ ban dân số, gia đình và trẻ em đi báo cáo tại Thụy Sĩ. Em Bùi Tố Uyên tham gia Nghị viện thanh niên thế giới, đi dự họp 3 kỳ trong 3 năm liền tại Italia. Em Vũ Thanh Hà đoạt giải nhất trong cuộc thi báo cáo viên về tư tưởng Hồ Chí Minh của quận Ba Đình năm 2004. Em Nguyễn Thị Thu Trang đoạt giải nhất cuộc thi quốc gia “Về cải thiện việc sử dụng và bảo vệ nguồn nước” được cử đi tham dự thi quốc tế tại Thụy Điển năm 2005...
PV: Các bạn nguyên là học sinh trường Hà Nội - Amsterdam được học bổng ra nước ngoài có tiếp tục phát huy được truyền thống của trường không?
NGƯT Đỗ Lệnh Điện: Nhìn chung, các học sinh đã được nhận học bổng du học tại các nước đều rất xứng đáng. Có thể nêu một vài trường hợp nổi bật: Năm 2002, em Lê Thu Thuỷ đang học tại trường OREGON (Mỹ) lọt vào bán kết cuộc thi giành giải “Nobel trẻ” do tập đoàn Intel tổ chức; Em Nguyễn Thị Vân Trinh đang học tại trường BOSWORTH COLLEGE (Anh) được chọn tham gia đội tuyển học sinh Anh quốc đi thi Hoá học quốc tế tại Hà Lan giành huy chương bạc; Em Đỗ Lê Thu Ngọc được nhận bảo vệ luận án Tiến sĩ tại HAVARD...
PV:Thày có thể kể ra một vài cựu sinh trường Hà Nội Amsterdam thành đạt.
NGƯT Đỗ Lệnh Điện: Năm nay, trường kỷ niệm 20 năm thành lập. Vì vậy, các em học sinh của trường kể cả những lứa đầu cũng chưa có được bao nhiêu thời gian để gây dựng sự nghiệp. Tuy vậy, cũng có thể tự hào khi nhắc đến những cựu học sinh như Phan Phương Đạt hiện là giám đốc Công ty phần mềm FPT, Hồ Thanh Tùng là Tổng giám đốc Chi nhánh khu vực Đông Nam Á của công ty ORACLE, Phan Thị Hà Dương, Phó giáo sư Đại học Pari 7 hiện đã về nước làm việc tại Viện Toán học Việt Nam... Còn khá nhiều em khác đang đảm trách xuất sắc những phần việc khá trọng yếu ở các ngành Ngoại giao, Tài chính, Ngân hàng, Phát thanh, Truyền hình...
PV: Thày có thể cho bạn đọc biết đội ngũ thày, cô giáo của trường?
NGƯT Đỗ Lệnh Điện: Hiện tại trường có 110 thày, cô giáo. Trong đó có 2 Tiến sĩ, 37 Thạc sĩ, 10 thầy, cô đang theo học hệ cao học. Nhiều thày, cô giáo của trường được nhận bằng khen của Chính phủ, được công nhận và giáo viên dạy giỏi, chủ nhiệm giỏi. Có 7 thày, cô đã được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú. Tài năng, sự nhiệt tình và tận tụy của các thày, cô đã để lại dấu ấn không thể phai mờ trong các em học sinh. Một ví dụ điển hình là trường hợp thày Vũ Xuân Mai sau khi bị bệnh hiểm nghèo qua đời thì các học sinh cũ của thày đã góp tiền lập quỹ “Học bổng Vũ Xuân Mai” để hàng năm tặng một món quà trị giá 5 triệu đồng cho bạn học sinh giỏi nhất lớp 11 chuyên toán. Một việc làm nặng nghĩa thày trò và thấm đậm chất nhân văn.
PV: Xin thày cho biết cảm nghĩ của thày nhân dịp 20 năm thành lập trường.
NGƯT Đỗ Lệnh Điện: Từ khi trường ta được phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới đến nay đã được 5 năm, thày cô giáo và 2600 học sinh toàn trường tiếp tục phấn đấu thi đua “dạy tốt, học tốt”. Đặc biệt là năm học 2004-2005, trường ta đã có 8 học sinh dự thi quốc tế về các môn: Toán, Lý, Tin học và Sinh học, mang về 2 huy chương vàng, 2 huy chương bạc và 3 huy chương đồng; 59 học sinh đoạt giải quốc gia (trong đó có 4 giải nhất) và 526 học sinh đoạt giải học sinh giỏi thành phố. Nhân dịp kỷ niệm 20 năm thành lập trường, Nhà nước vừa quyết định trao tặng phần thưởng cao quý: Huân chương Lao động hạng Nhất cho thày, trò trường Hà Nội - Amsterdam. Càng tự hào với những thành tích đã đạt được, thày, trò chúng tôi càng thấy trách nhiệm lớn lao đối với ngành giáo dục, với nhân dân thủ đô và nhân dân cả nước.
Nhìn lại chặng đường 20 năm qua, Trường chúng tôi vô cùng biết ơn các cấp lãnh đạo đã tạo mọi điều kiện tốt nhất cho trường Hà Nội - Amsterdam hình thành và phát triển. Cảm ơn nhân dân thủ đô và nhân dân cả nước đã dành cho trường những tình cảm sâu sắc. Cảm ơn các vị phụ huynh đã gửi gắm cho trường những đứa con ưu tú. Cảm ơn các thày, cô giáo đã làm việc hết mình vì học sinh thân yêu.
PV: Xin cảm ơn thày hiệu trưởng đã dành thời gian trò chuyện và trả lời phỏng vấn.
Ngày 27/12/2005. Cập nhật lúc 15[sup]h[/sup] 3'
(ĐCSVN) - Trường THPT chuyên Hà Nội Amsterdam đơn vị Anh hùng lao động trong thời kỳ đổi mới chuẩn bị kỷ niệm 20 năm thành lập và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất. Báo điện tử ĐCSVN giới thiệu đôi nét về quá trình phấn đấu của thày trò nhà trường qua bài phỏng vấn Nhà giáo Ưu tú Đỗ Lệnh Điện, Hiệu trưởng của Trường. Vào những ngày cuối tháng 12-2005 này, không khí trong Trường phổ thông trung học Hà Nội- Amsterdam như nóng lên bởi công việc chuẩn bị kỷ niệm 20 năm thành lập trường và đón nhận phần thưởng cao quý - Huân chương Lao động hạng Nhất của Nhà nước trao tặng. Phải rất kiên trì và với lợi thế là cựu học sinh thuộc “thông thổ” của trường, chúng tôi mới thu xếp được cuộc trò chuyện - phỏng vấn với thày Hiệu trưởng, Nhà giáo ưu tú (NGƯT) Đỗ Lệnh Điện.
PV: Thưa thày, vì sao trường mình lại mang tên Hà Nội - Amsterdam ?
NGƯT Đỗ Lệnh Điện: Vào cuối năm 1972, Thị trưởng Amsterdam, ngài Tiến sĩ Samkalden đến thăm Việt Nam đã tận mắt thấy Hà Nội bị bom B52 tàn phá. Khi về nước, Ngài đã vận động nhân dân thủ đô Amsterdam quyên góp để giúp Hà Nội xây dựng một trường học to đẹp, đàng hoàng sau ngày chiến thắng. Kết quả của việc làm nghĩa cử đó là một ngôi trường cấp III cao 4 tầng mọc lên trên đất phường Giảng Võ mang tên hai thủ đô Hà Nội và Amsterdam và khai giảng năm học đầu tiên vào l985.
PV : Thày có thể nêu tóm tắt về thành tích nổi bật trong việc dạy và học của thày trò trường Hà Nội - Amsterdam?
NGƯT Đỗ Lệnh Điện: Có thể nói đó và kết quả quá trình phấn đấu gian khổ của cả thày và trò trường Hà Nội - Amsterdam trong suốt 20 năm qua. Có 68 học sinh của trường đã dự thi Olimpic quốc tế, đem về 23 huy chương vàng, 13 huy chương bạc và 20 huy chương đồng. Trên 1000 học sinh đoạt giải các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia và trên 3000 học sinh đoạt giải học sinh giỏi cấp thành phố. Có một số em dự thi Olimpic quốc tế tới 2 lần, cả hai lần đều có huy chương.
PV: Thày trò trường ta không chỉ đạt nhiều thành tích trong học tập mà còn cả trong các cuộc thi đấu thể dục thể thao ?
NGƯT Đỗ Lệnh Điện: Tham gia thi đấu thể thao, học sinh của trường đã giành được 8 huy chương cấp quốc gia, l45 huy chương cấp thành phố và nhiều Cúp vàng, bạc, cờ thưởng trong các giải thi đấu tập thể. Đặc biệt là các môn bóng rổ, bóng bàn, cờ vua. Trong dịp Việt Nam đăng cai tổ chức SEAGAME 22, tất cả giáo viên thể dục, thể thao của trường đều vinh dự được triệu tập làm trọng tài.
PV: Xin thày cho biết vài nét về hoạt động câu lạc bộ của học sinh trường ta.
NGƯT Đỗ Lệnh Điện: Học sinh trường Hà Nội - Amsterdam là những người hết sức mạnh dạn tự tin và định hướng giáo dục của trường là để cho học sinh được tự do bày tỏ ý kiến của mình, được tự do đề xuất những ý tưởng và tạo điều kiện để các em được thử nghiệm các ý tưởng đó. Học sinh đã tự đứng ra tổ chức những đêm biểu diễn thật sôi động thu hút 7- 8 ngàn học sinh các trường đến dự, đứng chật sân trường. Các em còn tự tổ chức nhiều câu lạc bộ tiếng Anh, tiếng Nga, ngày hội nói tiếng Pháp, ngày hội Hoá học, ngày hội anh tài, đêm thơ tuổi học trò, thi học sinh thanh lịch... Các em còn táo bạo đi đầu trong một lĩnh vực hoạt động rất mới mẻ, mạnh dạn thành lập “Câu lạc bộ kinh tế thị trường”. Từ đó thành lập Công ty HAMEXIM xuất khẩu đồ lưu niệm sang Mỹ và nhập khẩu hàng từ Mỹ về. Các em tập làm giám đốc, làm trưởng phòng kinh doanh, tập phát hành cổ phiếu, tính toán cổ tức. Những việc làm này tuy còn nhỏ bé nhưng đã tạo cho các em những kinh nghiệm hoạt động độc lập và truyền cho các em sự tự tin cần thiết.
PV : Học sinh trường Hà Nội - Amsterdam có tham gia các hoạt động xã hội không, thưa thày?
NGƯT Đỗ Lệnh Điện: Trong các hoạt động xã hội, có thể nêu khá nhiều gương mặt xuất sắc năm 2000, các em Vũ Thuỳ Anh, Phạm Thị Thu Hương đã tham dự Liên hoan thanh niên và sinh viên thế giới ở Ha Oai; Các em Hà Lan Anh và Lê Xuân Linh tham dự Nghị viện thanh niên thế giới ở Xít Ny. Hà Lan Anh còn được tham gia Đoàn đại biểu Việt Nam dự Diễn đàn về quyền trẻ em tại Liên hiệp quốc năm 2003, dự Hội nghị diễn đàn trẻ em khu vực Đông Nam Á, tham gia Đoàn đại biểu Uỷ ban dân số, gia đình và trẻ em đi báo cáo tại Thụy Sĩ. Em Bùi Tố Uyên tham gia Nghị viện thanh niên thế giới, đi dự họp 3 kỳ trong 3 năm liền tại Italia. Em Vũ Thanh Hà đoạt giải nhất trong cuộc thi báo cáo viên về tư tưởng Hồ Chí Minh của quận Ba Đình năm 2004. Em Nguyễn Thị Thu Trang đoạt giải nhất cuộc thi quốc gia “Về cải thiện việc sử dụng và bảo vệ nguồn nước” được cử đi tham dự thi quốc tế tại Thụy Điển năm 2005...
PV: Các bạn nguyên là học sinh trường Hà Nội - Amsterdam được học bổng ra nước ngoài có tiếp tục phát huy được truyền thống của trường không?
NGƯT Đỗ Lệnh Điện: Nhìn chung, các học sinh đã được nhận học bổng du học tại các nước đều rất xứng đáng. Có thể nêu một vài trường hợp nổi bật: Năm 2002, em Lê Thu Thuỷ đang học tại trường OREGON (Mỹ) lọt vào bán kết cuộc thi giành giải “Nobel trẻ” do tập đoàn Intel tổ chức; Em Nguyễn Thị Vân Trinh đang học tại trường BOSWORTH COLLEGE (Anh) được chọn tham gia đội tuyển học sinh Anh quốc đi thi Hoá học quốc tế tại Hà Lan giành huy chương bạc; Em Đỗ Lê Thu Ngọc được nhận bảo vệ luận án Tiến sĩ tại HAVARD...
PV:Thày có thể kể ra một vài cựu sinh trường Hà Nội Amsterdam thành đạt.
NGƯT Đỗ Lệnh Điện: Năm nay, trường kỷ niệm 20 năm thành lập. Vì vậy, các em học sinh của trường kể cả những lứa đầu cũng chưa có được bao nhiêu thời gian để gây dựng sự nghiệp. Tuy vậy, cũng có thể tự hào khi nhắc đến những cựu học sinh như Phan Phương Đạt hiện là giám đốc Công ty phần mềm FPT, Hồ Thanh Tùng là Tổng giám đốc Chi nhánh khu vực Đông Nam Á của công ty ORACLE, Phan Thị Hà Dương, Phó giáo sư Đại học Pari 7 hiện đã về nước làm việc tại Viện Toán học Việt Nam... Còn khá nhiều em khác đang đảm trách xuất sắc những phần việc khá trọng yếu ở các ngành Ngoại giao, Tài chính, Ngân hàng, Phát thanh, Truyền hình...
PV: Thày có thể cho bạn đọc biết đội ngũ thày, cô giáo của trường?
NGƯT Đỗ Lệnh Điện: Hiện tại trường có 110 thày, cô giáo. Trong đó có 2 Tiến sĩ, 37 Thạc sĩ, 10 thầy, cô đang theo học hệ cao học. Nhiều thày, cô giáo của trường được nhận bằng khen của Chính phủ, được công nhận và giáo viên dạy giỏi, chủ nhiệm giỏi. Có 7 thày, cô đã được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú. Tài năng, sự nhiệt tình và tận tụy của các thày, cô đã để lại dấu ấn không thể phai mờ trong các em học sinh. Một ví dụ điển hình là trường hợp thày Vũ Xuân Mai sau khi bị bệnh hiểm nghèo qua đời thì các học sinh cũ của thày đã góp tiền lập quỹ “Học bổng Vũ Xuân Mai” để hàng năm tặng một món quà trị giá 5 triệu đồng cho bạn học sinh giỏi nhất lớp 11 chuyên toán. Một việc làm nặng nghĩa thày trò và thấm đậm chất nhân văn.
PV: Xin thày cho biết cảm nghĩ của thày nhân dịp 20 năm thành lập trường.
NGƯT Đỗ Lệnh Điện: Từ khi trường ta được phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới đến nay đã được 5 năm, thày cô giáo và 2600 học sinh toàn trường tiếp tục phấn đấu thi đua “dạy tốt, học tốt”. Đặc biệt là năm học 2004-2005, trường ta đã có 8 học sinh dự thi quốc tế về các môn: Toán, Lý, Tin học và Sinh học, mang về 2 huy chương vàng, 2 huy chương bạc và 3 huy chương đồng; 59 học sinh đoạt giải quốc gia (trong đó có 4 giải nhất) và 526 học sinh đoạt giải học sinh giỏi thành phố. Nhân dịp kỷ niệm 20 năm thành lập trường, Nhà nước vừa quyết định trao tặng phần thưởng cao quý: Huân chương Lao động hạng Nhất cho thày, trò trường Hà Nội - Amsterdam. Càng tự hào với những thành tích đã đạt được, thày, trò chúng tôi càng thấy trách nhiệm lớn lao đối với ngành giáo dục, với nhân dân thủ đô và nhân dân cả nước.
Nhìn lại chặng đường 20 năm qua, Trường chúng tôi vô cùng biết ơn các cấp lãnh đạo đã tạo mọi điều kiện tốt nhất cho trường Hà Nội - Amsterdam hình thành và phát triển. Cảm ơn nhân dân thủ đô và nhân dân cả nước đã dành cho trường những tình cảm sâu sắc. Cảm ơn các vị phụ huynh đã gửi gắm cho trường những đứa con ưu tú. Cảm ơn các thày, cô giáo đã làm việc hết mình vì học sinh thân yêu.
PV: Xin cảm ơn thày hiệu trưởng đã dành thời gian trò chuyện và trả lời phỏng vấn.
H. Hương thực hiện
theo Báo điện tử ĐCS Việt Nam
http://www.cpv.org.vn/details.asp?topic=9&subtopic=32&leader_topic=105&id=BT3070554203
theo Báo điện tử ĐCS Việt Nam
http://www.cpv.org.vn/details.asp?topic=9&subtopic=32&leader_topic=105&id=BT3070554203